VietBF - View Single Post - VN Nhật kư thời sự hôm nay 30/4/2022
View Single Post
Old 05-01-2022   #60
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,284
Thanks: 25,044
Thanked 15,628 Times in 6,705 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 666 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

TÂM T̀NH PHẠM DUY, NHỮNG NGÀY ĐẦU TỴ NẠN Ở MỸ…
Nhạc sĩ Phạm Duy đă dành nhiều sức sáng tác, nghĩ suy của ḿnh để lại, đặc biệt là với những tháng ngày sau năm 1975, khi ông đến và sống cuộc đời khác trên đất Mỹ, trải qua một chuyến dạ hành bàng hoàng.
Dạ hành là cách nói của ông để mô tả về những ngày tháng ra biển, ở trại tỵ nạn và sau đó được tạm cư khởi đầu tại Florida. Dạ hành, bởi theo ông, với những điều của gia đ́nh ḿnh thấy, và của những người Việt khác là:
“Bất cứ ai trong chuyến ra đi này cũng có thể nói rằng đây là đêm đen nhất, dài nhất của đời ḿnh. Những phi vụ chở người tị nạn từ Saigon qua căn cứ không quân Clark ở Phi Luật Tân rồi lại bay ngay đi đảo Guam hay đảo Wake, đó là những chuyến bay đêm. Đúng ra, v́ sự khác nhau của thời khắc ở những vùng cách nhau vài kinh tuyến, đêm phải ngắn chứ? Vậy mà phi cơ bay hoài cũng chỉ gặp toàn đêm và đêm thôi. Mặt Trời đâu rồi? Đêm hôm nay không phải là đêm 12 tiếng đồng hồ, thời gian thực tại của đêm ngắn đi vài ba tiếng nhưng thời gian tâm lư th́ dường như kéo dài dằng dặc…”
Gia đ́nh của nhạc sĩ Phạm Duy vừa may mắn, vừa xui rủi trong những ngày rời khỏi Việt Nam vào Tháng Tư 1975. May mắn, v́ ông ra đi rất êm đềm vào rất sớm. Ngày 28 Tháng Tư, một nhân viên CIA của Ṭa Đại Sứ Mỹ tên Ed Jones đă cho ông và một số ít trí thức, thành phần đặc biệt – vốn không thể ở lại Sài G̣n v́ sợ Bắc Việt trả thù – một địa chỉ bí mật tập trung ở đường Kỳ Đồng, Quận 3, để được đưa đi. Nhạc sĩ Phạm Duy cùng vợ và con gái Thái Hiền đi trước, cùng nhiều đồ vật kỷ niệm – mà cũng là niềm cảm hứng sáng tác của ông suốt nhiều năm tha hương về sau. Nhưng xui rủi là có bốn đứa con của ông đi sau và kẹt lại. Cảnh hỗn loạn vào giờ cuối đă khiến cả bốn người không đến được điểm trực thăng đưa di tản. Điều đó làm Phạm Duy khốn khổ vô cùng, tận cho đến khi gặp lại mọi người đầy đủ, sau này ở Mỹ.
Nhạc sĩ Phạm Duy kể, vào ngày 30 Tháng Tư, khi c̣n trên đảo Guam, ông nghe người kế bên mở cái radio chạy pin, phát bản tin về quân Bắc Việt đă vào đến Sài G̣n. Nhiều người vây quanh nơi có tin tức này sầu lặng nghe. Nhưng không đợi hết bản tin, nhạc sĩ Phạm Duy v́ tâm t́nh dồn nén, không chịu nổi nên bỏ chạy ra ngoài, đi thẳng ra bờ biển gần đó. Trong hồi kư của nhạc sĩ Phạm Duy, ông kể lại giờ phút đó, với sự tuyệt vọng của ḿnh, rằng “Tôi đă không c̣n là tôi nữa rồi”. Câu nói đó cũng giống như niềm tuyệt vọng của rất nhiều người tại miền Nam lúc đó, những người sống và tin vào xă hội, đất nước của ḿnh và cảm thấy mọi thứ mất hết, không c̣n ǵ kể cả bản thân. Đó là số phận chung của hàng triệu người miền Nam bị mất căn cước công dân tự do, sau Tháng Tư đó.
Nhạc sĩ Phạm Duy kể lại sự giày ṿ cứ dội lên trong từng khoảnh khắc, mỗi khi nghe về những đổi thay đang diễn ra tại Việt Nam qua giọng đọc của cô Kim Vui trên Đài phát thanh Sài G̣n.
“Trong suốt Tháng Tư này, kẻ trước người sau bỏ nước ra đi nhưng Saigon và vùng Hậu Giang hăy c̣n, nay nghe tin Việt Nam đă hoàn toàn rơi vào tay Cộng Sản, mặt ai cũng sa sầm, mắt ai cũng rớm lệ, đầu ai cũng cúi gằm. Khi cô Kim Vui đọc xong bản tin và bản thông cáo, mọi người lủi thủi bước đi trong sự lặng lẽ tột độ. Người ḿnh xưa nay vốn rất ồn ào v́ thích nói nhiều, nói to. Chưa bao giờ tôi thấy h́nh ảnh lạ lùng là một đám rất đông người Việt đi đi lại lại mà không có một tiếng động nào cả. Trông chẳng khác chi những bóng ma trong một khúc dạ hành…”, nhạc sĩ Phạm Duy kể lại.
Nhạc sĩ Phạm Duy cũng nhắc lại thời khắc mà tiếng hát Nối Ṿng Tay Lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vang lên trên radio của Đài phát thanh Sài G̣n kêu gọi tất cả mọi người hăy cùng bỏ súng và hợp tác với chế độ mới. Ông kể vào lúc đó, người chủ cái radio tức giận bật lên tiếng chửi thề rồi tắt máy ngang.
Trong lặng thinh sau đó, nhạc sĩ Phạm Duy nói ông suy nghĩ mông lung về tiếng hát nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vang lên kêu gọi ḥa hợp với chế độ mới. Thậm chí ông c̣n tự hỏi rằng có cái ǵ vội vă hay ít thiết tha đến mức cây đàn guitar cho bài hát đó c̣n không lên được lên dây đúng? Trong giới nghệ sĩ vào Nam từ năm 1954, có lẽ Phạm Duy là người có đủ kinh nghiệm về cộng sản miền Bắc, do đó, có lúc ông cũng tự hỏi rằng nếu như ḿnh c̣n kẹt lại Sài G̣n th́ liệu, tiếng hát đó không phải của Trịnh Công Sơn mà là của ḿnh th́ sao? Trong cuộc chiến tranh vừa tạm dừng, súng vẫn giương cao ṇng, và kèm sự cao hứng và kiêu ngạo của bọn chỉ điểm, của các thành phần vũ trang gọi là “cách mạng 30 Tháng Tư”, và cả những kẻ nằm vùng, th́ liệu ông có cưỡng lại chuyện phải hát bài phục vụ nào đó không?
Nỗi đau khổ chất chồng, đặc biệt là về chuyện lo lắng cho số phận của bốn đứa con trai c̣n ở lại là Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng và Duy Cường khiến nhạc sĩ Phạm Duy rơi vào trầm cảm nặng. Lúc đó, bà Thái Hằng là chỗ dựa lớn trong đời ông.
“Tôi lao ḿnh vào giường ngủ, gục mặt vào đống chăn, khóc rống như chưa bao giờ khóc như vậy. Không cần đối thoại, vợ tôi biết các con bị kẹt lại rồi. Dù cũng buồn khổ như tôi, nhưng vợ tôi vốn là người kín đáo, ít khi biểu lộ t́nh cảm một cách mạnh mẽ như tôi. Tôi vẫn cho rằng trong những năm tháng buồn rầu v́ xa bốn đứa con, tôi không ngă quị xuống v́ không bao giờ vợ tôi làm tăng thống khổ của tôi lên. Đúng thế, trong những năm xa con, nếu người mẹ này suốt ngày ngồi khóc thầm, oán trời, oán đất, oán chồng th́ tôi phải chết từ lâu”, Phạm Duy kể.
Phạm Duy thú nhận rằng bên cạnh chuyện bốn người con, ông cảm thấy ḿnh mất tất cả. Mất quê hương, mất thân phận một người Việt đă đi theo tiếng gọi của tự do, rong ruổi khắp đất nước Việt. Có lẽ đây là tâm t́nh lớn của ông, tạo nên tác phẩm Một Ngày 54, Một Ngày 75 về sau này. Giới truyền thông hải ngoại có thời gian coi bài hát này là Quốc ca Tháng Tư mỗi khi nhắc về miền Nam sụp đổ. Bài hát này được nói có lúc làm một số nhân vật cấp cao ở Việt Nam sau 1975 vô cùng khó chịu. Tuy nhiên đến 2005, bài này vắng tiếng hẳn, do theo mô tả từ một trung tâm ở Mỹ, đề nghị giấu tên, cho biết là có người đi nhiều nơi, xin không phát bài hát này để nhạc sĩ Phạm Duy được yên ổn trong việc xin mang hài cốt bà Thái Hằng về Việt Nam.
Không giản đơn để quyết định cuộc đời tha hương ở Hoa Kỳ, nói trên một chương tŕnh phát thanh vào năm 1995, nhạc sĩ Phạm Duy tâm t́nh rằng ông biết sẽ phải mất một thời gian dài, ông mới bước qua được những thống khổ, hoặc nguôi ngoai dần. “Sự thống khổ vào lúc này c̣n giày ṿ tôi đến độ tôi muốn trở về Việt Nam ngay lập tức. Hay là nhảy ngay xuống biển tự tử cho rồi…”
Ngày 15 Tháng Năm 1975, nhạc sĩ Phạm Duy chấp nhận đối diện với khúc quanh nghiệt ngă của số phận. Gia đ́nh ông lên máy bay rời đảo Guam để đi đến Eglin, Florida, bắt đầu một chặng đời mới. Lư do ông chọn một nơi thật xa và lạ của nước Mỹ là bởi quá buồn khổ. Ông muốn “ở một nơi nào càng xa quê hương bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu” để không phải nghe thêm ǵ về những mất mát đang đến ở Việt Nam, với con người Việt Nam.
Như đă kể, nhạc sĩ Phạm Duy chọn cuộc sống mới ở tiểu bang Florida. Mọi thứ đều chán chường đối với ông và ông thấy ḿnh luôn có cảm giác là người khách lạ. Ông không ngờ rằng ông gắn một phần đời khá dài (suốt 15 năm) của ḿnh ở nơi này. Như một phần trong bài hát mà ông viết:
“Một ngày bảy lăm, con bỏ nước ra đi
Hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ
Giờ cha lưu đày ở ngay trên đất ta
Và giờ con lưu đày ở đây trên xứ lạ!”
Nhạc sĩ Phạm Duy kể rằng những ngày đầu định cư, ông gửi gắm suy nghĩ và sự gắn bó của ḿnh với bưu điện gần nhà, nơi ông hàng ngày nghĩ sẽ viết ǵ, hỏi ǵ… với những đứa con đang bị kẹt ở Việt Nam. Với bốn đứa con đi cùng sang Mỹ với ông, duy có Thái Hiền là tham gia văn nghệ. Thiếu vắng Duy Quang (lúc đó Duy Cường chưa tham gia văn nghệ), ông mất một phần nội lực quan trọng trong việc tŕnh bày những ca khúc của ḿnh.
Măi đến năm 1979, Duy Quang mới hội ngộ cùng ông ở Mỹ, và tự ḿnh thu bài hát Một Ngày 54, Một Ngày 75. Năm 2005, sau khi chính thức về Việt Nam, Phạm Duy kể với đôi mắt nheo, đầy hài hước: Khi nhân viên nhà nước đến “làm việc” với ông, họ kể rằng nhiều năm trước, câu hát “Giờ nơi nước ḿnh, niềm đau thay nỗi vui. Sài G̣n đă chết rồi, phải mang tên xác người” chính là một trong những điều gây khó nhất cho ông, chứ không phải là tổng thể tập Ngục ca hay Tỵ nạn ca ǵ cả.
Rất nhiều người Việt ở Mỹ, như Phạm Duy lúc đó, ngày ngày trông chờ những lá thư hồi âm từ Việt Nam để biết quê ḿnh và gia đ́nh ḿnh ra sao. Phạm Duy nói, ông sống thẩn thờ như người mất hồn, và mỗi khi gửi thư đi, chỉ ngóng xe phát thư ghé qua. “Chỉ có một người t́nh mà ngày ngày tôi mong đợi, đó là người đưa thư vào mỗi buổi sáng”, ông kể.
Tâm trạng buồn chán và cảm thấy ḿnh chỉ là một người tạm dung trên đất Mỹ, được biết đến kèm theo sự thương hại, khiến nhạc sĩ Phạm Duy mất đi cả sự kiêu hănh ngày thường. Cho nên, ông cũng không thấy vui thú ǵ khi người ta nhận ra ḿnh, như có lần một giáo sư dạy nhạc của Trường trung học Fort Walton tại Florida t́m đến ông để xin được tŕnh diễn bài Giọt Mưa Trên Lá. Bản chép lời Mỹ bài hát đó có tựa The Rain On The Leaves, từng được Phạm Duy tŕnh bày vào năm 1966 trên chương tŕnh truyền h́nh Rainbow Quest, hát lời Việt và Anh cùng với các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ là Pete Seeger, Steve Addiss và Bill Crofut.
Suốt những ngày đầu ở Mỹ, Phạm Duy quên ḿnh là một nhạc sĩ. Ông gần như cắt đứt với âm nhạc mà chỉ nghĩ đến việc đánh điện tín và viết thư cho các con. Tin tức lan đi từ những người vượt biển đến sau cho biết, đủ mọi giới đều bị bắt đi tù cải tạo, bị đuổi khỏi nhà, bị đưa đi lao động… làm cho ông và bà Thái Hằng sầu muộn không dứt. Thư từ lúc đó gửi từ Mỹ về Việt Nam hay ngược lại – nhanh th́ một tháng, lâu th́ hai tháng – là sự mong mỏi ngày đêm của ông.
“Trầm ḿnh trong đau khổ khi ngồi im trong sáu tháng (từ Tháng Năm tới Tháng Mười Một 1975), từ đầu 1976 trở đi, hạnh phúc của tôi là ngồi viết thư cho con hay nằm đọc thư của các con. Và từ đó, sự thống khổ chống gậy ra đi dần dần, niềm tin yêu từ từ khập khiễng trở về ḷng tôi… cho tới ngày tôi thét to như vỡ tung lồng ngực (chữ của Hoàng Cầm) khi ôm các con vào ḷng, đầu tháng ba năm 1979”, Phạm Duy kể lại.
Khi chạy hối hả đến máy bay ra khỏi Sài G̣n, gia đ́nh nhạc sĩ Phạm Duy bị thất lạc hành lư. Ông kể khi đến Mỹ, ông chỉ có vỏn vẹn $20 trong túi và phải nghĩ đến chuyện đi làm để nuôi gia đ́nh. Ở Việt Nam ông có thể dễ dàng sống với âm nhạc nhưng nơi đây thật bế tắc. Chính v́ vậy mà ông đành phải cho đứa con gái cưng là Thái Hiền đi làm thêm ở một quán ăn, từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng.
Phạm Duy nhớ lại, thời gian đó, nước Mỹ tỉnh giấc với chiến thắng của quân Bắc Việt. Khắp nơi báo chí đều đánh giá lại cuộc chiến Việt Nam. Đặc biệt là vấn đề tị nạn Đông Dương đang nóng bỏng. Phóng viên báo chí, truyền h́nh tới tấp đi t́m người tỵ nạn làm phóng sự. Vốn là cái tên quen thuộc với làng văn nghệ Hoa Kỳ, Phạm Duy cũng được nhiều tờ báo t́m đến. Một trong câu nói nổi tiếng của ông sau này được nhiều người nhắc lại: “Tôi sinh ra để hát về nước tôi! Nước tôi đâu rồi?”. Nhắc lại chuyện này, nhạc sĩ Phạm Duy nói ông đă thốt ra với sự buồn bă tột cùng. Là một nghệ sĩ tự do nhưng giờ đây Phạm Duy cảm thấy, có hát hay mơ về tự do cũng vô nghĩa, khi ông cùng hàng triệu người Việt Nam khác đă bị bứng khỏi gốc rễ của ḿnh.
Muốn gửi tiền về cho bốn đứa con đang kẹt trong nước cũng như trang trải cho đời sống gia đ́nh ở Mỹ, Phạm Duy dù không muốn dính líu âm nhạc nhưng cuối cùng phải quay lại. Đó là nghiệp, là đời của ông, dù có lúc ông nghĩ đến chuyện lưu ẩn và chọn nghề bán nhà hàng kiếm sống. Khởi đầu với số vốn nhỏ $200 do một người Mỹ gửi tặng, nhạc sĩ Phạm Duy in các album nhạc của ḿnh ra băng cassette và quảng bá bán trên báo.
Mỗi cuốn băng giá $5 ông gửi bán qua bưu điện đă giúp ông có những đồng tiền dư dả đầu tiên. Nhờ vào số người Việt tỵ nạn ngày càng nhiều, cùng với nỗi nhớ nhà muốn nghe lại những âm điệu quen thuộc, Phạm Duy bắt đầu có thể sống bằng nghề nhạc. Đó là thời gian ông soạn tập tự học guitar, kèm băng cassette hướng dẫn, được nhiều người Việt gửi thư đặt mua.
Nhạc sĩ Phạm Duy gọi cuộc đời ở Mỹ là tạm dung. Những chương tŕnh lưu diễn của ông sau này cũng được đặt tên là “Hát trên đường tạm dung”. Trong trái tim ông, nước Mỹ b́nh yên và tự do vẫn là nơi để ngồi chờ một ngày được thấy lại quê hương, được thấy lại Sài G̣n và những kỷ niệm yêu dấu. Sau khi gia đ́nh người Mỹ bảo trợ cho nhạc sĩ Phạm Duy tổ chức vận động với chính quyền để ông được trả tiền cho các buổi diễn phục vụ tại các trại tỵ nạn người Việt, Phạm Duy bắt đầu ôm đàn hát, và dần dà lấy lại cảm hứng sáng tác để cho ra đời nhiều tập ca khúc lưu danh. Ông vẫn là ngọn cổ thụ kiêu hănh của âm nhạc người Việt, vẫn vươn cao ở vùng đất mới, vẫn là “Bố già” – từ mà nhà báo Trường Kỳ đặt cho ông – được kính trọng và mến yêu.
Nhạc sĩ TUẤN KHANH
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.09356 seconds with 10 queries