VietBF - View Single Post - Những hệ thống pḥng không ở Trung Đông mà Ukraine đang “để mắt” tới
View Single Post
  #1  
Old  Default Những hệ thống pḥng không ở Trung Đông mà Ukraine đang “để mắt” tới
Mỹ được cho là đang hợp tác với các đồng minh Trung Đông nhằm cung cấp Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS) cho Ukraine. Tuy nhiên, NASAMS không phải là hệ thống pḥng không duy nhất trong kho vũ khí ở Trung Đông mà Ukraine muốn có.



Ông Greg Hayes, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Quốc pḥng Raytheon Technologies, mới đây cho biết, Mỹ đang hợp tác với các quốc gia đồng minh ở Trung Đông về việc cung cấp hệ NASAMS cho Ukraine.

“Có một số hệ thống NASAMS được triển ở Trung Đông. Mỹ và các đồng minh trong NATO đang thảo luận với một số quốc gia Trung Đông hiện triển khai hệ thống này để chuyển chúng cho Ukraine”, ông Hayes cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn Politico ngày 1/12.

Mục tiêu của các cuộc thảo luận là nhằm chuyển các hệ thống pḥng không NASAMS tới Ukraine trong 3-6 tháng tới, sau đó Mỹ sẽ bù lại bằng việc chuyển hệ thống mới tới Trung Đông trong 24 tháng tiếp theo.

Về mặt chính thức chỉ có hai quốc gia Trung Đông là Oman và Qatar đă mua hệ thống NASAMS. Qatar là quốc gia đầu tiên mua phiên bản tầm xa của hệ thống này.

Không rơ Muscat và Doha có thể chuyển bao nhiêu hệ thống NASAMS cho Ukraine. Theo ông Hayes, chuyển hệ thống NASAMS từ Trung Đông tới Ukraine sẽ nhanh chóng hơn so với việc sản xuất ở Mỹ rồi mới chuyển cho Kiev. Việc sản xuất mới hệ thống NASAMS sẽ mất khoảng 2 năm.

Trong bối cảnh Nga tăng cường tập kích tên lửa và tấn công bằng UAV vào Ukraine trong 2 tháng qua, NASAMS không phải là hệ thống pḥng không duy nhất trong kho vũ khí ở Trung Đông mà Kiev muốn có.

Hệ thống pḥng không HAWK và Avenger

Ngày 10/11, Mỹ tuyên bố nước này sẽ cung cấp hệ thống pḥng không MIM-23 HAWK và AN/TWQ-1 Avenger cùng tên lửa FIM-92 Stinger di động như một phần trong gói hỗ trợ trị giá 400 triệu USD cho Kiev.

Nhiều đồng minh của Mỹ ở Trung Đông đang vận hành các hệ thống HAWK, được thiết kế từ những năm 1960, bao gồm Bahrain, Kuwait, Saudi Arabia và Ai Cập. Trong đó Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu phiên bản HAWK XXI tiên tiến hơn.

Mỹ có thể t́m cách thuyết phục một số quốc gia nêu trên cung cấp các hệ thống HAWK cũ để đổi lấy những các hệ thống thay thế mới hơn trong tương lai.

Ṿm Sắt và Arrow

Hồi tháng 10, Ukraine đă chính thức đề nghị Israel cung cấp một số hệ thống pḥng không, trong đó có Ṿm Sắt (Iron Dome), Arrow, hệ thống pḥng thủ laser Iron Beam sắp ra mắt cùng nhiều hệ thống khác. Tuy nhiên, Israel đă từ chối đề nghị của Kiev.

Giữa tháng 11 vừa qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông Benjamin Netanyahu sau khi tái đắc cử Thủ tướng Israel đă nói rằng ông sẽ “xem xét” yêu cầu của Kiev. Dù vậy, cơ hội Ukraine sớm nhận được các hệ thống pḥng không của Israel vẫn rất mong manh.

Trong bức thư hồi tháng 10 gửi tới Israel, Ukraine nhấn mạnh mối đe dọa chung do máy bay không người lái (UAV) và tên lửa của Iran gây ra cho cả hai nước.

Kiev cảnh báo rằng “kinh nghiệm mà Iran có được khi vũ khí của họ được sử dụng ở Ukraine sẽ giúp Tehran cải thiện hơn nữa các hệ thống trong tương lai”. Điều này sẽ “góp phần đáng kể vào việc củng cố tiềm năng sản xuất vũ khí tấn công của Iran, từ đó làm gia tăng các mối đe dọa an ninh đối với Israel và khu vực Trung Đông”.

Khi được hỏi về yêu cầu của Ukraine vào tháng 10, ông Netanyahu – khi đó là thủ lĩnh phe đối lập đă nhắc lại rằng: “Vũ khí mà chúng tôi từng cung cấp trên một chiến trường cuối cùng lại nằm trong tay Iran để họ sử dụng chống lại chúng tôi”.

Ông cũng bày tỏ ủng hộ chính sách “thận trọng” của chính phủ Israel khi từ chối yêu cầu cung cấp vũ khí của Ukraine.

S-300, Pantsir-S1 và Patriot

Bên cạnh các hệ thống tiên tiến do phương Tây chế tạo, bao gồm tên lửa Patriot và cả máy bay chiến đấu, Ukraine vẫn t́m kiếm các loại vũ khí và đạn dược do Nga hoặc Liên Xô sản xuất.

Ngày 1/12, Bộ trưởng Quốc pḥng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết Kiev “hiện đang đàm phán với Bộ trưởng Quốc pḥng của tất cả các quốc gia đang biên chế hệ thống S-300 về khả năng bổ tên lửa từ kho vũ khí của họ”.

Mặc dù một số quốc gia Trung Đông có thể khả năng đáp ứng yêu cầu của Ukraine, nhưng họ sẽ không làm vậy v́ lư do chính trị.

Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vận hành kho vũ khí ngày càng đa dạng về hệ thống pḥng không. Ngoài THAAD và Patriot do Mỹ chế tạo, UAE c̣n vận hành hệ thống pḥng không tầm trung Pantsir-S1 do Nga sản xuất.

UAE gần đây đă mua hệ thống tên lửa Barak từ Israel và đặt mua các hệ thống KM-SAM tầm trung từ Hàn Quốc.

Do đó, việc chuyển giao Pantsir-S1 cho Ukraine, nếu có, cũng sẽ không để lại bất kỳ lỗ hổng đáng kể nào trong hệ thống pḥng không của nước này. Mặt khác, Abu Dhabi có thể không muốn mạo hiểm đối đầu với Moscow do hai bên duy tŕ mối quan hệ tốt đẹp trong nhiều thập kỷ.

Ai Cập đă mua phiên bản hiện đại của S-300, là S-300VM, vào giữa những năm 2010. Ukraine chắc chắn rất muốn có được phiên bản hiện đại này v́ Kiev hiện đang vận hành các biến thể cũ hơn nhiều từ thời Liên Xô mà họ được thừa hưởng sau khi Liên Xô tan ră năm 1991.

S-300VM có thể chứng tỏ hiệu quả cao trong việc bắn hạ tên lửa đạn đạo do Iran chế tạo mà Nga dự kiến sẽ mua và sử dụng để chống lại Ukraine trong tương lai gần.

Một lần nữa, những cân nhắc chính trị có thể sẽ ngăn cản Cairo cung cấp các hệ thống này cho Kiev, ngay cả khi Mỹ hoặc các đồng minh cam kết cung cấp các hệ thống thay thế tương đương.

Hệ thống S-400

Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, đă gây tranh căi khi mua các hệ thống S-400 tiên tiến từ Nga vào giữa những năm 2010 và đă nhận các tổ hợp đầu tiên vào giữa năm 2019.

Ngay sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, các nhà ngoại giao Mỹ đă thúc giục Ankara cung cấp hệ thống này cho Kiev. Bằng cách đó, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tự loại bỏ hệ thống S-400 vốn gây chia rẽ với các đồng minh trong NATO.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đă tuyên bố họ không có ư định chuyển giao bất kỳ hệ thống S-400 nào đă mua của Nga.

Mặc dù Trung Đông có rất nhiều vũ khí có thể cung cấp cho Ukraine để giúp nước này tăng cường khả năng pḥng không, Kiev khó có thể nhận được những ǵ họ mong muốn ngoài hệ thống NASAMS, ít nhất là ở thời điểm hiện nay.

VietBF @ Sưu tầm

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 12-07-2022
Reputation: 33145


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 77,650
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Screen Shot 2022-12-07 at 11.12.46 AM.jpg
Views:	0
Size:	29.9 KB
ID:	2148611  
therealrtz_is_offline
Thanks: 22
Thanked 6,209 Times in 5,522 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 88 therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
 
Page generated in 0.06901 seconds with 11 queries