VietBF - View Single Post - Sự hoang tưởng quyền lực
View Single Post
Old 02-18-2024   #22
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,547
Thanks: 25,097
Thanked 15,679 Times in 6,743 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 667 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

PHẦN 6.
HOANG TƯỞNG QUYỀN LỰC DẪN ĐẾN TRANH DÀNH QUYỀN LỰC DƯỚI GÓC ĐỘ LỊCH SỬ.
PHẦN 6 sẽ tiếp tục dẫn dắt chúng ta theo ḍng lịch sử đất nước để thấy rằng, lịch sử Việt Nam không phải chỉ có những trang chói lọi trong truyền thống chống ngoại xâm, mà c̣n bi kịch nối tiếp bi kịch trong các cuộc tranh dành quyền lực. Đây là nguyên nhân chính để nước ta le lói nổi lên rồi lại rơi vào cảnh nồi da nấu thịt, ch́m sâu trong đói nghèo, tụt hậu chậm phát triển.
Quyền lực là thứ mê hoặc và ám ảnh lớn nhất của con người. Có những kẻ v́ tham quyền đă để lại tiếng xấu muôn thuở, trở thành những kẻ bán nước cầu vinh bị người đời khinh miệt như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống…
Một số khác dùng quyền lực lũng đoạn triều chính, lũng đoạn nhà nước, thao túng tổ chức … mưu cầu danh vọng cá nhân biến đất nước trở nên vô pháp, bọn cơ hội v́ thế nổi lên đưa đất nước đi đến thảm họa văn hoá suy đồi, đạo đức xuống cấp, tham nhũng cửa quyền, trăm họ sống trong lầm than mất đất, mất quyền làm người….
Lịch sử có giá trị như những bài học cho đời sau qua đó học hỏi rút kinh nghiệm, cái ǵ tốt th́ phát huy, cái ǵ xấu tránh đi vào vết xe đổ.
Nhắc lại lịch sử tranh dành quyền lực của các triều đại phong kiến Việt Nam cũng là lời cảnh tỉnh cho những kẻ đang cố nắm giữ quyền lực về một tương lai không tốt lành đang đợi họ ở phía trước.
HỒ QUƯ LY CƯỚP QUYỀN NHÀ TRẦN.
Triều đại nhà Trần (1226-1400) tồn tại 174 năm dù đă rút được kinh nghiệm sự sụp đổ của các triều đại trước, bằng cách đưa ra những quy định, luật lệ rất ngặt nghèo, hà khắc để bảo vệ ngôi vàng, nhưng quy luật càng cố bám lấy quyền lực th́ các bệnh quyền lực càng nhanh đến, càng nặng và cuối cùng bị xu thế trật tự và tiến bộ mới thay thế là quy luật tất nhiên.
Nhà Trần có tục cha nhường ngôi cho con khi c̣n sống để làm thái thượng hoàng.
Ưu điểm cuả nó là giúp vị vua trẻ có dịp thực tập vai tṛ cuả ḿnh dưới sự d́u dắt cuả vua cha để khi thực sự lănh đạo đất nước sẽ không bị quyền thần lấn át.
Nhưng mặt khác, nếu đă nhường ngôi mà thái thượng hoàng vẫn tham quyền cố vị th́ rất dễ bị nịnh thần khuynh loát.
Nhà Trần có tục “nội hôn” (hôn nhân diễn ra trong ḍng tộc) nhằm mục đích bảo vệ vững chắc triều đại. Ngoài Trần Thái Tông kết hôn với Lư Chiêu Hoàng sau đó với Thuận Thiên công chúa (chị cuả Chiêu Hoàng và vợ cuả Trần Liễu) là anh em cô cậu, th́ từ thời Thánh Tông trở đi các ngôi vị hoàng hậu đều thuộc ḍng dơi nhà Trần: Thánh Tông lấy Thiên Cảm hoàng hậu (con cuả An Sinh vương Trần Liễu, chị em chú bác ruột), Nhân Tông lấy Khâm Từ hoàng hậu (con cuả Tĩnh Quốc vương Quốc Khang, chị em chú bác họ), Anh Tông lấy Thuận Thánh hoàng hậu (con cuả Hưng Nhượng vương Quốc Tảng, chị em chú bác họ), Minh Tông lấy Lệ Thánh hoàng hậu (con cuả Huệ Vơ vương Quốc Chân, anh em chú bác ruột)… Kết quả đă làm luân thường đạo lư đảo lộn, cuộc sống vương triều dâm loạn, ḍng giống bị thoái hoá.
Do vậy nhà Trần chỉ hưng thịnh với bốn vị vua đầu là Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và Anh Tông.
Tuy nhiên trong thời kỳ này, do giành chiến thắng vang dội đối với nhà Nguyên, nhà Trần lại tiếp tục duy tŕ một lực lương quân mạnh, tỏ thái độ hiếu chiến và tiến hành xâm lấn các nước lân bang, làm cho nền kinh tế của đất nước sau chiến tranh chưa kịp phục hồi càng thêm kiệt quệ.
Kể từ khi Minh Tông lên cầm quyền (1314) nhà Trần bước vào thời kỳ rối ren suy yếu v́ các vị vua cuối đời đều tầm thường.
Sau biến cố Dương Nhật Lễ (1369-1370), ngày 21 tháng 11 năm Canh Tuất (1370) Cung Tĩnh Vương tên huư là Phủ, con thứ ba cuả Minh Tông lúc bấy giờ đă 49 tuổi được đưa lên ngôi tức Trần Nghệ Tông (ở ngôi 2 năm – 1370-1372, làm thái thượng hoàng 22 năm – 1372-1394). Nghệ Tông tuy nhân từ nhưng nhu nhược, thiếu dũng khí, thiếu sáng suốt, thích nịnh hót, không phải một minh quân. Đây là cơ hội ngàn vàng để Quư Ly tham dự và thao túng triều chính rồi cướp ngôi nhà Trần.
Hồ Quư Ly là ông vua được cho là phức tạp nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam khi đánh giá giữa công và tội.
Toàn Thư cho biết:
Quư Ly tên tự là Lư Nguyên, tự suy tổ tiên là Hồ Hưng Dật vốn người Triết Giang, đời Hậu Hán thời Ngũ Quư (947-950) sang làm thái thú Diễn Châu.
Sau đó làm nhà ở hương Bào Đột châu này, rồi là trại chủ. Đến đời Lư (có người) lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đến đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến hương Đại Lại, Thanh Hoá, làm con nuôi tuyên uư Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ minh.
Nói tóm lại Hồ Quư Ly là cháu 16 đời cuả Hồ Hưng Dật, gốc người Triết Giang Trung Quốc.
Việc Hồ Qúy Ly cũng như nhà Trần cướp ngôi họ Lư là một quy luật tất yếu khách quan của lịch sử.
Nhà Trần có những công lao hiển hách đối với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, triều đại này đă mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. Không khoan thư sức dân phát triển kinh tế, thể hiện đường lối hiếu chiến trong quân sự và ngoại giao, tin dùng nịnh thần… chính v́ những nguyên do này nên nhà Trần nhanh chóng lâm vào khủng hoảng, hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, khiến đời sống nhân dân cơ cực.
Hồ Qúy Ly tuy về đạo nghĩa không hợp với luân lư đạo thường theo phép tắc của hệ tư tưởng nho giáo lúc bấy giờ, những việc ông phế truất nhà Trần, lên ngôi hoàng đế, để có đủ sức thực hiện một công cuộc cải cách toàn diện ở nước ta lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, do vấp phải những sai lầm chủ quan cũng như khách quan, những cải cách của ông không đủ thời gian để điều chỉnh. Trong việc xây dựng quân đội nặng về số đông, trong cách đánh giặc thiên về phong ngự, dựa vào thành quách và vũ khí nên cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh dưới thời nhà Hồ thất bại nhanh chóng.
Hồ Qúy Ly là người phải chịu trách nhiệm trong việc để nước ta rơi vào tay giặc, 20 năm Minh thuộc là những năm tháng bi thương nhất của lịch sử dân tộc.
PHẦN T̀M HIỂU THÊM VỀ HỒ QUƯ LY.
Thượng hoàng Trần Nghệ Tông tuy nắm giữ đại quyền, nhưng việc ǵ cũng do Quư Ly quyết định. Quư Ly t́m cách phát triển thế lực riêng, nhưng Nghệ Tông vẫn không hề nghi ngại. Lúc đó, ḷng các quan lại, tôn thất phần nhiều đă chán nản, ră rời, nhiều người biết trước Hồ Quư Ly sẽ cướp ngôi nhà Trần như Trần Nguyên Đán liền kết thông gia với họ Hồ, mong được phú quư và toàn mạng sau này.
Tuy nhiên, Nghệ Tông hết ḷng tin rằng Quư Ly vẫn trung thành với triều Trần, nên trao cho ông gươm và một lá cờ có đề "Văn vơ toàn tài, quân thần đồng đức".
Bấy giờ, Hoàng đế thấy Thượng hoàng quá tin dùng Quư Ly, mới bàn với Thái úy Trang Định vương Trần Ngạc (là con trưởng của Thượng hoàng) rằng nếu không trừ đi ắt thành vạ to. Không ngờ rằng, người hầu vua học là Vũ Như Mai biết được chuyện này, liền báo cho Quư Ly biết trước. Nguyễn Đa Phương khuyên Quư Ly nên tránh ra núi Đại Lại (ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) để chờ đợi biến động. Trong khi đó, Phạm Cự Luận lại can rằng:
“Không được, một khi đă ra ngoài th́ khó lo chuyện sống c̣n".
Quư Ly nói:
“Nếu không c̣n phương sách ǵ th́ ta đành tự tử, không để tay kẻ khác giết ḿnh".
Cự Luận nói:
“Thượng hoàng trong ḷng vẫn căm vua về việc giết Quan phục Đại vương [Trần Húc], vua rất không hài ḷng. Nay quyền bính trong thiên hạ đều ở đại nhân cả mà vua lại mưu hại ngài th́ Thượng hoàng lại càng ngờ lắm. Đại nhân hăy liều vào lạy Thượng hoàng, bày tỏ lợi hại, th́ nhất định Thượng hoàng sẽ nghe theo ngài, chuyển họa thành phúc, dễ như trở bàn tay. Thượng hoàng có nhiều con chính đích, ngài cứ tâu rằng thần nghe ngạn ngữ nói "Chưa có ai bán con để nuôi cháu, chỉ thấy bán cháu để nuôi con" may ra Thượng hoàng tỉnh ngộ mà đổi lập Chiêu Định vương [Trần Thuận Tông]. Nếu Thượng hoàng không nghe th́ chết cũng chưa muộn".
Quư Ly nghe vậy, bèn bí mật vào yết kiến Thượng hoàng rồi cứ y tâu như lời Cự Luận.
Thượng hoàng nghe vậy, bèn giả vờ vi hành về Yên Sinh, rồi sai người gọi Đế hiển đến bàn việc nước. Đế hiển đến, lập tức bị bắt rồi bị giam vào chùa Tư Phúc.
Các tướng chỉ huy các phủ quân cũ như tướng chỉ huy quân Thiết Liêm là Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, tướng chỉ huy quân Thiết Giáp là Nguyễn Kha, Lê Lặc, tướng chỉ huy quân Thiết Sang là Nguyễn Bát Sách định đem quân vào cướp lấy vua đem ra. Đế hiển viết hai chữ "Giải giáp" đưa cho các tướng và răn bảo họ không được trái ư Thượng hoàng, các tướng mới thôi. Lát sau, Nghệ Tông đưa vua xuống phủ Thái Dương và cho thắt cổ cho chết. Bấy giờ Lê Á Phu cùng các tướng Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, Nguyễn Kha, Lê Lặc, Nguyễn Bát Sách và người học tṛ Lưu Thường v́ cùng mưu với Đế hiển nên đều bị giết cả; chỉ có Nhập nội Hành khiển tả ty Lê Dữ Nghị là bị đày ra Trại Đầu. Về sự việc này, sử gia Ngô Sĩ Liên trong tác phẩm Đại Việt sử kư toàn thư có nói rằng:
“Khi ấy khí thế của họ Hồ đang mạnh, mọi người đều biết là nó sẽ cướp ngôi, Trang Định vương Ngạc là Thái úy, lại là con của Nghệ hoàng, thấy xă tắc sắp nghiêng đổ, nếu biết hướng vua làm điều phải, gây niềm tin ở vua cha, hiệu lệnh nghiêm ngặt, để nhiều người theo về ḿnh, khiến cho Nghệ Tông già lẫn phải tỉnh lại. Giản hoàng nhút nhát phải tự lập, quyền bính về tay hết, mệnh lệnh ban từ trên, th́ ḷng gian của họ Hồ cũng phải tự ngừng lại. Trang Định không mưu tính đến việc đó, Á Phu không lường được vu ḿnh chẳng có tài cương đoán, lại khuyên vua giết Quư Ly, mà cơ mưu không cẩn mật, để cho nó biết trước. Trang Định lại không sớm quyết đoán, bỏ lỡ cơ hội, đến nỗi công việc thất bại, thân ḿnh bị giết, lại giết lây cả đến những quân tướng tài giỏi, thực đáng than thở biết bao! Có người hỏi: Họ Hồ trên được vua tin, dưới nắm binh quyền, dẫu đến Nguyên Đán là người có kiến thức, lại lăo luyện sự đời c̣n không làm ǵ được, huống chi là Trang Định! Xin thưa: Cứ xem nói trong ḷng lo sợ mà định tự tử, th́ việc chế ngự Quư Ly cũng dễ thôi! Trước hết hăy trừ bọn Đa Phương, Cự Luận để chặt vây cánh của nó đi, th́ thế nó phải cô ngay”
Theo Minh thực lục, khoảng cuối tháng 12 năm 1388, Lê Nhất Nguyên (黎一元) giết vua Trần Vĩ (tức Trần Phế Đế) rồi chôn ở phường Đại Dương ngoại thành Thăng Long. Lê Nhất Nguyên sau đó lập Trần Nhật Hỗn (tức Trần Thuận Tông), con Trần Thúc Minh (tức Trần Nghệ Tông) (陳叔明) lên thay.
Triều đại Trần Thuận Tông
Vua Trần Phế Đế bị buộc cổ cho chết, Trần Nghệ Tông lập người con út là Chiêu Định vương Ngung làm hoàng đế, tức vua Trần Thuận Tông, vào năm 1388, đổi niên hiệu là Quang Thái, đại xá, tự xưng là Nguyên Hoàng. Một năm sau, vua lập con gái lớn của Quư Ly làm Hoàng hậu. Cùng năm đó, Hồ Quư Ly lấy người tâm phúc của ḿnh là Phạm Cự Luận làm Thiêm thư Khu mật viện sự, Cự Luận tiến cử cho Quư Ly người em là Phạm Phiếm cùng Vương Khả Tuân, Dương Chương, Hàn Tử Tây, Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư, Nguyễn Cảnh Chân và Đỗ Tử Măn, đều là người tài giỏi.
Tháng 10 năm 1389, Chế Bồng Nga lại đánh lên Thanh Hóa, tiến vào hương Cổ Vô. Nghệ Tông lại sai Lê Quư Ly dẫn quân chống cự. Quân Chiêm đắp ngăn sông Bản Nha ở thượng lưu, quân Đại Việt đóng cọc dày đặc đối địch, giữ nhau 20 ngày. Quân Chiêm đặt sẵn quân và voi, giả vờ bỏ doanh trại rút về. Hồ Quư Ly chọn những quân tinh nhuệ, dũng cảm làm quân cảm tử truy kích quân Chiêm. Thủy quân Đại Việt nhổ cọc ra đánh, quân Chiêm phá đập nước, tung voi trận xông ra. Quân tinh nhuệ đă đi xa, quân thủy bị ngược ḍng không tiến lên được. Kết quả quân Đại Việt bị thua to, hàng trăm tướng tử trận. Quư Ly để tỳ tướng Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương ở lại cầm cự với giặc, c̣n ḿnh th́ trốn về Thăng Long. Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương chống giữ ở Ngu Giang, biết ḿnh thế yếu, bèn dùng kế giương nhiều cờ xí, buộc thuyền lớn vào cọc, sai người canh giữ, đang đêm dong thuyền nhẹ rút lui. Về việc này, Việt sử tiêu án có ghi rằng:
Việc này Quư Ly trốn trước, Đa Phương trốn theo, thế mà c̣n cho rằng: toán quân đi giữ ǵn sau cùng, là công của ḿnh, có vẻ khoe khoang, thế là những người thua bỏ chạy 50 bước cười người chạy 100 bước, lại không xấu hổ với quân lính buộc thuyền giữ cây gỗ đó hay sao? C̣n tài cán ǵ mà khoe khoang.
Quân Chiêm không dám đuổi theo. Quân Đại Việt rút lui trọn vẹn không bị tổn thất. Trở về kinh thành, Nguyễn Đa Phương cậy công lớn có ư lên mặt, công khai chê Quư Ly là bất tài. Quư Ly căm tức, nói với Nghệ Tông rằng trận thua này là do nghe lời Đa Phương. Nghệ Tông nghe vậy bèn cách chức Đa Phương. Quư Ly lại bảo Nghệ Tông nên giết Phương v́ sợ Phương đi hàng Chiêm, khiến Đa Phuơng phải tự vẫn.
Bấy giờ, quân nổi loạn khắp nơi, Nguyễn Thanh làm loạn ở Lương Giang, Phạm Sư Ôn nổi dậy ở Quốc Oai. Về việc này, Việt Nam sử lược ghi rằng:
Bấy giờ trong triều th́ Lê Quư Ly chuyên quyền, chọn những chân tay cai quản các đội quân để làm vây cánh, ngoài các trấn th́ giặc giă nổi lên nhiều lắm. Ở Thanh Hóa có tên Nguyễn Thanh tự xưng là Linh Đức vương làm loạn ở Lương Giang; tên Nguyễn Kị tự xưng là Lỗ vương làm loạn ở Nông Cống. Ở Quốc Oai th́ có người sư tên là Phạm Sư Ôn nổi lên đem quân về đánh Kinh sư. Thượng hoàng, Thuận Tông và triều đ́nh phải bỏ chạy lên Bắc Giang. Phạm Sư Ôn lấy được Kinh sư, ở ba ngày rồi rút về Quốc Oai. Bấy giờ có tướng quân là Hoàng Phụng Thế đóng ở Hoàng Giang để pḥng giữ quân Chiêm Thành, nghe tin Sư Ôn phạm đất Kinh sư mới đem quân về đánh lẻn bắt được Sư Ôn và phá tan giặc ấy.
Lúc đó, quân Việt và quân Chiêm cầm cự nhau ở sông Hoàng giang (khúc sông Hồng ở Hà Nam). Thượng hoàng Trần Nghệ Tông sai Trần Khát Chân lúc đó đang nắm quân Long Tiệp đi chống quân Chiêm. Đến năm 1390, Chế Bồng Nga bị tướng Trần Khát Chân cho quân dùng súng bắn chết. Quan quân đánh đuổi tàn quân rồi cắt lấy đầu Chế Bồng Nga đem về dâng triều đ́nh. Nghệ Tông thấy đầu Chế Bồng Nga, tự ví ḿnh như Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ.
Năm 1391, Lê Quư Ly đi tuần Hóa châu, xét duyệt quân ngũ, sai tướng coi quân Thánh Dực Hoàng Phụng Thế đánh quân Chiêm. Quân Chiêm mai phục, quân Thánh Dực tan vỡ, Phụng Thế đầu hàng, khi quân chạy về, Quư Ly sai chém 30 viên đội phó.
Trước đây, khi Trần Nghệ Tông giết vua Trần Phế Đế, định lập Trần Ngạc làm vua, nhưng Quư Ly lại lừa Nghệ Tông khiến cho Nghệ Tông lập vua Thuận Tông. Ngạc có hiềm khích với Quư Ly, sợ bị giết, liền bỏ chạy ra Nam Định. Thượng hoàng Nghệ Tông sai tướng Nguyễn Nhân Liệt bắt về. Quư Ly ngầm ra lệnh Liệt giết Trần Ngạc, về sau Thượng hoàng tỉnh ngộ, hỏi ai ra lệnh giết Trần Ngạc, Nguyễn Nhân Liệt sợ nên thắt cổ chết.
Đến năm 1392, tôn thất Trần Nhật Chương lập mưu giết Quư Ly, Thượng hoàng sai người giết Nhật Chương. Có người học tṛ Bùi Mộng Hoa dâng sớ có ư khuyên Thượng hoàng trừ Quư Ly, Thượng hoàng đem tờ tâu ấy cho Quư Ly xem, sau Quư Ly nắm đại quyền, Mộng Hoa lánh không ra nữa. Quư Ly dâng sách ḿnh soạn, tên Minh đạo, gồm 14 thiên dâng lên, Quốc tử trợ giáo Đoàn Xuân Lôi cho là không đúng, bị đày đi xa.
Dời đô về Thanh Hóa.
Cổng Nam Thành nhà Hồ, thuộc xă Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1394, tháng 2, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ban bức tranh Tứ phụ cho Quư Ly. Trong tranh ấy vẽ Chu công giúp vua Chu Thành vương, Hoắc Quang giúp Hán Chiêu Đế, Gia Cát Lượng giúp Thục Hậu chủ, Tô Hiến Thành giúp vua Lư Cao Tông, gọi là tranh Tứ phụ, ư nói nên giúp vua Thuận Tông cũng nên như thế.
Thượng hoàng ban đêm nằm mơ thấy Duệ Tông về đọc cho bài thơ, Thượng hoàng suy ngẫm về bài thơ, cho đó là điềm Quư Ly lấy mất ngôi vị nhà Trần, nhưng không thể làm ǵ được nữa. Tháng 4, Thượng hoàng Nghệ Tông gọi Quư Ly vào:
B́nh chương là họ thân thích nhà vua, mọi việc nước nhà đều trao cho khanh cả. Nay thế nước suy yếu, trẫm th́ già nua. Sau khi trẫm chết, quan gia nếu giúp được th́ giúp, nếu hèn kém ngu muội th́ khanh cứ tự nhận lấy ngôi vua.
Quư Ly cởi mũ, khấu đầu khóc lóc mà thề rằng:
“Nếu hạ thần không hết ḷng hết sức giúp nhà vua, th́ trời tru đất diệt. Vả ngày trước Linh Đức vương (tức là Phế Đế) có ḷng làm hại, nếu không có uy linh của bệ hạ, th́ nay đă ngậm cười dưới đất, c̣n đâu ngày nay nữa mà mài thân nghiền cốt để báo đền vạn nhất! Vậy hạ thần đâu có ư ǵ khác, xin bệ hạ tỏ ḷng ấy cho và đừng lo ǵ!"
Tháng 12, năm 1394, Thượng hoàng Nghệ Tông băng hà. Năm sau, Lê Quư Ly lên làm Nhập nội Phụ chính Thái sư B́nh chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung Vệ quốc Đại vương, đeo lân phù vàng. Ông cho người dịch thiên Vô Dật ra chữ Nôm để dạy Thuận Tông và tự xưng là Phụ chính Cai giáo Hoàng đế. Vua cho Quư Ly ở bên hữu sảnh, đài gọi là Họa lư.
Đến năm 1397, Quư Ly sai viên quan Đỗ Tỉnh đi xem đất và đo đạc động An Tôn phủ Thanh Hóa, ư muốn di chuyển kinh đô về Thanh Hóa. Phạm Cự Luận và Nguyễn Nhữ Thuyết can, Quư Ly không nghe. Quư Ly bỏ Nguyễn Nhữ Thuyết không dùng, điều mưu sĩ Phạm Cự Luận đi đánh quân phản loạn ở Tuyên Quang, người này bị thua trận chết. Như vậy khi đă nắm đại quyền, hai người tâm phúc, là tướng quân Nguyễn Đa Phương và mưu sĩ Phạm Cự Luận đều bị Lê Quư Ly trừ bỏ. Đến tháng 11, Quư Ly bức vua Thuận Tông dời kinh đô về Thanh Hóa, cung nhân Trần Ngọc Cơ và Trần Ngọc Kiểm nói mật với vua rằng dời đô thế nào cũng bị cướp ngôi, Quư Ly cho giết cả.
Theo Lê Quư Đôn, thể lệ của nhà Trần, dùng người trong tộc họ Trần làm Tể tướng, dẫu nắm công việc trong nước, cũng không được quyền cai quản quân đội, quyền bính trong nước do quan Hành khiển giữ. Vua Nghệ Tông phá lệ, không dùng người họ Trần, phong Hồ Quư Ly làm B́nh chương Phụ chính, lại cai quản cả quân đội, khiến cho quyền Hồ Quư Ly to lớn, mới gây ra họa cướp ngôi.
Triều đại Trần Thiếu Đế.
Năm 1398, Hồ Quư Ly bức vua Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử An, tức vua Trần Thiếu Đế; lúc ấy Thái tử mới có 3 tuổi. C̣n ḿnh tự xưng Khâm đức Hưng liệt Đại vương. Đến năm 1399 lại sai Xa kỵ vệ thượng tướng quân Phạm Khă Vĩnh giết vua Thuận Tông. Ít lâu sau, Thái bảo Trần Nguyên Hăng, Thượng tướng quân Trần Khát Chân cùng Phạm Khả Vĩnh lập mưu giết Quư Ly, sự việc không thành, những người đồng mưu gồm 370 người đều bị giết.
Tháng 6, năm 1399, Quư Ly tự xưng làm Quốc tổ Chương hoàng, vào ở cung Nhân Thọ, điềm nhiên mặc áo vàng, ra vào hoàng cung theo lệ như Hoàng đế, dùng 12 cái lọng vàng. Con thứ là Hán Thương xưng là Nhiếp thái phó, ở bên hữu điện Hoàng Nguyên. Con cả là Nguyên Trừng làm Tư đồ. Bảng văn th́ đề là Phụng Nhiếp chính Quốc tổ Chương hoàng, chỉ xưng là "dư" mà chưa dám xưng "trẫm".
Cướp ngôi vua.
Tháng 2 năm 1400, Quư Ly lúc ấy đă 64 tuổi, bức vua Trần nhường ngôi, buộc các quan và tôn thất ba lần dâng biểu khuyên lên ngôi. Quư Ly giả vờ ba lần từ chối, nói: Ta sắp xuống lỗ rồi, c̣n mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới đất nữa. Rồi tự lập làm vua, đặt niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu, đổi thành họ Hồ.
Chưa được một năm, theo cách nhà Trần, ông nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương, làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn tự ḿnh quyết đoán mọi công việc. Về phần Trần Thiếu Đế, do là cháu ngoại nên ông chỉ phế làm Bảo Ninh Đại vương và giam lỏng.
Để ḍ xét ư hai con là Hồ Hán Thương và Hồ Nguyên Trừng, Hồ Quư Ly ra câu đối "Phiến đá kỳ lạ này, có lúc làm mây làm mưa để làm tươi mát cho dân sinh." Nguyên Trừng biết ư phụ hoàng, đối lại "Ba tấc gỗ thông đây, một ngày kia sẽ làm rường làm cột giúp xă tắc.", tỏ ư sẽ hết ḷng pḥ trợ Hán Thuơng. Dù vậy, giữa Hán Thương và Nguyên Trừng vẫn có điều bất hoà. Viên cận thần Nguyễn Ông Kiều biết chuyện, đi nói cho người ngoài nghe, bị Hồ Quư Ly giết chết.
Đến đây không nói thêm về chính sách cai trị của Hồ Quư Ly và việc nhà Hồ bị nhà Minh Trung Quốc đánh bại để Việt Nam rơi vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 4.
Mục đích của bài viết chỉ muốn đề cập đến việc nhà Trần rơi vào tay Hồ Quư Ly cũng chỉ v́ nguyên nhân do Thái Thượng hoàng Trần Nghệ Tông tham quyền cố vị muốn nắm giữ quyền lực nhưng nhu nhược thiếu dũng khí, thiếu sáng suốt, thích nịnh hót, không phải một minh quân để Hồ Quư Ly lộng quyền, tiếm quyền dùng mọi âm mưu thủ đoạn tàn độc để cướp ngôi báu.
(C̣n tiếp).
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04345 seconds with 10 queries