VietBF - View Single Post - Bài Viết Dành Cho Những Kẻ Mỗi Lần Mở Miệng Là Phát Ra Tiếng "Ba Que"
View Single Post
Old 03-13-2024   #10
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,218
Thanks: 25,022
Thanked 15,613 Times in 6,694 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

"42 năm sống ở Mỹ (bây giờ 49 năm): Được ǵ, mất ǵ?
"... Năm 1975 khi chúng tôi ra đi, tôi chỉ biết ḿnh phải đi, không biết đi đâu và làm ǵ, cuộc đời sẽ ra sao. Lúc đó Cộng Sản bao vây Sài G̣n và chuẩn bị tấn công. Chúng tôi tránh lằn bom lửa đạn, t́m đường sống cho các con, thế thôi...."
Phần 1: Nỗi ḷng người ra đi sau sự kiện 30 tháng Tư năm 1975
Chương 1: Tâm trạng năm 1975, Ra đi không trở lại.
Chương 2: Quyết tâm quên quá khứ để bắt đầu lại.
Chương 3: Những ngày đầu tới Mỹ, bơ vơ lạc lơng.
Mỗi năm khi mùa xuân trở về, hoa nở rộn ràng, ḷng tôi bồn chồn, nhớ tới quê hương, và những ngày vui thời tuổi trẻ.
Trong hai chương 1 và 2, tôi tŕnh bày tâm trạng những ngày đầu đến Mỹ sau sự kiện 30 tháng Tư năm 1975.
Các bạn ngày nay may mắn hơn tôi. Các bạn đến thăm viếng nước Mỹ, thăm gia đ́nh và bạn bè, làm việc, kiếm tiền, hoặc du học, các bạn c̣n đất nước để trở về.
Các bạn có một cộng đồng người Việt ở đây, muốn ăn món Việt Nam nào cũng có, muốn mua món Việt Nam nào cũng được. Các bạn không cô đơn, cực khồ, tuyệt vọng và sống dưới đáy xă hội Mỹ như chúng tôi năm 1975.
Lúc đó Cộng Sản mạnh lắm, gần như cai trị phân nửa thế giới, nên chúng tôi đến Mỹ với tâm trạng đi không trở về, chọn nơi này làm quê hương, cố quên quá khứ ở Việt Nam, và dấn thân hội nhập, tranh đấu để sống và chết ở đây...
Năm 1975 khi chúng tôi ra đi, tôi chỉ biết ḿnh phải đi, không biết đi đâu và làm ǵ, cuộc đời sẽ ra sao. Lúc đó Cộng Sản bao vây Sài G̣n và chuẩn bị tấn công. Chúng tôi tránh lằn bom lửa đạn, t́m đường sống cho các con, thế thôi.
Vợ tôi làm việc cho ngân hàng Chase ở Sài G̣n, nên chúng tôi đi New York nơi có Trụ Sở Trung Ương của ngân hàng nầy, và sống ở đây 41 năm trước khi dọn nhà về Florida sống quăng đời c̣n lại.
Chase sponsor (bảo trợ) chúng tôi, nhưng cử một Vice President nhà băng Host (tiếp đăi) chúng tôi trong những bước đầu sống ở Mỹ.
Sự khác biệt văn hóa giữa người Việt và Mỹ quá lớn, nên ở nhà Host một thời gian giúp chúng tôi nói tiếng Mỹ khá hơn, hiểu rơ hơn cách người Mỹ sống, giúp chúng tôi thích nghi dễ dàng hơn.
Chúng tôi đến Mỹ với hai bàn tay trắng, gia đ́nh 6 người, vợ chồng và 4 con, trong túi có vài chục đô la Mỹ.
Tất cả những ǵ tôi có ngày nay là do nước Mỹ đă cho chúng tôi. Tôi mất tất cả khi ra đi, tiền, đại gia đ́nh, bạn bè, đồng nghiệp, học tṛ, những ǵ tôi yêu quí nhất đời những năm dạy học, viết văn làm sách ở Sài G̣n. Tôi được một cuộc đời yên b́nh với con cháu ở Mỹ, và những năm gần đây, t́nh đại gia đ́nh, t́nh người Việt Nam những lần về thăm lại quê hương.
Lúc ra đi, điều tôi tiếc nhất là đám con tinh thần ngày xưa, mấy chục quyển sách tôi đă cùng nhiều bạn hữu viết, dịch và xuất bản, trong Tủ Sách Giáo Dục do Trần Hữu Đức chủ trương, Tủ Sách Tâm Lư và Sư Phạm, Tủ Sách Văn Học Thế Giới, Tủ Sách Khoa Học Nhân Văn v.v…, do tôi điều khiển.
Khi ra đi tôi đă bỏ đám con này ở lại tự sống tự chết. Lần đầu tiên tôi cầm lại trong tay một quyển sách do tôi viết, hay dịch về Tư Tưởng Sư Phạm, Lịch Sử Giáo Dục, Tâm Lư Giáo Dục, và Các Vấn Đề Giáo Dục, là hai năm trước khi về thăm lại quê hương, một vài bạn FB của tôi ở Sài G̣n và Hà Nội đă gởi tặng. Rất vui.
Trong đám con tinh thần này, có đứa chưa chết, chưa bị tiêu diệt hoàn toàn trong cơn hồng thủy ngày 30 tháng Tư năm 1975. C̣n nhiều đứa khác tôi chưa thấy mặt, không biết bây giờ ở đâu.
Ai sponsor (bảo trợ) cho nhân viên Chase? Chính nhà băng (ngân hàng) Chase bảo trợ. Chase đề cử một số nhân viên có chức quyền trong ngân hàng, mỗi người làm host (chủ nhà) đón nhận một gia đ́nh nhân viên từ Sài G̣n.
"Host" giống như một chủ nhà tiếp đăi khách. Trong trường hợp chúng tôi chân ướt chân ráo từ một nước kém phát triển như miền Nam Việt Nam, rớt vô một xă hội văn minh, kỹ nghệ hóa, tiến bộ như Hoa Kỳ, host c̣n có nhiệm vụ giúp chúng tôi hiểu và hội nhập. Có nghĩa là giúp chúng tôi hiểu văn hóa, và tổ chức xă hội ở đây, cũng như hiểu một số kỹ năng để sống tự lập.
Sự khác biệt về văn hóa lớn quá. Lấy một thí dụ. Một ngày mùa hè nóng nực, Host rũ chúng tôi (vợ chồng con cái) đi chơi. Hôm đó host muốn cho chúng tôi đi thăm West Point trên núi. Đây là một trường quân sự nổi tiếng của Mỹ. Ở đây cảnh vật rất đẹp. Thấy Host ôm một đóng áo lạnh, vợ chồng con cái tôi xanh mặt, chạy vô nhà, ai cũng ôm một vài áo lạnh ra xe. Hóa ra Host ôm áo lạnh đi giặt. Chúng tôi tưởng trên núi lạnh lắm, giữa mùa hè, cả nhà ôm áo lạnh đi. C̣n nhiều chuyện buồn cười như vậy, cho thấy những ngày đầu ở Mỹ khó như thế nào.
Như trên đă nói mấy tháng sau khi đến New York, một nhân viên Chase đă t́m được nơi bán gạo và nước mắm. Vợ chồng tôi ở rất xa thành phố. Muốn đi New York, chúng tôi phải đi xe lửa, xong lấy xe điện ngầm (Subway), xong đi bộ xa xôi mới mua được chai nước mắm đầu tiên. Nhân cơ hội host đi vắng, vợ chồng tôi nấu cơm, luộc hột gà (không biết hột vịt bán ở đâu) dầm nước mắm, ăn ngon quá. Mấy tháng chưa ăn cơm. Buổi cơm đạm bạc đầu tiên ở Mỹ ngon quá sức.
Nước mắm thơm với người Việt Nam chúng ta. Nhưng đối với người Mỹ họ không chịu nổi mùi này. Chúng tôi rất kỹ lưỡng mỗi khi rót nước mắm. Nhè nhẹ mở nút. Đổ một vài nhiễu nước mắm. Đậy nút lại chắc chắn. Lấy giấy lau kỹ miệng chai.
T́nh cờ người nhà của Host thấy được, kể lại cho Host. Tao thấy tụi nó ăn cái ǵ quí lắm. Chúng mở chai rất trịnh trọng. C̣n lau chai sau khi đổ nước đó ra chén. Tụi nó quí nước này lắm. Không biết nước ǵ.
Có lần vợ tôi làm chúng tôi hú vía. Mấy tháng đầu tiên ở Mỹ tôi suốt ngày ngồi xem TV để tự học tiếng Mỹ. Host nói ǵ tôi cũng không hiểu. Tôi nói ǵ host cũng đoán chừng ư tôi, lúc đúng lúc sai. Vợ tôi đă từng làm việc cho ngân hàng Chase ở Sài G̣n, nên tiếng Mỹ giỏi hơn tôi.
Mỗi ngày Nàng đi xe lửa xuống New York làm việc, chiều tối mới trở về. Hôm đó Nàng ngủ quên (hay lo ra không xuống đúng trạm?). Xe lửa chạy tới trạm cuối cùng ở tiểu bang Pennsylvania. Đó là chuyến xe lửa cuối cùng. Một người Mỹ thấy Nàng lạc lơng ở sân ga, tội nghiệp, giúp gọi về Host ở New York. Host cũng không biết ga đó ở đâu, nên phải lấy bản đồ t́m đường đến đón Nàng về. Hôm đó tôi hú vía.
Kể từ đó Nàng nổi tiếng trên chuyến xe lửa giờ đó. Mỗi lần xe lửa ngừng ở trạm của Nàng, ai cũng nhắc nhở Nàng xuống xe. Người Mỹ rất hiếu khách. Họ thật t́nh thương và giúp đỡ người Việt Nam ḿnh hội nhập vô xă hội.
Chương 4: Nhớ lại 42 năm qua, tôi không muốn hận thù.
Phần 2: Nước Mỹ tuyệt vời với di dân và người tỵ nạn
Chương 5: Chọn nơi này làm quê hương, quyết tâm hội nhập.
Chương 6: T́nh người Việt Nam ở Mỹ.
Chương 7: Hănh diện ḿnh là người gốc Việt.
Chương 8: Trở về thăm lại quê hương, thương đất nước và con người Việt Nam.
Phần 3: Nh́n về tương lai.
Chương 9: Các Phố Sài G̣n Nhỏ ở Mỹ.
Chương 10: Nhắc lại quá khứ, nhưng ngó về tương lai để sống.
Chương 11: Vài ư nghĩ về tương lai người Việt Nam trong nước và hải ngoại."
(Trích sách "42 năm sống ở Mỹ: Được ǵ, Mất ǵ?" thuộc bộ sách "Nước Mỹ nơi tôi đang sống" của Lê Thanh Hoàng Dân)
Sách bán trên Amazon rất mắc, các bạn đừng mua, tôi sẽ từ từ trích đăng các bạn đọc miển phí.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
ICEEXPRESS (03-13-2024), meyeucon (03-15-2024)
 
Page generated in 0.06268 seconds with 10 queries