Biểu hiện của tự tin và tự kiêu có vẻ giống nhau, nhưng tự tin tỏa ra từ một người có sự chắc chắn vào năng lực bản thân, c̣n tự kiêu xuất phát từ ḷng tự trọng thấp.
Nick Bognar, bác sĩ trị liệu Hôn nhân và gia đ́nh, người Mỹ cho biết, người tự tin thường chắc chắn ḿnh là người có giá trị, không quan tâm người khác nghĩ ǵ hoặc họ giỏi hay kém hơn ḿnh.
Người tự kiêu hay tự cao tự đại th́ ngược lại, họ chịu ảnh hưởng mạnh từ cách nh́n nhận, đánh giá của người khác. Đặc biệt, người tự kiêu thường cố nâng giá trị bản thân bằng cách hạ thấp người khác xuống. Họ cố gắng duy tŕ vị trí của ḿnh, dù phải trả giá bằng việc đánh mất các mối quan hệ.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về cách xác định tính tự cao tự đại và cách vượt qua nó.
Dấu hiệu của tự kiêu
Những người này hành động có vẻ tự tin, nhưng thực chất chỉ muốn che đậy sự bất an sâu xa trong ḷng.
Grace Dowd, một nhà trị liệu tâm lư, nhân viên công tác xă hội lâm sàng, ở Texas, Mỹ, cho biết, người tự cao tự đại thường biến thiên cảm xúc dựa vào nhận xét bên ngoài. Họ đặc biệt quan tâm đến việc người khác đánh giá tốt về ḿnh. V́ lư do đó, những người này không sẵn sàng lắng nghe hoặc chấp nhận phản hồi tiêu cực nào. Họ phản ứng bằng cách kích động xung đột, đổ lỗi cho người này hoặc hạ thấp người kia.
Theo Bognar, người có cái tôi quá lớn coi thành công của người khác là một mối đe dọa. Họ không chúc mừng người khác thành công, thậm chí không công nhận điều đó. Với người tự kiêu, chỉ một người giỏi nhất và người đó luôn phải là họ.
Người tự cao tự đại khó có một mối quan hệ lành mạnh. "Nếu bạn luôn cần vượt lên những người khác th́ khó có một mối quan hệ và được yêu thích. Bởi bạn luôn chạy đua để có được vị trí tốt nhất. Bạn rất khó làm việc nhóm, thậm chí tự làm một ḿnh v́ không muốn hợp tác", Bognar nói.
Kết nối t́nh cảm với người tự cao khá khó khăn. Kể cả bạn rất thân thiết với một người, th́ khó để duy tŕ t́nh bạn, khi người đó liên tục hạ thấp hoặc phớt lờ ḿnh.
Nếu bạn nghĩ ḿnh đang có vẻ là một người tự kiêu, hăy tự hỏi bản thân những câu hỏi như:
1. Bạn có thấy bản thân không có kết nối với mọi người hay việc duy tŕ mối quan hệ lâu dài rất khó khăn?
2. Bạn có khó chịu trách nhiệm về hành động của ḿnh không và có thường xuyên dựa dẫm vào người khác không?
3. Bạn có coi thành công, coi thành tích và sự công nhận là trên hết?
Nếu bạn trả lời "có" trong bất kỳ câu nào, đây là thời điểm lư tưởng để thay đổi suy nghĩ và hành động.
Kendall Phillips, thạc sĩ Tâm lư học lâm sàng người Mỹ, gợi ư hăy thoải mái thừa nhận khuyết điểm. "Thừa nhận điểm yếu không có nghĩa là bạn thiếu sót mà là c̣n những lĩnh vực cần khai phá thêm. Sử dụng thế mạnh của ḿnh để cải thiện điểm yếu", nhà trị liệu nói.
Bognar khuyên nên t́m kiếm và bày tỏ những điều bạn thích ở người khác. Hăy giúp đỡ ai đó dù chắc chắn họ không biết điều đó hoặc không nói cảm ơn. Khi thực hiện thay đổi này, hăy chú ư đến cách chúng ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn. Đây là động lực tích cực thúc đẩy bạn tiếp tục phát triển.
V́ tính tự cao tự đại thường bắt nguồn từ ḷng tự trọng thấp, Dowd khuyên nên t́m bác sĩ trị liệu để giải quyết tận gốc sự bất an và vấn đề sâu sắc hơn.
"Thay đổi không diễn ra trong một sớm một chiều. Nhưng với sự hỗ trợ và nỗ lực, bạn có thể chuyển từ chủ nghĩa tự cao sang sự tự tin thực sự, điều này sẽ chỉ có lợi cho các mối quan hệ của bạn", nhà trị liệu Dowd nói.
VietBF@sưu tập