VietBF - View Single Post - USA Nhật kư thời sự hôm nay 24 - 25 - 26/7/2022
View Single Post
Old 07-26-2022   #30
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,218
Thanks: 25,022
Thanked 15,613 Times in 6,694 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Việt Nam đang tụt hậu so với các nước trong khu vực Đông Nam Á về phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19 và chính sách visa ‘chưa cởi mở’ được cho là rào cản khiến lượng khách quốc tế vào Việt Nam thấp hơn kỳ vọng, theo truyền thông trong nước.
Sau hai năm đóng cửa biên giới v́ đại dịch, Việt Nam bắt đầu mở cửa hoàn toàn cho khách du lịch quốc tế từ 15/3. Du lịch nội địa lại là mảng tăng trưởng mạnh, với lượng khách trong nước vượt chỉ tiêu của cả năm trong 6 tháng đầu năm.
Lượng khách nội địa đạt 60,8 triệu lượt, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2019, tức thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, theo Tuổi Trẻ.
Nhưng du lịch nội địa chỉ chiếm 30% trong “miếng bánh thị trường,” theo ông Vũ Thế B́nh, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Ông B́nh được Tuổi Trẻ trích lời nói rằng “dù phát triển đến đâu, du lịch nội địa vẫn chỉ là một mảng hồi phục riêng, chưa thể làm nên một bức tranh tăng trưởng hoàn chỉnh.”
Mặc dù du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ nhưng lượng khách nước ngoài vào Việt Nam được cho là “nhỏ giọt”.
Ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022 nhưng 6 tháng đầu năm nay mới chỉ đạt 602.000 khách, bằng 12% kế hoạch, theo Đầu Tư Online.
“Mục tiêu 5 triệu khách nhưng 6 tháng đầu năm mới chỉ đạt hơn 600.000 lượt, vậy trách nhiệm thuộc về ai?” ông B́nh được Tuổi Trẻ trích lời nói tại buổi họp báo công bố sự kiện “Liên kết sức mạnh du lịch Việt Nam năm 2022” hôm 25/7.
Trước đó nhiều doanh nghiệp được các báo trong nước trích lời nói rằng chính sách visa “chưa cởi mở” là “điểm nghẽn” trong việc thu hút khách quốc tế vào Việt Nam.
Đến nay, Việt Nam mới thực hiện miễn thị thực cho công dân 13 quốc gia, không bao gồm Mỹ, với thời hạn 15 ngày, trong khi, theo nhận định của các công ty lữ hành được Đầu Tư trích dẫn, khách quốc tế thường có nhu cầu đi du lịch 18-30 ngày.
Trong khi đó, đa số các nước trong khu vực Đông Nam Á miễn thị thực cho khách quốc tế ít nhất 30 ngày và có thể gia hạn visa trước khi hết hạn. Theo Đầu Tư, việc Việt Nam chỉ cấp visa 15 ngày khiến doanh nghiệp khó khăn khi tổ chức các đoàn quy mô lớn. Bên cạnh đó, thủ tục cấp thị thực điện tử cho khách quốc tế phải chờ đợi quá lâu và, theo tờ báo cho biết, nhiều trường hợp khách quốc tế buộc phải hủy vé tới Việt Nam.
Một bất cập khác trong chính sách visa của Việt Nam ‘làm nản ḷng’ khách quốc tế là yêu cầu bảo lănh để được cấp thị thực.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Cao Trí Dũng, được Tuổi Trẻ trích lời nói rằng sau đại dịch, xu hướng khách lẻ vào Việt Nam tăng cao so với trước đây. Theo ông Dũng, hiện nay với các nước chưa được miễn thị thực th́ khách muốn nhập cảnh phải có người bảo lănh và điều này gần như “bất khả thi” với hầu hết khách v́ không biết xin bảo ai bảo lănh.
Vẫn theo Tuổi Trẻ, nhiều ưu đăi về miễn thị thực chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới, chưa cạnh tranh với các nước trong khu vực. Tờ báo này nói rằng ngay cả thị thực điện tử (e-visa) chưa có cơ chế xác nhận ngày trả lời kết quả và chưa giải thích lư do v́ sao hồ sơ của du khách xin thị thực bị từ chối.
Các đại diện doanh nghiệp lữ hành được Tuổi Trẻ trích lời cho biết họ lo sợ việc phục hồi du lịch bị đứt đoạn và đề xuất Bộ Ngoại giao cùng Bộ Công an nghiên cứu phương án cải thiện chính sách thị thực và thị thực điện tử cũng như giảm giấy tờ, thủ tục với doanh nghiệp lữ hành hoặc với du khách.
Việt Nam bắt đầu dần dỡ bỏ các hạn chế du hành khắt khe được áp đặt trong đại dịch từ tháng 10 năm ngoái và chính quyền bắt đầu thí điểm đón khách quốc tế, trong các tour du lịch khép kín với những hạn chế du hành, sau đó một tháng. Từ đầu năm nay, Việt Nam mở lại đường bay quốc tế thường lệ tới một số quốc gia, trong đó có Mỹ, nhưng vẫn hạn chế tần suất khai thách theo yêu cầu pḥng chống dịch của chính phủ.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.06609 seconds with 10 queries