VietBF - View Single Post - Coronavirus: Tuổi Tác Và Các Nguy Cơ - Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh
View Single Post
Old 04-15-2020   #32
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,561
Thanks: 7,316
Thanked 46,099 Times in 12,805 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

thương tim nghiêm trọng do SARS-CoV-2, kèm với mức cTnI tăng cao hoặc ngừng tim khi nhập viện.

Do đó, ở những người mắc COVID-19, tỷ lệ có các triệu chứng tim mạch là rất cao do phản ứng viêm toàn thân và rối loạn hệ miễn dịch trong quá trình phát triển bệnh.

Cơ chế SARS-CoV-2 gây tổn thương tim cấp tính có thể liên quan đến ACE2. Enzyme này không chỉ xuất hiện nhiều trong phổi, mà còn có ở hệ tim mạch, do đó nó thể liên quan đến chấn thương tim.

Ngoài ra, chấn thương cơ tim cũng có thể do một bão cytokine (cytokine storm) được kích hoạt bởi phản ứng mất cân bằng của các tế bào trợ giúp loại 1 và loại 2 T, rối loạn chức năng hô hấp và thiếu oxy máu.

Tổn thương tim mạch mạn tính

Virus SARS-CoV-2 có cấu trúc tương tự SARS-CoV (virus gây dịch SARS) nên nó cũng có thể gây tổn thương lâu dài lên hệ tim mạch. Theo một nghiên cứu 12 năm ở 25 bệnh nhân hồi phục từ nhiễm SARS-CoV, 68% trường hợp bị tăng lipid máu, 44% có hệ thống tim mạch bất thường và 60% bị rối loạn chuyển hóa glucose.

Các nghiên cứu cũng cho thấy những người từng nhiễm bệnh SARS có quá trình chuyển hóa lipid bị rối loạn. Ở những người bệnh này, nồng độ huyết thanh của các axit béo tự do, lysophosphatidylcholine, lysophosphatidylethanolamine và phosphatidylglycerol tăng đáng kể so với người không nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, cơ chế lây nhiễm SARS-CoV dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid và glucose vẫn chưa chắc chắn.

Người có bệnh nền tim mạch sẽ có nguy cơ mắc biến chứng cao hơn

Một phân tích tổng hợp cho thấy nguy cơ nhiễm MERS-CoV ở người có bệnh nền tim mạch thường cao hơn. Đối với người bệnh có các triệu chứng nặng, 50% trường hợp bị tăng huyết áp và tiểu đường, 30% bị bệnh tim.

Tương tự, theo Chương trình chẩn đoán và điều trị viêm phổi cho người mới nhiễm coronavirus, người cao tuổi với các bệnh nền sẽ có khả năng bị nhiễm SARS-CoV-2, đặc biệt là những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành hoặc tiểu đường. Hơn nữa, người bệnh cũng có nhiều khả năng phát triển các triệu chứng nghiêm trọng nếu bị nhiễm SARS-CoV-2. Do đó, tỷ lệ tử vong ở những người nhiễm COVID-19 kèm bệnh tim mạch là rất lớn.

Trong một nghiên cứu, trong số những người có triệu chứng nặng, 58% bị tăng huyết áp, 25% bị bệnh tim và 44% bị rối loạn nhịp tim.

Theo dữ liệu về tỷ lệ tử vong do NHC công bố, 35% bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có tiền sử tăng huyết áp và 17% có tiền sử bệnh mạch vành. Hơn nữa, dữ liệu cho thấy người già trên 60 tuổi bị nhiễm COVID-19 có triệu chứng toàn thân và viêm phổi nặng hơn so với bệnh nhân dưới 60 tuổi.

Do đó, ảnh hưởng của COVID-19 đối với người có bệnh nền tim mạch là rất nghiêm trọng, khiến tình trạng viêm phổi nặng hơn. Ngoài ra, người mắc bệnh mạch vành cấp tính sẽ có tiên lượng rất xấu. Ở những người này, việc duy trì chức năng tim mạch sẽ bị suy giảm do thiếu máu cơ tim hoặc hoại tử.

Ở Vũ Hán, một số bệnh nhân nhiễm COVID-19 kèm theo bệnh mạch vành thường có tình trạng bệnh nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao. SARS-CoV-2 giống như một yếu tố quan trọng khiến tình trạng bệnh tim nghiêm trọng hơn, thậm chí gây chết người.

Tổn thương tim liên quan đến thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus, trong quá trình điều trị COVID-19 là một mối quan tâm của các chuyên gia. Trong một nghiên cứu trên 138 bệnh nhân nhiễm COVID-19, 89,9% được cho dùng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, các bác sĩ nhận thấy nhiều loại thuốc kháng virus có thể gây ra suy tim, rối loạn nhịp tim hoặc các rối loạn tim mạch khác.
Do đó, trong quá trình điều trị COVID-19, đặc biệt là khi sử dụng thuốc kháng virus, bác sĩ phải theo dõi chặt chẽ nguy cơ nhiễm độc tim.

Bạn có thể xem thêm: Chẩn đoán COVID-19 và những điều bạn có thể chưa biết
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.05919 seconds with 10 queries