VietBF - View Single Post - Đại Cương Triết Học Trung Quán
View Single Post
  #1  
Old  Wink Đại Cương Triết Học Trung Quán
.- Giới Thiệu Về Tác Phẩm Và Tác Giả

Theo nhận định của T.R.Murti, "Trung Quán luận (Màdhyamika) là một luận giải cách tân của Phật giáo. Nó đào sâu vào Phật giáo bằng cách phân tích trọn vẹn những vấn đề tinh tế trong giáo nghĩa. Đó là một sự cố gắng bền bỉ để tổng hợp các kinh luận Phật giáo thông qua cái nh́n của hai chân lư : chân đế và tục đế" (73).

Chúng ta biết rằng, Trung Quán luận là một trong ba bộ luận nổi tiếng của Long Thọ. Song, về vai tṛ lịch sử, nó có một tầm vóc vô cùng vĩ đại trong tiến tŕnh phát triển lịch sử-tư tưởng của đạo Phật, nhất là trong một bối cảnh phức tạp của các hệ tư tưởng tại Ấn Độ lúc bấy giờ. Do đó, Trung Quán luận rất được quan tâm bởi các học giả Đông, Tây ; và theo đánh giá của P.T.Raju, trong "Idealistic Thought of India", th́ tác giả của tác phẩm này là "một nhà biện chứng độc nhất vô nhị trên thế giới".

Nội dung của Trung Quán luận gồm có 4 quyển, chia thành 27 phẩm với tất cả 446 bài tụng. Mỗi bài tụng có 4 câu năm chữ, tổng cộng gồm 1.784 câu, 8.920 chữ. Tác phẩm nguyên văn bằng tiếng Sanskrit, do La Thập dịch sang Hán văn. Bên cạnh bản dịch, c̣n có các bản chú giải của Vô Trước, Thanh Mục, Cát Tạng...

Về tác giả, Nagarjuna, người thuộc chủng tộc Naga (rổng) ở miền Nam Ấn, ra đời khoảng thế kỷ thứ III T.L, trong một gia đ́nh theo đạo Bà La Môn. Ngài được sinh ra dưới gốc cây Arjuna, nên được đặt tên Nagarjuna - Long Thọ, Long Thắng, Long Mănh.

Thuở thiếu thời, Long Thọ là người thông minh, học rộng, làu thông kinh điển Bà La Môn và học được huyền thuật. Truyền thuyết kể rằng, một hôm, Long Thọ cùng bạn bè rủ nhau dùng phép tàng h́nh để vào cung trêu chọc các cung nữ. Vua biết được, ra lệnh chém đầu ba người bạn, riêng Long Thọ được thoát thân. Do ăn năn sám hối, Ngài một ḿnh đến trước tháp Phật phát tâm xuất gia thọ giới. Từ đó, Ngài bắt đầu nghiên cứu Tam tạng, dầu có thông hiểu nhưng vẫn không thỏa măn. Một hôm, do tâm khinh mạn sinh khởi, Ngài tự chế ra giới luật, ăn mặc kiểu mới và ở riêng trong căn pḥng thủy tinh. Nhân duyên hội ngộ, Bổ Tát Đại Long thương xót đến dẫn Ngài vào Long cung rồi truyền trao kinh pháp Đại thừa. Từ đó, Ngài nỗ lực truyền bá chánh pháp, cho đến khi về già. Một trong những đệ tử xuất sắc của Long Thọ là Đề Bà...

Về mặt tư tưởng, nói đến Long Thọ là phải nói đến Bổ Tát Mă Minh, tác giả của "Đại thừa khởi tín luận". Thông qua tác phẩm này mà tư tưởng Đại thừa của Mă Minh đă gây sự chú ư cho các bậc thức giả đương thời. Và về sau, chính Long Thọ là người làm cho hệ tư tưởng Đại thừa trở nên hoàn thiện. Tất nhiên, ngoài Long Thọ cũng c̣n có những nhà Đại thừa khác, như Harivarman. Tuy nhiên, với trí tuệ xuất sắc và biệt tài về nghị biện, mà Long Thọ được xem như là (một trong những) triết gia đầu tiên trong cuộc cách tân lịch sử-tư tưởng Phật giáo.

II.- Luận Đề Triết Học Cơ Bản Trong Trung Quán Luận

Phần tŕnh bày đại cương về các luận đề triết học cơ bản trong Trung Quán luận này được dựa vào nguyên bản Trung Quán luận do ngài La Thập dịch trong Đại tạng kinh, và phần giải thích được dựa vào nhiều bản sớ giải của các Luận sư Tăng Duệ (No.1564 [Cf.Nos.1565-1567] - lời tựa viết cho Trung Quán luận), Thanh Mục (No.1564 [Cf.Nos.1565-1567] - phần sớ giải) và Vô Trước (No.1565 [Cf.Nos.1564, 1566, 1567] - Thuận Trung luận nghĩa nhập Đại Bát Nhă Ba la mật kinh) - xem Đại Chính tân tu, Đại tạng kinh, tập 30.

A/- Biến Chứng Phủ định (Dialectical Negation)

Toàn bộ triết lư Trung Quán hoàn toàn nằm ngay nơi tiền đề độc nhất vô nhị của nó, đó là "Nhất Thiết Pháp không - SARVADHARMÀSUNYATA - Tất Cả Pháp đều Là Không". Đây là một tiền đề vĩ đại làm đảo lộn tất cả cơ cấu trật tự trong đời sống tri thức của con người. V́ lẽ, nếu không thừa nhận nó, th́ măi măi con người không thể đạt đến chân lư, nghĩa là chỉ chấp nhận và bằng ḷng với thế giới sự vật hiện tượng sinh diệt liên hồi này ; và như thế, th́ giá trị của chân lư mặc nhiên bị phủ nhận ngay trong đời sống của con người. Và, đời sống của con người, nếu không được soi sáng bởi chân lư, hay được tồn tại trong chân lư, th́ tất nhiên, đời sống đó sẽ không có bất kỳ một ư nghĩa và giá trị nào.

Ngược lại, nếu thừa nhận nó như là một chân lư phổ biến, th́ xem như là phủ nhận tất cả hiện thực của con người và thế giới thực tại khách quan.

Nhưng, như trong thực tế, con người đă không thể lẩn trốn trước sự hiện hữu của thế giới thực tại với muôn ngàn sự vật hiện tượng, sai biệt đa thù đang hiện bày lồ lộ trước mắt, hà huống là có thể chối từ sự hiện hữu của con người chính nó và các đối tượng hiện thực của nó - tức là thế giới thực tại.

Và nếu như thế, th́ tiền đề Trung Quán này quả thực là chứa đầy mâu thuẫn. Và, trong tri thức thường t́nh, những cái mâu thuẫn th́ đều không hợp ; và những cái không hợp lư, th́ không thể tồn tại v.v... Nhưng tại sao tiền đề của Trung Quán vẫn tồn tại như là chân lư hiển nhiên ? Đặt vấn đề như thế là để khởi sự đi vào nghiên cứu triết lư Trung Quán.

1- Ư nghĩa phủ định của Trung Quán

Như vừa tŕnh bày, "Nhất thiết pháp không" là một mệnh đề - phát biểu phủ định, nó là một sự phủ định tất cả, mà trước hết là phủ định mọi đối tượng được xem như là sự thể hiện thực (actual dharma), rồi sau đó, là phủ định chủ thể (subject) của đối tượng bị phủ định (object) ; thế có nghĩa là nó, không những phủ định mọi sự thể hiện hữu mà c̣n phủ định luôn cả chính nó.

Và, khi mà mọi giá trị đều bị phủ định, như vai tṛ hiện hữu của chủ thể và đối tượng, th́ tiền đề của Trung Quán cũng chẳng có giá trị ǵ hết, có cũng như không. Và khi mà một tiền đề đă được xem là không có tác dụng, th́ sự thiết lập của nó cho dù có hợp lư, cũng không có giá trị ǵ trong sự phủ nhận thế giới thực tại hiện hữu ; và cũng không có bất kỳ một sự liên hệ nào đối với thế giới thực tại hiện hữu. Do đó, ư nghĩa phủ định của Trung Quán, trước hết là "không phủ định ǵ cả". V́, mệnh đề phát biểu của nó là "Nhất thiết pháp không" ; mà, khi "tất cả đều là không" th́ lấy cái ǵ để phủ định cái ǵ? Chúng ta thấy rằng, trên thực tế, trước hết phải có một sự thể nào đó, rồi sau mới có thể khẳng định hay phủ định. C̣n, nếu đă không có ǵ hết, th́ lấy cái ǵ mà phủ định, và phủ định cái ǵ. Như thế, ở đây không thể dùng ư nghĩa phủ định theo quan điểm thông thường của con người để khảo sát tính cách phủ định của Trung Quán.

2- Cơ sở thiết lập mệnh đề phủ định của Trung Quán

Thông thường, khi phát biểu một mệnh đề hoặc là khẳng định, hoặc là phủ định, th́ trước hết phải tuân thủ trật tự của kết cấu ngữ pháp ; nghĩa là, trong một câu phát biểu, phải có đủ chủ từ (subject), động từ (verb) và túc từ (object). Và trong nguyên lư tương quan của ngôn ngữ, th́ một mệnh đề phát biểu phải mang ư nghĩa hoặc đúng, hoặc sai ; và cái đúng phủ định cái sai. Do đó, một phát biểu phủ định luôn luôn phải hội đủ các yếu tố: a)- Chủ thể phủ định, động từ phủ định, và đối tượng bị phủ định.
b)- Chủ thể nhận định sai, động từ nhận định sai, và đối tượng bị nhận định sai. Trên cơ sở này, bên đúng (a) có thẩm quyền phủ định bên sai (b).

Nhưng, mệnh đề phát biểu phủ định của Trung Quán là "Nhất thiết pháp không", như thế nó đă hoán vị từ phủ định sang khẳng định - khẳng định rằng "Tất cả đều là không". Và rằng, khi mọi sự được xem là không, có nghĩa là mọi đối lập giữa đúng và sai, giữa có và không v.v... đều bị phá hủy ; và một lần nữa, nó tự phá hủy nó ngay trong kết cấu văn pháp của chính nó. Như thế, đối với Trung Quán, mọi lư luận đều hóa ra một thứ tṛ chơi - chơi chữ. Và với nó, lư luận của trần gian bỗng trở thành mộng mị, v́ mọi luận lư đều đi vào ngơ cụt, nói có cũng không được, nói không cũng không được, nói vừa có vừa không cũng không được, và nói vừa không có vừa không không cũng không được. Hễ đụng vào khả thể nào là nó đập tan ngay khả thể, cho đến khả thể của ngôn ngữ cũng bất lực. Như thế tại sao sứ mệnh của Trung Quán được gọi là "phá tà hiển chánh" - đánh thức giấc mộng cuổng si của những kẻ mê lầm ? Điều này được Thanh Mục giải thích rơ ở phần sau.

3- Yếu tính tương quan trong phát biểu của một mệnh đề

Mục tiêu lư tưởng của logic tư duy, thông thường là sự cần phải đạt đến một tiến tŕnh biện chứng giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, hay nói khác đi, đó là sự tương ứng giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Do đó, sự thể biểu tượng, luôn luôn là biểu tượng cho một cái ǵ khác nó, chớ không thể biểu tượng về chính nó. Cũng như hoa sen, tự thân nó không cần phải biểu tượng cho nó nữa, v́ chính nó đă là hoa sen rổi ; và mọi thuộc tính của nó luôn luôn được trưng bày bởi trong chính sự hiện diện của nó. Nhưng khi người ta dùng hoa sen để biểu trưng cho những đặc tính cao thượng và bất nhiễm, tất nhiên cái đặc tính cao thượng và bất nhiễm đó không phải là của hoa sen.

Tương tự như vậy, chim bồ câu được dùng để biểu tượng cho ḥa b́nh, nhưng ḥa b́nh hẳn không phải là chim bồ câu. Từ đó, cho thấy rằng mối tương quan giữa biểu tượng và thực tại, dầu có tương ưng, nhưng không phải là nhất thể. V́ lẽ, giữa thực tại và cái biểu tượng cho thực tại th́ hoàn toàn khác nhau. Như vậy, khi nói đến yếu tính tương quan trong phát biểu của một mệnh đề là nói đến tiến tŕnh tương ứng của một nhận thức, mà trong đó, chủ thể nhận thức và đối tượng được nhận thức cũng xuất hiện trên nguyên lư hoặc là đồng thể, hoặc là sai biệt. Nghĩa là, hoặc chủ thể nhận thức và đối tượng được nhận thức là một, hoặc chủ thể và đối tượng là hai. Trong trường hợp nếu là một, th́ tác giả và tác nghiệp là đồng nhất. Tỉ dụ, người thợ gốm (tác giả) và đồ gốm do ông làm ra (tác nghiệp), ở đây sao gọi là một được ? V́, nếu là một th́ hóa ra, người thợ gốm và đồ gốm là đồng thể?

Một dẫn dụ khác, trong trường hợp nếu là hai, như tỉ dụ củi và lửa của Thanh Mục, rằng nếu chủ thể và đối tượng là hai đơn thể biệt lập, như sự biệt lập của củi và lửa, th́ đâu cần có củi mới có lửa? Mà trái lại, lúc nào và ở đâu lửa tự nó vẫn có, và nếu như thế, đây là một loại lửa vô dụng, nó không có năng lực thiêu đốt cái ǵ hết. Do đó, yếu tính tương quan ở đây, theo Trung Quán có hai loại: một là dị thời, hai là đồng thời. Trong tương quan dị thời, có 4 yếu tố:

1- Thường (lửa - lúc nào và ở đâu cũng có) ;
2- Vô nhân (lửa - không cần có củi) ;
3- Vô duyên (lửa - không cần bất cứ điều kiện nào để nó hiện hữu) ;
và 4- Vô tác dụng (lửa - không có chức năng thiêu đốt).

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 12-14-2019
Reputation: 200975


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,200
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	trung.jpg
Views:	0
Size:	26.7 KB
ID:	1499150  
florida80_is_offline
Thanks: 7,291
Thanked 45,880 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
anhhaila (12-14-2019)
 
Page generated in 0.08204 seconds with 11 queries