VietBF - View Single Post - Trách Nhiệm Công Dân
View Single Post
Old 10-17-2020   #1
cha12 ba
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
cha12 ba's Avatar
 
Join Date: Jan 2013
Posts: 37,973
Thanks: 81,074
Thanked 56,785 Times in 24,152 Posts
Mentioned: 430 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10758 Post(s)
Rep Power: 75
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
Default Trách Nhiệm Công Dân

10/17/20

Bạn,



Có bao giờ bạn ngồi nghĩ về trách nhiệm công dân của một cường quốc?

Khi dơ tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, người di dân thường nghĩ đến khi về già sẽ được hưởng tiền an sinh xă hội… chẳng mấy ai nghĩ đến trách nhiệm đi bầu mỗi 2, 4 năm có tầm mức quan trọng như thế nào.

Cho đến khi… cơn đại dịch xảy ra.

Từ một công dân nước nhỏ, nghèo như VN chịu cơn tai biến 1975, người Việt định cư tại Hoa Kỳ, kẻ có trách nhiệm trong cuộc chiến VN. Các chính khách, tướng lănh VNCH viết hồi kư rất nhiều nhưng chẳng có ai nhận định và phân tích vai tṛ và trách nhiệm của VNCH và Mỹ về những sai lầm khiến miền Nam VN sụp đổ.

Sau 45 năm, khi thương chiến (trade war) xảy ra giữa Mỹ và Trung Cộng. Người Mỹ mới nh́n nhận chuyện Mỹ (Nixon) bắt tay với Trung Cộng để hy vọng nâng cao kinh tế th́ Trung Cộng sẽ thay đổi. Điều đó đă thất bại.

Bàn cờ VN đă thất bại khi thí chốt (VNCH) để ăn xe (Trung Cộng đổi mới) đă không thành. Trong khi người Việt quốc gia định cư tại hải ngoại đă mau chóng bày ván cờ “kháng chiến phục quốc” và cũng thảm bại v́ chưa chịu học bài học lịch sử và chính trị quốc tế. Sau đó chúng ta chăm chỉ làm ăn và khi về hưu nhiều người đă trở thành triệu phú.

Cơn mê làm giàu và du lịch đă khiến mọi người quên đi bài học lịch sử, bạn và thù; giấc mơ kinh tế làm quên đi bài học chính trị mà giáo dục là căn bản.

40 năm sau, chúng ta có rất nhiều các nhà khoa bảng, chuyên môn… nhưng ngoài năng khiếu đó, tŕnh độ chính trị của chúng ta là số không (zero). Đă có bao nhiêu người VN đọc báo, sách, nghiên cứu, theo dơi các biến chuyển của từng thập niên 1980s, 1990s, 2000s, 2010s trên đất Mỹ…. Chắc chắn sự hiểu biết và quan điểm của chúng ta sẽ khác với người Mỹ (thành phố hay thôn quê).

Nhận định này có quá chủ quan không?

Hăy nói về bầu cử.

Khi đi bầu cho mỗi mùa tranh cử: Bạn chọn ứng cử viên Cộng Ḥa hay Dân Chủ? V́ lư do ǵ? Ưu tiên của bạn là ǵ? Bạn có tham dự chọn ứng viên của đảng trong ṿng sơ khởi (primary). Chắc chắn là không. Vậy th́ khi đứng trong pḥng phiếu, bạn chỉ có thể chọn một trong hai ứng viên: Dân Chủ hay Cộng Ḥa. Cuối cùng, chúng ta cũng như đa số dân Mỹ: Chọn ứng viên ít xấu hơn. C̣n nếu đă nhập đảng (hay mê đảng) th́ nhắm mắt mà bầu không cần ứng viên có thành tích ra sao.

Nếu thế th́ cũng chẳng có ǵ để nói.

Chúng ta vẫn c̣n đi bầu theo cảm tính (emotion) với nhận định mê sảng: Cộng Ḥa (Republican, GOP) mới “chống Cộng” c̣n Dân Chủ (Democrat) là thiên Cộng. Tính toán chính trị của người Việt vẫn là ước muốn (wishful thinking) hơn là thực tế.

Người Mỹ đi bầu để chọn ứng viên thi hành chính sách có lợi cho nước Mỹ. Nhu cầu của họ là ǵ? Công việc làm, y tế, trường học… không có công dân Mỹ nào bỏ phiếu cho ứng cử viên với yêu cầu: “Đánh Trung Cộng để cứu VN”.

Chúng ta, người Mỹ gốc Việt vẫn không hiểu là cho dù Cộng Ḥa hay Dân Chủ cầm quyền th́ cũng là lo cho quyền lợi nước Mỹ, dân Mỹ chứ không phải lo chuyện VN, biển Đông….

Tỉnh lại đi bạn.

Khi cộng đồng VN có ứng cử viên tranh chức Nghị Viên, Thị Trưởng, Dân Biểu tiểu bang… chúng ta nghĩ rằng chúng ta có tiếng nói trên sân khấu chính trị Mỹ? Và khi chúng ta ghi danh ủng hộ đảng (Dân Chủ hay Cộng Ḥa) là chúng ta có kiến thức chính trị? Có lẽ vậy nên hiện nay, CĐVN chia phe ủng hộ Trump (không phải ủng hộ đảng Cộng Ḥa) và phe chống Trump (không biết có ủng hộ Biden hay đảng Dân Chủ hay không).

Nếu có ai hỏi ủng hộ đảng — khác ǵ — với ủng hộ ứng cử viên th́ chắc cũng khó nói v́ đa số người Việt thích theo dơi Facebook, social media hơn là đọc các tài liệu chính trị. Và nếu có theo dơi giới truyền thông Mỹ th́ cũng chẳng biết đâu là thực hư.

Điều buồn cười là chúng ta sống dưới chế độ dân chủ. Đa số có ưu tiên hơn thiểu số. Chúng ta (CĐVN) là thiểu số nhưng thiên kiến chính trị khiến chúng ta quên đi những nhu cầu của dân Mỹ (đa số). Nếu một mai, Trung Cộng yếu thế nên chấp nhận điều kiện thương mại của Mỹ và Mỹ bỏ rơi VN, tuy vẫn giữ quyền đi lại trên biển Đông, th́ CĐVN sẽ làm ǵ? Khóc? Chửi? Tiếp tục du lịch cho quên ngày tháng?

Lắng nghe lư luận của hai bên th́ mới thấy kiến thức chính trị của người Việt c̣n ấu trĩ lắm. Khi chính trị gia Mỹ gốc Việt c̣n nói nhảm th́ thường dân Mỹ gốc Việt nói bậy có nghĩa lư ǵ? Chỉ buồn cho người Việt ngoài Mỹ hay trong nước đang mong đợi “dân chủ” nơi quê hương sẽ khóc thét khi biết khả năng chính trị của người Việt trên đất Mỹ.

Cơn đại dịch xảy ra đưa mọi người bất kể tôn giáo, giai cấp, chủng tộc… trở về đời sống căn bản: Ăn, ngủ, làm việc (nếu c̣n) và tự giải trí. Không c̣n những xa hoa: Du lịch, ăn tiệm, mua sắm, xem các trận đấu thể thao, tŕnh diễn âm nhạc… tất cả chấm dứt v́ dịch. Tiếp tục ăn chơi, buôn bán mặc cho dân tiêu thụ chết dịch th́ rồi năm tới bạn sẽ bán hàng cho ai? Mở cửa trường học cũng vậy? Mặc cho hứa hẹn an toàn, câu hỏi nếu học sinh mắc dịch th́ năm tới ai sẽ đi học? Cứu thượng tầng kinh tế mà bỏ hạ tầng cơ sở (tiểu thương) và dân tiêu thụ th́ có c̣n gọi là kinh tế thị trường hay không? Chỉ một chuyện đeo mặt nạ pḥng bệnh mà cũng tranh căi, thưa kiện là “tự do chọn lựa” th́ ư thức cá nhân đă trở thành bệnh hoạn tâm lư chứ không c̣n là “vệ sinh thường thức” nữa.

Lănh đạo có trách nhiệm giải quyết vấn đề nhưng công dân có trách nhiệm chia sẻ giải pháp do lănh đạo đưa ra chứ không thể nhắm mắt đ̣i cái không thể có được. Công dân Mỹ gốc Việt có khả năng làm như vậy chăng?

Trần Công Lân
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	TS-dang-vien-cong-san-khong-nhap-tich-my-2-326x245.jpg
Views:	0
Size:	12.6 KB
ID:	1672243  
cha12 ba_is_offline  
The Following 3 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
tayden (10-17-2020), thangtram (10-18-2020), The.Cuong (10-17-2020)
 
Page generated in 0.04925 seconds with 11 queries