VietBF - View Single Post - Nguyễn Văn Thà: Hoàng Lan Chiều Hoang
View Single Post
Old 06-03-2020   #2
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,220
Thanks: 7,291
Thanked 45,887 Times in 12,764 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Những cuốn sách được nhét trong bao phân u rê bỏ nằm ngổn ngang bơ vơ trong một căn pḥng nhàn nhạt ánh buồn bă và thoang thoảng mùi mốc; cái cửa sổ nhỏ để lọt những làn sáng nhỏ chẻ song song qua song cửa mà trong đó những con muỗi, những con mằn hăn bay bay trong vương quốc thầm lặng của chúng, và rọi lên tượng thánh giá treo rầu rĩ đầu chơng. Nàng nói nàng mới thồ sách từ nhà mẹ nàng về, khi t́nh h́nh đă có vẻ bớt căng thẳng về chuyện ”sách vở văn hoá đồi truỵ.””Cuốn ấy nằm trong bao cái bao đặc biệt này, bao tôi cột hai ṿng bằng sợi dây xanh.” Nói rồi, nàng mở dây bao rồi đổ lên chiếc chơng kê sát. Trên chơng nằm lăn lóc những cuốn sách đă có màu nhọc nhằn. Toàn là những sách tôi thích. Tôi xem qua cuốn Commentaries on living trước, rồi ṭ ṃ giở vài trang đầu mấy cuốn khác. Trên trang đầu mỗi sách đều có viết tên Lê Chính Danh và in dấu son khắc bằng triện thư chữ : tâm hư. C̣n có mấy cuốn thơ Đường Trần Trọng San soạn, có lời đề tặng sách kèm với chữ kư của Tâm Hư cho người yêu rồi vợ là Hoàng Lan, và nhất là cuốn Toàn Đường Thi mà theo lời đề tặng th́ chồng Lan mua ở Đài Bắc, nhân chuyến du lịch của ông Danh được TT Nguyễn Văn Thiệu thưởng cho các quân nhân chiến đấu xuất sắc trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, tặng cho ”cô đồ non” họ Hoàng. Một lúc sau thấy cứ ṭ ṃ măi như thế là bất nhă, tôi quay lại để xin lỗi th́ thấy Lan đă lẻn đi từ lúc nào không hay. Tôi cầm cuốn sách cuốn Commentaries on living ra pḥng trước, thấy Lan đang ngồi một ḿnh trên ghế. Lan đang cúi đầu, có vẻ nghĩ ngợi, nghe tiếng chân tôi bước ra, nàng ngẩng đầu lên mỉm cười tươi sáng như thể đă t́m ra câu giải đáp cho vấn đề nan giải, và tôi chưa kịp nói ǵ th́ nàng đă lên tiếng:




”Thôi, anh cứ cầm về mà đọc. Không phải tiền nong ǵ cả.”




”Tôi không dám nhận. Xem ra chị đang cần tiền trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.”




”Khó th́ khó đấy. Nhưng khi thấy anh cầm sách mà xem, tôi như thấy lại anh Danh đang nâng niu chúng trên tay. Tôi coi anh như anh Danh. Thôi, anh cứ lấy những cuốn sách mà đọc dần, cứ như tôi thay mặt anh Danh cho anh mượn.”




Rồi nàng cười: ”Xin phép cho Lan hỏi: ’Anh không phải người ở đây?’”




”Thưa không. Tôi vào đây học cái nghề ǵ đó kiếm ăn, chứ làm nông mà lại làm nông hợp tác xă th́ cực quá.”




”Bữa thấy anh học may, tay chân luưnh quưnh như thế th́ học được cái ǵ! Mà anh ở ngoài Trung? Nghe tiếng của anh tôi đoán vậy.”




”Vâng, không hẳn ở Miền Trung, chính ra tôi gốc người Quảng B́nh, nhưng ở Hàm Tân, B́nh Tuy.”




”A, anh Danh có đóng ngoài đó một năm. Tôi có ra thăm và có tắm biển ở đó. Biển thật đẹp, băi cát trắng tinh khôi hàng mấy chục cây số, lại c̣n phi lao xanh dài ngút mắt. Chúng tôi c̣n thuê người chèo thuyền thúng ra Ḥn Bà. Người chèo thuyền thúng chèo dễ như chơi. Anh Danh tưởng bở, thử chèo, thuyền thúng cứ xoay ḷng ṃng, không nhích được một gang.” Nàng cười vui và nói giọng trong trẻo, đầy màu vui, như những ngày nắng ấm ấy, hạnh phúc ấy vẫn c̣n chờ nàng ngoài song cửa. Rồi như chợt nhớ ra điều ǵ, nàng nhíu mày, buông xuống giọng thầm: ”Mà anh này, ngoài ấy chắc dễ vượt biên lắm…”




Tôi giật ḿnh, cái giật ḿnh không xứng đáng với người nữ đang gặp khốn khó nhưng vẫn tin tưởng và muốn cho không tôi những cuốn sách quư giá; nghĩa cử ấy trôi vào ḷng tôi như gịng nước ngọt từ một con suối hiền mới đây thôi mà giờ đă cạn vào cơi hoang sơ, huyền thoại.




”Hồi trước th́ dễ thật. Giờ th́ không c̣n dễ nữa. Tôi đi mấy lần, không lọt, giờ tạm lánh vào đây.”




Tôi thấy ngồi lâu không tiện, tính ra về dù rất muốn rốn lại. Cuối cùng, tôi moi trong túi áo ra một số tiền kha khá, đưa cho Lan và nói:




”Xin cho tôi nói thật ḷng: Đây không phải là tiền mua sách, mà là tiền tôi muốn muốn góp một phần để chị mua đồ mà thăm nuôi anh ấy. Nhờ những người như anh ấy mà tôi được yên tâm học hành trong những năm chiến tranh khốc liệt, và bây giờ các anh ấy phải sa vào ṿng tù tội. C̣n chuyện sách, th́ thỉnh thoảng tôi đến mượn vài cuốn để đọc tạm, rồi trả lại cho anh ấy, chứ tôi đang ở trọ chui, nay đây mai đó, mất đi th́ uổng.”




Lan ứa nước mắt, những giọt nước mắt đẹp lăn trên mặt đẹp.




Những tuần sau đó, tôi gặp Lan nhiều lần nữa, gặp để đổi sách và biếu thêm ít tiền. Càng ngày nàng càng thuận ḷng đưa tay ra nhận tiền hơn. Chuôi tay ngọc, bàn tay ngà đă có màu xanh xao và gầy guộc dần.




Bẵng đi một thời gian không c̣n thấy Lan đứng bán sách chỗ cũ và khi gặp lại, nàng cho biết với số tiền của tôi biếu góp nhặt lại, nàng đă đi thăm được chồng nàng đang ”cải tạo” ngoài Yên Bái. Nàng kể anh ấy bảo Lan không cần phải thăm anh ấy nữa, mà hăy dành chăm lo cho các con. Lúc đó tôi mới hỏi:




”Vậy anh chị có mấy đứa con.”




”Hai anh ạ. Cháu gái lớn năm nay mười bảy tuổi, ở với tôi, đang học lớp mười một. Thằng em kém hai tuổi, đang ở với bà ngoại. Chúng nó đều học giỏi cả, nhất là cháu gái, mà chắc là chẳng đi tới đâu với cái ’chế độ tuyển sinh’ ’hồng hơn chuyên’ của họ.”




”Vâng, tôi hiểu.”




Rồi có một ngày, trước Tết, mẹ tôi vào thăm và tiếp tế gạo, tiền cho tôi ăn Tết và cho biết mấy đứa em tôi có rẫy dưa ven biển đang tổ chức chôn dầu vượt biên, móc được ghe giả cào ba lốc đầu xanh; khoảng ”Tháng Ba bà già đi biển” sẽ đi; mấy đứa em cần tôi đi v́ thương tôi đă đành mà c̣n v́ để thông dịch cho chúng khi tàu ngoại quốc họ vớt. Có lẽ nhờ cái đầu óc đă đọc vô số tiểu thuyết lồng đủ loại bẫy đời mà những nhân vật trong truyện đă t́m đủ cách, đủ kiểu thoát ra được, tôi bỗng nói trơn tru như đă sắp sẵn từ lâu:




”Mẹ à, mấy tháng trốn trong này con có quen một đứa con gái mười bảy tuổi. Con nhỏ xinh đẹp, hiền lành. Con muốn đưa cô ta đi luôn, rồi qua bên đó cưới.”




Nói xong tôi mới thấy ḿnh nói ẩu, nói liều, và đang hơi hoảng th́ bà mẹ của tôi đă cười tươi, đôi mắt nheo, đỏ, kèm nhèm v́ lông quặm cũng cười theo:




”Trời đất. Mẹ mong con lập gia đ́nh đă lâu, vậy th́ tốt quá. C̣n mấy tháng nữa mới đi, không việc ǵ phải qua bên đó mới cưới, cứ cưới ở đây rồi đưa đi vừa chắc ăn, vừa ba mẹ có dịp ăn cưới con trai trưởng, và con nhỏ đó phải chính thức là vợ con, th́ mẹ nghĩ đứa em mới chịu cho nó đi… Mà không phải là nghĩ, mà là phải như vậy.”




Tôi chưng hững, v́ chuyện tôi tự nhiên dựng lên lại dẫn tới những nẻo mới có khuôn có phép như vậy, nhưng cái miệng của tôi vẫn cứ phải phóng theo lao v́ cái động lực cứu nhân độ thế trong tôi lúc này đang lấn át tất cả:




”Vâng, mẹ nói phải, mẹ cứ về ngoài đó đi, nói lại với các em dành thêm một chỗ cho vợ tương lai của con. Con sẽ hỏi lại chuyện cưới hỏi với người yêu của con và mẹ của nó…”




Khi không người con gái tôi chưa từng gặp một lần và chỉ được mẹ cô nàng nhắc qua như một danh mục, trở thành người yêu và sẽ là vợ tôi. Ôi, cái động lực thúc đẩy con người cứu nhân độ thế mạnh mẽ biết bao như Somerset Maugham từng nói: Cái đam mê lớn nhất của con người ấy là ham mê cứu nhân độ thế, có thế mới có những người một đời xả thân v́ nước, phụng sự xă hội, khoa học, những chiến sĩ liều chết v́ nước.




Mẹ tôi hỏi vặn:




”Ủa, con nói là con hỏi lại mẹ nó, vậy nó không có cha hả?”




”Dạ có, nhưng cha bị đi ’cải tạo’ rồi mẹ à.”




”Ừ, mẹ hiểu. Tội nghiệp. Mà con của mấy ông sĩ quan chắc biết lễ nghĩa, cương thường. Được đó con. Không ǵ bằng cương thường lễ nghĩa con à!”




”Dạ, con cũng nghĩ vậy,” tôi trả lời, và dung nhan Lan hiện ra trong đầu tôi, tôi bồi thêm:




”Mà con nhỏ đẹp gái lắm mẹ à. Da trắng như bông bưởi, tóc đen như mun, môi hường…”, toàn những khái niệm về vẻ đẹp con gái mà những người dân quê như mẹ tôi hay dùng.




Mẹ tôi cười, vẫn nụ cười tươi từ cái miệng móm mém:




”Ừ, mấy ông lớn lấy vợ đẹp, thời con phải đẹp thôi, nhất là con gái. Vậy th́ được lắm. Con vậy là tốt số. May mà con không lấy con Trang mà mẹ cứ nằng nặng đ̣i con lấy. Giờ nó bỏ ông chồng thầy giáo, cặp thằng dân ba đờ ghe ở dưới xóm cửa, vượt biên với nó mất tiêu rồi.”




Tôi lại giở cái giọng bà già trầu để mẹ tôi khỏi nói thêm chi cái chuyện nghĩ mà bắt mệt đó:




”Dạ, con người có cái số, mẹ à.”




”Con nói phải đó: Con người có số.”




Tôi lại gặp Lan nơi cội cây, chỗ ấy. Lan lúc này không c̣n bán sách mà bán thuốc tây nhập mà dạo đó Vietnam Diffusion, nhóm trí thức ở Pháp thân CS Hà Nội, nhận tiền thân nhân của ”bọn đĩ điếm chạy theo đế quốc ăn bơ thừa, sữa cặn” mua thuốc tây bên Pháp, gởi từng thùng nhỏ về cho thân nhân của họ trong nước, v́ lúc ấy trong nước dân cũng như cán bộ CS cần sống chết thuốc tây thiệt, thay v́ cho phép Việt kiều gởi ngoại tệ về v́ một chính phủ CS thủa ấy c̣n chưa sạch śnh lầy, tăm tối và dă man đă ghen tức, không muốn thân nhân với những tệ tính kể trên mà họ gán gởi ngoại tệ về cho bọn thân nhân trong nước ngồi mát mà ăn bát vàng, tuy rằng bát vàng ấy là của thân nhân ở nước ngoài đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được chứ không phải của CS.




Tôi nói với Lan cái ư tôi muốn đưa con gái của Lan đi vượt biên với tôi. Nàng vui hẳn lên, nhưng không hân hoan quá mức như những người khác khi được nghe về cơ hội may mắn cỡ này trong một Đất Nước mà cột đèn nó cũng muốn đi (vượt biên), nàng nói:




”Khi biết anh người ở ngoài ấy, tôi cũng năy ra cái ư là xin anh: nếu có cơ hội đi được, th́ anh cứu con bé, th́ tôi rất đội ơn anh. Nhưng anh biết đấy, gia đ́nh tôi chỉ có sách, chứ không có tiền có vàng, mà tôi lại nói cái ư ấy ra với anh th́ tôi sợ anh khinh.”




Rồi khi tôi nói cái ư của mẹ tôi muốn tôi cưới hỏi con bé đàng hoàng trước khi đi vượt biên, Lan tái mặt, ấp úng gần như cà lăm:




”Chuyện mẹ anh buộc anh muốn cưới con gái tôi, th́ mới cho nó đi, nó nhỏ tuổi, tôi không biết nó có chịu không. Tôi phải hỏi ư nó.”




Tôi nh́n chăm vào Lan và nói:




”Dĩ nhiên rồi, nhưng trước khi chị nói với con chị, chị để cho nó gặp tôi cái đă.”




Lan cúi đầu ra chiều cam phận:




”Vâng, anh nghĩ thế cũng phải.”




Tôi gặp Huệ, con gái của Lan, hôm sau, trong khu vườn có cây hoàng lan vừa có những nụ hoa vừa hé mở, và hương toả ra c̣n rất thoảng. Huệ có cái nhan sắc, vóc dáng của Lan. Có thể nói là cả hai đều từ một khuôn đúc mỹ lệ của Tạo Hoá, nhưng trên nhan sắc không có cái tươi vui, phơi phới đáng có v́ những phẩm tính này đă bị cuộc đời quá tàn nhẫn cướp mất đi, nhưng, như một nụ hoa đang ngă màu ủ ê v́ gió độc nắng gắt, nụ hoa ấy xem ra chỉ cần một làn mưa nhẹ cũng đủ làm cho tươi tắn lại. Tôi nh́n Huệ rồi nh́n mẹ của Huệ, nh́n qua nh́n lại, nh́n lại nh́n qua. Tôi, trong một thoáng, nhớ tới bức tranh chợ bán những nữ nô lệ xinh đẹp Ả rập da trắng ở Ba Tư mà tôi có lần ngắm trong cuốn đại từ điển La Rousse. Những người đàn bà đẹp đẽ nhan sắc, rắn lượn thân h́nh. Tôi xua ngay cái h́nh ảnh man rợ mà gây nuốt nước bọt đó. Tôi quay qua Lan nói:




”Hay là chị cho phép tôi đưa em Huệ đi ra ngoài quán cà phê vườn gần đây nói chuyện chúng ta bàn lúc năy trước khi chị nói với Huệ. Như thế th́ tiện hơn.”




Lan lại có vẻ cam chịu như vẻ mặt của một ả nô lệ nhỉnh tuổi hơn các ả khác trong bức tranh kể trên khi đứng trước sự đổi ư của tôi:




”Vâng, như thế cũng được.”




Huệ mím môi hỏi mẹ:




”Chuyện ǵ vậy mẹ?”




”Chú là người quen của ba. Chú ấy muốn giúp con. Chú muốn nói chuyện riêng với con trước khi quyết định giúp.”
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.07676 seconds with 10 queries