VietBF - View Single Post - Hé lộ bộ mặt khác của Albert Einstein
View Single Post
  #1  
Old  Default Hé lộ bộ mặt khác của Albert Einstein
Cuộc đời của nhà bác học Albert Einstein có nhiều điều thú vị và cả những góc tối ông mà ít người biết đến...Một bộ mặt khác của Albert Einstein lại chính là kẻ phân biệt chủng tộc?

Dư luận xă hội tôn vinh ông như một nhân sĩ tiến bộ. Thế nhưng tập nhật kư du lịch trong chuyến du hành đến phương Đông của ông đă hé lộ toàn bộ một mặt khác của nhà tư tưởng lỗi lạc ấy.



Einstein cùng với nhà đấu tranh dân quyền người Mỹ gốc Phi và nam diễn viên Paul Robeson (b́a phải), cựu Phó Tổng thống Mỹ Henry Wallace (trái) và Lewis L. Wallace của Đại học Princeton. Nguồn: Bettmann/Getty.

Năm 1922 Einstein được trao giải Nobel Vật lư. Cũng năm đó ông cùng vợ là bà Elsa đi một chuyến du lịch dài tới 5 tháng rưỡi để khám phá vùng Viễn Đông và Trung Đông. Trong chuyến đi này ông bà từng được Hoàng hậu Nhật Bản tiếp đón và mời cơm, được yết kiến Vua Tây Ban Nha. Einstein đă ghi chép chuyến du lịch ấy trong cuốn nhật kư của ḿnh, trong đó đôi khi ông dùng những từ ngữ có tính chất phân biệt chủng tộc khá nặng nề để ghi lại ấn tượng của ḿnh về người dân ở Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và Pakistan, là những nơi ông dừng lại thăm.

Nhà xuất bản trường Đại học Princeton đă xuất bản phát hành bản tiếng Anh bộ nhật kư này của Einstein. Trước đó các tác phẩm của Einstein đều chỉ có bản tiếng Đức. Việc biên dịch và xuất bản tập đầu tiên của tập Nhật kư du lịch của Albert Einstein bản tiếng Anh đă làm cho h́nh ảnh nhà khoa học được tôn vinh là nhà vật lư xuất sắc nhất lịch sử thế giới hiện đại, người có tư tưởng lỗi lạc trở nên phức tạp.

Einstein là nhà khoa học người Do Thái sinh ra tại nước Đức, từng bị Quốc xă Đức hăm hại. Về sau ông trở thành nhà đấu tranh cho nhân quyền nổi tiếng. Trong một lần trả lời phỏng vấn, Einstein từng nói: “Là một người Do Thái, tôi có thể thông cảm với t́nh cảnh của người da đen bị phân biệt đối xử.” Thế nhưng trong các ghi chép riêng tư, ví dụ đoạn nhật kư ghi lại chuyến du lịch từ tháng 10/1922 đến tháng 3/1923, Einstein lại “mô tả những người khác thành loại người hạ đẳng về sinh lư”. “Rơ ràng như thế là phân biệt đối xử” – ông Ze’ev Rosenkranz Trợ lư Trưởng Dự án xuất bản toàn tập Einstein (Einstein Papers Project) của Học viện Công nghệ California viết.

Khi bắt đầu chuyến du lịch kể trên, Einstein đă ngoài 40 tuổi, đang nổi tiếng v́ phát hiện ra Hiệu ứng quang điện và Thuyết Tương đối, ngoài ra dư luận xă hội c̣n đang tôn vinh ông như một nhân sĩ tiến bộ. Thế nhưng tập nhật kư du lịch này đă hé lộ một mặt khác của nhà tư tưởng lỗi lạc ấy. Dưới đây là tóm tắt một số nội dung tập nhật kư.

Tại Hong Kong

Einstein tỏ ḷng đồng cảm với “tầng lớp chúng sinh lao động khổ nhọc – những phu khuân vác đàn ông đàn bà làm việc quần quật mà mỗi ngày chỉ kiếm được 5 xu”. Ông viết: “Người Trung Quốc đang bị guồng máy kinh tế tàn nhẫn xử phạt một cách tàn khốc chỉ v́ họ có năng lực sinh đẻ quá mạnh.” Ông trích dẫn lời của một thầy giáo dạy môn tiếng Bồ Đào Nha: “Chẳng thể nào dạy cho người Trung Quốc biết suy nghĩ có logic. Họ đặc biệt không có đầu óc toán học bẩm sinh.”

Einstein c̣n viết: “Tôi phát hiện thấy ở đây đàn ông và đàn bà hầu như chẳng có ǵ khác nhau. Tôi không rơ đàn bà Trung Quốc có sức thu hút ǵ ghê gớm có thể làm cho đàn ông nước này mê say họ tới mức không thể chống lại sức mạnh to lớn đ̣i hỏi phải sinh con đẻ cái nhiều như thế.”

Tại các vùng trên đại lục Trung Quốc

Einstein viết, ở đây ông nh́n thấy “Những con người siêng năng cần cù, bẩn thỉu và chậm chạp đần độn”.

“Người Trung Quốc khi ăn cơm không ngồi trên ghế dài mà ngồi xổm trên đất như kiểu người châu Âu khi đi đại tiểu tiện trong rừng rậm. Trong bữa ăn ai nấy đều im lặng, nghiêm chỉnh, cả đến trẻ con cũng ủ rũ, xem ra rất chậm chạp, đần độn.”

“Sẽ là đáng tiếc nếu xảy ra trường hợp người Trung Quốc thay thế cho các chủng tộc khác. Chỉ nghĩ tới điều đó thôi th́ những người như chúng tôi đă cảm thấy một nỗi ngán ngẩm khó nói.”

Ở Thượng Hải

Lễ tang của người Trung Quốc “theo chúng tôi là dă man, không hợp với chúng tôi”, đường phố “đầy ắp người”.

“Bầu không khí lúc nào cũng có mùi hôi thối.”

“Ngay cả những người cơ nhỡ lưu lạc làm việc quần quật như trâu ngựa dường như cũng chưa hiểu được nỗi cực khổ của ḿnh. Đặc biệt là những tộc người sống như bầy súc vật,” ông viết, “Thông thường họ không giống con người mà giống như người- máy.”

Tại nước Nhật

“Người Nhật giản dị, đàng hoàng, nh́n chung rất có sức thu hút,” Einstein viết. Ông dùng giọng điệu tâng bốc nói về họ, cho dù trong vài trường hợp có vẻ như nói về sự cải thiện ṇi giống dân tộc.

“Con người nơi đây có tâm hồn trong sạch mà người nơi khác không có. Đất nước này rất đáng để yêu thích và khâm phục.”

“Nhu cầu về tri thức của dân tộc này dường như không mạnh mẽ như nhu cầu đối với nghệ thuật – phải chăng bẩm sinh họ đă có tính t́nh như thế?”

Khi trả lời báo The Guardian, Rosenkranz từng nói, cho dù có lẽ nhiều người khăng khăng cho rằng đoạn nhật kư kể trên chỉ phản ánh thái độ của thời đại ấy, Einstein là một phần của trào lưu tư tưởng mang tính thời đại. “nhưng tôi đang nghĩ về một bối cảnh rộng lớn hơn. Thời bấy giờ c̣n có những quan điểm khoan dung hơn.”

Dư luận xă hội ở Trung Quốc ngày nay cũng tranh luận về quan điểm của Einstein, nhưng phần nhiều hầu như đều muốn nghĩ rằng Einstein luôn luôn là người tốt, [v́ thế] thậm chí họ đồng ư với quan điểm của ông. “Thời bấy giờ người Trung Quốc để lại cho thế giới ấn tượng như thế đấy,” – một blogger viết. “Nếu là bây giờ th́ Einstein sẽ không viết những lời lẽ như vậy.”

“Nhật kư cá nhân là sự nối dài tư tưởng của một cá nhân, mà tư tưởng th́ vô tội,” Một blogger khác viết, “Dù Einstein nghĩ thế nào đi nữa, chỉ cần ông không có hành vi và ngôn luận phân biệt chủng tộc th́ không thể suy diễn là ông ấy có tội, lại càng chẳng thể nói hoàn cảnh lịch sử thời đó cùng sự hạn chế do ông c̣n trẻ.

Tuy nhiên cũng có một số người phản bác, cũng có một blogger viết: “Bạn nói thế nghĩa là bạn đă thừa nhận Einstein đối xử không b́nh đẳng với người Trung Quốc, và bây giờ bạn muốn dùng lư do khác để bổ cứu cho ông ấy chứ ǵ,”

Về sau này, có lẽ sự chuyển biến quan điểm của Einstein được phản ánh rơ nhất ở chỗ ông đă sử dụng uy tín khoa học của ḿnh để phụng sự cho phong trào đ̣i dân quyền của nước Mỹ.

Tạp chí Smithsonian Magazine cho biết: năm 1931 Einstein từng tham gia một tiểu ban kháng nghị việc xét xử không công bằng vụ Scottsboro Boys ở bang Alabama, trong đó 9 thanh niên Mỹ gốc Phi bị buộc tội oan sai là đă cưỡng bức hai phụ nữ da trắng.

Năm 1946 Einstein nói tại lễ tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Lincoln bang Pennsylvania rằng “Ở nước Mỹ, người da trắng vẫn tách biệt với người da màu. Đây là một “căn bệnh” của người da trắng. Tôi không muốn im lặng trước t́nh trạng đó.”

VietBF@ sưu tầm.

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 08-12-2019
Reputation: 35255


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 100,310
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	211.jpg
Views:	0
Size:	69.6 KB
ID:	1434748  
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,179 Times in 6,358 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 15 Post(s)
Rep Power: 112 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
 
Page generated in 0.06637 seconds with 11 queries