VietBF - View Single Post - Chuyến ‘di tản thứ 3’ của lịch sử Việt Nam: Bỏ chạy khỏi Sài G̣n
View Single Post
  #1  
Old  Default Chuyến ‘di tản thứ 3’ của lịch sử Việt Nam: Bỏ chạy khỏi Sài G̣n
Theo như người phụ nữ, Phan Thị Cẩm Nhung cho biết trước khi đi, người phụ nữ này đă đi xét nghiệm COVID-19, v́ đó là tờ giấy thông hành của cô ở mỗi trạm kiểm soát, sau khi lại một trong hàng trăm ngàn người dân tứ xứ vừa thực hiện chuyến bỏ chạy khỏi Sài G̣n, vùng “đất lành chim đậu,” để về tận miền Trung nắng gió bằng xe gắn máy để tránh dịch COVID-19.

Đoàn người “tháo chạy” khỏi Sài G̣n bằng xe gắn máy trong đêm. (H́nh: Facebook Quỹ Từ Thiện Bông Sen)

Khuya Chủ Nhật, 1 Tháng Tám, từ khu cách ly ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, cô gái 32 tuổi kể lại với phóng viên nhật báo Người Việt về cuộc hành tŕnh xa thẳm này: “Sáu giờ tối ngày 25 Tháng Bảy, em chạy xe gắn máy từ G̣ Vấp về Quảng Trị. Lúc đó trời đang mưa. Qua những chốt, trạm kiểm soát đều có công an đứng chặn hỏi th́ em đưa tờ giấy xét nghiệm [COVID-19] ra và họ cho đi. Suốt đường không có ǵ bán. Trước khi đi em chuẩn bị nước uống, bánh kẹo chứ trên đường không có bán đồ ăn thức uống ǵ cả. Ḿnh cũng không dám tấp vào đâu hết. Họ sợ mà ḿnh cũng sợ.”

“Di tản” bằng xe gắn máy

Không muốn ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người đang cùng pḥng cách ly, cô Nhung bước ra ngoài để nói chuyện. Đến Chủ Nhật là ngày cách ly thứ tư của cô ở Cam Lộ, sau hơn hai ngày hai đêm chạy xe gắn máy. Cái thời dịch giă, cái thời của Chỉ Thị 15, 16, 16+, không có hàng quán, nhà nghỉ nào hoạt động, chỉ trừ các cây xăng dọc đường.

“Em và một chị bạn chạy suốt đêm, lúc nào mệt th́ tấp lại ven đường, nằm ngủ chút rồi chạy tiếp. Người ta đâu có cho ḿnh nghỉ lại nhà nghỉ. Từ Sài G̣n về đến đây em mang theo 1.7 triệu đồng ($74). Tiền xăng, mua đồ ăn đi đường và đóng tiền cách ly cho 14 ngày (80,000 đồng [$3.5]/ngày), giờ em c̣n 100,000 đồng ($4.3),” cô nói qua điện thoại.

V́ sao cô phải quyết định “di tản” giữa lúc mọi chuyện ngổn ngang như thế? Chắc ǵ quê nhà (Quảng Trị) yên ổn hơn hoặc tốt hơn? Thân gái “dặm trường” biết bao là nguy hiểm? Cô trả lời nhanh: “Em vào Sài G̣n phụ người chị bán hàng. Từ khi dịch xảy ra, tiệm đóng cửa, không có việc, nhà trọ th́ không giảm tiền thuê nhà nên em chọn cách về lại quê.”

Một gia đ́nh “di tản” khỏi Sài G̣n bằng xe gắn máy nghỉ lại ven đường trong đêm. (H́nh: Phan Thị Cẩm Nhung cung cấp)

Cùng một tuyến đường, nghĩa là từ Sài G̣n về Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị… cô Nhung gặp rất nhiều bạn “đồng hành.” Họ đều là những người “di tản” bằng xe gắn máy. Trước đây, họ là những người phải rời quê hương để t́m đường mưu sinh cho cuộc đời ḿnh và cho gia đ́nh đỡ vất vả hơn. Rồi giờ đây, cũng chính họ đang phải “tháo chạy” khỏi vùng đất ấy. Nơi đó không c̣n là “vùng trời b́nh yên” của những người dân lao động tứ xứ như cô nữa.

V́ không có hàng quán nào mở cửa trên suốt đoạn đường, nên bữa ăn của cô Nhung, và những người “di tản” khác chủ yếu là thức ăn đă chuẩn bị sẵn để mang theo. “Ngoài ra th́ tụi em nhận được những phần cơm, nước uống từ bà con giúp đỡ dọc đường,” cô nói.

“Tháo chạy” bằng mọi cách

Từ Sài G̣n chạy về Quảng Trị hai ngày hai đêm, đó là bằng xe gắn máy. “Phi thường” hơn, là hai vợ chồng “chạy nạn” bằng cách đi xe đạp từ Lâm Đồng về Thanh Hóa trong ba tuần lễ. Người dân Phú Yên ghi lại được cảnh vợ chồng ông đang nhận nước uống từ nhóm thiện nguyện tại quốc lộ 1A, xă An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

H́nh ảnh trong video cho thấy ông luôn miệng cảm ơn khi nhận chai nước suối và hộp cơm từ người dân ven đường. Phía sau yên xe của người vợ là chiếc chiếu cói. Có lẽ đó là “giường ngủ” của hai vợ chồng ở dọc đường. Chiếc xe đạp cao quá khổ so với người phụ nữ. Bà phải “nhấp” vài nhịp mới leo lên được yên xe. Cuộc hành tŕnh “di tản” của hai vợ chồng tiếp tục quay đều theo ṿng xe nhọc nhằn.

Bữa cơm của cô Phan Thị Cẩm Nhung được người dân tiếp tế dọc đường. (H́nh: Phan Thị Cẩm Nhung cung cấp)

Mạng xă hội những ngày qua tràn ngập h́nh ảnh đoàn người “dắt díu nhau chạy trốn.” Họ là những người cha, người mẹ vào đất Sài G̣n mưu sinh để nuôi gia đ́nh. Họ là những người trưởng thành, chọn Sài G̣n là nơi kiếm sống.

Họ là những những đứa trẻ được sinh ra ngay chốn Sài G̣n hoa lệ, nhưng, như câu nói của cô Nhung: “Hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo.”

Họ là đứa bé chỉ mới vừa được sinh ra chín ngày tuổi, ánh mắt chưa kịp quen với ánh sáng cuộc đời. Họ là những người nằm mệt lả ngay giữa đèo Hải Vân, tạm nghỉ trên đoạn đường về nhà xa thẳm.

Họ, nói chung, là những người dân nghèo từ các vùng miền xa xôi t́m việc ở Sài G̣n. Đó là anh thợ hồ, chị lao công, cô gái phụ bán quán, anh thanh niên chạy “shipper”… Đó là những người làm nên một phần bản sắc của Sài G̣n.

Một trạm tiếp tế người đi xe gắn máy về quê của Quỹ Từ Thiện Bông Sen-VietBay Group. (H́nh: Quỹ Từ Thiện Bông Sen)

“Người đi càng đêm càng đông dần” (lời trong ca khúc Kinh Khổ của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng). Ḍng người “tháo chạy” khỏi Sài G̣n càng ngày càng nhiều hơn. Cho đến khi họ không thể “chạy” được nữa v́ chỉ thị đưa ra nghiêm ngặt hơn: Người dân không được tự ư rời khỏi địa phương, nơi cư trú.

Lúc này, các doanh nghiệp tư nhân như xe khách Phương Trang, hoặc các hội đồng hương bắt đầu vào cuộc để giúp người dân về quê. Các chốt, trạm tiếp tế của người dân và nhóm thiện nguyện lập ra trên quốc lộ 1A cũng ngày càng nhiều.

Những đoàn người từ Sài G̣n đi xe gắn máy về Quảng Trị đêm 31 Tháng Bảy được cả cảnh sát giao thông đón, dẫn đường, với thông điệp “để bảo đảm an toàn.” Tại mỗi chốt kiểm soát, ḍng người được tiếp tế thức ăn, nước uống và xăng.

Dù rằng, h́nh ảnh thật “hùng tráng” với xe cảnh sát hú c̣i, quay đèn chạy trước, theo sau là đoàn xe gắn máy trật tự, ngay hàng thẳng lối, tạo ra một bức tranh ánh sáng thật đẹp. Bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật với những ḍng ánh sáng như thế.

Nhưng, những ánh sáng của đèn xe và nơi chốt kiểm soát vẫn không “làm mờ” được ánh mắt hoang mang, mệt mỏi của người đàn ông trong đêm tối, bế đứa bé nhỏ, có lẽ chỉ mới vài tháng tuổi đang ngủ ngon trên tay.

Giữa lúc chính phủ Việt Nam loan tin đón nhận thêm những lô vaccine viện trợ từ nước ngoài, hàng ngàn người dân nghèo vẫn tiếp tục “tháo chạy.” Trong ḍng người quy cố hương ấy, có những đứa bé, sau này, sẽ là nhân chứng kể lại cho thế hệ sau biết về một lần quy cố hương.

Chợt nhận ra bài hát “Đường Về Nhà” của ca nhạc sĩ Ái Phương chưa bao giờ buồn đến thế: “Trở về nhà bên mẹ cha có con sông chảy bên hiên nhà/ Có cánh diều đàn em bé thơ thả bay la đà/ Những buổi chiều xanh khói bếp, có khoai ngon mẹ ấp lửa vàng/ Có em cười ngây ngô sáng vang lên cả khúc sông…” [qd]

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 08-04-2021
Reputation: 67345


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 138,501
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.png
Views:	0
Size:	516.2 KB
ID:	1841774   Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	0
Size:	219.6 KB
ID:	1841775   Click image for larger version

Name:	3.jpg
Views:	0
Size:	69.4 KB
ID:	1841776   Click image for larger version

Name:	4.jpg
Views:	0
Size:	429.2 KB
ID:	1841777  

vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,721 Times in 10,132 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 158 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
The Following User Says Thank You to vuitoichat For This Useful Post:
minhhanhnguyen (08-05-2021)
 
Page generated in 0.06633 seconds with 11 queries