VietBF - View Single Post - Bài thuốc về thiên nhiên
View Single Post
Old 05-30-2020   #34
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,474
Thanks: 7,300
Thanked 46,011 Times in 12,788 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Cuộc chiến của người rối loạn nhịp tim trong dịch bệnh Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 thật sự là một cuộc chiến cam go đối với người rối loạn nhịp tim khi tin tức về ca nhiễm mới cùng số người tử vong tăng theo cấp số nhân mỗi ngày. Làm sao để bạn có thể bảo vệ sức khỏe của ḿnh thật tốt trong đại dịch Covid-19?

Theo thống kê của Havard Health Publishing ngày 2-4-2020, tỷ lệ tử vong của người có tiền sử mắc bệnh tim mạch khi nhiễm Covid-19 là 10%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người khỏe mạnh chỉ ở mức 1%. Như vậy, Covid-19 có mức độ nguy hiểm gấp 10 lần đối với người bệnh tim!

Con số thống kê này khiến những người mắc bệnh tim, đặc biệt là người rối loạn nhịp tim lại càng thêm lo lắng. Đây là một trong những đối tượng phải đối mặt với những rủi ro cao nhất trong cuộc chiến chống Covid-19 khi tâm lư là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhịp tim.




V́ sao Covid-19 nguy hiểm đối với người rối loạn nhịp tim?

Trang JAMA Network ngày 27-3-2020 đă báo cáo tỷ lệ người bị rối loạn nhịp tim trong số 138 người nhập viện v́ nhiễm Covid-19. Dữ liệu cho thấy 16,7% người bị rối loạn nhịp tim và 7,2% trường hợp tổn thương tim cấp tính [TV2] (ngừng tim, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp tính và viêm cơ tim).

Theo Busines Insider ngày 28-3-2020, nghiên cứu thực hiện trên 187 người nhiễm Covid-19 ở Vũ Hán (Trung Quốc) cũng cho thấy 28% bệnh nhân tổn thương tim có nguy cơ tử vong cao hơn. Khoảng 70% người mắc bệnh tim và tổn thương tim đă tử vong.



Những “con số biết nói” đến từ quốc gia đầu tiên bùng phát dịch bệnh Covid-19 đă thúc đẩy các chuyên gia y tế khuyến cáo về mức độ nguy hiểm đối với người mắc bệnh tim.

Các chuyên gia y tế cho rằng, coronavirus chủng mới có thể gây rối loạn chức năng hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan nội tạng. Người bệnh tim mạch vốn đă khó thở do bệnh nay lại khó thở thêm do viêm phổi, nên khó tránh khỏi rối loạn nhịp tim.

Khi kích thích các phản ứng miễn dịch của cơ thể, loại virus lạ này có thể tạo ra các báo động giả kích hoạt thần kinh làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Đây chính là lư do tại sao Covid-19 có mức độ nguy hiểm cao đối với người rối loạn nhịp tim.

Người rối loạn nhịp tim cần tăng cường sức khỏe chống Covid-19

người rối loạn nhịp tim cần tăng cường sức khỏe để chống Covid-19

Trong cuộc chiến chống Covid-19, người rối loạn nhịp tim thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi phải gồng ḿnh với bệnh. Hơn nữa, tâm lư stress do tin tức ồ ạt về ca nhiễm tại Việt Nam và ca tử vong tăng cao trên thế giới lại khiến những người có trái tim vốn đă “mong manh” lại càng thêm bất an.

Đó là chưa kể đến chứng rối loạn nhịp tim vốn đă làm giảm khả năng bơm máu của tim, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu do không được cung cấp đủ dưỡng chất. Những tác động này tạo ra sự cộng hưởng bất lợi cho người bị rối loạn nhịp tim bất kể là có bị nhiễm Covid-19 hay chưa.



Người rối loạn nhịp tim cần tăng cường sức khỏe trong cuộc chiến chống Covid-19 để ngăn ngừa nguy cơ bệnh trở nặng và gặp biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Chiến thuật chống Covid-19 của người rối loạn nhịp tim

chiến thuật chống Covid-19 của người rối loạn nhịp tim

Cả nước đồng ḷng “chống dịch như chống giặc”, người rối loạn nhịp tim chống Covid-19 cũng như bước vào một trận chiến cam go để bảo vệ sức khỏe của chính ḿnh. Muốn giành chiến thắng hay chỉ đơn giản là giữ an toàn cho bản thân, bạn cần có “chiến thuật” cụ thể.

Với mục tiêu vừa pḥng dịch Covid-19 vừa điều trị bệnh, người rối loạn nhịp tim có thể kết hợp cả “chiến thuật” cách ly tại nhà và cách chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

1. Thực hiện cách ly tại nhà để chống dịch Covid-19

Trong thời gian dịch bệnh c̣n diễn biến phức tạp, bạn nên thực hiện cách ly tại nhà để tránh tiếp xúc với người ngoài. Bạn cần lưu ư các khuyến cáo của Bộ Y Tế như rửa tay thường xuyên, hạn chế tối đa đi ra ngoài, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác… Đồng thời, bạn cũng cần duy tŕ nhịp tim ổn định trong khoảng 60 – 100 nhịp/phút.

Khi thực hiện các khuyến cáo pḥng dịch Covid-19, bạn cũng nên lưu ư đeo khẩu trang chỉ khi thật sự cần thiết và ưu tiên dịch vụ khám bệnh tại nhà khi gặp vấn đề sức khỏe.

• Đeo khẩu trang: Đối với người rối loạn nhịp tim, chiếc khẩu trang có thể là nguyên nhân gây khó thở nếu đeo quá thường xuyên. Trừ trường hợp gia đ́nh có người cách ly hoặc phải tiếp xúc với người lạ, bạn không nhất thiết phải đeo khẩu trang tại nhà. Khi nào bạn đi ra ngoài và đến nơi công cộng đông người th́ nên đeo khẩu trang.

• Khám bệnh tại nhà: Bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cách xử lư khi thấy không khỏe hoặc đăng kư dịch vụ khám bệnh tại nhà. Một số cơ sở y tế sau đây có dịch vụ khám bệnh tại nhà: Trung tâm bác sĩ gia đ́nh, Bệnh viện Medlatec, Bệnh viện Xanh Pôn…

2. Giữ tâm lư lạc quan trong mùa dịch Covid-19

Sức khỏe của người rối loạn nhịp tim chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố tâm lư bên trong và tác động của môi trường bên ngoài. Bạn cần chú ư giữ tâm lư lạc quan với những suy nghĩ tích cực và tránh bị lây lan cảm xúc tiêu cực từ người khác để ngăn chặn tim đập nhanh.

Những tin tức lan truyền trên mạng xă hội có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, sợ hăi, thậm chí giận dữ mỗi khi đọc nội dung dễ gây bất b́nh. Những trạng thái cảm xúc tiêu cực này đều không tốt cho sức khỏe v́ bạn sẽ có nguy cơ bị giảm sức đề kháng, tăng huyết áp và nhịp tim.



Thay v́ đọc các tin tức về Covid-19, bạn nên thư giăn bằng âm nhạc, phim ảnh, chương tŕnh giải trí… Bạn cũng có thể học cách hít thở sâu và ngồi thiền để xua tan mọi lo âu.

3. Sử dụng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc theo chỉ định của bác sĩ chính là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh và pḥng ngừa các biến chứng của Covid-19 nếu không may nhiễm bệnh. Bạn không nên tự ư ngưng thuốc ngay cả khi triệu chứng bệnh đă giảm nhẹ.

Bên cạnh thuốc điều trị bệnh tim, bạn cũng cần lưu ư dùng thuốc hỗ trợ giữ huyết áp và mỡ máu trong giới hạn mục tiêu để giúp ổn định nhịp tim. Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị cả thuốc hạ sốt để sử dụng kịp thời khi cần thiết.

• Thuốc giảm mỡ máu: Nếu bạn đang dùng thuốc giảm mỡ máu nhóm Statin th́ nên tiếp tục dùng và chỉ ngừng khi nào có sự đồng ư của bác sĩ. Theo nhiều báo cáo, nhóm thuốc này có thể giúp người bệnh mạch vành giảm rủi ro tim mạch.

• Thuốc hạ sốt: Khi bạn bị sốt trên 38,5°C dù do virus SARS-CoV-2 hay nguyên nhân khác đều cần uống thuốc hạ sốt. Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc Paracetamol để hạ thân nhiệt và tránh t́nh trạng sốt cao gây nguy hiểm cho người rối loạn nhịp tim.



Trong t́nh h́nh dịch bệnh có thể kéo dài, bạn nên trao đổi với bác sĩ kê toa thuốc dùng trong 2 – 3 tháng và thuốc thay thế thuốc ngoại nhập pḥng khi bạn không mua được.

4. Nhận biết các dấu hiệu nhiễm Covid-19

Những dấu hiệu đặc trưng của nhiễm Covid-19 là ho, sốt và khó thở. Tuy nhiên, nhiều người khỏe mạnh với sức đề kháng tốt có thể không xuất hiện triệu chứng rơ rệt. Trong khi đó, người có bệnh lư nền như rối loạn nhịp tim lại có thể khó nhận ra triệu chứng coronavirus chủng mới v́ bị che lấp bởi triệu chứng bệnh.

Tùy theo thể trạng người bệnh, các dấu hiệu nhiễm Covid-19 có thể sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn:

• Ngày 1: Dấu hiệu sốt, có thể kèm mệt mỏi, đau cơ và ho khan. Một số ít người bị buồn nôn, tiêu chảy từ 1 – 2 ngày trước đó.

• Ngày 5: Dấu hiệu khó thở, đặc biệt người lớn tuổi hoặc có mắc kèm bệnh lư khác.

• Ngày 8 – 10: Một số ít sẽ có dấu hiệu suy hô hấp cấp hoặc phải vào pḥng chăm sóc đặc biệt. Tỷ lệ tử vong khoảng 2%.

Nếu nghi ngờ nhiễm Covid-19 với các dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn các bước tiếp theo.

5. Duy tŕ thói quen sống lành mạnh mỗi ngày

Cùng với chỉ định điều trị bệnh rối loạn nhịp tim của bác sĩ và khuyến cáo pḥng dịch từ Bộ Y Tế, bạn cũng nên duy tŕ thói quen sống lành mạnh mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe.

• Tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà: Bạn có thể tập yoga, tập thở bằng cơ bụng, tập thái cực quyền… Các hoạt động làm việc nhà cũng giúp bạn vận động thể chất vừa tốt cho tim mạch lại tăng cường sức đề kháng.

• Ăn uống tốt cho người rối loạn nhịp tim: Bạn nên ưu tiên nhóm thực phẩm giàu khoáng chất, axit béo omega-3, chất xơ và vitamin. Một số thực phẩm bổ sung dành cho người rối loạn nhịp tim cũng giúp hỗ trợ giảm hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở do nhịp nhanh. Nếu bạn thường xuyên bị rối loạn nhịp tim do các bệnh lư tim mạch, đặc biệt là rối loạn thần kinh tim th́ có thể cân nhắc sử dụng thêm để ổn định nhịp.

Bạn có thể t́m hiểu thêm: [Bác sĩ tư vấn] Người bệnh rối loạn nhịp tim nên ăn ǵ?

Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ và ngành Y tế đă nỗ lực hết ḿnh để chống lại dịch Covid-19 với sự đồng ḷng của toàn dân. Trong cuộc chiến cam go này, người rối loạn nhịp tim cũng có sự đồng hành của người thân và đội ngũ y bác sĩ. Thay v́ lo lắng quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, bạn nên cho phép bản thân nghỉ ngơi nhiều hơn để ổn định nhịp tim trong mùa dịch nhé
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.08365 seconds with 10 queries