VietBF - View Single Post - Nhiều thi thể người bệnh COVID-19 ở Ecuador bị bỏ mặc ngay giữa đường phố
View Single Post
Old 04-04-2020   #2
CamOnEm
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Nov 2009
Posts: 1,718
Thanks: 0
Thanked 881 Times in 490 Posts
Mentioned: 9 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 708 Post(s)
Rep Power: 16
CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6
CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6CamOnEm Reputation Uy Tín Level 6
Default

Giáo sư Mỹ: Đừng để Bắc Kinh thoát tội về đại dịch toàn cầu


Phản ứng vụng về trong đại dịch của các nước phương Tây không phải là cái cớ để bỏ qua cho Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có một chính quyền khác th́ thế giới có thể đă không phải đối mặt với đại dịch khủng khiếp này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đă liên tục sử dụng cái tên “virus Trung Quốc” khi nói về đại dịch. Rất nhiều trong số những người chỉ trích ông nhấn mạnh rằng đây là cụm từ phân biệt chủng tộc, lặp lại những điều mà giới chức Trung Quốc đang rêu rao. Những người khác, như nghị sĩ Kelly Loeffler, th́ nói rằng chúng ta không nên chính trị hóa thảm họa bằng cách đổ tội, mà thay vào đó nên đoàn kết chống lại một dịch bệnh chung của toàn cầu, một dịch bệnh lây lan không phân biệt con người, và cũng không phân biệt biên giới.

Điều này thật vô nghĩa. Thảm họa này vốn đă là hậu quả của chính trị, bởi v́ sự kém cỏi, hiểm độc, và tham nhũng của các chính trị gia Trung Quốc đă phần nào gây ra nó. Việc chúng ta bỏ qua khía cạnh chính trị của đại dịch này sẽ tạo điều kiện chắc chắn để chuyện tương tự tiếp tục xảy ra lần nữa. Nếu chúng ta không muốn một đại dịch toàn cầu tiếp theo, chúng ta cần quy trách nhiệm cho những chính trị gia đă khiến đại dịch trở nên tồi tệ hơn, mà cụ thể đứng đầu là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Ông ta không tạo ra virus corona, nhưng sai lầm do chính quyền của ông ta gây ra chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc virus lan ra toàn cầu và không thể kiểm soát được, gây ra những hậu quả tồi tệ cho người dân và nền kinh tế thế giới.

Thảm họa phản ánh sự yếu kém của thể chế
Đại dịch toàn cầu không phải là một thế lực mù quáng của tự nhiên, mà không liên quan ǵ đến tác nhân con người. Đại dịch này là một sự thất bại trong việc quản lư đất nước. Một ví dụ tương đồng để hiểu rơ vấn đề là nạn đói. Nhà kinh tế đạt giải Nobel Amartya Sen đă viết trong cuốn sách tuyệt vời của ḿnh, “Development as Freedom” (Tạm dịch: Phát triển theo tự do), rằng nạn đói không phải chỉ là vấn đề thiếu lương thực, mà c̣n là vấn đề thiếu thông tin về lương thực, song hành cùng vấn đề vận chuyển lương thực. Về mặt lư thuyết mà nói, trên hành tinh này có đủ thức ăn cho tất cả mọi người. Nếu bạn biết lương thực ở đâu, và người bị đói ở đâu, và bạn mang lương thực tới cho họ, th́ họ sẽ không phải chịu nạn đói. Bởi vậy một thị trường tự do dân chủ được kiến lập tốt sẽ cho phép ḍng chảy tự do của hàng hóa và thông tin, từ đó sẽ không có nạn đói.

Cũng tương tự như vậy, một đại dịch toàn cầu không phải lúc nào cũng xảy ra khi một chủng bệnh mới xuất hiện. Đại dịch toàn cầu xảy ra khi không có thông tin chính xác về dịch bệnh đó, và sự yếu kém của các dịch vụ công cơ bản – trong trường hợp của đại dịch này, (nếu đúng là nó xuất phát từ chợ hải sản Vũ Hán), th́ là thất bại trong việc quản lư chợ kinh doanh thực phẩm nhằm ngăn chặn lây nhiễm, và thất bại trong việc đóng cửa các phương tiện giao thông, và kiểm soát đi lại khi dịch bệnh lây lan. Khi chính quyền quản lư y tế công, chia sẻ thông tin về dịch bệnh, hợp tác nhằm kiểm soát sự lây lan, th́ dịch bệnh được khoanh vùng và đại dịch khó có thể xảy ra.

Những vấn đề đó là vấn đề của quản lư, chứ không phải vấn đề khoa học. Chính quyền cần phải hành động có trách nhiệm với sức khỏe công chúng. Họ phải minh bạch, sẵn sàng chia sẻ thông tin (thậm chí cả về sự thất bại hay thiếu hiểu biết của họ), và yêu cầu các cơ quan của họ hợp tác với cơ quan khác, hợp tác với các tổ chức y tế thế giới, hợp tác với các chính quyền quốc tế. Quản lư nhà nước tốt sẽ đáp ứng các nhu cầu của công chúng, cho phép tự do thông tin, bao gồm cả tin xấu, khuyến khích hợp tác v́ lợi ích cộng đồng, thậm chí phải đi ngược lại với quyền lợi chính trị của bản thân. Chính quyền không tốt sẽ làm ngược lại những điều đó.

Không có ǵ ngạc nhiên khi một chính quyền độc tài như chính quyền [Đảng Cộng sản] Trung Quốc lại không thích chia sẻ thông tin về sự kém cỏi của họ, và không thích hợp tác với các chính quyền khác.

Danielle Pletka, mới đây đă b́nh luận rằng “điều Tập Cận B́nh quan tâm nhất không phải là rủi ro sinh mạng của người dân, hay việc khoanh vùng được virus, mà là uy tín của ông ta, uy tín của ĐCSTQ, vị thế của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và quyền lực của ông ta”. Trong khi đó, “các lănh đạo các nước dân chủ không sợ chia sẻ thông tin, và v́ thế, họ có thể đánh giá hiệu quả của nỗ lực của họ, có thể điều chỉnh, có đáp ứng ḍng chảy thông tin để tối ưu hóa việc bảo vệ tính mạng của người dân”. Pletka cùng những người khác đă liệt kê chính xác việc lănh đạo Trung Quốc, nhằm giữ thể diện, đă dối trá và che đậy sự nguy hiểm của virus corona như thế nào vào tháng 12/2019 và tháng 1/2020.

Tuy nhiên, vấn đề c̣n sâu hơn thế. Nếu thực sự virus lây lan từ chợ hải sản Vũ Hán, như chính quyền Trung Quốc đă từng nói, bởi v́ chính quyền Trung Quốc không phải chịu trách nhiệm trước người dân Trung Quốc, họ không bao giờ kiểm soát tốt an toàn và chất lượng của thực phẩm, cũng như của các chợ thực phẩm – điều Mỹ và các quốc gia phát triển đă phải làm trước áp lực của truyền thông và công chúng một thế kỷ trước. Những nhà lập pháp Trung Quốc không bao giờ phải đối mặt với cử tri, đó là lư do v́ sao, đơn cử như, không hề có cải cách hay quy kết trách nhiệm đáng kể nào trong vụ hàng chục ngh́n trẻ sơ sinh Trung Quốc bị ốm và phải nhập viện v́ sử dụng sữa bẩn vào năm 2008.

Nói đơn giản, chính quyền Trung Quốc không chút quan tâm đến người dân, đó là lư do tại sao các chợ thực phẩm bẩn và mang mầm bệnh (chứ không phải như nghị sĩ John Cornyn nói là do “văn hóa Trung Quốc”). Những chợ thực phẩm đó hiện đă giết chết hàng ngh́n người dân Trung Quốc – và chúng cũng trở thành nguy cơ lớn nhất cho an ninh và kinh tế Mỹ cũng như các nước khác vào năm 2020. Việc kể từ cuối năm 2019, chính quyền Trung Quốc đă lừa dối và trực tiếp góp phần vào một đại dịch toàn cầu, góp phần vào cái chết của hàng ngh́n người, góp phần vào việc khiến kinh tế thế giới sụp đổ, là rất rơ ràng, và họ cần phải bị quy kết trách nhiệm.

Không chỉ gây ra đại dịch toàn cầu, ĐCSTQ đă có một hồ sơ bất hảo dài trước đó

Tuy nhiên hồ sơ của chính quyền Trung Quốc trong thảm họa vừa qua chỉ là phần nổi của tảng băng ch́m. Cũng chính quyền đó phải chịu trách nhiệm cho việc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, vi phạm luật pháp quốc tế tại Biển Đông, ăn cắp sở hữu trí tuệ và gián điệp mạng đối với Hoa Kỳ và đồng minh, chưa kể giữ kỷ lục tồi tệ nhất thế giới trong việc gây ô nhiễm môi trường, phát minh ra h́nh thức giám sát toàn dân độc tài, và nhiều vấn đề khác nữa.

Chính quyền Trung Quốc mới là thể chế bệnh hoạn và mục ruỗng nhất thế giới, chứ không phải là những khu chợ ẩm thấp. Nó là thể chế mạnh nhất trên thế giới hàng ngày vẫn đang đi ngược lại quyền tự do, quyền hạnh phúc, và phẩm giá của con người. Với bản chất như vậy, liệu có ngạc nhiên không khi nó đă hỗ trợ và thúc đẩy một cuộc khủng hoảng toàn cầu, một cuộc khủng hoảng sẽ giết chết hàng ngh́n người, làm hàng triệu người đau ốm, và đẩy hàng tỷ người vào cảnh nghèo khó?

Dù chúng ta có gọi virus như thế nào (và tôi phần nào nghiêng về việc gọi nó là “virus Trung Cộng”), việc quy trách nhiệm cho Trung Quốc không phải là việc “chính trị hóa” đại dịch COVID-19, bởi v́ bản thân “đại dịch” đă là vấn đề chính trị rồi. Quy mô chính trị của cuộc khủng hoảng này cho thấy chúng ta cần phải quy kết trách nhiệm nhằm ngăn chặn một đại dịch tương tự – và việc quy trách nhiệm bắt đầu bằng việc chỉ ra nó có nguồn cơn từ đâu.

Tuy các nhà hoạch định chính sách Mỹ phản ứng vụng về và làm cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn – và cũng một phần v́ các tuyên bố sai lầm tái diễn của Tổng thống Trump và việc thiếu sự khẩn cấp trong phản ứng của Mỹ – song chính quyền Trung Quốc mới là chính quyền phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc thất bại trong quản lư dịch bệnh, gây ra bao khổ đau, và sự sụp đổ kinh tế trên toàn cầu. Sự dối trá và kém cỏi của chính quyền Trung Quốc sẽ khiến các chính khách, các nhà lập pháp và lănh đạo doanh nghiệp trên khắp thế giới xem xét lại việc kinh doanh và giao thương với Trung Quốc, cho đến khi Trung Quốc tự chứng minh được họ là người có trách nhiệm trên sân khấu quốc tế.

Theo ông Paul D. Miller, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Georgetown, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hội đồng Atlantic, tác giả bài b́nh luận đăng trên Foreign Policy ngày 25/3/2020.

Hàn Mai biên tập

--
CamOnEm_is_offline  
 
Page generated in 0.06813 seconds with 10 queries