VietBF - View Single Post - V́ sao có tên gọi Hồ Con Rùa?
View Single Post
Old 03-13-2024   #3
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,261
Thanks: 25,037
Thanked 15,619 Times in 6,699 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Hồ Con Rùa c̣n được biết đến với tên chánh thức Công Trường Quốc Tế. Đây là một bùng binh, ṿng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường Vơ Văn Tần (đường Trần Quư Cáp xưa), Phạm Ngọc Thạch (đường Duy Tân xưa) và Trần Cao Vân (đường Trần Quư Cáp xưa).
Trước năm 1975 ở đây có tượng con Rùa đội một bia đá ghi ơn chiến sĩ, nên mới có tên là Hồ Con Rùa. Tên chánh thức là Công Trường Chiến Sĩ Tự Do, sau đổi tên là Công Trường Quốc Tế.
Hồ con rùa ở Sài G̣n nằm gần Đại Học Luật và Viện Đại Học Sài G̣n ngày xưa.
Ở đây ngày xưa dập d́u các sinh viên trường Luật, đẹp và tràn đầy sức sống. Ở đây cũng có nhiều thanh niên tuổi quân dịch, bị kêu lính, từ giă người yêu, uống ly chanh đường, uống môi em ngọt, như lời Phạm Duy trong bài "Trả Lại Em Yêu":
“Trả lại em yêu, khung trời Đại Học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt…”.
Sài G̣n ngày nay thay đổi nhiều, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn t́m lại được một vài vết tích ngày xưa.
Ngày nay nơi này có nhiều quán ăn, quán cà phê, phục vụ du khách từ sáng đến khuya. Về đây thăm lại chốn này, ḷng tôi thổn thức, nhớ lời bài ca Trả lại Em yêu của Phạm Duy, bao nhiêu người trai Sài G̣n thời đó phải trả lại người yêu khung trời đại học, con đường Duy Tân cây dài bóng mát, để đi chinh chiến miền xa.
Cuộc chiến đă chấm dứt, bao nhiêu người trai đó trở về? Bao nhiêu được đi Mỹ? C̣n sống hay đă chết rồi? Buồn cho một thế hệ.
Phe Chiến Thắng đập phá nhiều kiến trúc và thay đổi nhiều tên đường và địa danh lịch sử, tuy nhiên cho tới nay sau 44 năm (bây giờ 49 năm) họ "giải phóng" Sài G̣n, nhiều kiến trúc quá khứ vẫn c̣n tồn tại.
Đặc biệt nhiều bài ca, nhiều sách vở nhắc nhở đến những địa danh này, vẫn c̣n tồn tại, chưa bị tiêu diệt hẳn. Đối với thế hệ trẻ, không biết ǵ về quá khứ thành phố nơi họ sống, đường Duy Tân của Phạm Duy nay là đường Phạm Ngọc Thạch. Ngày xưa cây cối ở đây đẹp và xum xuê, nhiều bóng mát, đẹp và thơ mộng lắm.
Về thăm lại Sài G̣n cuối năm 2009, tôi và người t́nh trăm năm thích đi ṿng quanh Sài G̣n, thăm phố xá ngày nay, cố h́nh dung lại những tháng ngày xưa, hạnh phúc nơi này.
Hồ Con Rùa này nằm gần con đường Duy Tân cây dài bóng mát, được nhắc nhở tới trong bài “Trả Lại Em Yêu” của Phạm Duy, có một lúc bị chế độ Sài G̣n ngày trước cấm không được tŕnh diễn công cộng, v́ phản chiến.
Về đây đi lại con đường học tṛ này, ngồi nhâm nhi ly cà phê sữa đá ở các quán giải khát, quán ăn xung quanh Hồ Con Rùa, tôi nhớ lại những ngày xưa thân ái. Nhiều kỷ niệm đẹp tràn về. Vui quá.
Vị trí nơi đặt Hồ Con Rùa có một lịch sử lâu đời.
Thời nhà Nguyễn (năm 1790) ở đây là cửa thành Bát Quái hay thành Quy. Năm 1878 dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đă xây một hồ nước ở đây. Hồ này bị phá bỏ vào năm 1921. Lúc đó người Pháp mở rộng giao lộ này và đặt tên nơi đây là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard - nay là đường Vơ Văn Tần - và đường Larclauze - nay là đường Trần Cao Vân).
Tại địa điểm này người Pháp đă xây dựng một bức tượng 3 chiến sĩ Pháp và một hồ nước nhỏ, nên người dân Sài G̣n gọi đây là công trường 3 H́nh. Năm 1956, chánh quyền miền Nam đă phá bỏ tượng 3 chiến sĩ Pháp, và đổi tên công trường này là Công Trường Chiến Sĩ.
Hồ Con Rùa được chánh quyền Việt Nam Cộng Ḥa xây dựng vào năm 1965-1967.
Kiến trúc sư Nguyễn Kỳ đă thiết kế khu quảng trường này. Từ những năm 1970-1974 hồ này được chỉnh sửa thành một ṿng xoay giao thông lớn với đường kính 100 thước (m), với tượng một con Rùa lớn trên lưng có một bia đá ghi ơn những chiến sĩ đă v́ Tổ Quốc hy sinh tánh mạng. Và người dân Sài G̣n đă gọi nơi đây là Hồ Con Rùa. Tên chánh thức là Công Trường Chiến Sĩ Tự Do, sau đổi tên là Công Trường Quốc Tế.
Sau khi Sài G̣n bị Cộng Sản "giải phóng", con Rùa này và bia đá ghi ơn chiến sĩ liều ḿnh cứu nước, đă bị phá hủy. Mặc dầu con Rùa đă mất, dân chúng ở đây vẫn gọi đây là Hồ Con Rùa, cũng như họ gọi thành phố Hồ Chí Minh là Sài G̣n.
Các bạn có nghe giai thoại truyền miệng về Hồ Con Rùa thời Tổng Thống Thiệu?
Theo một giai thoại, thấy đất nước sau ông Diệm quân đội cứ đảo chánh hoài, khi lên nắm chánh quyền, Tổng Thống Thiệu mời một ông Thầy Phong Thủy người Hoa đến xem địa thế dinh Độc Lập.
Theo ông Thầy nầy, dinh Độc Lập nằm ở long mạch, ngay đầu Rồng. Đuôi Rồng nằm ở chỗ hồ Con Rùa. Nếu để đuôi Rồng ve vẫy, quyền hành Tổng Thống không bền vững, sẽ có nhiều biến cố.
Tổng Thống Thiệu đồng ư yểm bùa trấn đuôi Rồng bằng một con Rùa to tướng, làm cho Rồng không c̣n vẫy đuôi được. Nhờ đó sự nghiệp của Tổng Thống Thiệu mới lâu bền, như các bạn biết..."
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.06288 seconds with 9 queries