VietBF - View Single Post - Năm thứ 70 của sự chia rẽ trong NATO
View Single Post
  #1  
Old  Arrow Năm thứ 70 của sự chia rẽ trong NATO
Sinh nhật NATO lần thứ 70 đă hé lộ về sự chia rẽ nội bộ. Khi Trump sớm rời hội nghị kỷ niệm 70 năm thành lập NATO, nhiều người lo sợ Mỹ đang muốn rút lui khỏi liên minh quân sự lớn nhất thế giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/12 hủy họp báo và lên chuyên cơ rời London về Washington sớm hơn dự kiến, sau hai ngày gặp mặt các lănh đạo NATO để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của khối.

Hai ngày diễn ra hội nghị đă phơi bày sự không chắc chắn của NATO trước hàng loạt câu hỏi, như liệu nhiệm vụ chính của họ là chống lại các mối đe dọa từ Nga, Iran, Trung Quốc hay nên tái cấu trúc chiến lược để đối phó với những mối đe dọa mới trên không gian mạng và t́nh trạng hỗn loạn thông tin.


Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg tại một phiên họp của hội nghị thượng đỉnh NATO ở London, Anh. Ảnh: Reuters.

Bên cạnh đó, sự chia rẽ nội bộ NATO cũng được thể hiện rơ nét, từ vai tṛ của Thổ Nhĩ Kỳ trong khối đến câu hỏi liệu châu Âu có cần xây dựng lớp pḥng thủ riêng của họ song hành hay cạnh tranh với NATO.

Tổng thống Trump tiếp tục cảnh báo các quốc gia thành viên NATO rằng trong khi Washington đă chi 130 tỷ USD cho khối kể từ năm 2016, họ phải làm nhiều hơn để chia sẻ gánh nặng.

Bất kể khi nào nhắc tới chiến lược của NATO, Trump đều nhắc tới vấn đề chi phí, gạt sang một bên những đối sách của NATO nhằm kiềm chế Nga. Những người khác th́ bị ám ảnh bởi b́nh luận từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cách đây vài tuần rằng NATO "đang trải qua quá tŕnh chết năo". Macron khẳng định vẫn không thay đổi quan điểm về tuyên bố này, dù Trump cáo buộc ông xúc phạm liên minh.

Với không ít người, Macron nói đúng. Theo họ, điều mà Tổng thống Pháp muốn đề cập đến là t́nh trạng Washington đang dần "buông tay" với NATO.

"Thách thức lớn nhất nằm ở việc NATO thiếu vắng sự lănh đạo từ Tổng thống Mỹ", Douglas Lute, tướng quân đội Mỹ về hưu, người từng giữ chức đại sứ Mỹ tại NATO, nhận xét. T́nh trạng này là chưa từng có trong lịch sử NATO và có thể ngăn cản mọi tiến tŕnh xử lư các thách thức, Lute nhận định.

Trong lần dự hội nghị NATO vừa qua, Trump đă giảm bớt những phát ngôn chỉ trích. Tổng thống Mỹ cho biết dù ông đă đúng khi nói NATO "lỗi thời", liên minh gần đây đang dần hồi sinh nhờ nỗ lực của ông trong việc thúc giục các nước khác chi nhiều hơn cho quốc pḥng.

Tổng thống Macron phản bác, chuyển chủ đề sang những mối đe dọa mà NATO phải đối mặt. Đây là chủ đề mà Trump dường như không chuẩn bị và phản ứng bối rối từ phía ông chỉ củng cố thêm quan điểm trong giới phê b́nh rằng Tổng thống Mỹ đă dành quá nhiều thời gian suy nghĩ về việc cắt giảm chi phí của liên minh mà quên đi những mối đe dọa mà NATO cần xử lư.

Theo Jeremy Shapiro, cựu quan chức Mỹ hiện làm việc tại Hội đồng châu Âu về Quan hệ Đối ngoại, một số lănh đạo tin tưởng NATO có thể gạt bỏ được bất đồng mới nảy sinh bởi liên minh từng sống sót qua nhiều cuộc khủng hoảng trước đó. Tuy nhiên, Shapiro cho rằng các vấn đề hiện nay là có thật.

Shapiro đánh giá Macron "không phải không có lư khi ông nh́n thấy Trump đang quay lưng lại với châu Âu và muốn các thành viên NATO, cùng châu Âu, thức tỉnh trước thực tế này".

Hôm 3/12, Trump một lần nữa né tránh đưa ra một cam kết rơ ràng đối với niềm tin cốt lơi của NATO về pḥng thủ tập thể khi được hỏi trực tiếp rằng liệu Mỹ có hỗ trợ đồng minh không nếu họ bị tấn công. Thay vào đó, Trump lại nói về chi tiêu quân sự, vẫn kiên định với ư tưởng sai lầm rằng những thành viên nào chưa chi 2% GDP cho quân sự "nợ" Mỹ một khoản.

Tổng thống Trump yêu quư người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và hai người hôm qua có cuộc gặp không nằm trong chương tŕnh nghị sự công khai của ông chủ Nhà Trắng. Nhưng Ankara đă từ chối từ bỏ hệ thống tên lửa pḥng không S-400 do Nga cung cấp, một mối đe dọa đối với các máy bay Mỹ thế hệ mới, đồng thời thể hiện rằng họ muốn bắt tay với cả hai phe.

Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên quan trọng với NATO, có biên giới giáp Syria và nằm trong phạm vi tên lửa của Nga, lư do Mỹ vẫn giữ vũ khí hạt nhân tại căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả mọi người đều thừa nhận việc giữ Thổ Nhĩ Kỳ cam kết đầy đủ với NATO đang ngày càng khó khăn, ngoại trừ Tổng thống Trump.

Tổng thống Pháp tại hội nghị cũng thách thức định nghĩa về khủng bố của Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara coi lực lượng người Kurd ở biên giới Syria là khủng bố dù họ đă chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bên cạnh Mỹ, Pháp và các thành viên NATO khác. Ông đặt câu hỏi liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thể "chơi cho cả hai bên" trong bao lâu nữa. Tổng thống Trump từ chối trả lời.

"Thổ Nhĩ Kỳ đang dần trở thành một thách thức với NATO", Amanda Sloat, cựu quan chức Mỹ hiện công tác tại Viện Brookings, b́nh luận. Theo bà, Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí địa lư chiến lược, có căn cứ quân sự lớn thứ hai của liên minh, chứa hơn 3,5 triệu người tị nạn Syria và có những lo ngại về an ninh chính đáng.

Cùng lúc, các thành viên NATO đang hoài nghi về cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Sloat lưu ư NATO không có cơ chế để loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi khối cũng như không bao giờ mong muốn đẩy Ankara rời xa phương Tây để xích lại gần Moskva.


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc gặp trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO ở London, Anh, ngày 3/12. Ảnh: NYTimes.

Hội nghị lần này là lần đầu tiên các lănh đạo NATO thừa nhận về những mối đe dọa trực tiếp từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Lần đầu tiên hải quân Trung Quốc có sự hiện diện đáng chú ư ở Địa Trung Hải, Biển Đen và các tuyến đường biển Bắc Âu. Bắc Kinh đang đặt cáp quang dưới biển, đồng nghĩa giờ đây nhiều quốc gia NATO sẽ liên lạc thông qua cơ sở hạ tầng viễn thông của Trung Quốc. Những nền tảng này sẽ mở đường cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và máy tính lượng tử, hai lĩnh vực mà Trung Quốc đầu tư mạnh tay, thường thông qua hợp tác với các đại học châu Âu.

Nhưng vấn đề trước mắt lại bắt nguồn từ nỗ lực quyết liệt của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei nhằm xây dựng mạng 5G ở các nước NATO, từ Italy tới Đức, Anh. Hồi đầu năm, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo các quốc gia châu Âu rằng nếu họ mua sản phẩm từ Huawei, Mỹ có thể chấm dứt quyền truy cập thông tin t́nh báo của họ.

Phản ứng chống lại tối hậu thư Pompeo đưa ra mạnh đến nỗi ông sau đó phải nỗ lực xoa dịu đồng minh. Một số nước châu Âu lập luận rằng họ có thể "quản lư tốt" việc Trung Quốc hiện diện trong mạng lưới viễn thông của ḿnh. Đây dường như là một phần trong nỗ lực tránh làm Bắc Kinh giận dữ, nếu không, họ sẽ trả đũa bằng cách cắt giảm nhập khẩu từ châu Âu.

Tuy nhiên, bên trong NATO, các quan chức đang cố gắng t́m hiểu điều ǵ sẽ xảy ra nếu thông tin liên lạc hàng ngày của họ đi qua hệ thống chuyển mạch và mạng di động Trung Quốc, một lỗ hổng mà Bắc Kinh có thể khai thác nếu xung đột nổ ra.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang nh́n thấy một lỗ hổng lănh đạo bên trong châu Âu mà ông muốn lấp đầy. Giận dữ về sự khó đoán của Trump và coi ông là dấu hiệu cho thấy một nước Mỹ đang xa rời châu Âu, Macron đang thúc đẩy ư tưởng về một châu Âu với "quyền tự chủ chiến lược" lớn hơn, bao gồm cả khả năng tự vệ.

Nhưng nhiều nước thuộc khối NATO, trong đó có Đức, Ba Lan hay các nước vùng Baltic và Trung Âu, e ngại rằng châu Âu không thể kiềm chế Nga nếu không có Mỹ và chiếc ô hạt nhân của họ.

Họ cũng nghi ngờ về tuyên bố của Macron rằng không phải Nga hay Trung Quốc mà khủng bố mới là mối đe dọa chính với NATO.

"Nếu chúng ta muốn xây dựng ḥa b́nh ở châu Âu, tái thiết lập quyền tự chủ chiến lược của châu Âu, chúng ta cần cân nhắc lại vị thế của ḿnh đối với Nga", Tổng thống Macron tuyên bố trong cuộc phỏng vấn mà ở đó ông nói NATO đang "chết năo".

Ngoại trưởng Ba Lan Jacek Czaputowicz thậm chí c̣n ví Pháp giống như "con ngựa thành Troy của Nga".

Về quyền tự chủ chiến lược của châu Âu, rất ít người tin rằng người châu Âu sẽ dám mạnh tay chi số tiền đủ lớn để nó trở nên đáng tin cậy. Một số cho rằng Pháp thậm chí c̣n không đáng tin cậy bằng Mỹ trong việc bảo vệ những thành viên NATO nhỏ bé như Montenegro hay Estonia.

James Dobbins, cựu quan chức Nhà Trắng hiện cộng tác tại Tập đoàn Nghiên cứu và Phát triển (RAND), các nhà lập pháp Mỹ không nên quá lo lắng. "Kinh nghiệm cho thấy rằng những sáng kiến kiểu như vậy khó ḷng đi xa", ông cho hay. "Nhưng quan trọng hơn, nếu những nỗ lực này thành công, đó là điều tốt, không phải xấu, đối với Mỹ. Mỹ hoan nghênh một mối quan hệ cân bằng hơn châu Âu".

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 12-05-2019
Reputation: 24238


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 68,602
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	28.jpg
Views:	0
Size:	74.5 KB
ID:	1494597   Click image for larger version

Name:	29.jpg
Views:	0
Size:	104.8 KB
ID:	1494598  
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,692 Times in 3,237 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 79 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
 
Page generated in 0.08011 seconds with 11 queries