VietBF - View Single Post - Trung Quốc hăy t́m hiểu về nó, bài hay của tác giả Mai Thanh Sơn
View Single Post
  #1  
Old  Thumbs up Trung Quốc hăy t́m hiểu về nó, bài hay của tác giả Mai Thanh Sơn
CHÚNG TA HIỂU G̀ VỀ TRUNG QUỐC?

Đó là câu hỏi không dễ trả lời. Người biết chữ Hán và Trung văn ở Việt Nam th́ nhiều. Nhưng người thực sự hiểu về Trung Quốc có bao nhiêu? Ngay cả những người từng viết sách và hàng chục bài nghiên cứu về Trung Quốc, liệu có dám tự khẳng định là đă hiểu sâu sắc về Trung Quốc? Nếu đặt câu hỏi như vậy, tôi chắc không ai dám tự nhận về ḿnh.


Tinh thần dân tộc/quốc gia Việt Nam là vốn quư. Nhưng nếu đẩy cái tinh thần đó lên mức cực đoan sẽ như thế nào nhỉ? Bài học "dân tộc thượng đẳng" của người Đức hay "những đứa con thần mặt trời" của người Nhật và sự nảy ṇi chủ nghĩa phát xít c̣n nguyên giá trị. Những năm gần đây, Tập Cận B́nh và giới cầm quyền Bắc Kinh dường như đang đi vào vết xe đó. Nhưng để hiểu được những toan tính của họ thật không dễ. Mỹ lơ là Trung Quốc vài chục năm, bây giờ đang phải trả giá bằng cuộc thương chiến vô tiền khoáng hậu. Việt Nam hồ hởi bắt tay gật gật/hảo hảo "đồng chí 4 tốt, 16 chữ vàng", bây giờ thử ngoảnh lại xem sao?

Bạn cũng như tôi, có thể căm ghét bọn cầm quyền có tư tưởng bành trướng ở Trung Nam Hải. Nhưng không thể không kính trọng nhân dân Trung Quốc và nghiêng ḿnh trước di sản văn hóa khổng lồ kéo dài suốt 5000 năm của họ. Đó là một dân tộc/quốc gia kỳ lạ. Tổ tiên họ từng run sợ trước Tây Hạ, Khiết Đan. Vua tôi Tống triều khuất phục trước vó ngựa Mông Thát. Minh triều bị đạo quân Bát Kỳ của người Măn đánh cho tan tác. Rồi mới đầu thế kỷ XX đây thôi, người Nhật đă dán cho Trung Quốc nhăn "Đông Á bệnh phu". Nhưng cứ sau mỗi đận như vậy, Trung Quốc lại trỗi dậy, nguây nguẩy sống và thôn tính luôn cái thằng đă từng xâm lược ḿnh. Tây Hạ, Khiết Đan, Mông Thát, Măn Thanh lần lượt bị xóa xổ. Con dân của các quốc gia đó cứ lần lượt gia nhập vào cái cộng đồng có tên là "Hán tộc".

Mà cũng chưa thấy có nhà nghiên cứu từ Đông sang Tây nào thử lư giải v́ sao tên quốc tế của cái quốc gia tham lam này bắt đầu từ chữ Tần/Chin (China)*, nhưng tên của tộc người đông dân nhất thế giới, là chủ thể chính của quốc gia đó lại là "Hán". Và tư tưởng "đại Hán" là cái ǵ?

Lịch sử Trung Quốc có nhiều thăng trầm, thắng/thua nhưng nh́n tổng thể đó là tiến tŕnh bành trướng. Điều đó đúng. Nhưng lịch sử văn hóa Trung Hoa là một tiến tŕnh TÍCH HỢP/CHIA SẺ/và LAN TỎA. Sự bành trướng của Trung Quốc luôn có sự kết hợp giữa sức mạnh quân sự, kinh tế với sức mạnh văn hóa. Và đây mới là điều đáng sợ/và cũng đáng nể nhất, tạo nên sức sống của dân tộc/quốc gia này. Họ có thể thua trên bàn cờ quân sự, nhưng cuối cùng vẫn thắng trên tổng thể và đồng hóa những người từng thắng trận. Đó là bài học mà người Việt không được phép lơ là.

Từ 2500 năm trước, người Trung Quốc đă lấy "Bát mục" (cách vật, trí tri, thành ư, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ) làm phương châm giáo dục. Điều đó có thể đùa được sao?

"Hán" vốn dĩ không phải là tên 1 tộc người. Nguyên ủy, đó là tên 1 ḍng sông, chi lưu của Trường Giang, sau được lấy làm tên của 1 vương triều/một quốc gia có thời gian thịnh trị kéo dài mấy trăm năm. Rồi nó trở thành 1 ngọn cờ, tập hợp dân chúng của tất cả các bộ lạc, liên minh bộ lạc, các tiểu quốc bị thôn tính/hoặc ảnh hưởng (Bách Việt, Bách Bộc, Tây Hạ, Khiết Đan, Mông Cổ, Măn Thanh...). Và "Hán" trở thành 1 siêu tộc vĩ đại, không thuần huyết nhưng chia sẻ được với nhau những giá trị văn hóa chung. Sau 2000 năm, nó trở thành 1 truyền thống/một sức mạnh. Đó là bài học cần được t́m hiểu kỹ lưỡng.

Nửa thế kỷ trước, những người Trung Quốc xa xứ vẫn giữ quan niệm "lạc diệp quy căn" (lá rụng về cội). Rồi họ dịch chuyển dần sang "lạc diệp duy căn" (lá rơi xuống gốc) và cuối cùng, ngày nay đă là "lạc diệp vi căn" (nơi nào lá rơi, nơi đó là gốc). Nghĩa là, nơi nào họ từng sống và chết, nơi đó sẽ là đất gốc của họ. Điều đó có thể lơ là được chăng, khi mà trên đất này đâu đâu cũng thấy người Trung Quốc mua đất làm nhà, lấy vợ sinh con?

Người Trung Quốc đang vận động với tốc độ kinh hăi. C̣n chúng ta cứ lẹt đẹt chạy theo. Rồi bây giờ không ít người chỉ trông mong vào sự thất bại của Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ. Có ǵ đó không ổn trong cách nghĩ của chúng ta th́ phải?

*Riêng người Nga gọi Trung Quốc là "Kitai". Trước đây, GS Trần Quốc Vượng phán đoán, chữ "Kitai" có lẽ bắt nguồn từ chữ "Khiết Đan" mà ra.

TRUNG QUỐC: "THỤC NHÂN" VÀ "SINH NHÂN"

Đến nay, đa số người Việt chúng ta vẫn gán cho Bắc Kinh tư tưởng "Đại Hán". Đó là một nhận định có phần sai lầm. Thực ra, ngay từ thời nhà Chu (1122 TCN–249 TCN) thuật ngữ "Trung Hoa" (xứ văn minh ở trung tâm) đă xuất hiện và ư tưởng về một "Đại Trung Hoa" đă h́nh thành. Nhưng lănh thổ ngày nay thuộc về Trung Quốc lúc đó là địa bàn sinh sống của rất nhiều sắc dân thuộc những bộ lạc, liên minh bộ lạc hoặc tiểu quốc khác nhau. Để có thể h́nh thành nên một Đại Trung Hoa, sự áp đặt và thôn tính lẫn nhau là điều không thể tránh khỏi. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những cuộc chiến tranh liên miên trong suốt thời kỳ cổ và trung đại Trung Quốc.

Các sử gia vẫn coi Tần Thủy Hoàng là người có công thống nhất Trung Hoa (và v́ thế, tên triều đại này được quốc tế hóa thành tên quốc gia - Chin/China). Không sai. Nhưng chưa đầy đủ. Ông ta là người khởi đầu th́ đúng hơn. Tiếp theo triều đại nhà Tần vẫn là những cuộc chiến tranh liên miên để thống nhất và mở rộng lănh thổ. Quá tŕnh đó đến nay chưa chấm dứt.

Chính trong quá tŕnh dần dà thống nhất Trung Hoa, một siêu tộc đă được h́nh thành, sau này được gọi là "Hán tộc". Đó là sự hợp huyết của nhiều sắc dân khác nhau và rất khó có thể xác định được đâu là sắc dân chủ lực. Và văn hóa Hán là sự hợp lưu của nhiều ḍng văn hóa Tiền Trung Hoa. Nếu như quá tŕnh thống nhất thành một Trung Hoa phải dựa vào sức mạnh quân sự và thông qua các cuộc chiến tranh, th́ chất kết dính văn hóa lại nằm ở 2 cơ sở mấu chốt khác: ban đầu là chữ tượng h́nh, và ngàn năm sau được củng cố bằng học thuyết Nho giáo do Khổng Khâu đề xuất và truyền bá. Tư tưởng Đại Hán dựa trên 2 nền tảng đó. Và đó cũng là những tiêu chí đầu tiên để phân biệt "thục nhân" và "sinh nhân" - một cách phân loại loài người "rất Đại Hán".

Trong trường kỳ lịch sử, siêu tộc Hán luôn lấy ḿnh làm trung tâm và văn hóa Hán là thang đo cho sự tiến bộ. Đối lập với nó là Tứ Di: Đông Di - 東夷, Bắc Địch - 北狄, Tây Nhung - 西戎, và Nam Man - 南蠻. Thôn tính được vùng đất nào, siêu tộc Hán lập tức mang chữ viết và khuôn phép Khổng Nho đến "giáo hóa" cư dân chủ thể vùng đất đó. Trong Tứ Di, nhóm cư dân nào thuận theo văn hóa Hán và khuôn phép Khổng Nho, sẽ được coi là "thục nhân" - nghĩa là những người đă được giáo hóa (văn minh/tiến bộ). Nếu bộ phận nào kháng cự để giữ lại văn hóa riêng của ḿnh, sẽ bị coi là "sinh nhân" - những kẻ mông muội, man rợ. Cả 2 cách gọi đó đều ít nhiều thể hiện sự miệt thị.

Về bản chất, ban đầu Đại Hán là chỉ mối quan hệ đối nội. Tư tưởng Đại Hán nằm trong ḷng Trung Hoa và từ thời cổ đến cận đại, nó chỉ ảnh hưởng rộng hơn đến các quốc gia lân bang ở phương Đông như Nhật Bản, Cao Ly, và Việt Nam. Và như vậy, trước khi tư tưởng Đại Hán tạo nên sự xung đột giữa Trung Hoa với các quốc gia láng giềng, nó đă tạo nên sự chia rẽ nội bộ, giữa siêu tộc Hán (chiếm hơn 91% dân số) với bộ phận thiểu số c̣n lại. Các sắc dân thiểu số ở Trung Quốc chỉ có chưa đến 9% dân số, nhưng lại chiếm cứ 65% diện tích lănh thổ.

Nhận thấy nếu để t́nh trạng chia rẽ kéo dài sẽ dẫn đến sự suy yếu của quốc gia, ảnh hưởng xấu đến tiến tŕnh bành trướng, từ đầu thế kỷ XX, quan niệm về "thục nhân" và "sinh nhân" dần dần được rũ bỏ. Khi thể chế được coi là "dân quốc" đầu tiên được lập ra ở Trung Quốc (1911), Tôn Trung Sơn và các đồng chí của ông ta đă dịch chuyển từ tư tưởng "Đại Hán" về lại với tư tưởng "Đại Trung Hoa" ban đầu. Nhưng Đại Trung Hoa hiện đại hoàn toàn khác về bản chất so với Đại Trung Hoa thời cổ đại. Trước đây, Đại Trung Hoa là nhằm mục tiêu xây dựng một vương quốc thống nhất rộng lớn. Ngày nay, Đại Trung Hoa là để hướng ra thế giới toàn cầu, bao gồm cả phương Tây và châu Mỹ. Sự thách thức của Trung Quốc đối với phần c̣n lại của thế giới bắt đầu từ đó. Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Binh và ngày nay Tập Cận B́nh là những kẻ kế thừa xuất sắc.


CÁC TRỤ CỘT TRONG HỌC THUYẾT ĐẠI TRUNG HOA

Thời cổ đại, tư tưởng Đại Trung Hoa dựa trên 3 trụ cột cơ bản: (i) chính sách ngoại giao linh hoạt; (ii) sự vượt trội về văn hóa, kỹ nghệ, và thương mại; và (iii) khuôn mẫu nhà nước quan liêu. Chính nhờ sự linh hoạt trong chính sách đối ngoại, các tiểu quốc trong phạm vi lănh thổ Trung Quốc hiện nay mới có thể đi đến sự thống nhất và tạo thành siêu tộc Hán. Có đánh, có đàm, có cá lớn nuốt cá bé. Nhưng cuối cùng vẫn cho ra được một một nồi cháo thập cẩm mà nh́n vào đó không ai c̣n phân biệt được đâu là dân gốc Trung Nguyên, đâu là Bách Việt, đâu là Bách Bộc, đâu là Mông Thát, đâu là Măn, đâu là Khiết Đan... Khi thua trên mặt trận quân sự, họ quay sang đồng hóa ngay cái thằng vừa tẩn ḿnh văi cả linh hồn. Thất bại trước Mông Cổ, họ chấp nhận là thần dân trong Nguyên Triều, rồi một ngày đẹp trời nào đó, mấy cha quư tộc gốc gác Mông Thát mở mắt ra, bỗng thấy ḿnh trở thành người Hán từ lúc nào rồi: ăn ở như người Hán, nói tiếng Hán, học hành theo khuôn mẫu Khổng Nho... Rồi cuối cùng họ lại để mất nước vào tay Chu Nguyên Chương. T́nh h́nh tương tự cũng xảy ra với con cháu và thần dân ḍng Ái Tân Giác La. Khi quốc gia Trung Quốc hiện đại h́nh thành, người Măn dường như mất sạch gốc. Đa phần họ tan chảy vào ḍng siêu tộc Hán. Một nhúm nhỏ ở lại vùng đông bắc Trung Quốc hiện nay c̣n không nói nổi tiếng mẹ đẻ. Về kỹ nghệ và thương mại, Trung Quốc cổ trung đại luôn khiến thế giới phải kinh ngạc. Họ đẻ ra thuốc súng, giấy viết, kỹ thuật in và hàng ngàn thứ khác. Họ vạch ra con đường tơ lụa để khai trí cho bọn tây lông. Và trên nền tảng của loại văn tự được sinh ra sớm nhất trong lịch sử nhân loại cũng như một khuôn mẫu đạo đức và quản lư xă hội được xây dựng từ 2500 năm trước, họ đă kiến tạo một mô h́nh nhà nước quân chủ quan liêu sớm nhất thế giới. Có như thế, các hoàng đế ở trung ương mới có thể cai quản được cả một quốc gia rộng lớn và đông dân nhất thế giới.

Nhưng từ thế kỷ thứ XVI trở đi, Trung Quốc dần dà bị phương Tây vượt qua từng ngày. Để rồi đến một ngày nọ, họ bị 14 nước đế quốc xâu xé, phải kư những thỏa ước hèn hạ bạc nhược. Thậm chí, chú voi to xác Trung Quốc c̣n bị anh quản tượng nhỏ bé đến từ đất nước mặt trời mọc đưa vào khuôn phép. Một vết nhơ trong lịch sử mà không người Trung Quốc nào muốn nhắc lại.

Học thuyết Đại Trung Hoa được khơi lại dưới thời Tôn Trung Sơn. Nhưng khi đó, nó không xác định được các trụ cột rơ ràng. Sau 1949, hoàng đế Mao Trạch Đông là kẻ nhiều tham vọng, nhưng các chính sách chuyên chế, độc ác, bạo tàn và có phần ngu muội của ông ta đă đẩy Trung Quốc vào con đường nghèo đói, tụt hậu ngày càng xa so với các bác tây lông. Chỉ đế khi Đặng Tiểu B́nh chấp chính, Trung Quốc mới thực sự lột xác. Nhưng dẫu sao, Đặng vẫn c̣n khôn ngoan khi chủ trương "thao quan dưỡng hối". Đến Tập Cận B́nh, mọi chuyện đă khác hoàn toàn. Tham vọng sắp xếp lại trật tự thế giới với vai tṛ thống trị của Trung Quốc đă bộc lộ trắng trợn.

"Tư tưởng Tập Cận B́nh" đă được nhiều nhà nghiên cứu mổ xẻ và xuất bản đầy trên mạng. Nhưng có thể tóm lược thành 3 trụ cột cơ bản: (i) sức mạnh tổng hợp, bao gồm cả kinh tế, quân sự, khoa học-kỹ thuật, và văn hóa; (ii) một nhà nước kiểm soát/toàn trị dựa trên chế độ độc đảng; và (iii) chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Để không ngừng củng cố sức mạnh tổng hợp, Trung Quốc không từ phương cách nào: vừa tự lực vừa kết nối học hỏi bên ngoài, t́m kiếm đồng minh, sử dụng các thủ đoạn ngoại giao kiểu đi đêm, tiến hành các hoạt động t́nh báo trong tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế, xuất khẩu văn hóa.... Dưới chế độ toàn trị hiện nay, Trung Quốc không có chỗ đứng cho tư tưởng tự do và các h́nh thức dân chủ. Sự kiện Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 hay những ǵ đang xảy ra ở Tây Tạng, Tân Cương đều nằm ngoài sự h́nh dung của nhân loại hiện đại. Đặc biệt, có lẽ ngày nay Trung Quốc là một trong số không nhiều quốc gia c̣n có tham vọng về lănh thổ. Cách thức mà Bắc Kinh đang đối xử với Việt Nam thể hiện rất rơ điều đó. Để đạt được các mục tiêu của ḿnh, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đă được kích hoạt và thể hiện mọi lúc, mọi nơi.

Thế giới sẽ ra sao, nếu Tập Cận B́nh thực hiện được tham vọng của ḿnh?

Tác giả: Mai Thanh Sơn

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 06-12-2019
Reputation: 74650


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,468
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	chutichtap.jpg
Views:	0
Size:	130.4 KB
ID:	1399331  
Gibbs_is_offline
Thanks: 24,826
Thanked 15,470 Times in 6,605 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 658 Post(s)
Rep Power: 42 Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
 
Page generated in 0.07166 seconds with 11 queries