VietBF - View Single Post - USA Nhật kư thời sự hôm nay 10/3/2022
View Single Post
Old 03-10-2022   #22
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,464
Thanks: 25,065
Thanked 15,661 Times in 6,731 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 667 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

PUTIN: "NGA VÀ UKRAINE LÀ MỘT DÂN TỘC THỐNG NHẤT"
(PGS.TS Nguyễn Phương Mai, ĐH Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan)
Giải thích về lư do tấn công Ukraine, ông Putin khẳng định lịch sử không cung cấp bất kỳ một bằng chứng nào về việc Ukraine từng là một quốc gia có chủ quyền.
Với Putin, Ukraine là do Nga tạo ra trong thời kỳ Liên Bang Xô Viết. Ukraine và Nga là một dân tộc đồng nhất, không thể chia cắt. Dân tộc ấy cùng chung tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử. Khi thăm Ukraine vào năm 2013, Putin tuyên bố: “Sự chia rẽ của hai đất nước là do những tác động nơi trần thế, nhưng sự hợp nhất của hai đất nước là ư nguyện của Chúa Trời”.
Khối dân tộc đồng nhất mà Putin nhắc tới bắt nguồn từ một liên bang gồm nhiều bộ tộc Slavic và Finnic tồn tại vào thế kỷ thứ 9 với tên gọi là Kieven Rus. Có tuổi thọ chừng 5 thế kỷ, Kieven Rus nằm trên một phần đất hiện tại của Ukraine, miền Tây nước Nga, cùng một số nước Bắc Âu và Baltic khác.[1]
Trong số những quốc gia này, ba nước Ukraine, Belarus và Nga coi Kyiv - thủ đô hiện nay của Ukraine - là quê hương đất tổ. Tên nước của Belarus và Russia cũng đều bắt nguồn từ chữ “Rus” trong Kieven Rus.[2]
Về chữ "Rus", nó bắt nguồn từ chữ "Ruotsi" có nghĩa là "Thụy Điển". Và chữ "Ruotsi" lại bắt nguồn từ chữ "Rō₫in" có nghĩa là "chèo thuyền". Người Thụy Điển xưa là dân biển (Viking). Dân Viking cũng là thủy tổ của người Đan Mạch, Na Uy hiện nay, ảnh hưởng văn hóa và nguồn gene lên các nước Bắc Âu khác.
Chữ "Viking" cũng không có nghĩa là "cướp biển" mà bắt nguồn từ chữ "vika" có nghĩa là "đổi ca chèo thuyền". Người Viking có tài đi biển. Họ rất giỏi trong việc dong buồm ra khơi để khai phá các vùng đất mới, thiết lập nên các ḍng chảy buôn bán và các khu vực thương mại.
Vượt biển sang phía Tây, họ đặt chân lên Châu Mỹ hàng trăm năm trước cả Christopher Columbus. Vượt biển sang phía Đông, họ men theo các con sông tiến sâu vào vùng Đông Âu, trở thành những thương nhân đầu tiên đặt nền móng cho các thị trấn sầm uất ở Kieven Rus. Khi Moscow chỉ là một ngôi làng hẻo lánh th́ Kyiv đă là một trung tâm thương mại lớn của thế giới lúc đó. "Rus" có lẽ thoạt đầu dùng để chỉ người Viking ở Kieven Rus, sau đó mới dùng chung cho các sắc tộc khác trong cùng đế chế.
Như vậy, cái tên "người Nga" (Rus-sian/ русь), thú vị thay, có lẽ bắt nguồn từ cái tên "người Thụy Điển" hay "người chèo thuyền" trong tiếng Bắc Âu cổ. Ở Phần Lan và Estonia (thuộc địa cũ của đế chế Thụy Điển), nếu bạn nghe ai nói "Ruotsi" hay "Rootsi" th́ có nghĩa là họ đang nói đến Thụy Điển chứ không phải Russia (Nga). Sự chuyển nghĩa từ "Thụy Điển" thành "Nga" có lẽ là một trong những câu chuyện thú vị của biến động ngôn ngữ và ngữ nghĩa.
Việc Nga coi một thành phố của Ukraine là đất tổ không có ǵ là lạ, bởi lịch sử loài người là lịch sử di cư và mở rộng. Tuy nhiên, việc Putin coi Kyiv là đất tổ, và v́ thế Ukraine thuộc về Nga đă từng bị một số nhà sử học coi là sự "ăn cắp danh tính".[3]
Chủ nghĩa dân tộc của Putin có lẽ một phần chịu ảnh hưởng từ nhà triết học Ivan Ilyin.[4] Ông khẳng định nước Nga chỉ có thể tồn tại nếu giữ được khối đại đồng gồm ba nước có chung cội nguồn danh tính dân tộc từ Kieven Rus: Nga, Belarus và Ukraine.
Như một sự trùng hợp có lợi cho Putin, tên của ông (Vladimir), tên của tổng thống Ukraine hiện nay (Volodymyr) và tên của hoàng tử từng thống trị Kieven Rus (Vladimir the Great) gần như giống hệt nhau. Điều này từng được Putin nhắc đến khi chiếm Crimea.[5] Tượng của Vladimir the Great được dựng lên ở cả đất tổ Kyiv và Moscow.[2]
Như vậy, một trong những lư do Putin tấn công Ukraine rất có thể bắt nguồn từ những diễn ngôn mà ông đă kiên định theo đuổi về một dân tộc thống nhất (one people).
Những biến thể khác của diễn ngôn này cho rằng lư do Putin động binh c̣n là việc ông muốn hiện thực hóa giấc mộng hồi sinh đế chế Nga Hoàng, thậm chí hồi sinh Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, đây hầu như chưa bao giờ là điều Putin từng rơ ràng khẳng định.
* TÙ NHÂN ĐỊA LƯ
Ukraine mang số phận một vùng đất nằm giữa các đế chế lớn. Nơi đây đă liên tục bị nh́n ngó, thống trị và chia cắt bởi khối thịnh vượng chung Balan-Lithuania ở hướng Bắc, Áo-Hung ở hướng Tây, Ottoman ở hướng Nam và Nga ở hướng Đông.
V́ thế, lịch sử vùng đất này là lịch sử của các sắc dân Ukraine liên tục nổi dậy và ḥa hoăn, thần phục và phản kháng các đế chế cầm quyền. Cuộc giằng co để khẳng định danh tính văn hóa Ukraine đă luôn âm ỉ, bất chấp việc vùng đất này về mặt chính danh luôn là một phần của nhiều đế chế khác nhau.
Như vậy, mỗi cuộc xung đột giữa các đế chế lại là một cơ hội để Ukraine bứt ra khẳng định danh tính độc lập của ḿnh. Cuộc cách mạng lật đổ Sa Hoàng năm 1917 cũng vậy. Nó biến Ukraine thành một cuộc hỗn chiến với 6 quân đội khác nhau. Kyiv bị đổi chủ 5 lần chỉ trong ṿng 1 năm.
Tuy nhiên, sự sụp đổ của Sa Hoàng chỉ tạo điều kiện cho Ukraine trở thành một quốc gia độc lập trong một thời gian vô cùng ngắn ngủi. Không lâu sau đó, vùng đất này cũng không thoát khỏi lời nguyền địa lư. Tuy thành công trong việc thoát khỏi sự thống trị của đế chế Nga, Ukraine lại nhanh chóng bị sát nhập vào Liên bang Xô Viết.
* XUNG ĐỘT VĂN HÓA GIỮA ĐẾ CHẾ NGA VÀ UKRAINE
Trong lịch sử phát triển của loài người, “quốc gia” là một khái niệm mới mẻ. Nếu chỉ căn cứ vào các đường biên lịch sử, ta có thể vô t́nh phủ nhận văn hóa của nhiều dân tộc, trong đó có chính dân tộc Việt Nam với nhiều giai đoạn lịch sử là một vùng đất bị đô hộ bởi các cường quốc.
Nói cách khác, một vùng đất có danh chính ngôn thuận là một phần của nước khác không có nghĩa là vùng đất ấy ngoan ngoăn chấp nhận danh phận đó.
Đi xa hơn, nhà sử học Motyl cho rằng, chính các đế chế mới là những kẻ bị khủng hoảng danh tính, bởi lịch sử của họ là lịch sử của sự pha trộn nhiều sắc dân khác nhau.
Điều này đặt ra giả thiết "identity thef", tức là sẽ xảy ra những trường hợp một đế chế có thể "ăn cắp" danh tính của một dân tộc bị đô hộ. Đây là lư lẽ được Motyl đưa ra khi hoàng tử Vladimir the Great trị v́ vùng Kyiv lại được coi là ông tổ của nước Nga.
Như vậy, biên giới chỉ định nghĩa "sức mạnh quốc gia" chứ không định nghĩa "sức mạnh văn hóa". Chính v́ thế, ngôn ngữ là một trong những nền tảng cơ bản nuôi sống danh tính của một dân tộc. Đó là lư do học giả Phạm Quỳnh nói rằng: "Truyện Kiều c̣n, tiếng ta c̣n. Tiếng ta c̣n, nước ta c̣n”.[6]
Trong trường hợp Ukraine cũng vậy. Việc tiếng Ukraine tuy cùng gốc Slavic nhưng vẫn rất khác với tiếng Nga đă luôn là sự đe dọa với khối Nga thống nhất.
Chính v́ thế, Sa Hoàng Nga đă liên tục theo đuổi chính sách Nga hóa (Russification). Đó là việc ḱm hăm sự tiếp nối của văn hóa các dân tộc nhỏ lẻ, bắt bớ các tiếng nói dân tộc dân chủ, đưa người Nga vào các vùng đất mới, tuyển người Nga vào các vị trí giảng dạy. Với Ukraine, giáo viên Ukraine được dùng để dạy tiếng Nga, thậm chí Sa Hoàng c̣n cấm luôn việc sử dụng tiếng Ukraine [7], [8]: thông tư Valuev Circular và Ems Ukaz.
Chính sách Nga hóa này chủ yếu dựa trên sự đồng nhất về 3 vấn đề:
- Gốc đế chế Kieven Rus
- Gốc tôn giáo ḍng Chính Thống Orthodox
- Gốc dân Slavic (gồm Ba Lan, Czech, Slovakia, Nga, Belarus, Ukraine, Bulgaria và Nam Tư cũ).
Về gốc đế chế Kieven Rus, ta đă đề cập ở trên. Về tôn giáo, chỉ trong nội vùng Kyiv, hơn 1.200 nhà thờ ḍng Uniate phải cải đạo. Về gốc dân Slavic, nhà văn vĩ đại người Czech Karel Havlíček khẳng định vào năm 1844 rằng "hệ tư tưởng Slavic vừa là một tấm khiên pḥng vệ trước người Đức hung hăng, vừa bị người Nga tận dụng để chính danh hóa những tham vọng đế quốc của ḿnh. Người Nga thích gọi mọi thứ của Nga là Slavic, để sau này có thể gọi mọi thứ của Slavic là Nga".[9]
Tuy nhiên, vẫn có những vùng đất là một phần của đế chế Nga, nhưng Nga không thể dùng 3 diễn ngôn trên (Kieven Rus, Chính Thống giáo, Slavic) để giải thích cho tính chính danh. Đó là các vùng đất mà đế chế Thụy Điển mất cho Nga như Phần Lan và Estonia.
Khi không thể dựa vào "văn hóa", "tôn giáo" và "ngôn ngữ" để chính danh, th́ 3 nền tảng căn bản này bị kiềm tỏa bằng các giải pháp thông thường của kẻ đô hộ. Ví dụ, để xóa nḥa danh tính của các sắc dân riêng lẻ, Nga chia danh tính văn hóa của đế chế thành 3 phần: Nga Lớn, Nga Nhỏ, và Nga Trắng.
Quay lại với trường hợp Ukraine, chính sách “diệt chủng văn hóa” đó khiến nhiều người trong tầng lớp chí sĩ phải di cư về phía Tây. Nhưng ở phía Tây, người Ukraine dưới sự thống trị của đế chế Áo cũng bị gạt ra ngoài. Họ rơi vào t́nh huống phía trước là biển, phía sau là quân thù. Thế "một cổ hai tṛng" đó đă thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Ukraine ngày càng trỗi dậy mạnh hơn.
* XUNG ĐỘT VĂN HÓA GIỮA CHÍNH QUYỀN LIÊN XÔ VÀ UKRAINE
Nhận thức được sức mạnh của danh tính văn hóa, Lenin hiểu rằng các sắc dân từng đổ máu lật đổ Sa Hoàng Nga sẽ không chịu từ bỏ ngôn ngữ của ḿnh. Chính v́ thế, chính sách khởi thủy của Liên Xô là tôn trọng ngôn ngữ và văn hóa bản địa của các nước cộng ḥa thành viên. Lenin cho rằng kẻ thù của Liên Xô không phải chủ nghĩa dân tộc của các sắc dân nhỏ lẻ mà chính là tư tưởng đế quốc Đại Nga (Great Russia nationalism).
Tuy nhiên, người kế nhiệm Stalin lại theo đuổi một chính sách ngược lại. Ông hướng đến một h́nh ảnh Liên Xô đồng nhất, lănh đạo bởi người Nga. Ông từng tuyên bố: “Dân tộc ưu việt nhất là dân tộc Nga, dân tộc Liên Xô nhất là dân tộc Nga”.[19]
Dưới quyền lănh đạo của Stalin, kẻ thù chế độ không c̣n là “giai cấp” mà có h́nh hài "dân tộc".[10] Trong chiến dịch dân tộc ấy (ethnicity operation), hơn chục sắc dân bị rơi vào tầm ngắm, gồm người Xô Viết gốc Đức, Ba Lan, Nhật, Hàn, Tarta …vv. Hệ quả của chính sách này là khoảng 3.3 triệu người bị đi đày, gần một nửa chết v́ bệnh tật và đói kém.[11]
Chính sách trên cũng áp dụng với những người Ukraine không chịu đồng hóa đến mức như Stalin mong muốn. Ngôn ngữ Ukraine gần như bị cấm ngoài phạm vi lănh thổ. Các hoạt động văn hóa tại Ukraine bị kiểm soát chặt chẽ. Một số nhân vật chủ chốt của phong trào dân tộc Ukraine bị rơi vào tầm ngắm. Nhiều người Ukraine bị áp lực phải đổi từ Công giáo qua Chính Thống giáo của Nga. Nhiều người Nga được khuyến khích di cư đến sống ở Ukraine.
Sự kiềm tỏa văn hóa này đi kèm với các chính sách kinh tế. Vào đầu những năm 30, Liên Xô đẩy mạnh quá tŕnh hợp tác xă hóa nông nghiệp. Quá tŕnh này đ̣i hỏi sự dịch chuyển lương thực từ nhiều vùng khác nhau trên lănh thổ để phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với nhiều yếu tố khác, việc dịch chuyển lương thực như vậy góp phần tạo ra nạn đói và cái chết của 5 triệu người Nga, 4 triệu trong số đó là người Ukraine.
Stalin sau này bị tố cáo rằng, nhằm mục đích trừng phạt, ông đă cố t́nh vận chuyển gần như toàn bộ lương thực ra khỏi các nông trang của Ukraine + hạn chế di chuyển của người dân + hạn chế cứu trợ → khiến nạn đói ở đây trầm trọng hơn.
Gần 4 triệu người Ukraine chết đói không hẳn v́ thiếu lương thực, mà v́ lương thực bị giật khỏi tay. V́ thế, nhiều nhà sử học gọi nạn đói Ukraine (Holodomor) hay nạn đói Kinh Hoàng (Terror famine) là nạn đói gây ra bởi con người, "nhân tai" chứ không phải "thiên tai". Mười lăm quốc gia đă công nhận nạn đói Ukraine là hành động "diệt chủng".[12] Tuy nhiên, người Liên bang Xô Viết bị cấm nói về nạn đói này.
Cùng với sự lớn mạnh của Đức Quốc Xă, nhiều người Ukraine nuôi hy vọng rằng v́ có lịch sử từng là một phần của đế chế Áo-Hung, Đức có thể cho phép Ukraine tuyên bố độc lập. Đó là thời gian trước thế chiến 2 khi Đức vẫn tôn trọng thỏa thuận chia đôi Đông Âu với Nga. Để trừng phạt và diệt trừ những sĩ quan Ba Lan không thần phục, Stalin tiến hành cuộc thảm sát Katyn, giết chết hơn 20 ngàn mạng người. Đây là một trong số những tội ác chiến tranh mà Liên Xô thoạt đầu chối căi, nhưng sau đó đă phải công nhận.[13]
Tuy nhiên, với những người Ukraine có mầm mống phản bội Nga, Stalin không thể ngang nhiên giết những kẻ vốn theo diễn ngôn của Liên Xô là "anh em một nhà". Vậy nên, ông đày 11.000 người Ukraine đi Siberia.
Chính sách Nga hóa được tiếp tục bởi các đời lănh đạo sau của Liên Xô. Khrushchev từng tuyên bố: “Chúng ta càng phổ cập tiếng Nga nhanh bao nhiêu th́ càng xây dựng chủ nghĩa cộng sản nhanh bấy nhiêu”. Dưới thời Brezhnev, tất cả các khóa luận tốt nghiệp đều phải viết bằng tiếng Nga và được Moscow phê duyệt.
Chính sách Nga hóa diễn ra mạnh mẽ nhất ở Ukraine. Ngày nay, hầu hết người Ukraine có thể nói tiếng Nga dù người gốc Nga chỉ chiếm khoảng 17%, chủ yếu ở phía Đông. Đất nước bị chia đôi về văn hóa, phía Tây thân châu Âu, phía Đông ngả về Nga.
* CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CỰC ĐOAN TẠI UKRAINE
Như vậy, chủ nghĩa dân tộc Ukraine đă có từ lâu, trỗi dậy mạnh mẽ vào thế kỷ 18 đến cách mạng tháng 10, liên tục cựa quậy trong thời kỳ Liên Xô, và bứt phá thành một quốc gia độc lập khi Liên Xô tan ră. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, một nhánh nhỏ của chủ nghĩa dân tộc ấy đă chuyển màu cực hữu và cực đoan.
Giống như nhiều quốc gia khác, mầm mống cực hữu tại Ukraine khởi nguồn từ suy thoái kinh tế, thất nghiệp, tham nhũng và các thành phần cực đoan của fan bóng đá. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự bắt rễ vào năm 2008. Nhưng trước tiên, ta phải lùi về năm 1990 khi Đức thống nhất.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Nga Mỹ ngồi lại để thỏa thuận xem một nước Đức thống nhất có nên/có thể nhập vào NATO không. Nhiều người cho rằng dường như NATO đă có ư hứa là nếu Đức vào NATO th́ NATO sẽ không mở rộng về hướng Đông Âu. Bản thân ông Gorbachev khi kể lại cũng không nhất quán. Lúc th́ ông nói là NATO có hứa, lúc th́ ông nói là NATO chỉ bàn tới việc mở rộng ở Đức thống nhất mà thôi.
Cho đến tận bây giờ, lời hứa đó vẫn được các bên thân Nga liên tục đưa ra để giải thích cho sự giận dữ của Nga và cuộc chiến ở Ukraine. Tiếc rằng, kể cả khi lời hứa có thật th́ nó cũng không được ghi xuống thành giấy trắng mực đen.[20]
Từ đó đến nay, NATO đă kết nạp thêm nhiều thành viên của Đông Âu như Ba Lan, Czech, Hungary, Bulgary... Tại hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Buchares năm 2008, Ukraine được công nhận là một thành viên tương lai (aspiring member).
Song song với NATO, liên minh châu Âu (EU) đồng ư kư một thỏa thuận kinh tế quan trọng với Ukraine.
Cả hai sự kiện của NATO và EU đều khiến Nga nổi giận. Nhằm kéo Ukraine trở lại phía ḿnh, năm 2013, Nga thuyết phục chính quyền thân Nga lúc đó, đứng đầu là Yanukovych, với một thỏa thuận trị giá 15 tỷ đô la. Ông Yanukovych đồng ư, bỏ qua mối làm ăn với châu Âu trước thời điểm kư thỏa thuận chỉ vài ngày.
V́ gần 70% dân số ủng hộ Ukraine trở thành một phần của EU, người dân đổ xuống đường biểu t́nh (EuroMaidan). Dù đă đàn áp đẫm máu các cuộc biểu t́nh, ông Yanukovych vẫn bị lật đổ, phải chạy sang Nga.
Chính quyền mới lên thay thế có tư tưởng thân Mỹ và phương Tây. Việc Putin “mua chuộc” Yanukovych được coi bằng chứng về việc Nga là kẻ ngáng đường Ukraine vào EU. Diễn biến trên ảnh hưởng xấu đến vùng Đông Ukraine giáp biên giới Nga nơi có nhiều người gốc Nga sinh sống, đóng vai tṛ xúc tác cho việc h́nh thành các nhóm ly khai, đ̣i độc lập. Trước t́nh h́nh đó, Nga có hai động thái quan trọng:
- Động thái thứ nhất của Nga là đổ quân lên bán đảo Crimea. Vùng đất này được sang tên cho Ukraine trong thời kỳ Liên Xô để thể hiện t́nh anh em hữu hảo. Sau cuộc trưng cầu dân ư, Crimea với 60% dân gốc Nga được sáp nhập trở lại lănh thổ Nga, bất chấp sự phản đối của Ukraine và các tranh căi về tính trung thực của quá tŕnh trưng cầu.
Lư do Putin đưa ra là v́ Crimea là nơi hoàng tử của Kieven Rus hơn 1.000 năm trước chính thức cải đạo sang Thiên Chúa giáo. V́ thế, nó cũng là đất thánh giống như Jerusalem vậy.[5]
Đây được coi là bước đi chiến lược. Bởi Crimea dù là đất của Ukraine nhưng theo thỏa thuận vẫn luôn là căn cứ quân sự quan trọng của Nga. Putin có lẽ không thể để Crimea rơi vào tay một chính quyền thân Mỹ/phương Tây.
- Động thái thứ hai của Nga là cung cấp vũ khí cho các nhóm ly khai gốc Nga ở Đông Ukraine. Hẳn chúng ta c̣n nhớ, một trong số những quả đạn pháo đó của Nga đă vô t́nh bắn rơi một máy bay của Malaysia (MH17), làm 283 người thiệt mạng. Cho đến nay, Nga vẫn phủ nhận điều này.
Sự kiện thảm khốc trên khiến chính quyền Ukraine quyết định đối mặt vũ trang mạnh mẽ hơn với các nhóm ly khai. Vùng Đông Ukraine biến thành một cuộc nội chiến do Nga chống lưng. Chiến tranh không chỉ mới diễn ra như ta thấy mấy ngày qua. Chiến tranh đă diễn ra từ năm 2014 cho đến nay.
Như vậy, cuộc đảo chính EuroMaidan đánh dấu mốc cho những thành phần cực hữu của Ukraine chia hẳn thành hai phe: “thân Nga” và “thù Nga”. Xung đột giữa hai bên trở thành mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan h́nh thành, trong đó cái tên nổi nhất là Tiểu đoàn Azov.
Nấp dưới danh nghĩa “dân pḥng”, Azov dần dần lớn mạnh, thậm chí trở thành một phần của Vệ binh quốc gia. Trong một phóng sự về trại hè dành cho thiếu niên của Azov, người ta thấy cả những bé gái xăm lên ḿnh hàng chữ “white pride” (niềm tự hào da trắng). Tụi trẻ con được đào tạo để trở thành những chiến binh, để hiểu rằng Ukraine quan trọng hơn ván trượt và tṛ chơi điện tử. Chính người phát ngôn của Azov cũng phải thừa nhận rằng 10-20% thành viên Azov có tư tưởng cực hữu và phân biệt chủng tộc kiểu hậu Đức Quốc Xă (Neo-Nazi).[14]
Bộ máy tuyên truyền của Nga và Putin cũng dùng chính lư do này để giải thích cho tính chính nghĩa của cuộc tấn công Ukraine. Đó là cuộc chiến nhằm cứu những người gốc Nga khỏi họa diệt chủng dưới bàn tay của tổng thống Ukraine - người mà theo Putin - là một kẻ nghiện ngập, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và mang tư tưởng Đức Quốc Xă. (Nói thêm là lời cáo buộc này của Putin khiến nhiều người ngỡ ngàng v́ bản thân tổng thống Ukaine là người Do Thái - nạn nhân của Đức Quốc Xă).
Dù chỉ là thiểu số trong chính trường Ukraine, thậm chí c̣n không đủ sự ủng hộ để lấy ghế trong quốc hội, nhưng Azov và khoảng 30 nhóm cực hữu khác vừa là vũ khí đắc lực, vừa là mối đe dọa cho Ukraine.
- Họ là vũ khí đắc lực v́ khi được kích động bởi tinh thần dân tộc, họ trở thành những chiến binh sẵn sàng xả thân. Các nhóm cực hữu từ sự kiện EuroMaidan năm 2014 đă giúp chính quyền Ukraine đối mặt với quân ly khai có vũ khí tối tân hơn do Nga tài trợ.
- Tuy nhiên, thành phần dân tộc cực đoan và da trắng thượng đẳng trong các nhóm này cũng gây ra các tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột với thành phần ly khai thân Nga. Điều này đă được khẳng định bởi tổ chức Amnesty, với nạn nhân và kẻ thủ ác đến từ cả hai bên xung đột.[15] Vùng Đông Ukraine trở thành chiếc nam châm thu hút nhiều phần tử cực hữu từ khắp nơi trên thế giới chứ không chỉ người Ukraine.[16]
Các nhóm cực hữu bị tố cáo có tư tưởng phát xít như vậy cũng là hiểm họa cho tương lai của Ukraine. Đối mặt với quân Nga, họ bây giờ là các anh hùng. Nhưng khi cuộc chiến này kết thúc, họ có thể là những kẻ phá hoại h́nh ảnh Ukraine. Nếu trở thành một thành viên của EU, Ukraine phải đảm bảo xóa sổ các nhóm cực hữu này.
Nguy hiểm hơn, phần c̣n lại của ḍng vũ khí viện trợ đang từ khắp nơi đổ về có khả năng trở thành chiến lợi phẩm của những “mujahidin Ukraine” khi bom đạn ngừng rơi.
Con người chúng ta có nhiều danh tính khác nhau: danh tính dân tộc, danh tính quốc gia, danh tính tôn giáo, danh tính tư tưởng, danh tính chính trị ...vv. Khi những danh tính này đối đầu với nhau, ta buộc phải lựa chọn và diệt vong danh tính khác.
Loài người đă dùng danh tính tôn giáo để cứu rỗi những kẻ xa lạ hay giết cả chính gia đ́nh máu mủ. Ví dụ cực đoan nhất có lẽ là việc Khmer Đỏ lấy danh tính cộng sản để diệt chủng chính giống loài của ḿnh.
Sức mạnh của danh tính là một trong những lư do nhiều nhà lănh đạo Liên Xô là người của sắc dân thiểu số nhưng lại đi theo tư tưởng Đại Nga. Đó là lư do nhiều người ở cả hai phe "thân Nga" và "thù Nga" ở Ukraine đều đă từng là đồng bào. Đó là lư do chính những người Việt hầu như không có mấy liên quan nhưng có thể v́ danh tính Thân - Thù này mà đang yêu thương hoặc rủa xả nhau không tiếc lời.
Danh tính văn hóa vừa là động lực sống, vừa là thuốc độc của loài người. Không ai có thể thoát ra khỏi nhà tù của danh tính. Ta chỉ có thể cố gắng không biến nó thành vũ khí để làm tổn thương kẻ khác.
Nh́n sự trỗi dậy của những nhóm chủ nghĩa dân tộc cực hữu ở Ukraine nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, ta không thể không nhớ đến một câu nói của nhà triết học Ivan Ilyin - người góp phần ảnh hướng tới chủ nghĩa dân tộc của Putin như đă nhắc đến ở trên: "Chủ nghĩa phát xít là sự thừa thăi của ḷng yêu nước một cách tùy tiện".
* VAI TR̉ CỦA MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY
GS. John Mearsheimer là một trong số các học giả cho rằng cuộc chiến ở Ukraine hiện nay là lỗi của Mỹ và phương Tây.
Đó là sự sai lầm khi đánh giá thấp Putin v́ thấy ông không phản ứng mạnh mẽ với việc các nước Đông Âu gia nhập NATO, bao gồm cả những nước có biên giới với Nga.
Tuy nhiên, năm 2008 khi NATO công nhận Ukraine là thành viên tương lai, Putin đă nói nếu điều này thành hiện thực, Ukraine sẽ bị diệt vong. Để chứng minh sự nghiêm túc của ḿnh, Putin đổ quân vào Georgia - một nước thuộc Liên Xô cũ tương tự như Ukraine, cũng có vùng ly khai thân Nga và do Nga chống lưng.
Ukraine có giá trị khác nhau trong mắt Nga và NATO. Với Nga, đây là vùng đệm với châu Âu mà Nga quyết chiến để giữ. Tuy nhiên, với NATO, Ukraine chưa chắc đă quan trọng đến mức đó. Nga không c̣n là mối đe đọa số 1 đến an ninh châu Âu, và thực tế là Nga và phương Tây đă hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực. Các diễn ngôn về sự nguy hiểm của Nga rất có thể chỉ là tàn dư của chiến tranh lạnh. Thậm chí có ư kiến nghi ngờ NATO đă phóng đại sự nguy hiểm của Nga để khiến sự tồn tại của ḿnh tiếp tục có giá trị.
Theo GS. Mearsheimer, ngay từ đầu, chính quyền Trump đă không nên cung cấp vũ khí cho Ukraine chống quân ly khai, bởi điều này kích động Nga một cách không cần thiết. Ukraine tốt nhất chỉ nên là vùng đệm và ở thế trung lập. Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi cựu ngoại trưởng Mỹ Kissinger.[17]
Việc kích động Nga chỉ khiến Nga rơi vào tay Trung Quốc - một siêu cường có khả năng kinh tế hơn hẳn Nga và có khả năng đánh bại phương Tây. Trong khi đó, Mỹ và phương Tây hoàn toàn có thể bắt tay với Nga để đối đầu với những vấn đề thực sự đe dọa an ninh thế giới như sự bá quyền của Trung Quốc ở biển Đông, vấn đề Đài Loan và tranh chấp đảo giữa Nhật và Trung Quốc.
GS. Mearsheimer đổ trách nhiệm cuộc chiến hiện nay cho NATO và EU v́ đă theo đuổi chính sách mở rộng một cách thiếu tính toán, để rồi bị bất ngờ khi Nga tấn công. Đáng lẽ điều này có thể được tiên liệu trước từ năm 2008 khi Nga tấn Georgia, và cho đến giờ quân Nga vẫn chiếm đóng 20% lănh thổ Georgia.
Nh́n xa hơn về phía lịch sử, tại cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962, Mỹ bị một đ̣n giáng mạnh khi Liên Xô triển khai tên lửa đạn đạo tại Cuba, cách Mỹ không xa. Để so sánh, NATO và EU đáng lẽ đă phải lường trước thái độ của Nga khi các bệ phóng tên lửa có thể được đặt ở Ukraine, cách Moscow không xa?
Tuy nhiên, cách nh́n theo "chủ nghĩa hiện thực" như trên của GS. Mearsheimer, dù rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng không mấy được ủng hộ khi "chủ nghĩa tự do" đang chiếm ưu thế trong chính trường. Ông và chủ nghĩa hiện thực trong khoa học chính trị thường bị chỉ trích về việc đă quá chú trọng vào quyền lực của nước lớn, và v́ thế, coi nước nhỏ chỉ như những quân bài yếu đuối thụ động, thiếu khả năng về quyền tự quyết.
Ví dụ, bàn cờ thế giới quả thật có lợi hơn khi Ukraine trung lập và giữ vai tṛ vùng đệm. Tuy nhiên, người dân Ukraine có thể tạo áp lực buộc chính quyền thay đổi, điển h́nh là cuộc đảo chính EuroMaidan. Hai phần ba dân Ukraine muốn gia nhập EU, hơn một nửa muốn gia nhập NATO. Cộng thêm cuộc xung đột Đông Tây về “thân Nga - thù Nga”, không một nhà lănh đạo nào có thể dễ dàng giữ Ukraine trung lập.
* NĂNG LƯỢNG LÀ ĐIỂM YẾU HAY VŨ KHÍ CỦA NGA?
Dù chuyên môn địa chính trị của tôi là Trung Đông, tôi bắt đầu t́m hiểu về Châu Âu vào năm 2015 khi hai sự kiện xảy ra. Sự kiện thứ nhất là tôi mua nhà và phải quyết định xem sẽ đăng kư mua chất đốt của công ty nào.
Khi phát hiện ra 30% dầu và 40% khí đốt của EU dựa vào Nga với các đường dẫn xuyên qua lănh thổ Ukraine, tôi đă lựa chọn một công ty sản xuất năng lượng từ gió để giảm thiểu rủi ro. Dù tính xa như vậy, hóa đơn tiền gas của tôi đă tăng gấp 3 lần do hệ quả của những bất ổn chính trị từ nhiều tháng gần đây.
Như vậy, trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga hoàn toàn có thể làm tê liệt châu Âu. Ông Trump kể rằng đă từng trao cho bà Merkel một lá cờ nhỏ màu trắng, nói rằng để bà đầu hàng Putin v́ đă loại bỏ các nhà máy sản xuất năng lượng hạt nhân và dựa vào khí đốt của Nga (18).
Tuy nhiên, Nga cũng không thể tùy tiện cắt đường dẫn. Điều này sẽ phá hủy kinh tế Nga v́ dầu lửa và khí đốt chiếm hơn 60% tổng giá trị xuất khẩu.
Cuộc chiến ở Ukraine đă khiến châu Âu nhận ra rằng họ không thể bị phụ thuộc. Hàng loạt các kế hoạch khẩn cấp và dài hơi đă được thảo luận trong mấy ngày qua. Hai vấn đề chính là tự chủ năng lượng và tăng ngân sách quân sự.
* THÁI ĐỘ VỚI CHIẾN TRANH
Sự kiện thứ hai khiến tôi quan tâm đến địa chính trị châu Âu là khi một sinh viên tôi rất yêu quư chết mất xác. Em là một trong số gần 300 nạn nhân trên chuyến bay định mệnh MH17. Tôi gần như ngă quỵ xuống khi thấy ảnh em đặt trên chiếc bàn tưởng niệm ở giảng đường. Email cuối cùng em gửi cho tôi xin phép nộp bài muộn.
Cái chết của em đă luôn nhắc nhở tôi rằng, chuyên môn của tôi với đủ những nghiên cứu nghe có vẻ cao siêu và trừu tượng về chiến tranh, xung đột, địa chính trị cần sự lạnh lẽo đến gần như vô cảm của những con số, những dự đoán và dữ liệu. Tuy nhiên, sau tất cả những góc nh́n trần trụi và thực tế ấy là những con người cũng có thịt da như bản thân ta.
Người Việt thường tuyên ngôn rằng chúng ta là một dân tộc yêu ḥa b́nh. Tuy nhiên, tuyên ngôn ấy dường như đang bị thách thức bởi một thiểu số comment thể hiện sự đùa cợt, khát máu, hào hứng như đang xem một cuộc đấu video game.
Đó là thái độ ủng hộ chiến tranh, chửi rủa người Ukraine là "ngu th́ đáng chết", tung hô Putin là “Đại Đế” không ngần ngại lấy "nợ máu" phương Tây, cổ vũ san phẳng Ukraine, mong đợi Nga sẽ đưa Kyiv về "thời kỳ đồ đá", vui sướng khi Putin kích hoạt răn đe hạt nhân, trầm trồ khi xuất hiện video một ṭa nhà hành chính biểu tượng của Ukraine bị đánh bom sụp đổ trong nháy mắt, hô hào lấy mạng của những người lính từ cả hai bên chiến tuyến.
Nếu là người Việt với lịch sử dày đặc chiến tranh, có thể nào không thấy gợn khi nói rằng: “Lănh đạo ngu mới để chiến tranh xảy ra”?
Nếu là người Việt với lịch sử trở thành con tốt thí trong các cuộc chiến ủy nhiệm, có thể nào hồn nhiên tuyên bố: “Nước lớn bắt nạt nước nhỏ là chuyện đương nhiên”?
Nếu là người Việt, hẳn ta phải biết rằng, một trong các nguyên nhân của việc Trung Quốc xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979 là để trừng phạt Việt Nam "côn đồ xâm chiếm Campuchia", "giết Hoa Kiều", "dạy cho Việt Nam một bài học" - lời Đặng Tiểu B́nh - và v́ sự cố gắng trung lập cũng như quyết định chọn phe trong mối quan hệ với Nga và Trung Quốc lúc đó đang là kẻ thù của nhau. Nếu hiểu được điểu đó, làm sao ta có thể giải thích việc Ukraine bị tấn công là: “Láo, chọn phe không khéo th́ bị xâm chiếm là đáng kiếp”?
Hơn tất cả, có những comment không chỉ quên đi thân phận Việt Nam là một quốc gia nhỏ, mà c̣n nh́n cuộc chiến ở Ukraine như một ḍng năng lượng để khơi dậy phần bá quyền xấu xí của một kẻ dù bị bắt nạt nhưng lại khát khao trả thù bằng cách đi bắt nạt lại kẻ khác.
Một comment viết cho tôi rằng: “V́ Hồng Quân đă đổ máu ở Ukraine, họ có quyền xâm chiếm và dạy cho đất nước này một bài học. Việt Nam cũng thế. Nếu Campuchia ngả hẳn theo Trung Quốc th́ ta có quyền đánh thẳng vào giải phóng Phnom Penh”.
----
Cuộc chiến Ukraine tuy ở xa, nhưng nó khiến mỗi người chúng ta bộc lộ những góc rất sâu trong tâm thức ḿnh. Đó có thể là ẩn ức nước nhỏ, giấc mơ thành nước lớn, sự khao khát một nhà lănh đạo quả cảm, sự ngưỡng mộ tinh thần cảm tử cho tổ quốc quyết sinh, hay hồi ức với quá khứ lăng mạn và ngọt ngào.
Tuy nhiên, những góc độ cảm xúc ấy có lẽ không bao giờ nên là sự hào hứng với máu chảy đầu rơi. Lenin từng nói: “Chiến tranh là tội ác lớn nhất đối với nhân loại”. Vậy th́ chiến tranh có ǵ để mà hả hê, nhất là khi vết thương chiến tranh của chính ḿnh c̣n chưa kịp lành?

****

Các chú thích từ [1] đến [20]
(1) Đế chế Kieven Rus thế kỷ 11, và Kyiv - quê hương đất tổ của ba nước: Nga, Belarus và Ukraine.
(2) Tượng của hoàng tử Vladimir the Great được dựng lên ở đất tổ Kyiv.
Khi một bức tượng tương tự được dựng lên ở quảng trường Đỏ, Moscow, Ukraine đă vô cùng tức giận. Họ cho rằng Vladimir the Great là một hoàng tử trị v́ trên lănh thổ Ukraine. Nga không thể đem tượng ông di chuyển từ đất tổ đến Moscow với diễn ngôn "Kyiv và Ukraine là một phần của Nga".
(3) Nhà sử học Motyl cho rằng, chính các đế chế mới là những kẻ bị khủng hoảng danh tính bởi lịch sử của họ là lịch sử của sự pha trộn nhiều sắc dân khác nhau.
Điều này đặt ra giả thiết "identity thef", tức là sẽ xảy ra những trường hợp một đế chế có thể "ăn cắp" danh tính của một dân tộc bị đô hộ. Đây là lư lẽ được Motyl đưa ra khi hoàng tử Vladimir the Great trị v́ Kyiv lại được coi là ông tổ của nước Nga.
(4) Chủ nghĩa dân tộc của Putin có lẽ chịu ảnh hưởng từ nhà triết học Ivan Ilyin. Ông khẳng định nước Nga chỉ có thể tồn tại nếu giữ được khối đại đồng gồm ba nước có chung cội nguồn danh tính dân tộc từ Kieven Rus: Nga, Belarus và Ukraine.
Một tuyên ngôn nổi tiếng của ông có câu:
“The fact of the matter is that fascism is a redemptive excess of patriotic arbitrariness.”
("Chủ nghĩa phát xít là sự thừa thăi của ḷng yêu nước một cách tùy tiện").
(5) Như một sự trùng hợp có lợi cho Putin, tên của ông (Vladimir), tên của tổng thống Ukraine hiện nay (Volodymyr) và tên của hoàng tử từng thống trị Kieven Rus (Vladimir the Great) gần như giống hệt nhau. Điều này từng được Putin nhắc đến khi chiếm Crimea.
Sau cuộc trưng cầu dân ư, Crimea với 60% dân gốc Nga được sáp nhập trở lại lănh thổ Nga, bất chấp sự phản đối của Ukraine và các tranh căi về tính trung thực của quá tŕnh trưng cầu. Lư do Putin đưa ra là v́ Crimea là nơi hoàng tử của Kieven Rus hơn 1000 năm trước chính thức cải đạo sang Thiên Chúa giáo. V́ thế, nó cũng là đất thánh giống như Jerusalem vậy.
(6). Như vậy, biên giới chỉ định nghĩa sức mạnh quốc gia chứ không định nghĩa sức mạnh văn hóa. Chính v́ thế, ngôn ngữ là một trong những nền tảng cơ bản nuôi sống danh tính một dân tộc. Đó là lư do học giả Phạm Quỳnh nói rằng: "Truyện Kiều c̣n, tiếng ta c̣n. Tiếng ta c̣n, nước ta c̣n”.
(7) + (8): Việc tiếng Ukraine tuy cùng gốc Slavic nhưng vẫn rất khác với tiếng Nga đă luôn là sự đe dọa với khối Nga thống nhất. Chính v́ thế, Sa Hoàng Nga đă liên tục theo đuổi chính sách Nga hóa (Russification).
Đó là việc ḱm hăm sự tiếp nối của văn hóa các dân tộc nhỏ lẻ, bắt bớ các tiếng nói dân tộc dân chủ, đưa người Nga vào các vùng đất mới, tuyển người Nga vào các vị trí giảng dạy. Với Ukraine, giáo viên Ukraine được dùng để dạy tiếng Nga, thậm chí SA Hoàng c̣n cấm luôn việc sử dụng tiếng Ukraine
Thông tư Valuev Circular và Ems Ukaz:
https://en.wikipedia.org/wiki/Ems_Ukaz
https://en.wikipedia.org/wiki/Valuev_Circular
(9) Chính sách Nga hóa chủ yếu dựa trên sự đồng nhất về 3 vấn đề:
- Gốc đế chế Kieven Rus
- Gốc tôn giáo ḍng Chính Thống Orthodox
- Gốc dân Slavic (gồm Ba Lan, Séc, Slovakia, Nga, Belarus, Ukraine, Bulgaria và Nam Tư cũ).
Về gốc đế chế Kieven Rus, ta đă đề cập ở trên. Về tôn giáo, chỉ trong nội vùng Kyiv, hơn 1200 nhà thờ ḍng Uniate phải cải đạo.
Về gốc dân Slavic, nhà văn vĩ đại người Séc Karel Havlíček khẳng định vào năm 1844 rằng "hệ tư tưởng Slavic vừa là một tấm khiên pḥng vệ trước người Đức hung hăng, vừa bị người Nga tận dụng để chính danh hóa những tham vọng đế quốc của ḿnh. Người Nga thích gọi mọi thứ của Nga là Slavic, để sau này có thể gọi mọi thứ của Slavic là Nga"
(Tiểu luận của Milan Kundera "Một phương Tây bị bắt cóc, hay bi kịch của Trung Âu" là một tác phẩm kinh điển về đề tài danh tính văn hóa của Trung Âu và và cuộc giằng co với danh tính Nga. Tôi xin chia sẻ bản dịch tiếng Việt để giúp nó phổ cập hơn)
(10) Nhận thức được sức mạnh của danh tính văn hóa, Lenin hiểu rằng các sắc dân từng đổ máu lật đổ Sa Hoàng Nga sẽ không chịu từ bỏ ngôn ngữ của ḿnh. Chính v́ thế, chính sách khởi thủy của Liên Xô là tôn trọng ngôn ngữ và văn hóa bản địa của các nước cộng ḥa thành viên. Lenin cho rằng kẻ thù của Liên Xô không phải chủ nghĩa dân tộc của các sắc dân nhỏ lẻ mà chính là tư tưởng đế quốc Đại Nga (Great Russia nationalism).
Tuy nhiên, người kế nhiệm Stalin lại theo đuổi một chính sách ngược lại. Ông hướng đến một h́nh ảnh Liên Xô đồng nhất, lănh đạo bởi người Nga. Ông từng tuyên bố: “Dân tộc ưu việt nhất là dân tộc Nga, dân tộc Liên Xô nhất là dân tộc Nga”.
Dưới quyền lănh đạo của Stalin, kẻ thù chế độ không c̣n là “giai cấp” mà có h́nh hài dân tộc (10: ethnicity operation). Hơn chục sắc dân bị rơi vào tầm ngắm, gồm người Xô Viết gốc Đức, Ba Lan, Nhật, Hàn, Tarta…vv. Hệ quả của chính sách này là khoảng 3.3 triệu người bị đi đày, gần một nửa chết v́ bệnh tật và đói kém.
(Tôi xin giới thiệu một cuốn sách tập trung về vấn đề này: "Diệt chủng văn hóa thời Stalin")
(11) Dưới chính sách văn hóa của Stalin, hơn chục sắc dân bị rơi vào tầm ngắm, gồm người Xô Viết gốc Đức, Ba Lan, Nhật, Hàn, Tarta…vv. Hệ quả của chính sách này là khoảng 3.3 triệu người bị đi đày, gần một nửa chết v́ bệnh tật và đói kém.
http://www.hawaii.edu/powerkills/USSR.TAB1B.GIF
(12) Sự kiềm tỏa văn hóa thời Stalin đi kèm với các chính sách kinh tế.
Vào đầu những năm 30, Liên Xô đẩy mạnh quá tŕnh hợp tác xă hóa nông nghiệp. Quá tŕnh này đ̣i hỏi sự dịch chuyển lương thực từ nhiều vùng khác nhau trên lănh thổ để phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với nhiều yếu tố khác, việc dịch chuyển lương thực như vậy góp phần tạo ra nạn đói và cái chết của 5 triệu người Nga, 4 triệu trong số đó là người Ukraine.
Stalin sau này bị tố cáo rằng, nhằm mục đích trừng phạt, ông đă cố t́nh vận chuyển gần như toàn bộ lương thực từ các nông trang của Ukraine, hạn chế di chuyển và cứu trợ, khiến nạn đói ở đây trầm trọng hơn.
Gần 4 triệu người Ukraine chết đói không hẳn v́ thiếu lương thực mà v́ lương thực bị giật khỏi tay. V́ thế, nhiều nhà sử học gọi nạn đói Ukraine (Holodomor) hay nạn đói Kinh Hoàng (Terror famine) là nạn đói gây ra bởi con người, "nhân tai" chứ không phải "thiên tai". Mười lăm quốc gia đă công nhận nạn đói Ukraine là hành động "diệt chủng". Tuy nhiên, người Liên Bang Xô Viết bị cấm nói về nạn đói này.
(13) Cùng với sự lớn mạnh của Đức Quốc Xă, nhiều người Ukraine nuôi hy vọng rằng v́ có lịch sử từng là một phần của đế chế Áo-Hung, Đức có thể cho phép Ukraine tuyên bố độc lập. Đó là thời gian trước thế chiến 2 khi Đức vẫn tôn trọng thỏa thuận chia đôi Đông Âu với Nga. Để trừng phạt và diệt trừ những sĩ quan Ba Lan không thần phục, Stalin tiến hành cuộc thảm sát Katyn, giết chết hơn 20 ngàn mạng người - một trong số những tội ác chiến tranh mà Liên Xô thoạt đầu chối căi nhưng sau đó đă phải công nhận.
(14) Như vậy, cuộc đảo chính EuroMaidan đánh dấu mốc cho những thành phần cực hữu của Ukraine chia hẳn thành hai phe: “thân Nga” và “thù Nga”. Xung đột giữa hai bên trở thành mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan h́nh thành, trong đó cái tên nổi nhất là Tiểu đoàn Azov.
Nấp dưới danh nghĩa “dân pḥng”, Azov dần dần lớn mạnh, thậm chí trở thành một phần của Vệ binh quốc gia. Trong một phóng sự về trại hè dành cho thiếu niên của Azov, người ta thấy cả những bé gái xăm lên ḿnh hàng chữ “white pride” (niềm tự hào da trắng). Tụi trẻ con được đào tạo để trở thành những chiến binh, để hiểu rằng Ukraine quan trọng hơn ván trượt và tṛ chơi điện tử. Chính người phát ngôn của Azov cũng phải thừa nhận rằng 10-20% thành viên Azov có tư tưởng cực hữu và phân biệt chủng tộc kiểu hậu Đức Quốc Xă (Neo-Nazi).
(15) + (16) Dù chỉ là thiểu số trong chính trường Ukraine, thậm chí c̣n không đủ sự ủng hộ để lấy ghế trong quốc hội, nhưng Azov và khoảng 30 nhóm cực hữu khác vừa là vũ khí đắc lực, vừa là mối đe dọa cho Ukraine.
- Họ là vũ khí đắc lực v́ khi được kích động bởi tinh thần dân tộc, họ trở thành những chiến binh sẵn sàng xả thân. Các nhóm cực hữu từ sự kiện Euromaidan năm 2014 đă giúp chính quyền Ukraine đối mặt với quân ly khai có vũ khí tối tân hơn do Nga tài trợ.
- Tuy nhiên, thành phần dân tộc cực đoan và da trắng thượng đẳng trong các nhóm này cũng gây ra các tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột với thành phần ly khai thân Nga. Điều này đă được khẳng định bởi tổ chức Amnesty, với nạn nhân và kẻ thủ ác đến từ cả hai bên xung đột. Vùng Đông Ukraine trở thành chiếc nam châm thu hút nhiều phần tử cực hữu từ khắp nơi trên thế giới chứ không chỉ người Ukraine.
(17) Ukraine có giá trị khác nhau trong mắt Nga và NATO. Với Nga, đây là vùng đệm với châu Âu mà Nga quyết chiến để giữ.
Tuy nhiên, với NATO, Ukraine chưa chắc đă quan trọng đến mức đó. Nga không c̣n là mối đe đọa số 1 đến an ninh châu Âu, và thực tế là Nga và phương Tây đă hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực.
Các diễn ngôn về sự nguy hiểm của Nga rất có thể chỉ là tàn dư của chiến tranh lạnh. Thậm chí có ư kiến nghi ngờ NATO đă phóng đại sự nguy hiểm của Nga để khiến sự tồn tại của ḿnh tiếp tục có giá trị.
Theo GS. Mearsheimer, ngay từ đầu, chính quyền Trump đă không nên cung cấp vũ khí cho Ukraine chống quân ly khai, bởi điều này kích động Nga một cách không cần thiết. Ukraine tốt nhất chỉ nên là vùng đệm và ở thế trung lập. Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi cự ngoại trưởng Mỹ Kissinger.
Việc kích động Nga chỉ khiến Nga rơi vào tay Trung Quốc - một siêu cường có khả năng kinh tế hơn hẳn Nga và có khả năng đánh bại phương Tây. Trong khi đó, Mỹ và phương Tây hoàn toàn có thể bắt tay với Nga để đối đầu với những vấn đề thực sự đe dọa an ninh thế giới như sự bá quyền của Trung Quốc ở biển Đông, vấn đề Đài Loan và tranh chấp đảo giữa Nhật và Trung Quốc.
GS Mearsheimer đổ trách nhiệm cuộc chiến hiện nay cho NATO và EU v́ đă theo đuổi chính sách mở rộng một cách thiếu tính toán, để rồi bị bất ngờ khi Nga tấn công. Đáng lẽ điều này có thể được tiên liệu trước từ năm 2008 khi Nga tấn Georgia, và cho đến giờ vẫn chiếm đóng 20% lănh thổ Georgia.
(18) Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga hoàn toàn có thể làm tê liệt châu Âu. Trump từng trao cho bà Merkel một lá cờ nhỏ màu trắng, nói rằng để bà đầu hàng Putin v́ đă loại bỏ các nhà máy sản xuất năng lượng hạt nhân và dựa vào khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, Nga cũng không thể tùy tiện cắt đường dẫn. Điều này sẽ phá hủy kinh tế Nga v́ dầu lửa và khí đốt chiếm hơn 60% tổng giá trị xuất khẩu.
Cuộc chiến ở Ukraine đă khiến châu Âu nhận ra rằng họ không thể bị phụ thuộc. Hàng loạt các kế hoạch khẩn cấp và dài hơi đă được thảo luận trong mấy ngày qua. Hai vấn đề chính là tự chủ năng lượng và tăng ngân sách quân sự. Việc Đức quay trở lại các dự án năng lượng hạt nhân là điều hoàn toàn có thể.
(19): Xin giới thiệu một cuốn sách khá nổi tiếng về lịch sử Nga và chủ nghĩa dân tộc Đại Nga của tác giả Serhii Plokhy:
Lost kingdom: a history of Russian nationalism from Ivan the Great to Vladimir Putin
(Vương triều bị đánh mất: Lịch sử của chủ nghĩa dân tộc Nga từ thời Ivan Đại Đế cho tới Vladimir Putin)
(20) Thực hư lời hứa NATO sẽ không mở rộng về phía Đông Âu:
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Nga Mỹ ngồi lại để thỏa thuận xem một nước Đức thống nhất có nên/ có thể nhập vào NATO hay không. Nhiều người cho rằng dường như NATO đă có ư hứa là nếu Đức vào NATO th́ NATO sẽ không mở rộng về hướng Đông Âu. Bản thân ông Gorbachev khi kể lại cũng không nhất quán. Lúc th́ ông nói là NATO có hứa, lúc th́ ông nói là NATO chỉ bàn tới việc mở rộng ở Đức thống nhất mà thôi.
Cho đến tận bây giờ, lời hứa đó vẫn được các bên thân Nga liên tục đưa ra để giải thích cho sự giận giữ của Nga và cuộc chiến ở Ukraine. Tiếc rằng, kể cả khi lời hứa có thật th́ nó cũng không được ghi xuống thành giấy trắng mực đen.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.17164 seconds with 9 queries