VietBF - View Single Post - Đại Cương Triết Học Trung Quán
View Single Post
Old 12-14-2019   #5
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,130
Thanks: 7,282
Thanked 45,851 Times in 12,757 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

D.- Khảo Sát Về Tứ Đế

Qua phần tŕnh bày về "nhân duyên" và "thời tính", chúng ta hẳn phần nào nắm bắt được lối nói đặc thù của Trung Quán, đó là một lối nói biện luận và phân tích cụ thể các vấn đề, cho dù được xem là nhỏ nhoi. Và những ǵ được phân tích đại cương trên cũng là những bước đi cơ bản để đọc và hiểu Trung Quán.

Dưới đây sẽ là phần tŕnh bày về Tứ đế, Chương thứ XXIV, gổm 40 bài tụng, ĐCTT/ĐTK, No.1564, tập 30, trang 32. Phần tŕnh bày này được xem như là tóm tắt thông điệp chính của toàn bộ Trung Quán luận. Độc giả nếu muốn t́m hiểu thêm xin đọc nguyên bản Việt dịch Trung Quán luận và các phụ bản đối chiếu chữ Sanskrit và chữ Hán ở phần sau.

Theo truyền thống, giáo lư Tứ thánh đế được xem như là một trong những giáo lư cơ bản nhất của Phật giáo. Nội dung của nó là nói lên sự thật (Thánh đế) của khổ đau, nguyên nhân khổ đau, sự chấm dứt khổ đau và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau.

Tứ đế được Phật nói ra trong thế cách đặc thù của Trung đạo, nghĩa là nó vừa là nền tảng, lại vừa là đỉnh cao trong sự đưa đến thể nhận hai chân lư - chân đế và tục đế - một cách toàn diện. Có thể nói rằng, trong suốt quá tŕnh truyền giáo của Phật từ sau khi Ngài thành đạo cho đến lúc nhập Niết bàn - theo quan niệm lịch sử - Ngài đă khởi sự truyền giáo bằng bài pháp Tứ đế, và Ngài đă kết thúc công cuộc truyền giáo cũng bằng pháp Tứ đế. Do đó, vai tṛ của Tứ đế vô cùng quan trọng, nó làm nền tảng cho toàn bộ cơ đổ của lịch sử phát triển Phật giáo.

Bây giờ, đến lượt Tứ đế được soi sáng trong đôi mắt của Trung Quán. Như chúng ta đă biết, tiền đề triết học của Trung Quán là "nhất thiết pháp không", vậy định mệnh của Tứ đế sẽ như thế nào đây? V́ lẽ, nếu phủ nhận Tứ đế, có nghĩa là phủ nhận khổ đau, phủ nhận nguyên nhân của khổ đau, phủ nhận Niết bàn và phủ nhận luôn cả con đường dẫn đến Niết bàn. Và nếu chấp nhận như thế, th́ xem như là phủ nhận luôn cả sự có mặt của các quả vị Thanh Văn, La Hán, Bích Chi, Bổ Tát và cho đến Phật đạo.

Nhưng, nếu phủ nhận tất cả (như tiền đề của Trung Quán nói), mà không phủ nhận Niết bàn, Thanh Văn, La Hán... cho đến Bích Chi, Phật đạo th́ hóa ra tiền đề Trung Quán là hư dối? Vậy, sự thể sẽ như thế nào ? Trung luận nói rơ:

"Nếu cho rằng tất cả đều là không, không có sinh cũng không có diệt, như thế sẽ không có khổ-tập-diệt-đạo, bốn pháp Thánh đế. Do không có Bốn thánh đế mà khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự chấm dứt khổ đau và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau cũng không có. Do không có Bốn thánh đế nên không có bốn đạo quả, và không có luôn cả bốn hướng, bốn đắc. Và nếu như không có Bát thánh hiền Tăng, th́ Tăng bảo cũng không có ; nếu Bốn thánh đế không có th́ Pháp bảo cũng không có ; nếu Tăng bảo Pháp bảo không có th́ Phật bảo cũng không có. Và nếu cho rằng như thế, là phá hoại Tam bảo (?). Nếu chấp rằng "nhất thiết pháp là không" là phá hủy cả nghiệp báo, nhân quả, tội phước, phá hủy cả Niết bàn và các pháp thế gian (?)" (các bài tụng từ số 01 đến số 06).

Và để giải thích những nạn vấn trên, Long Thọ đă trả lời một cách dứt khoát rằng :

"Chính v́ bản chất của các pháp là đều do duyên khởi, nên tôi nói là KHÔNG, là GIẢ DANH và cũng là Trung Đạo" (bài tụng số 18).
(2 ḍng chữ Nho)

Và Long Thọ cũng nhắc nhở rằng :

"Khi nói pháp để độ chúng sinh, Phật căn cứ trên hai chân lư (Nhị đế)... Nếu người nào không biện biệt được hai chân lư này, th́ không thể hiểu được Phật pháp" (bài tụng số 08 và số 09).

Như thế, ta thấy rằng tất cả những ǵ Phật nói ra đều là pháp phương tiện, tức là nói để cho người trần tỏ ngộ. Và pháp phương tiện th́ không thể nói là chân đế mà chỉ là tục đế. V́ lẽ, đối với chân đế th́ tuyệt vọng vô ngôn, nó là bất khả thuyết bởi ngôn ngữ. Và đó chính là cảnh giới hiện quán của Phật, một con người giác ngộ. Mặc dù, giữa Phật và chúng sinh tuy không khác trong "Tỳ lư hoa tạng", nhưng khi chưa giác ngộ th́ chúng sinh là những sinh linh đang ch́m đắm trong biển vọng cuổng si, làm thế nào mà Phật có thể hiển bày cảnh giới "chân thật bất hư" của Ngài cho chúng sinh. V́ thế, Ngài đă dùng đến phương tiện (tục đế) như là con đường duy nhất khả dĩ để thực hiện sứ mệnh truyền trao bức thông điệp "không lời" cho chúng sinh, dắt dẫn chúng đi vào thế giới của "ngh́n năm bất diệt".

Do đó, tất cả những ǵ mà Phật nói ra là nói cho chúng sinh chứ không phải là nói cho Phật. Và như thế, khi nói Ngài phải dùng đến ngôn ngữ của chúng sinh ; mà ngôn ngữ của chúng sinh, như chúng ta biết, nó hoàn toàn bất lực trong việc miêu tả cảnh giới tuyệt đối. Vai tṛ của nó - tức ngôn ngữ - là ở chỗ "chỉ dẫn" chứ không phải là "miêu tả", như ngón tay chỉ mặt trăng (83), vậy thôi. Như thế, tất cả pháp được nói ra đều là pháp phương tiện. Điều này được Phật xác định trong kinh Pháp Hoa như sau :

"Ba đời mười phương chư Phật, duy chỉ có một Phật thừa, không hai cũng không ba, trừ phi Phật dùng phương tiện nói".

Và nếu quả là như vậy, th́ cái mà gọi là Phật, là Niết bàn, là Thanh Văn, La Hán v.v... cho đến các giáo lư như Không, Vô ngă v.v... đều được xem là pháp phương tiện; v́ nếu nó thật sự là chân lư cứu cánh th́ đương nhiên Phật đă không nói ra. Đây là điều được Long Thọ nhấn mạnh. Do đó, cái ǵ được nói ra ở đây là đều do Duyên khởi. Kẻ nào không biết được điều đó th́ gọi là kẻ kiến chấp mê lầm.

Tuy nhiên, nói như thế không phải là để phủ nhận tất cả, mà trái lại, nói phủ định là nhằm khẳng định, khẳng định một "chân trời" không bao giờ hiện hữu trong tương quan đối đăi, mà con người hằng tưởng là nó ở ngang trong tương quan đối đăi. Cũng như một kẻ khùng điên đứng trước mặt biển xanh của đại dương bao la mênh mông, y cứ tưởng rằng ở đằng xa xăm vô tận bên kia có một đường chân trời thật sự, và y hăo huyền mơ mộng sẽ đạt đến bên cạnh chân trời. Mộng tưởng của y quả là điên dại, v́ vĩnh viễn sẽ không bao giờ có cái đường chân trời ấy. Nó vốn vượt lên trên mọi cương tỏa trong tương quan nối kết của trần gian, như mặt trời trên đỉnh phù vân ; cũng vậy, Niết bàn, Phật, không hề có trong suy tư và mộng tưởng, hà huống là có trong kết cấu logic của luận lư, ngôn từ. V́ thế, đối với những khái niệm về Phật, về Niết bàn v.v... th́ không phải là Phật, là Niết bàn thực thụ ; do đó, nó được gọi là Không, là Giả danh.

Nhưng nếu pháp, như Phật, Niết bàn là không, là giả danh th́ sao lại xuất hiện các tên gọi định danh, và do đâu mà các tên gọi đó xuất hiện ? Điều này được Tăng Duệ, trong lời tựa viết cho Trung luận, nói rằng : "Thực phi danh bất ngộ", nghĩa là một sự thể nếu không được gọi tên th́ sự thể đó sẽ không được biết đến. V́ thế, KHÔNG và GIẢ DANH ở đây là nhằm chỉ đến cái tên gọi giả lập và cái tự tính giả lập mà con người áp đặt cho mỗi mỗi hiện hữu trong thế giới thực tại. Vả lại, thực tại chính nó như thế nào, có hay không có, dài hay tṛn, cứng hay mềm, đàn ông hay đàn bà v.v..., đó là điều không thể biết được khi mà con người chưa thể nhập vào ḍng vận hành của thực tại.

Con người chỉ có thể gọi tên nó, đặt tên nó, định nghĩa nó theo sự thấy biết bất thường của con mắt khi trong khi đục, khi mờ khi tỏ, đại khái thế thôi. Từ đó, pháp được nói ra ở đây có ư nghĩa là Trung Đạo. Nghĩa là một mặt nó phá hủy mọi thiên kiến sai lầm của tục đế, một mặt nó làm cho chân đế được hiển thị trưng bày. Như thế, phá hủy là xây dựng và xây dựng là phá hủy. Trung đạo là như thế. V́ vậy, Long Thọ nói:

"Nếu không nương vào tục đế th́ không thể đạt đến chân đế ; nếu không thể đạt đến chân đế, th́ không thể biết Phật pháp là ǵ".

Tục đế và chân đế là một cặp song quan luận trong mọi tiến tŕnh suy cứu để đạt đến chân lư theo con đường ngôn ngữ. Và khi đă qua đến bờ bên kia rổi, th́ chân, tục không c̣n được bàn đến nữa.

Và cuối cùng, Niết bàn nếu có thể quan niệm, th́ phải quan niệm như thế nào ? Long Thọ viết:

"Nếu tất cả pháp là không, không có sinh cũng không có diệt, vậy đoạn cái ǵ và diệt cái ǵ mà nói là chứng Niết bàn ?".

"Không có chứng đắc, cũng không có đạt đến, không có sinh cũng không có diệt, không có thường cũng không có đoạn, gọi đó là Niết bàn".

Vậy Niết bàn là cái ǵ, ở đâu ?

Long Thọ viết tiếp :

"Niết bàn và thế gian không có ǵ sai biệt,
Thế gian và Niết bàn cũng không có ǵ sai biệt,
Niết bàn và thế gian chúng không hai, không khác".
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.06309 seconds with 10 queries