VietBF - View Single Post - Sự hoang tưởng quyền lực
View Single Post
Old 04-10-2024   #51
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,157
Thanks: 24,992
Thanked 15,601 Times in 6,688 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

PHẦN 31.
Hồ Chí Minh được chính quyền Tưởng Giới Thạch thả vào tháng 9/1943, quay trở về Việt Nam trong t́nh h́nh thế giới bắt đầu có chuyển biến khi phe đồng minh có những chiến thắng quan trọng trước trục phát xít trên khắp các mặt trận từ Châu Âu đến Châu Á - Thái B́nh Dương, chuyển sang phản công, xu thế bại trận của trục phát xít bắt đầu xuất hiện.
Phe Đồng Minh phía Tây đă giải phóng toàn bộ Pháp và Bỉ và đang chiến đấu ở biên giới phía tây của Đức. Ở phía đông, quân Xô viết chỉ cách Berlin 65 km, sau khi đẩy lùi quân Phát xít khỏi Ba Lan, Romania, và Bulgaria. Sự thất bại của Đức gần như đă ngă ngũ. Vấn đề c̣n lại là cục diện hậu chiến của châu Âu
Đầu mùa Xuân năm 1945 khi biết số phận của trục phát xít sắp đến hồi kết thúc, ba nguyên thủ của Anh, Mỹ, Liên Xô nhóm họp ở Hội nghị Yalta, c̣n gọi là Hội nghị Crimea với tên mă Argonaut, diễn ra ngày từ 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945.
Tại Yalta, họ đă thỏa thuận phân chia lại thế giới sau khi thế chiến thứ hai kết thúc.
Ba cường quốc thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa Phát xít Đức và Chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Cụ thể:
- Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật tại Châu Á sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc.
- Ba cường quốc thống nhất sẽ thành lập một tổ chức để giữ ǵn ḥa b́nh và an ninh thế giới (mà sau này là Liên Hợp Quốc).
- Hội nghị đă thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia ảnh hưởng của 2 cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ.
Theo đó, Liên Xô duy tŕ ảnh hưởng Đông Âu, Đông Đức, Đông Berlin, quần đảo Kuril, Bắc Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc và Mông Cổ;
Hoa Kỳ cũng duy tŕ ảnh hưởng ở phần c̣n lại của châu Âu (Tây Âu), Tây Đức, Tây Berlin, Nam Triều Tiên, phần c̣n lại của Nhật Bản, ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự, nhằm tạo cơ sở cho việc ǵn giữ trật tự thế giới sau khi chiến tranh kết thúc.
Anh, Pháp được khôi phục khu vực ảnh hưởng cũ.
Áo và Phần Lan trở thành nước trung lập. Vùng Măn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ được trao trả lại cho Trung Quốc.
Như vậy là đă rơ, theo sự phân chia này Bán đảo Đông Dương vẫn thuộc về nước Pháp quản lư theo thỏa thuận Yalta sau khi thế chiến thứ hai kết thúc.
Nhưng thực tế việc này phức tạp hơn rất nhiều.
Bán đảo Đông Dương từ năm 1940 về trước là thuộc địa của Pháp, nhưng khi nước Pháp bại trận trước phát xít Đức,ngày 22.6.1940, Pháp kư thỏa thuận ngừng bắn với Đức Quốc Xă, Chính phủ Vichy được thành lập, thừa kế hầu hết các vùng lănh thổ hải ngoại của Pháp, bao gồm cả Đông Dương.
Thực chất chính phủ này chẳng có quyền hành và lực lượng, nó chỉ là chính phủ bù nh́n của người Đức.
Và bán đảo Đông Dương trở thành mồi ngon cho phát xít Nhật, khi lực lượng quân sự của Pháp ở Đông Dương bị cô lập và không c̣n chỗ dựa từ chính quốc.
Nhật bắt đầu tiến hành thôn tính Đông Dương.
Ngày 18/6/1940, Nhật gửi cho Toàn quyền Catơru yêu cầu Pháp đóng cửa biên giới Việt-Trung, đ́nh chỉ việc vận chuyển xăng dầu, phương tiện chiến tranh cho Tưởng Giới Thạch theo đường Hải Pḥng-Vân Nam.
Tiếp đó, ngày 2/8/1940, Nhật yêu cầu Pháp cho Nhật vào Đông Dương, sử dụng các sân bay để tiến công miền Nam Trung Quốc, đặt nền kinh tế Đông Dương phục vụ cho guồng máy chiến tranh của Nhật.
Ngày 30/8/1940, Pháp và Nhật kí Hiệp định chính trị Tô-ki-ô, trong đó Pháp chấp nhận hầu hết các yêu cầu của Nhật.
Theo đó ngày 22/9/1940, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương chấp nhận các điều khoản đă kư kết. Song, ngày 23/9/1940 quân Nhật vẫn vượt qua biên giới Việt-Trung đánh chiếm Lạng Sơn, ném bom Hải Pḥng, đổ bộ lên Đồ Sơn. Trước nguy cơ Nhật tràn vào Đông Dương, Pháp đă bố trí lực lượng khá mạnh ở Lạng Sơn, nhưng chỉ trong 3 ngày từ 22 đến 25/9/1940, quân Pháp đă bị thất bại nặng nề.
Phát xít Nhật thay Pháp chi phối Đông Dương.
Sau khi vào Đông Dương, Nhật liên tục ép Pháp nhượng bộ, kư kết các hiệp ước có lợi cho Nhật trên tất cả các mặt kinh tế, quân sự, văn hóa tư tư tưởng, trên cơ sở đó từng bước chi phối Đông Dương.
Về kinh tế:
Hiệp định Tô-ki-ô, ngày 6/5/1941, phía Pháp thừa nhận địa vị đặc biệt ưu đăi của Nhật trong các quan hệ kinh tế với Đông Dương, từng bước thực hiện âm mưu độc chiếm Đông Dương.
Theo đó Nhật được sử dụng mọi phương tiện giao thông, kiểm soát hệ thống đường sắt, tàu biển tại các cảng ở Đông Dương với trọng tải 200.000 tấn.
Từ năm 1940 đến 1945 chính quyền thực dân Pháp phải đóng cho Nhật Bản một số tiền là 723.786.000 đồng. Ngoài ra, Nhật Bản cũng yêu cầu chính quyền Pháp phải để 50% giá trị nhập khẩu và 15% giá trị xuất khẩu của Đông Dương cho các công ty thương mại của Nhật. Chính v́ vậy, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Đông Dương trong hai năm 1942-1943 như than, kẽm, cao su, xi măng đều được xuất sang Nhật. Tính đến năm 1941 các ngành khai khoáng chính ở Đông Dương như: măng-gan, sắt, phốt-phát, quặng crôm…, tư bản Nhật chiếm gần 50% số vốn đầu tư của các công ty nước ngoài.
Về quân sự:
Pháp buộc phải kí với Nhật từ hiệp định quân sự này đến hiệp ước quân sự khác.
Hiệp định ngày 29/7/1941 với danh nghĩa “pḥng thủ chung Đông Dương”, Nhật được tự do đi lại trên khắp lănh thổ Đông Dương không hạn chế về số lượng.
Tiếp đến là hiệp định quân sự ngày 8/12/1941 nêu rơ chính quyền thực dân Pháp phải cung cấp các phương tiện chiến tranh thiết lập các cơ sở quân sự, cung cấp vật chất cho quân đội Nhật. Chính quyền thực dân Pháp cam kết đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương, bảo đảm an ninh cho quân Nhật. Về phía thực dân Pháp v́ không đủ sức phản kháng nên đă chấp nhận các yêu sách của Nhật, đồng thời Pháp cũng dựa hơi Nhật để đàn áp phong trào đấu tranh dành độc lập.
Về chính trị:
Nhật giữ nguyên bộ máy cai trị của Pháp trên toàn Đông Dương, quản lư hành chính vẫn do người Pháp cai quản.
Nhật cho phục hồi các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam nhưng bị Pháp đàn áp trong những năm 1940-1941 như Hội Phục Quốc, Cao Đài, Ḥa Hảo… giúp đỡ các nhóm Đại Việt dân chính, Đại Việt quốc xă, Đảng Việt Nam ái quốc…với mục đích khi thời cơ đến sẽ dùng lực lượng này để lật đổ Pháp.
Xă hội Việt Nam từ những năm 1940 đến năm 1946 như một mớ ḅng bong trong toàn tính của các nước lớn.
Người Việt bị chia rẽ, các đảng phái được thành lập hỗn loạn dưới sự bảo trợ của các nước lớn hy vọng dựa vào họ để dành độc lập từ tay Pháp.
Thật là ấu trĩ, chẳng có nền độc lập thực sự nào khi phải núp dưới bóng ngoại bang.
Cho dù Đảng phái nào cướp được chính quyền, tuyên bố dành độc lập cho đất nước cũng chỉ là giả hiệu.
Một Việt Nam độc lập trong một t́nh thế như thế không lệ thuộc nước lớn này cũng lệ thuộc nước lớn khác.
Lần mở từng trang lịch sử sẽ cho chúng ta thấy nỗi đau của dân tộc Việt Nam c̣n kéo dài măi cho đến bây giờ.
(C̣n tiếp).
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.03188 seconds with 10 queries