VietBF - View Single Post - NHỚ NHỮNG MÙA XUÂN THANH B̀NH XƯA CŨ
View Single Post
Old 01-29-2021   #3
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default TẾT NGƯỜI BẮC Ở SÀI G̉N XƯA



TẾT NGƯỜI BẮC Ở SÀI G̉N XƯA








Phố Tết SàiGòn xưa



Ngoài phố…

Không khí Tết ở Sài G̣n hồi đó bắt đầu được cảm thấy từ sau Giáng Sinh. Những sạp bán đồ Giáng Sinh dọc các đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ thật ra vẫn ngồi nguyên chỗ và chỉ thay đổi thiệp mừng Giáng Sinh sang thiệp chúc Tết mà thôi.

Không khí hội hè “bắc qua ” này kéo dài cho đến gần Tết, khi những khu vực bán hàng Tết thật sự được tổ chức.






Ngoài đường, khu vực trước chợ Tết Bến Thành, Sài G̣n những năm 1960







Hai khu vực vui nhất là chợ hoa ở đường Nguyễn Huệ và khu vực chợ Bến Thành. Người Sài G̣n hồi đó chỉ chuộng có vài loại hoa có truyền thống lâu đời cho ngày Tết mà thôi.

Và các chủng loại cũng đơn giản, v́ các loại hoa hợp với khí hậu miền Nam cũng không nhiều lắm.

Đứng đầu luôn là mai vàng. Sau đó là các loại cúc như đại đóa, vạn thọ, rồi thược dược các mầu, mào gà, phong lan, địa lan…


Chợ hoa Tết đường Nguyễn Huệ, Sài G̣n những năm 1960







Dĩ nhiên cũng c̣n vài loại khác nhưng số lượng rất ít. Cây trái th́ nổi bật và chính thống nhất vẫn là quất (tắc).








Hoa Đà Lạt chuyển về cũng phần nhiều là phong lan, cúc, thược dược, đồng tiền và họa hoằn một ít mâm xôi và phù dung. Hoa cắm cành ngày đầu Xuân th́ có lay-ơn, hoa hồng.

Cũng từ Đà Lạt về nhưng các chủng loại hoa hồng hồi đó c̣n hơi nghèo nàn.






Dân chơi Sài G̣n hồi những năm đầu của thập niên 1960 vẫn c̣n chơi trội bằng cách ra băi biển Thủy Triều gần Cam Ranh để t́m cành mai rừng, cũng tương tự như lên Sapa t́m cành đào thế ở ngoài Bắc.

Dọc băi biển Thủy Triều trước đây là hàng cây số rừng mai vàng hoang dă rất đẹp. Thường người ta đốn nguyên cây đem về cắm mấy ngày Tết.







Những người hiếu cổ th́ vào Chợ Lớn t́m mua mấy gị thủy tiên. Hồi đó người ta chơi rễ cây thiết mộc lan chứ không ai chơi rễ thủy tiên. Thủy tiên chỉ chơi hoa, đơn hoặc kép.

Những cái thú chơi thủy tiên là gọt, hăm và thúc. Mẹ tôi chăm sóc thủy tiên với sự tŕu mến đặc biệt. Trước hết là phải chọn gị có số củ và h́nh dáng chuẩn. Sau đó gọt củ để lá và chồi hoa sẽ mọc ra theo những dạng, thế ḿnh muốn, thí dụ như long, ly, quy, phụng, v.v.

Và phải biết thúc hay hăm để kiểm soát thời điểm hoa nở theo đúng ư ḿnh, tốt nhất là ngay (bỏ chữ sau) giờ Giao thừa.






Chợ dưa hấu Tết, Sài G̣n những năm 1960







Bán bóng bay ở chợ Tết Bến Thành, những năm 1960







Những ngày giáp Tết người ta dựng rạp bao quanh hai mặt phía công Trường Quách Thị Trang và đường Phan Bội Châu của chợ Bến Thành để bán hàng Tết.

Đèn đuốc sáng trưng, trai thanh gái lịch dập d́u. Nhiều nhất là bánh, kẹo, rượu; và nhất là mứt các loại và hạt dưa. Hàng Tết ở đây phần nhiều là hàng sản xuất trong nước, thí dụ như :


- Khô nai

- Khô cá thiều Phú Quốc

- Rượu dâu

- Rượu Mận Đà Lạt

- Trái cây Lái Thiêu

- Bột gạo lức Bích Chi…


Mỗi cửa hàng bắc loa với công suất cực mạnh để lấn át hàng xóm.

Ồn ào nhất bao giờ cũng là quầy bán thuốc đánh răng hiệu anh Bẩy Chà Hynos. Những câu rao hàng thường ngộ nghĩnh, như của quầy bán vải:

- “ Trăm ba pô-pơ-lin, trăm sáu pô-pơ-lin, một trăm ba bán sáu chục”.

Hay khi hàng đồ chơi ồn ào :

- “ Xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó chơi, em nhỏ nó mừng ” .... th́ quầy dưa hấu bên cạnh tiếp luôn :

- “ Xanh xanh, đỏ đỏ em nhỏ nó ăn, em nhỏ nó cười đi ”.






Những ngày giáp Tết, khu vực đường Nguyễn Huệ, trước cửa Nhà hát lớn (hồi đó vẫn c̣n là nhà Quốc hội).







Nhưng cảm giác Tết thật sự bắt đầu khi người ta bắt đầu mua, trữ thực phẩm và vật dụng cho những ngày Tết.

Từ khoảng rằm tháng Chạp trở đi mẹ tôi bắt đầu tích trữ các thực phẩm khô như măng lưỡi lợn, bóng cá, gạo nếp nấu bánh chưng, đường làm mứt…

Các loại rau, lá xanh như cải bẹ muối dưa, hành củ, hành lá, kiệu… thường được mua ở chợ Cầu Muối. Thịt thà các loại th́ phải ra chợ Ông Tạ. Chợ này cũng là nơi cung cấp thịt cầy tơ, cả sống lẫn chín, cho dân nhậu gốc Bắc ở Sài G̣n.

Thật thú vị khi được theo mẹ và mấy chị giúp việc đi chợ Cầu Muối ban đêm. Mùi ung ủng của hành, kiệu để muối dưa ở những chợ đầu mối bán rau như thế này và những ánh đèn vàng bóng tṛn, khi hồi tưởng lại trở nên rất ấm áp, rất Tết đối với tôi.

Hồi đó Sài G̣n hăy c̣n nhiều xích lô máy. Loại xe này to hơn và chở được nhiều hơn xích lô đạp. Một chuyến xích lô máy lạch bạch có thể chở tất cả rau trái cho một cái Tết của mẹ tôi.


Xích lô máy







Bắt đầu từ Tết ông Táo th́ mọi chuyện trở nên cấp bách. Đây là ngày mẹ tôi bắt đầu làm các loại mứt.

Đối với những người c̣n sót lại từ nền văn hóa bà Phủ, bác Phán cổ xưa th́ các thức ăn, món cỗ ngoài hương vị c̣n phải tỏa ra được nét tinh tế, thanh tao.

Mứt không những ngon, mà c̣n phải trông đẹp mắt. Mẹ tôi lúc nào cũng trung thành với những loại mứt cổ truyền, mà quay đi quẩn lại cũng chỉ có các loại khoai, sen, gừng, bí, chanh, quất. Không hiểu tại sao mứt cà chua cũng lọt được vào danh sách này.


Vài loại mứt







Loại mứt phổ thông và dân giă nhất thời đó là mứt khoai lang ruột nghệ, th́ không hiểu sao nay đă hoàn toàn biến mất ở Việt Nam.

Khoai lang thái lát bán nguyệt, ngâm qua với nước vôi trong đă được gạn thật kỹ. Sau đó rửa xả nước vôi, luộc sơ rồi để ráo trước khi xào đường trên lửa nhỏ. Đảo đều tay đến khi khoai khô để đường có thể đóng thành lớp bột trắng, mỏng trên khoai là được. Làm như thế lượng đường ngấm vào khoai bị hạn chế, mứt khoai sẽ khô nhưng mềm và ngọt dịu.

Muốn làm mứt khoai ướt, gọi là mứt khoai châu, th́ nhỏ một, hai giọt chanh vào đường. Chỉ thế thôi mà khoai sẽ thấm đường nhưng không thể khô được, dù có xào thật lâu.

Hiện ở Huế cũng c̣n có vài nơi bán loại mứt khoai lang gọi là khoai ngào gừng. Nhưng thường v́ làm lối hàng chợ nên thô, và đường vón cục rất ngấy.

Mứt khoai trắng ở chợ Bến Thành ngày nay không khử vôi nên đường thấm nhiều quá thành ra ngọt chát và không mềm dẻo.

Chán nhất là loại khoai phơi khô được gọi là mứt khoai dẻo ngoài thị trường ngày nay.


Mua mứt Tết








Gần Tết nữa là bắt đầu việc biếu xén. Các hộp mứt, chai rượu đi ṿng vo rồi nhiều khi cuối cùng lại quay về chủ ban đầu.

Ngoài những món đồ truyền thống, thường t́nh, nhiều người muốn khoe sang th́ ra đường Hàm Nghi, nhưng chắc ăn nhất là vào Chợ Lớn, mua đồ kiểu cách như vịt khô ép mỏng như cái đĩa và lạp xường ngũ vị, bát vị, v.v. Tất cả đều được tẩm rượu mai quế lộ.

Các loại rượu quư, rượu vang của Âu, Mỹ hay các loại rượu Trung Hoa cổ (như Trúc Diệp Thanh Tửu, Hoàng Hoa, Ngũ Gia B́…) đều được coi trọng.

Nhưng những người theo lối xưa như bố mẹ tôi lại thích biếu họ hàng, bè bạn các loại sản phẩm do chính tay ḿnh tạo ra. Thông thường nhất là bánh chưng, hơi lạc loài trong rừng bánh tét.

V́ lư do thời tiết, nên phải đợi thật muộn, thường là ngày 28 Âm lịch, mới nấu bánh chưng để bánh c̣n ăn được trong ngày Tết, v́ nếu bỏ tủ lạnh sẽ bị lại gạo. Riêng lá dong gói bánh bán nhiều nhất ở chợ Ông Tạ.

Mấy loại gị (chả lụa) cũng hay được nấu ghém vào nồi bánh chưng. Và ngày gói bánh chưng là lúc Tết hơn Tết đối với bọn trẻ chúng tôi.


Nồi Bánh Chưng







Bắt đầu từ hôm nay mọi việc xem như xả láng. Các trường học, sau các hoạt động tất niên kéo dài cả tuần lễ, đă nghỉ Tết. Quần áo giầy dép mới đă được may, đóng và háo hức đợi được chính thức cắt chỉ.

Mấy hôm này chỉ lo lượn chợ hoa, chợ Tết. Bạn bè kéo đến chung vui với nồi bánh chưng. Lúc lửa ḷ nấu bánh bắt đầu được thổi lên là vài thứ hạt dưa, mứt Tết được đem ra cho chúng tôi, các “thợ” trông nồi bánh thử trước.

Rồi trong khi trông nồi bánh, thường là qua đêm, các loại bài bạc được chơi tự do. Tổ tôm, mạt chược dành riêng cho người lớn.

C̣n các loại bài như bất, đố mười, tam cúc, tôm cua c̣ cá (bầu cua cá cọp); hay bài Tây “các tê” th́ của mọi lứa tuổi, và từ bấy giờ sẽ luôn hiện diện cho đến cái lúc buồn thảm nhất trong năm là tối mồng Ba Tết.


Một số cây bài bất (bên trái)







Cây bài bất giống y như bài tổ tôm nhưng nhỏ hơn, và mỗi loại chỉ có một quân bài.

Ngoài các hàng văn, sách, vạn như tổ tôm, cỗ bài bất c̣n thêm hàng sừng, tức là ṣ, với cây bài ông cụ là quân nhất sừng.

Khi chơi th́ có một nhà cái gọi là trương, hay trang, chọi với từng nhà con, và tất cả các nhà con gọi chung là làng.

Cỗ bất được để úp trên một đĩa nhỏ để mọi người rút theo lượt, mỗi lần một lá bài. Tổng số các quân bài rút, được quyết định tùy hỷ, được cộng điểm thành 10 là tốt nhất.

Trên 10 th́ bị loại, gọi là bị bất. Nếu cùng điểm th́ so hơn thua theo hàng :

- Sừng cao nhất, sau đó theo thứ tự là vạn, sách và thấp nhất là văn.

Khi tất cả đă rút đủ bài, nhà cái (trương) so sánh hơn thua với từng nhà để thu hay chi tiền.

Đố mười cũng dùng cỗ bài bất.

Mỗi người chơi được rút hay chia lần theo ṿng 3 cây bài. Tổng số cộng lại nếu trên 10 sẽ trừ đi 10 làm số thành. Điểm 10 là cao nhất. Nếu cùng điểm th́ cũng lại so sánh hơn thua theo hàng. Ai cao điểm nhất sẽ thắng số tiền tất cả người chơi chung vào mỗi ván.

- Đố mười hơi giống bài cào 3 lá đánh bằng bài Tây.






Nói chung th́ các lối chơi bài ngày xưa hiền, nhẹ nhàng và ít sát phạt hơn so với các dạng bài bạc bây giờ.





C̣n tiếp ,


hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.09615 seconds with 9 queries