VietBF - View Single Post - CHUYỆN LINH TINH BUỒN VUI TRONG ĐỜI
View Single Post
Old 03-06-2020   #238
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Trường Hậu Đại Học Hải-Quân Hoa-Kỳ (U.S. Naval Postgraduate School)



Lời giới thiệu: Cựu Hải-Quân Trung-Úy Trần Trúc Việt xuất thân khóa 19 sĩ quan Hải-Quân Nha-Trang.

Năm 1972, khi đang ṭng sự trên Hải-Vận-Hạm Ninh-Giang HQ 403 và sắp thuyên chuyển về Giang-Đoàn 21 Xung-Phong, ông Việt được chấp thuận sang Hoa-Kỳ du học. Ông Việt thụ huấn khóa II Communications tại Naval Postgraduate School.

Đọc những ḍng sau đây, quư vị sẽ có ư niệm rơ ràng hơn về một trong những trường Hải-Quân có tầm vóc quốc tế mà nhiều sĩ quan Hải-Quân V.N.C.H. đă theo học.



Naval Postgraduate School (NPS) là trường đại học cao cấp nhất được trực tiếp quản trị bởi Bộ-Hải-Quân Hoa-Kỳ. Trường NPS nằm trong thành phố Monterey, thuộc tiểu bang California, một thành phố du lịch nằm ven biển với khí hậu mát mẻ gần như quanh năm, cách San Jose độ hơn một giờ lái xe. Nói đến NPS là nói đến một trường đại học có rất nhiều sĩ quan thuộc các quốc gia đồng minh của Hoa-Kỳ theo học, dĩ nhiên trong đó có các sĩ quan Quân-Lực V.N.C.H., đa số xuất thân từ Trường sĩ quan Hải-Quân Nha-Trang và Trường Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt.



Sơ Lược về Sự Tổ Chức của Naval Postgraduate School



Trường Hậu Đại-Học Hải-Quân Hoa-Kỳ gồm có ba khối: General Lines School, Engineering School và Management School.

Management School (Tạm dịch là Trường Quản-Trị). Trường này có lớp riêng cho sĩ quan Hải-Quân Hoa-Kỳ và lớp riêng, ngắn và dài hạn dành cho sĩ quan đồng minh. (International Defense Management Course).

Trường NPS không chỉ dành riêng cho sĩ quan Hải-Quân, mà thời đó, chính phủ V.N.C.H. gửi cả sĩ quan Lục-Quân, Không-Quân và luôn cả công chức cao cấp quốc pḥng sang tu nghiệp. Về sau, Hoa-Kỳ mở ngay tại Việt-Nam lớp quản trị cho Quân-Lực V.N.C.H.

Engineering School (Tạm dịch là Trường Kỹ Thuật và Cơ khí). Trường này dạy cho sĩ-quan Hải-Quân Hoa-Kỳ xuất thân từ Annapolis và General Lines School và cũng dạy cho sĩ-quan Hải-Quân Đồng-Minh.

Những sĩ quan Hải-Quân Việt-Nam theo học trường này được chia ra hai nhóm:

Sĩ quan cơ khí học các ngành như: Mechanical, Electronic…
Sĩ quan chỉ huy học các ngành: Communications, Operations Research, Aerology…
General Lines School (Tạm dịch là trường dạy ngành chỉ huy). Đa số sĩ quan Hải-Quân Hoa-Kỳ theo học tại NPS đều xuất thân Annapolis Naval Academy. Sĩ quan nào xuất thân từ OCS hoặc Naval Aviation School, v. v… đều phải ra đơn vị phục vụ một thời gian tối thiểu là hai năm rồi mới được xin về NPS học tiếp để lấy bằng Cao Học (Master’s Degree), hoặc tiến sĩ (Ph.D.); do đó NPS được gọi là trường hậu đại học.

Những sĩ quan đồng minh, nhất là sĩ quan Hải-Quân Việt-Nam, theo học trường này đều phải là sĩ quan ngành chỉ huy.



Những Tiêu Chuẩn Được Tuyển Chọn Để Theo Học Trường NPS



Qua chương tŕnh MAP (Military Assistance Program) của chính phủ Hoa-Kỳ, sĩ quan Hải-Quân muốn theo học Trường NPS phải hội đủ những điều kiện sau đây: Có văn bằng hoặc chứng chỉ của phân khoa Đại Học Khoa-Học Saigon; điểm Anh ngữ tối thiểu 80; và hồ sơ quân bạ phải không có “củ”. Ban Du Học thuộc Pḥng Quân-Huấn, Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân có nhiệm vụ xét đơn các ứng cử viên xem có đủ điều kiện hay không sau đó hồ sơ hợp lệ của sĩ quan ghi danh sẽ được chuyển về Trường NPS để duyệt xét, tuyển chọn và quyết định.

V́ phương pháp tuyển chọn do chính Trường NPS quyết định chứ không phải do Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân cho nên rất công b́nh. Sau khi nộp hồ sơ, các sĩ quan phải chờ để được gọi về thi Anh ngữ tại trường Sinh-Ngữ Quân-Đội. Nhiều sĩ quan bị loại v́ không về kịp để thi Anh ngữ. Trường hợp của tôi khá may mắn, hai lần trước về không kịp v́ tàu đang công tác; lần thứ ba – cũng là lần chót – bảy giờ sáng tàu vừa cặp bến chưa cột hết giây, tôi đă xin phép Hạm-Trưởng “phóng” xuống bờ, lấy Honda chạy một mạch đến Trường Sinh-Ngữ Quân-Đội, vừa kịp giờ vào pḥng thi.



Được Chấp Thuận và Lên Đường Du Học



Trong đợt tôi đi, danh sách có năm sĩ quan. Bốn người, kể cả tôi, cùng khóa và một người khóa đàn em. Trong bốn người cùng khóa, có một anh nổi tiếng từ quân trường và có biệt danh là “Gà Tồ”. Anh này phải ở lại đi sau v́ không đủ điểm Anh ngữ; lư do v́ mê chơi cờ tướng nên thường bỏ học Anh ngữ và phải kể cộng thêm cái “gà tồ” của anh nữa. Những sĩ quan được chính thức lên đường phải qua một số thủ tục cần thiết như: xin Thông Hành Quân-Vụ, Sự Vụ Lệnh, chiếu khán nhập cảnh, may quân phục, đổi tiền, v. v…

Chúng tôi đi bằng phi cơ từ phi trường Tân-Sơn-Nhất, dừng tại Hawaii độ hai giờ rồi bay thẳng sang Lackland Air Force Base, San Antonio, Texas, để học thêm ba tháng Anh ngữ. Sau thời gian học Anh ngữ, bốn người chúng tôi đáp máy bay sang Travis Air Force Base, California; từ đây, chúng tôi lấy bus đến Trường NPS.

Trong thời gian di chuyển từ Việt-Nam sang Mỹ, mặc dù Anh văn đă học “một bụng” nhưng mà nói th́ múa máy tay chân hơi nhiều. Nhờ đi chung bốn đứa cho nên cũng đỡ, trật đứa này c̣n đứa khác. Trường hợp anh “Gà Tồ” th́ bi đát hơn, v́ anh đi trễ nên chỉ có một ḿnh. Anh kể rằng khi ghé tạm nghỉ ở Hawaii, anh đi t́m rest room – danh từ duy nhất anh học tại trường Sinh ngữ Quân-Đội – đi mấy ṿng mà không thấy rest room đâu cả, chỉ thấy mấy nơi đề Gentlemen, anh ngẩm nghĩ, không biết ḿnh có được xem như là một Gentleman hay không, v́ quần áo xốc xếch quá. Cuối cùng anh đành nhịn, không dám mở cửa bước vào!



Chương Tŕnh và Các Môn Học



Mặc dù được Bộ-Hải-Quân quản trị, nhưng thật ra không có ǵ là quân đội cả, chương tŕnh học không khác ǵ các trường Đại Học dân sự, ngoại trừ phải lấy nhiều môn học cho mỗi quarter, gần như gấp đôi so với các đại học ngoài. V́ vậy mà ghế trong thư viện của NPS được các sĩ quan “đánh bóng” rất kỹ vào những ngày cuối tuần; đặc biệt là sĩ quan thuộc các quốc gia đồng minh. Những môn học thường được sĩ quan Việt-Nam theo học gồm:

Electronic Engineering
Mechanical Engineering
Communications
Operations Management
Operations Research.

Ban giảng huấn đa số là giáo sư dân chính. Nếu tôi không lầm th́ có tất cả ba khóa học dài hạn được Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân gửi sĩ quan theo học qua chương tŕnh MAP. Ngoài ra, tại NPS có hai khóa huấn luyện ngắn hạn đặc biệt về Quản-Trị Quốc-Pḥng (Defense Management) mỗi năm một lần dành riêng cho sĩ quan cấp Tướng; khóa ba tháng dành cho sĩ quan cấp Đại-Tá. Mỗi năm đều có nhiều sĩ quan cao cấp Việt-Nam theo học hai khóa này. Một người rất đặc biệt trông coi về hành chánh và giao tế cho hai khóa Quản-Trị Quốc-Pḥng tại NPS mà tất cả sĩ quan đều kính trọng v́ sự phóng khoáng và giúp đỡ tận t́nh của Bà. Đó là bà Betty Field. Có thể nói, không một sĩ quan nào theo học tại NPS, khóa ngắn hạn cũng như dài hạn, mà không nhận được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của Bà. Sau tháng 4-1975, v́ sự tận t́nh tranh đấu và giúp đỡ những sĩ quan Việt-Nam c̣n đang theo học tại Trường đang gặp khó khăn, Bà đă được sự kính mến và xem như là “Mẹ Tinh Thần” của các sĩ quan tị nạn. Tôi cũng như nhiều sĩ quan khác bọi Bà bằng Mom. Các con của tôi gọi Bà bằng Grandma. Hiện giờ Bà vẫn c̣n trông coi các khóa Quản-Trị Quốc-Pḥng tại NPS.



Trợ Cấp Tài Chánh Học Hành và Ăn Ở



Với số tiền trợ cấp 600 Mỹ kim một tháng - không thuế - được coi là dư giả đối với vật gía vào năm 1972, xăng 32 xu một ga-lông và đi chợ 20 Mỹ kim th́ đầy xe. Sĩ quan có thể thuê nhà ở ngoài, mua xe hoặc mặt thường phục đi học.

Chương tŕnh học cũng giống như các đại học dân sự, không như mọi người lầm tưởng là sẽ nặng về quân sự. Có một anh bạn thuộc Trường Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt, cụ bị đem theo đồ trận và giày trận, v́ nghĩ rằng chắc phải lăn lộn dữ dội ngoài thao trường; khi biết chương tŕnh chỉ toàn học chữ, anh cảm thấy lỡ bộ, bèn dấu biệt đôi giày trận, không bao giờ dám nhắc tới nữa. Đa số sĩ quan bị trở ngại khoảng ba tháng đầu.

Sĩ quan Việt-Nam theo học tại NPS có năm đông nhất lên khoảng 21 người. Những khóa học Electronic, Mechanical và Communications kéo dài ba năm; khóa Operations Research khoảng hai năm rưỡi; khóa Operations Management khoảng 18 tháng. Sĩ quan Bộ-Binh thường theo học khóa Operations Research. NPS là trường đại học về văn hóa cao cấp nhất của quân đội Mỹ, được công nhận bởi hệ thống đại học Miền Tây Hoa-Kỳ và có quyền cấp phát văn bằng tiến sĩ.

Một sĩ quan nổi tiếng trong Hải-Quân Việt-Nam là ông Nguyễn Tiến Ích. Ông xong cao học ở NPS và sau đó theo học ở MIT và đỗ bằng tiến sĩ. Trường hợp đặc biệt có hai sĩ quan đă hai lần theo học NPS, đó là Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Vân và Hải-Quân Trung-Tá Hà Ngọc Lương. Ông Lương về nước và tự tử chết khi xảy ra cuộc rút quân tại Nha-Trang vào đầu tháng 4 năm 1975. Anh Dzĩnh, một sĩ quan Bộ-Binh, nhỏ con nhưng bù lại anh có một khối óc thật vĩ đại, thuộc loại thiên tài. Anh Dzĩnh theo học khóa Operations Research, được tất cả giáo sư kính nể. Một giáo sư đă nói rằng: “Anh Dzĩnh có cả một thư viện trong đầu.” Anh về nước khoảng cuối năm 1974. Nhà trường sẵn sàng can thiệp để anh ở lại tiếp tục học lấy bằng tiến sĩ, nhưng anh từ chối.



Những Sinh Hoạt Trong Trường và Ngoài Trường



Hằng năm nhà Trường thường tổ chức nhiều buổi văn nghệ và triển lăm quốc tế, đặc biệt là ngày International Day. Vào ngày này, những sĩ quan và gia đ́nh thuộc các quốc gia Đồng-Minh thường làm những món ăn “quốc hồn quốc túy” để giới thiệu món ăn truyền thống của quê hương ḿnh. Riêng về phía Việt-Nam, chỉ toàn sĩ quan “độc thân tại chỗ”, cho nên chỉ biết mượn vài bộ lư hương và đồ gốm để trưng bày.

Sở dĩ sĩ quan Việt-Nam không được phép đem gia đ́nh theo là v́, trong những năm trước, có một sĩ quan – có lẽ bất măn với Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân đă không cho phép ông gia hạn học thêm – đă cùng vợ trốn sang Canada, không chịu trở về nước. (Theo quy chế cũ, sĩ quan được phép đem vợ theo nếu khóa học hơn một năm). Từ đó, Bộ-Tổng-Tham-Mưu cấm tuyệt đối, không cho sĩ quan du học đem vợ con theo.

Tất cả sĩ quan đều thuê pḥng trọ cách trường vài blocks để có thể đi bộ đến Trường. Đa số đều có xe, thỉnh thoảng rủ nhau đi San Francisco ghé phố Tầu ăn ḿ và mua thực phẩm Á-Đông. Những sĩ quan trẻ thỉnh thoảng cũng làm một chuyến đi xa tận Nevada thăm Mustang Ranch.

Sĩ quan thâm niện hiện diện lúc đó là Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh. Thỉnh thoảng Ông mời các sĩ quan họp để, thứ nhất, nhắc nhở các sĩ quan vài điều cần thiết; thứ hai, để thưởng thức món phở đặc biệt và tiếng cười “bất hủ” của Hải-Quân Trung-Tá Đoàn Doanh Tài.

Vùng Monterey và Pacific Grove có khoảng năm gia đ́nh Việt-Nam kỳ cựu và rất hiếu khách. Các sĩ quan trẻ thường đến chơi vào dịp cuối tuần. Đặc biệt phải kể đến gia đ́nh ông bà Thiệp và gia đ́nh Cụ Diệp. Có lẽ tất cả sĩ quan theo học tại NPS đều biết, ngoài đức tính hào phóng và hiếu khách, hai gia đ́nh này c̣n có mấy cô con gái rất đẹp và dễ thương. Mấy chàng sĩ quan trẻ đôi khi bị “C” cũng v́ mấy cô dễ thương này.

Có một trường cũng rất đặc biệt thuộc thành phố Pacific Grove là Trường Sinh Ngữ Quân-Đội (Defense Language Institute). Vào những năm Hoa-Kỳ đổ quân tối đa vào Việt-Nam, Trường đă có hơn 200 giáo chức người Việt dạy tiếng Việt cho những quân nhân chuẩn bị sang Việt-Nam.



Biến Cố Tháng 4 Năm 1975



Mấy tháng trước biến cố tháng 4-1975, những sĩ quan đang theo học tại NPS đều thấy rơ người Mỹ đang chuẩn bị bỏ miền Nam Việt-Nam. Gần như trong suốt thời gian này tất cả sĩ quan không ai c̣n tinh thần để học nữa. Trong giảng đường th́ như người mất hồn, chỉ chờ chiều về để cùng nhau đón xem tin tức từ các đài ABC, NBC và CBS.

Sau tháng 4 năm 1975, Trường NPS chấm dứt việc huấn luyện sĩ quan Việt-Nam, v́ chính phủ V.N.C.H. không c̣n nữa! Tất cả được chuyển qua quy chế tị nạn. Anh em thỉnh cầu nhà Trường gia hạn cho những sĩ quan chỉ c̣n một hoặc hai quarter nữa là măn khóa được tiếp tục học cho xong. Nhà Trường chấp thuận, nhờ đó một số sĩ quan đă kịp thời hoàn tất chương tŕnh học. Tôi thuộc vào số sĩ quan may mắn này. Tôi đă hoàn tất văn bằng cao học vào tháng 6 năm 1975.

Tiếc rằng tôi đă không được dịp đem vốn kiến thức hấp thụ tại xứ người để về phục vụ quê hương Việt-Nam và quân chủng Hải-Quân V.N.C.H.!
Attached Images
 
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
lavu (08-21-2020), luyenchuong3000 (08-17-2020), phokhuya (03-14-2020), trungthu (08-27-2020)
 
Page generated in 0.09538 seconds with 11 queries