VietBF - View Single Post - Ðại Cương Triết Học Trung Quán
View Single Post
Old 12-14-2019   #6
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,202
Thanks: 7,291
Thanked 45,885 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Ðây là phần đại cương khảo sát về Tứ đế).

E.- Phần Kết Về Trung Quán Luận

Qua phần trình bày đại cương về triết học Trung Quán, chúng ta thấy rõ một số nét cơ bản như sau :

1- Trung Quán luận lấy tiền đề cơ bản của nó là "nhất thiết pháp không" để soi sáng cho mọi phê bình, luận giải của nó trước tất cả học thuyết. Ðó là một tiền đề bất hủ vốn được xem như là một công án đặc thù và vĩ đại của toàn bộ triết học Trung Quán.

Bất kỳ lúc nào và ở đâu, cái KHÔNG vẫn xuất hiện như là một vĩnh thể bất diệt, trong công ước cũng như trong tuyệt đối. Hễ mở miệng ra là KHÔNG, nói lên là KHÔNG, KHÔNG hiện hữu trong suốt ba thời trong ý niệm cũng như trong biểu hiện của thế giới thực tại. Cái gì ở đây có thể đối thoại với KHÔNG, chỉ là một sự IM LẶNG ; một sự IM LẶNG không phải trong tĩnh mịch cô liêu của thế giới hư vô không tận, mà là sự IM LẶNG trong CÔ KHỞI của thực tại chính nó đang mải miết trôi chảy, một thực tại không thể nói là "Bây giờ và ở đây".

2- Cánh cửa đầu tiên để mở ra và nhảy vào cái KHÔNG chính là sự hiện quán về Duyên khởi và Vô thường. Nếu trước hết không tri nhận được nó thì không thể biết gì về Tính Không. Không, một mặt nào đó là pháp đối trị theo như quan niệm bình thường ; nhưng mặt khác, nó chính là bản thể tự nội của thế giới Duyên sinh, một thế giới mà nếu không có nó thì không thể hình thành. Nhưng không vì thế mà Tính Không được xem như là một bản thể trường tổn, bất di bất dịch ; vì ngay từ đầu của tiền đề cơ bản, nó đã phủ quyết tất cả, phủ quyết về mọi đối tượng hiện thể, rổi sau đó nó phủ quyết luôn cả chính nó. Cho đến khi nào, không còn thủ trước hoặc là có hoặc là không, thì khi đó, cánh cửa bất tử sẽ mở ra cho những ai có mắt nhìn thấy, có tai để nghe.

3- Sự nổi bật của giáo thuyết về Không là Trung đạo. Nó khai thông một con đường phương tiện để dẫn đến cứu cánh. Do đó, tự thân nó không bị rơi vào cực đoan, cho dù có thể nói nó là một thứ hư vô luận, một thứ phủ định luận v.v... Như thế, Trung đạo chính là điểm mở đầu của cuộc hành trình về tâm linh, và cũng là điểm kết thúc trong cuộc hành trình đó, một cuộc hành trình vượt lên trên mọi đối đãi phân biệt, một cuộc hành trình không có người đi, không có hành động đi, không có quá khứ, không có hiện tại và vị lai ; đó là một cuộc hành trình mà không lưu lại bất kỳ một dấu vết nào của sự đi và đến.

4- Ðôi mắt KHÔNG tự nó không là gì cả, nhưng lại cưu mang một sức thần nhiệm mầu, hễ chiếu rọi vào đâu, thì thể tính trơ lì bất động ở đó đều tan biến, như thần lực của ánh sáng. Khi nào và ở đâu, hễ nó xuất hiện thì mọi bóng tối cho dù có ngự trị cả nghìn năm từ một quá khứ xa xôi bất định nào, cũng đều "đứng dậy ra đi" trong niềm hỷ lạc của Vô Niệm. Sự phá hủy và tiêu diệt của tính Không là như thế.

5- Giáo thuyết về Tính Không không hề phá vỡ mọi trật tự trong tương quan nhân quả, trong luân thường đạo lý. Vì ngay từ tự thể, nó đã KHÔNG, thì lấy gì để gọi là phá vỡ khi mà chủ thể phá vỡ cũng không và hành động phá vỡ cũng không. Sự phá vỡ ở đây có hay không là tùy vào cái nhìn của mỗi con người. Pháp bản chất của nó vốn là như vậy (pháp nhĩ như thị). Nó không can hệ gì đến cái cơ cấu tuần hoàn của logic suy tư nội tại. Nó luôn luôn hiện hữu như là chính nó và theo thể cách của nó. Mọi đúng sai, đẹp xấu, có không, như thế này như thế kia v.v... là do tâm thức cuổng si của con người tự biểu hiện đấy thôi.

6- Ðiều độc nhất vô nhị ở đây là sự lôi kéo về trần thế này và con người này một trú xứ nhân gian Tịnh độ từ đâu không biết... mà chúng ta cứ những tưởng trú xứ của niềm phúc lạc vô biên đó không có ở đây, ở mảnh đất gồ ghề, cấu nhiễm của những sinh linh đang thất thểu trong vui buổn, say tỉnh với bao nỗi khổ trầm luân. Dưới ánh sáng của Tính Không, lần đầu tiên chúng ta biết rằng quê hương của Niết bàn là trần thế. Và giật mình réo gọi, "ối lồ lộ thay ! Phật đã vào Niết bàn ngay khi Ngài chưa đầy 40 tuỗi".

7- Chấm dứt đường hí luận khi nào tri nhận toàn diện về Tính Không. Con đường dẫn đến sự toàn tri đó là Duyên sinh, Vô thường, Vô ngã, Giả danh, Trung đạo và Nhị đế.
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.06415 seconds with 10 queries