VietBF - View Single Post - ĐIỆN ẢNH MIỀN NAM THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA
View Single Post
Old 01-22-2021   #5
hoathienly19
R4 Cao Thủ Võ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



ĐẠO DIỄN VĨNH NOÃN VÀ NHỮNG KỶ NIỆM VUI BUỒN TRONG KHI QUAY BỘ PHIM " CHÚNG TÔI MUỐN SỐNG "







Chúng Tôi Muốn Sống – là một bộ phim do Ông Bùi Diễm – giám đốc hãng phim Tân Việt sản xuất năm 1956 với phần đạo diễn của Ông Vĩnh Noãn.

Cuốn phim đã phát hành trên 58 năm và hiện nay vẫn còn được sao chép in lại nhiều lần để mọi người lưu giữ.

Trước khi mất vài tháng, khoảng tháng 5 năm 2003, Ông Vĩnh Noãn có gửi tặng Ông Bùi Diễm cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sống được chuyển ra hệ DVD đồng thời Ông cũng phát hành một cuốn sách có cùng tên.

Nhân dịp này, đạo diễn Vĩnh Noãn nhắc lại một số kỷ niệm với Ông Bùi Diễm và một số chuyện vui buồn khi thực hiện bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống. Mời bạn đọc cùng ngược giòng quá khứ về những giây phút ngày xưa qua lời kể Vĩnh Noãn:

“Có rất nhiều chuyện vui, buồn, hồi hộp, lo lắng hay tang tóc đã xẩy ra trong lúc quay phim nạy tôi xin kể lại vài câu chuyện bên lề ở hậu trường mà dân chúng chưa được nghe đến, dĩ nhiên là nên khởi đầu với chuyện vui :

– Trong lúc quay trận đánh phục kích đoàn xe Pháp gần đèo Mo Lang ở phía đông Nha Trang, chúng tôi chỉ tìm có được một kiều dân Pháp còn ở tại vùng đó, nên nhờ anh ta đóng vai người lính Pháp lái chiếc chiến xa dẫn đầu đoàn xe . Việc anh ấy phải làm là lúc nghe tiếng mìn nổ thì thò đầu ra khỏi xe và la lớn :

- “Les Viet-Minh attaquent!” (Việt Minh tấn công!)

Rồi sau đó, anh ta phải gục đầu xuống làm như bị trúng đạn, nên ói máu mồm ra.


Đến lúc quay thật, mọi chuyện xẩy ra như đã được dự định, nhưng lúc anh lính Pháp gục đầu xuống chết ,thì mồm lại không có tí máu nào chảy ra.


Khi hỏi lý do vì sao thì anh ta nhe răng cười, nói là lúc ngậm chocolat trong miệng giả làm máu, vì ngon quá, nên anh đã nuốt hết mất không còn giọt nào.


Trận đánh thực hiện thật quá tốn kém, không thể nào quay lại được vì thiếu một chi tiết nhỏ đó, nên đành phải chịu.

– Buồn là
người phụ tá của anh chuyên viên xảo thuật Totoy Torrenta, lúc pha thuốc súng cho trận đánh tại Nha Trang, đã bị cháy phỏng nặng vì làm xẹt lửa trên sân đá tuy dùng cái chày bằng gỗ để trộn các chất nổ. Anh ấy đã được chở cấp tốc về Manila để điều trị.

– Hồi hộp trong khi thực hiện trận phục kích,
là lúc đem cả đoàn xe thiết giáp lên vùng rừng núi của đèo Mo Lang.

Con đường nhỏ quanh co ở trên đèo ấy, có một cái cầu sắt với tấm bảng đề là sức lượng của cầu chỉ chịu nổi tối đa là 15 tấn. Chiếc chiến xa dẫn đầu của đoàn quay phim thì nặng đến 25 tấn !

Nếu lái qua mà cầu sập thì cả đoàn quay phim sẽ bị kẹt lại trên núi này, nhất là lúc đêm xuống thì rất nguy hiểm vì đây là vùng có Việt Cộng. Quyết định cuối cùng là vẫn phải liều cho lái xe qua cầu. Tim tôi đập mạnh như muốn nhảy ra ngoài lồng ngực khi nhìn chiếc xe tank to lớn, xích sắt kêu ken két, chậm chạp bò từ từ qua chiếc cầu nhỏ bé ấy.

– Hồi hộp thêm là
lúc chuẩn bị quay cảnh phi cơ Pháp bay là xuống bắn đoàn dân di cư, tôi đánh điện về Saigon xin gởi ra Nha Trang hai chiếc phi cơ quân sự loại thường dùng để bắn phá hay ném bom.

Lúc phi cơ đến phi trường, tôi lên xem ở phía trong thì sợ hết hồn, vì họ chất đầy bom thật loại 100 ký ! Tôi yêu cầu cho cất tất cả bom ấy vào kho ngay vì nguy hiểm cho việc quay phim.

Anh phi công nhờ tôi phải chỉ rõ những việc cần phải làm, nhất là định bay thấp xuống chỗ nào và xa mặt đất bao nhiêu thước. Tôi ngồi cạnh người phi công để bay thử đến địa điểm quay phim.

Tôi chưa bao giờ đi loại phi cơ quân sự nhào lộn kiểu này, nên bị choáng váng buồn nôn nói không ra lời ! Thế mà đến lúc quay thật thì anh phi công tuổi trẻ tài cao này, lại biểu diễn phi cơ bay xuống quá thấp gần mặt đất cho thêm phần hào hứng, đến nỗi chiếc dù to che ánh mặt trời của máy quay phim, bị gió của động cơ máy bay cuốn đi mất !

– Hồi hộp hơn nữa là
lúc người yêu của tôi là nữ tài tử Mai Trâm, diễn xuất cảnh nữ cán bộ Lan cướp súng để bắn mấy người cộng sản.

Cây súng đó là loại súng máy thời Pháp loại FM, nặng 30 ký và sức đạn giật lại vào tay rất mạnh. Với thân hình nhỏ bé, lại phải ôm cây súng quá nặng để chạy ra bãi cỏ bắn máy bay Pháp, rồi quay ngược lại bắn mấy người cán bộ, nên lúc quay xong màn đó, tay Mai Trâm đã phải băng bó mất mấy ngày vì ngón tay bóp cò súng bị rách toé máu ra !

– Lo lắng và sợ nhất là
ltrong khi quay trận đánh phục kích ở trên đèo, số chất nổ và đạn dược sử dụng hơn mười ngàn k.

Số đạn xảo thuật thì rất ít vì quá tốn kém để chế tạo, còn lại đều là dùng đạn thật. Nếu có sự rủi ro nào xẩy ra, thì trách nhiệm sẽ quá nặng nề cho phim đoàn.

Ngay như lúc quay màn tiêu hủy quân cụ địch quân, phi đạn súng không giật bazooka cũng là loại thật, nên chiếc xe bị bắn trúng đã nổ tung lên tan nát !b]

– Một việc tang tóc không ngờ đã xẩy ra trong lúc chúng tôi đang quay phim tại Long Hải.
[/b]

Đoàn quay phim lúc đó đang chuẩn bị nghỉ ăn cơm trưa, thì được tin là chiếc xe ẩm thực, lúc tài xế lái qua vùng núi đá, đã bị lật rơi xuống gần bãi cát và kết quả là có vài người bị thương cùng một người bị xe đè chết.

Tôi vội vã phóng xe đến chỗ xẩy ra tai nạn, thì mới thấy người bị xe đè chết chính là anh bạn thân của tôi tên là Lê văn Phấn, hoạt động trong ngành điện ảnh, mới từ Paris trở về.

Anh ta được tin tôi đang làm phim nên đến Long Hải, xin cùng đi nhờ xe ẩm thực, để ra thăm. Thật là một sự bất hạnh đau đớn mà bao năm qua, hình ảnh người bạn trẻ đẹp trai quý mến này, vẫn còn ghi nhớ mãi trong ký ức tôi .b][size=3][color=black][i]

- Quay hết xong cuốn phim và gửi qua Manila để in và rửa thì lại gặp một vấn đề khác là việc nối ráp phim :

- Không một ai ở phim trường Phi Luật Tân hiểu tiếng Việt và phần phim về âm thanh họ đã in ra, để lộn xộn không biết đâu mà ráp nối với phần có hình ảnh .

Thông thường thì phần ráp nối sơ bộ được làm xong thì đạo diễn mới xem lại và sửa đổi cho đúng ý mình. Trong tình thế này, tôi lại phải bay qua Manila để lo cho toàn diện phần ráp nối cùng âm thanh.

Chuyến qua Phi Luật Tân này có thêm nhà văn Nguyễn Tú cùng đi để giúp về phần đối thoại của phim. Như thế lại mất thêm gần hai tháng nữa thì cuốn phim mới được hoàn thành để đem ra chiếu ở các rạp.

Nói tóm lại, phim Chúng Tôi Muốn Sống đã đi vào lịch sử của điện ảnh Việt Nam .

Tuy không thành công lắm trên phương diện tài chánh vì thị trường Việt Nam quá nhỏ hẹp, mặc dù phần đông người Việt thời đó đều mua vé đi xem phim này”.


(trích bài viết của Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Việt Tide phát hành ngày thứ sáu 3 tháng 10 năm 2014)

https://thanhthuy.me/
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.08393 seconds with 10 queries