VietBF - View Single Post - CHUYỆN LINH TINH BUỒN VUI TRONG ĐỜI
View Single Post
Old 11-25-2020   #312
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



Bốn mươi ba năm sau, tháng Ba năm 2011,
ông cụ Nguyễn Bổng, sáu mươi bảy tuổi, cựu Biệt Động Quân xạ thủ đại liên M 60, hiện đang sống ở Denver, tiểu bang Colorado Hoa-Kỳ, qua điện thoại, với giọng nói B́nh-Định rặt, nửa vui sướng, nửa bùi ngùi, nhắc lại kỷ niệm này .

“Ngày đó chỉ có tui với Trung úy
được bốc về sân vận động Đà-Lạt để cho ông Tướng Ân gắn huy chương. Hănh diện quá chừng chừng…”

Sau chiến tranh cả mấy chục năm, khi gặp lại, đồng đội cũ của tôi ở Đại đội 1/11BĐQ vẫn kêu tôi là trung úy :

“Trung úy ơi ! Trung úy dạo này có mạnh khỏe không ?…”


Sau khi Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 2 di chuyển lên Tùng-Nghĩa th́ đại đội tôi cũng lên vùng núi Voi và Đơn-Dương để hành quân diều hâu. Cho tới cả tháng sau tôi mới có dịp trở về ứng chiến ở sân bay Con Hinh Da, Bảo-Lộc.

Bố quân xong, tôi lên xe trực chỉ xóm Chùa.

Tới nhà cô giáo Ngọc, tôi thấy căn nhà vắng lặng. Ông già “Bàn đèn thuốc phiện” ló đầu ra khỏi cửa gọi :

– Ông Trung úy ơi! Có người gửi thư nhờ tôi đưa dùm cho ông đây.

Lá thư cô giáo viết cho tôi chỉ vỏn vẹn có mấy gịng, không ghi ngày tháng, không có tên người nhận, và người viết cũng không kư tên .

“Cô cắn cỏ ngậm vành ghi tạc ơn em.
Mong em giữ kín trong ḷng đừng cho ai biết rằng em đă quen biết gia đ́nh cô.

Hăy hứa với cô rằng em sẽ quên tất tận cả những ǵ em biết về gia đ́nh này nhé em! Cám ơn em và chúc em vạn phần may mắn. Vĩnh biệt ! Cô của em.”

Căn nhà tuy khóa cửa chính, nhưng cửa sổ vẫn mở. Tôi nh́n rơ vật dụng trong nhà vẫn y nguyên. Kể cả cây ghi ta vẫn c̣n trên tường. Như thế tôi hiểu rằng lúc dọn nhà, chắc mẹ con cô giáo đă vội vàng, hấp tấp lắm.

Tôi thẫn thờ bước chân xuống đồi. Tôi và gia đ́nh cô giáo Ngọc xa nhau tám năm. Vừa mới gặp lại hai ngày, nay đă chia ly lần nữa.

Trở về phi trường, tôi nói với anh Duyên rằng, anh ấy có thể lấy xe đi đâu th́ đi, đi tới bao giờ về cũng được, đừng lo lắng ǵ cả.




Nằm trong lều, vắt tay lên trán, tôi ôn lại những chuyện xảy ra trong thời gian đă qua.
Chuyện rơ như ban ngày, sao tôi không nghĩ ra nhỉ ?

Năm 1960 là năm bọn
“Mặt Trận Dân-Tộc Giải-Phóng Miền Nam” ra đời. Cuối hè năm đó, học sinh Hội-An thiếu ǵ người bỏ học, vào bưng ?

Dịp này, thày Như đem gia đ́nh vào Blao, nơi xứ lạ, để không ai biết gốc gác lai lịch gia đ́nh thày. Không phải lo lắng chuyện nhà, thày Như có thể yên tâm đi theo ư nguyện của ḿnh. Chắc cô giáo Ngọc biết chồng cô đang hoạt động trong địa phận tỉnh Lâm-Đồng này, nên bất ngờ thấy tấm ảnh cũ, cô lo sợ, dấu diếm quanh co.

Cô nói trớ ra rằng nó đă được chồng cô giao cho người bên nội giữ, nhưng cô quên trước đó vài ngày cô đă kể cho tôi chuyện chồng cô là người cuối cùng của ḍng họ Vơ ở thôn Trà-Đ́nh 2, Hương-An, Thăng-B́nh, Quảng-Nam.

Như vậy, tên cán bộ Việt-Cộng bị đại đội tôi giết hụt ở Tứ-Quư không ai khác hơn là thày Như !
V́ sợ tôi tiết lộ việc này cho con của cô biết, và sợ bị kết tội liên lụy với Việt-Cộng, nên cô Ngọc vội vàng dẫn con ra đi.

Một thời gian sau, v́ bận bịu công việc, tôi cũng không bận tâm thêm chuyện nhà thày Như, cô Ngọc.

Đầu tháng Chín năm đó, Chuẩn tướng Trương Quang Ân, Tư Lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh tử nạn. Giữa Tháng Mười, đơn vị tôi về ở hẳn Pleiku, không c̣n trở lại Blao, Đà-Lạt nữa.





Năm 1975 thua trận, tôi đi tù.


Từ khi khôn lớn, vào đời, tôi chỉ chọn có một nghề, đó là nghề làm lính. Suốt thời gian 12 năm làm lính, tôi quanh quẩn sống trong rừng. Vốn liếng tay nghề của tôi chỉ có rừng.

Sau 13 năm tù “cải tạo”, được tha, tôi lạc loài trong thành phố Sài-G̣n. Tôi đă xoay xở nửa năm, mà không t́m ra cách ǵ để sống. Cuối cùng, tôi đành t́m đường lên núi kiếm ăn.

Tôi quyết định lên Đà-Lạt, vào núi Lap Bé Nord đào thiếc. Phong trào đào vàng, đào thiếc đang rầm rộ ở đấy.

Thế là, đúng hai mươi năm sau ngày đại đội tôi từ giă Blao, nay hoàn cảnh bắt buộc, tôi đành miễn cưỡng quay về chốn xưa.

Chiếc xe đ̣ chở tôi rời Sài-G̣n từ sáng tinh mơ. Xế chiều xe mới tới Đà-Lạt. Tôi lên Đà-Lạt, tá túc tại nhà đứa cháu gái gọi tôi bằng cậu. Nhà cháu tôi nằm bên phường 8, cách Nguyên-Tử-Lực Cuộc một cái thung lũng. Tôi ở trên dốc, dưới dốc có một ông trung sĩ cảnh sát chế độ cũ đang làm nghề đào thiếc. Tôi mon men tới nhà ông ta để làm quen, và xin tháp tùng kiếm ăn.

Khi gặp ông cựu cảnh sát Việt-Nam Cộng-Ḥa, tôi nói chuyện với ông ta bằng thứ tiếng Bắc một trăm phần trăm Hải-Dương. Ông ta tưởng tôi từ ngoài Bắc mới vào nên không thắc mắc ǵ nhiều, vui vẻ cho tôi theo ông vào vùng kiếm “xái”.

Ông cảnh sát này mới lấy vợ kế. Vợ cả của ông ta vừa chết. Vợ kế của ông chính là người em dâu của ông ta. Em trai ông cảnh sát là trung úy chế độ cũ, đă chết trong trại cải tạo. Ông cảnh sát không phải đi tù. Ông thương em dâu góa bụa, thương đàn cháu côi cút, nên vợ ông vừa chết là ông lấy bà em dâu làm vợ luôn.

Sau một tuần lễ cộng tác với ông cảnh sát và thằng cháu, cũng là con riêng của vợ ông, chúng tôi bị “mo”. ( “Mo” tiếng Pháp là “mort”, có nghĩa là chết, là thất bại.)





Tôi đành giă từ Đà-Lạt tụt xuống Đức-Trọng, ṃ vào K3 đào vàng.

H́ hục gần mười ngày, “mo” vẫn hoàn “mo”, đến nỗi tôi không c̣n tiền để đi một chuyến xe thồ về nhà người chị họ ở Đức-Trọng. Có một điều đáng nói là, dân đi đào vàng ở đây, nếu chịu giao thiệp rộng một chút, rất khó bị chết đói. Ngày nào cũng có những đám tiệc cúng tổ.

Cứ xong một giếng, thu hoạch vàng xong, các toán đều trích ra một số vàng để đăi đằng trước khi chia phần. Tôi ở đây mới có hơn tuần lễ mà bà con đă nhẵn mặt, mời ăn nhậu tưng bừng, không ngày nào bị đói.

Rồi một sớm mai có chiếc xe thồ bị tụt xuống hố. Tôi nhanh nhảu giúp anh chủ xe một tay, kéo chiếc xe lên. Anh ta và tôi đều là dân Bắc-Kỳ Di Cư. Hỏi ra, anh ấy ở cách nhà bà chị tôi có vài khu vườn. Thế là anh chàng đồng ư chở tôi về tới nhà bà chị tôi rồi mới lấy tiền.

Tôi không phải là người khách độc nhất của một chuyến thồ. Tôi phải chờ hai người khách nữa cho đủ số ba người cho một cuốc xe. Trong thời gian chờ khách, tôi và anh chủ xe ngồi tán gẫu.

Hóa ra anh ta đang học năm cuối cùng Quốc-Gia-Hành-Chánh th́ Việt-Nam Cộng-Ḥa sụp đổ. Tới lúc bấy giờ tôi mới thổ lộ cho anh ta biết tôi là một cựu thiếu tá tiểu đoàn trưởng Biệt Động Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa vừa mới ở tù ra. Nghe vậy, anh ta kéo tay tôi, bắt tôi leo lên xe, không thèm chờ rước thêm khách nữa. Anh ta sẵn sàng chở giúp tôi về nhà không lấy tiền !





Chúng tôi vừa ra khỏi K3 chừng hai cây số th́ nghe phía trước mặt, trong rừng bên đường có tiếng kêu la, “Lạy hai anh tha cho em…”

Chú Lượng, chủ xe thồ ngừng xe quan sát. Trong rừng thưa bên đường, hai thanh niên mặc đồ bộ đội đang dùng hai khúc cây phang cật lực vào đầu một anh xe thồ để cướp cái Kamaz Liên-Xô.

Bị hai khúc củi đập tới tấp lên đầu, lên vai, nhưng anh chàng xe thồ vẫn không chịu buông cái xe ra. Buông tay ra, là mất xe ! Thà chết, chứ không bỏ của!

Vừa van lạy, vừa chửi rủa, anh xe thồ cứ lăn vào ôm cứng lấy cái Kamaz, dai như đỉa.

Có lẽ nạn nhân đă thấy chúng tôi, nên anh ta la lớn,

– Bớ người ta! Ăn cướp! Ăn cướp giết tôi cướp xe! Cứu tôi với bà con ơí!

Chú Lượng nói nhỏ vào tai tôi :

– Tụi bộ đội nó chơi bạo lắm. Ḿnh can thiệp vào, nó chơi ḿnh luôn. Hay là ta quay lại gọi thêm người phụ giúp. Anh tính sao?

Tôi nghĩ, nếu quay trở lại, chưa chắc đă có ai vui ḷng đi theo giúp. Mà dù cho có người đi theo, th́ khi tới nơi, anh chủ xe thồ có lẽ đă chết mất rồi !

Chợt nghĩ ra một kế, tôi vừa nháy mắt ra dấu cho Lượng, vừa hét lớn,

– Đưa khẩu súng cho tao! Tao bắn vỡ óc hai thằng ăn cướp này!

Lượng làm bộ chần chừ. Rồi anh cũng gân cổ nói cho to

– Anh bắn th́ anh chịu trách nhiệm nghe! Tôi chỉ làm chứng thôi đó!

Tôi hét lớn

– Á!… Á!… Hai thằng chó này tới số rồi! Chết nghe con! Á!… Á!…

Tôi và Lượng vừa quát tháo, vừa từ từ bước tới. Chú Lượng làm bộ lục lọi cái xách tay chú đeo ngang hông để t́m vũ khí.

Hai thằng ăn cướp thấy hai chúng tôi hùng dũng quá, chúng nó sợ bị bắn chết, nên vứt hai khúc củi, ù té chạy bán sống, bán chết xuống chân đồi.

Anh chủ xe bị cướp quỳ xuống đất vái lấy vái để

– Em xin quỳ lạy tạ ơn cứu mạng của hai ông. Suốt đời em ghi ḷng tạc dạ công lao của hai ông.

Chú Lượng thực tế hơn :

– Ê bồ ! Ơn với oán cái con khỉ khô. Một chầu nhậu là xong hết.

Sau đó hai chiếc xe thồ phóng vèo vèo trực chỉ hướng chợ Đức-Trọng.

Tới chợ, anh Nam, cựu nghĩa quân, chủ xe bị cướp, trịnh trọng mời tôi và Lượng vào quán ăn của một bà chủ người Tàu.

Chú Nam kêu không biết bao nhiêu món, gồm đủ vịt, gà, ḅ, heo, tôm, cá để thiết đăi chúng tôi.


Thác Pongour- Đức Trọng- Lâm Đồng






Trong lúc tôi đang ngất ngưởng, ngà ngà, th́ ngoài sân chợ bỗng nhốn nháo hẳn lên, không biết v́ lư do ǵ. Thấy lạ, tôi bước ra cửa đảo mắt nh́n.

Một chiếc xe con của bộ đội từ hướng Liên-Khương chạy xuống đậu sát hàng hiên một tiệm trà. Nơi đó, một người hành khất già đang nằm ngủ, ngáy kḥ kḥ.

Một thượng úy công an và một công an viên bước xuống. Viên thượng úy cười h́ h́ :

“ Thôi về đi thủ trưởng !”

Hai tay công an áp vào khiêng ông cụ lên, đặt trên ghế sau. Họ cũng cuốn gói đồ lề của ông cụ gồm một cái mũ lưỡi trai, một cái nón mê, và một cây dao quắm bỏ vào thùng xe, rồi trở đầu xe chạy đi.

Bà chủ tiệm trà chơ miệng ra cửa, nhiếc một câu :

– Giầu bỏ bạn, sang bỏ vợ. Cho đáng đời cái đồ mê gái !

Tôi trở lại bàn th́ chú Lượng lắc đầu :

– Ôi! Để ư làm ǵ tới cái thằng khùng này. Thứ ǵ ngu như chó! Quyền cao chức trọng không muốn, muốn đi ăn xin.

– Chú biết lư lịch của ông ăn mày này à ?


– Ở đây ai mà không biết tay này ? Ngày xưa y là con hùm xám, hét ra lửa đấy.
Nhưng y ỷ thần, ỷ thế, hăm hiếp một cô nhân viên dưới quyền, nên mất chức . Đến khi vợ lăo chết, lăo thành khùng luôn.

– Công an vừa hốt ông ta đi, chắc là nhốt vào nhà thương điên ?

– Bắt với nhốt cái con tiều ! Cả chục năm nay tên đó cứ lang bang hết chợ Đức Trọng, đến chợ Tùng Nghĩa, chửi bới, khóc lóc om x̣m, rồi lăn quay ra ngáy. Hôm nào hên, có mấy thằng học tṛ cũ hốt về nhà cho ăn ngủ, c̣n không th́ cứ ngủ bờ, ngủ bụi thôi .

– Chắc cái xe công an vừa rồi là của người quen ông cụ ?

– Tay này ngày xưa đi theo hầu, làm đồ đệ của lăo già đó . Nay anh ta lên tới thượng úy đồn trưởng.

– Thế th́ gia đ́nh vợ con ông ta ở đâu ?

– Nhà lăo ở trên Phil-Nôm, nhưng từ khi vợ lăo chết, lăo không bén mảng về nhà nữa .

– Chú Lượng có vẻ rành gốc gác ông điên này quá ?

– Thực ra, em cũng chỉ nghe đồn thôi.

Anh Nam châm thêm rượu đế vào ly của tôi rồi hối :

– Nhậu tiếp đi đại ca ! Chuyện thằng già dịch ấy, nói tới mai chưa hết. Ai đời ? Con gái người ta mới mười bảy, mười tám mà lăo dám đè ra hiếp công khai trong văn pḥng. Gớm thiệt!

– Chắc chú Nam rành về ông già này hơn chú Lượng?

– Th́ có ai tận mắt chứng kiến những ǵ lăo ác ôn này gây ra đâu ? Gia đ́nh lăo ở đây từ cuối 1975, nhưng lăo làm việc trên Tỉnh Đội, lâu lâu mới ghé về nhà.

Em nghe người ta nói lại, thời chống Mỹ, lăo là Huyện Đội Trưởng hay Tỉnh Đội Trưởng ǵ đó dưới Blao, công lao ghê gớm lắm. Sau khi tiếp thu Đà-Lạt, lăo làm lớn lắm. Đùng một cái, cuối 1977 lăo bị mất chức về nằm bẹp trong nhà. Sau đó vợ lăo tự tử, lăo hóa khùng, đi lang bang cả chục năm nay.





Chúng tôi đánh chén xong th́ trời xế trưa. Anh Nam xin phép về nhà lo thuốc thang chữa chấn thương đầu, cổ. Tôi và chú Lượng cũng chia tay.

Chuyện “người điên ở chợ” tôi c̣n được nghe nhiều người thuật lại, mỗi người nói mỗi khác.

Năm 2003, ở Hoa-Kỳ
có người bạn làm cùng sở với tôi kể rằng, năm 1980 khi đi đào đá quư ở Tân-Bùi, Blao, anh ta tận mắt chứng kiến cảnh một tên cán bộ cấp cao của Việt-Cộng bị điên, đầu đội cái nón mê, tay xách con dao quắm, suốt ngày đi lang thang, nói năng lảm nhảm, chửi bới om x̣m ở chợ Tân-Bùi.

Nghe đâu tay cán bộ này giàu sụ, có cô bồ nhí xinh như đào xi nê. Một hôm, cô bé đem cầm, bán hết giấy tờ sở hữu ruộng vườn, xe cộ của ông thủ trưởng, đồng thời thay mặt ông, hốt sạch cả chục chân hụi lớn, hụi nhỏ, rồi ôm tiền của, cùng anh kép trẻ dông đi mất biệt.

Mất của, lại thất t́nh, ông thủ trưởng già hóa rồ, hóa dại, đội cái nón mê, ôm con dao quắm đi truy lùng, truy sát kẻ bạc t́nh.

H́nh như nhà anh chàng trẻ tuổi, t́nh địch của lăo già thủ trưởng Việt-Cộng ở Tân-Bùi th́ phải ?

Nhà chị tôi ở cách chợ Đức-Trọng không xa lắm. Tôi quyết định nghỉ ngơi vài ngày rồi mới xoay xở tiếp.

Hai hôm sau tôi t́m được một chân giữ lô trên Prenn. Làm việc này tuy nhàn nhă nhưng nguy hiểm quá!

Một ḿnh nằm trong căn cḥi lá giữa rừng không tấc sắt trong tay. Xế chiều, một xe bộ đội ghé đít vào khuân đi vài tấm ván xẻ. Nửa đêm, một xe bộ đội ghé đít vào khuân đi vài khúc bằng lăng. Người gác lô (là tôi đây) hỏi :

- “ Các ông có giấy ủy quyền chở gỗ đi không ?”th́ khách vỗ bành bạch vào cái bao K54 bên hông :

“Bộ nhà anh mù, không nh́n thấy cái giấy ủy quyền này hay sao mà c̣n hỏi ?”

Hóa ra lô này chứa gỗ của bọn khai thác lậu. Bộ đội chỉ cần hù một câu là có thể chở đi một xe tỉnh bơ. Tuần sau tôi bỏ việc.





Tôi trở về Sài-G̣n phụ giúp một anh bạn đi bán quần áo cũ (c̣n gọi là đồ SIDA) một vài lần, cũng chẳng thấy khá.

Tôi ḷ ṃ tới nhà ông Trung tá Huỳnh Văn Lộc, cựu Liên đoàn trưởng Liên đoàn 25 BĐQ để hỏi cách đi buôn thuốc Tây. Ông anh chỉ vẽ đường đi, nước bước, tận t́nh hết ḿnh.

Chuyến ra quân đầu tiên buôn thuốc Tây, chưa đi khỏi Tân-Cảng tôi đă bị công an túm. Mất toi cả chỉ vàng tiền vốn.

Bí quá, tôi lại lên rừng. Kỳ này th́ hên. Ông anh rể vừa thấy mặt tôi đă reo lên,

– Cậu lên vừa đúng lúc. Vựa cà phê nhà chị Phú Phil-Nôm đang cần chân đốc công, lương hậu, cậu có nhận không ?

– Chơi liền ! Buồn ngủ mà gặp chiếu manh th́ c̣n ǵ bằng ?

Hôm sau ông anh rể tôi chở tôi lên vựa cà phê nhận việc .

Vựa cà phê chị Phú ở ngay con dốc giữa ngă ba Quốc lộ 20 và ngă rẽ về Đơn-Dương. Đất đai hai bên đường của khu vực này được chia ra thành nhiều lô bằng nhau để cấp phát cho gia đ́nh công nhân, bộ đội tự canh tác, cải thiện.

Chồng chị Phú làm việc trên Ty Nông-Nghiệp. Lợi dụng địa thế thuận tiện lưu thông, chị Phú dựng lên một vựa thu mua nông phẩm kiếm lời.

Nhiệm vụ của tôi là cân nhập cà phê, đậu xanh, đậu nành, đậu phọng, rồi hướng dẫn hai cô nhân công chuyển vào kho ; cân xuất hàng ; kiểm soát hai cô nhân công đưa đủ hàng lên xe cho khách; kư biên lai; nhận biên lai ; tổng kết sổ chi thu hàng ngày.

Tôi làm việc trôi chảy được hai ngày. Hôm sau nữa, nhân lúc rảnh, chị Phú nhờ tôi leo lên mái kho, trét nhựa đường vài lỗ dột. Cái thang nhà này đang mắc kẹt chống đỡ buồng chuối tiêu mắn quả sau hiên. Chị Phú chỉ tay sang nhà hàng xóm,

– Anh sang nhà cô Hương nhờ cô ấy cho mượn cái thang một lát.

Sát hàng rào của vựa cà phê là một khu vườn rộng, có giàn su su và những luống đu đủ. Giữa vườn, là một cái nhà tôn, có sân lát gạch để phơi nông phẩm.

Theo lệnh bà chủ, tôi xăng xái đi sang nhà hàng xóm

– Cô Hương ơi ! Cô Hương có nhà không?

Có tiếng trả lời từ sau nhà

– Tôi ở trong vườn su. Ai đó cứ vào đi.

Tôi ḷ ḍ đi ṿng ra phía sau nhà.

Bên một gốc đu đủ, người chủ nhà nghe tiếng chân tôi, bèn quay mặt lại

– Ông cần hỏi chi ?

Dưới nắng ban trưa, đứng trước mặt tôi, rơ ràng là cô giáo Ngọc !

Cũng với cái áo bà ba mầu xanh điểm hoa khế hồng, và cái quần đen, bộ quần áo cô mặc hôm tôi về đưa cho cô cái ảnh gia đ́nh mà tôi tịch thu được trong mật khu Tứ-Quư. Hai mươi năm qua rồi mà mặt cô vẫn y như xưa, không khác tí ti nào.

Tôi buột miệng :

– Cô giáo Ngọc! Cô ơi! Cô đó ư?

Người đàn bà giật ḿnh hoảng hốt

– Ủa! Sao ông lại kêu tôi là cô giáo Ngọc ? Ông là ai vậy ?

Tôi nh́n dán mắt vào mặt người đàn bà. Á ! mà có chút khác ! Cô giáo Ngọc bây giờ trông ngăm ngăm, chứ không c̣n trắng bóc. Giọng nói của cô th́ hoàn toàn xa lạ. Không phải cái giọng Huế Công Tằng Tôn Nữ nữa rồi ! Hay là tôi đă nhầm người ?

Tôi găi đầu

– Thưa bà, tôi xin lỗi, tôi lầm bà với một người quen của tôi.

– Ông ơi ! Ông là ai ? Ông nói người quen của ông là cô giáo Ngọc có phải không?

– Vâng ! Bà giống cô Ngọc như đúc, nhưng bà không phải cô Ngọc . Cô Ngọc người Huế . Bà không phải cô ấy.

Người chủ nhà lại thúc giục :

– Ông nói cho tôi biết đi ! Ông là ai ?

– Tôi xin lỗi bà, tôi tên Hai, là người làm công của vựa cà phê bên hàng xóm. Tôi sang đây mượn cô Hương cái thang về xài một lát. Tôi xin gặp cô Hương.

– Tôi là Hương đây ! Nhưng tôi hỏi ông. Ông quen biết như thế nào với cô Ngọc ? Tôi là con gái cô Ngọc đây, c̣n ông là ai?

Tôi lắc đầu lia lịa .

– Con cô Ngọc chỉ có bé Châu và bé Hạnh, không có ai tên là Hương cả.

Người đàn bà như bị choáng váng, giọng bà ta run run .

– Như vậy ông có phải là anh Long không ? Anh Long !

– Vâng tôi là Long, c̣n bà là ai ?

– Bé Châu đây ! Anh Long ơi !

Bé Châu ̣a khóc. Năm nay (1988) bé Châu ba mươi bảy tuổi, đúng y chang tuổi của cô giáo Ngọc năm Mậu-Thân (1968) khi gặp tôi ở Blao.

Bé Châu giống cô giáo Ngọc như đúc. Có khác chăng là làn da, và giọng nói. Hèn nào tôi không lầm cho được ?





Bé Châu nắm tay tôi, kéo tôi lên nhà trên. Miệng cô em tíu tít chưa hết chuyện này đă nhảy sang chuyện khác, chẳng đâu vào đâu.

– Từ từ đi Châu ! Cô cứ nói lung tung như thế này th́ ai mà hiểu được cô muốn nói cái ǵ . Việc đầu tiên anh muốn biết là mẹ em và bé Hạnh bây giờ ra sao ? Có tin tức ǵ của ba em không ?

Tôi vừa cười vừa nhắc cô em hàng xóm.

Bé Châu như tỉnh ngủ .

– Ừ nhỉ, em nói năng lộn xộn quá. Chỉ v́ em mừng quá đó anh ơi ! Mẹ và bé Hạnh mất rồi . C̣n Ba th́ đă… hóa điên . Anh ngồi chơi đây, em đi nấu nước pha trà . Ngồi đây chờ em, đừng đi đâu anh nhé !

Nhóm bếp xong, bé Châu chạy vội lên nhà trên

– Anh kể cho em nghe đi ! Sau đó anh c̣n ở Blao không ? Anh lấy vợ lúc nào ? Có mấy cháu rồi ? Anh đi học tập có lâu không ? Ngày anh về, gia đ́nh anh có thay đổi ǵ không ?

Tôi ngồi tường tŕnh :

– Bốn tháng sau ngày nhà em dọn đi, th́ đơn vị anh về Pleiku ở luôn, không c̣n trở lại Blao nữa. Anh có vợ và có bốn đứa con rồi. Sau Ba Mươi tháng Tư năm 1975 gia đ́nh anh về tá túc ở nhà của mẹ anh, trong khu chợ Nancy Sài-G̣n.

Anh đi tù “cải tạo” mười ba năm, mới được tha ra cách đây nửa năm. Anh đang đi làm công để phụ giúp vợ, nuôi con.

Bé Châu trợn mắt,

– Anh đi học tập cải tạo tới mười ba năm lận ! Lâu quá vậy ? Chắc chị ở nhà vất vả lắm anh nhỉ ?

– Chị làm thợ may và buôn bán làng nhàng để nuôi con. Cũng khổ lắm.

– Tội nghiệp chị ! Con th́ đông, chồng lại vắng nhà cả chục năm không thấy về,vậy mà chị vẫn kiên tâm vất vả nuôi con chờ chồng. Anh là người có phước lắm đó!

Lúc ấy có tiếng cô Nhi, người giúp việc của chị Phú réo trước cửa,

– Anh Hai ơi ! Về cân hàng ! Có khách chờ ! Chị Phú nói anh sang mượn cái thang,hay sang ngủ ở nhà cô Hương mà cả buổi chưa chịu về ?

Nghe tiếng gọi, tôi vội đứng lên .

– Thôi, mai Chủ Nhựt rảnh, anh sẽ lên nói chuyện tiếp. Anh phải về làm việc bây giờ .

Tôi chạy vội ra cửa .

Chị Phú mặt hầm hầm,

– Anh làm ăn đàng hoàng chứ không tôi đuổi đó !

Tôi chẳng tiện phân bua với bà chủ làm ǵ. Tôi cứ lặng thinh làm phận sự của người làm công.

Từ đó tới chiều, bên hàng rào cứ thấp thoáng bóng dáng bé Châu ngóng cổ sang để t́m tôi .

Bên cót đậu phọng, cô Nhi mắt len lén theo dơi cử chỉ của người hàng xóm, miệng nhỏ to với bà chủ :

– Anh chàng trông khù khờ mà đào hoa dữ a! Bà chủ th́ mặt sưng như tấm thớt.


C̣n tiếp ,

Last edited by hoathienly19; 11-26-2020 at 00:47.
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (11-25-2020)
 
Page generated in 0.11900 seconds with 10 queries