VietBF - View Single Post - TỔNG THỐNG NGÔ Đ̀NH DIỆM : KIẾN TRÚC SƯ H̉N NGỌC VIỄN ĐÔNG
View Single Post
Old 11-17-2020   #8
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default


2.- CƯƠNG VỊ THỨ HAI :
(Công cán ủy viên bộ Tài chánh)

(a) TIỀN


Cuộc khủng hoảng Nguyễn văn Hinh giải quyết chưa xong hay gần xong (10-10-54) th́ thủ tướng NĐD gửi tôi qua bộ Tài chánh để giúp bộ trưởng Trần hữu Phuơng, cũng là bạn thân của tôi từ khi c̣n ở Paris, làm Công cán ủy viên, để hằng ngày theo dơi diễn tiến Hiệp định Paris, mới hợp lại để thay thế Hiệp ước Pau, cũng có nghĩa là phủ định tất cả những kư kết của Hiệp ước nầy.

Nhờ đường lối dứt khoát của thủ tướng Mendès-France như ở Hội nghị Genève (20-07-1954) , trong một thời gian kỷ lục hôi nghị Paris kết thúc, kư kết giữa 4 nước đêm 30 tháng 12, 1954 :


Pháp nh́n nhận toàn vẹn chủ quyền tài chánh và tiền tệ (hối đoái) của 3 nước Việt-Miên-Lào và cho thi hành việc bàn giao ngay trong ṿng 3 ngày, tức là ngày 02-01-1955.

Từ rày viện trợ quân sự, kinh tế, nhân đạo của Mỹ và các nước sẽ đi thẳng vào tay Việt Nam, không phải qua tay Pháp nữa.






Nhờ theo dơi diễn tiến của Hội Nghị Paris rất sát– ngày 23 hay 24 tháng 12-54, bộ Tài chánh nhận được điện tín của phái đoàn Việt Nam do ông Duơng Tấn Tài cầm đầu, đại khái :

“ Hoàn toàn thắng lợi và sẽ kết thúc trong ṿng 7 ngày ’’,
và ông bộ trưởng Tài chánh dành cho tôi cái danh dự được mang điện tín nầy vào tŕnh Thủ tướng, cùng giải thích cho Thủ tướng biết rơ những kết quả tốt đẹp của Hiệp định Tài chánh & Tiền tệ ở Paris)


- Trước đó năm bảy ngày,
bộ Tài chánh, do đề nghị của tôi đă giữ lại đuợc một ngân phiếu 15 triệu đô của bộ Ngọai giao Mỹ viện trợ chuơng tŕnh di cư Bắc kỳ, chờ qua mươi ngày sau bỏ vào trương mục Việt Nam ở một ngân hàng Mỹ, bộ Tài chánh tự do chọn lấy, hơn là phải bỏ vào trương mục Việt Nam ở Pháp quốc Ngân hàng (Banque de France) như trước kia.. [/i][/color][/size][/b]

Độc lập tài chánh và nhứt là tiền tệ (hối đoái) là từ đây.
Từ đây chánh phủ Việt Nam được toàn quyền tổ chức cũng như quản lư tài chánh và tiền tệ của ḿnh.





Trước đây Pháp đă viện trợ cho các giáo phái xây dựng lực lượng quân sự tất cả trên dưới 20 ngàn quân, không phải chỉ có khí giới thôi mà c̣n có một số tiền mặt khá quan trọng khác nữa.

Từ đầu năm 1955,
Pháp sẽ ngưng viện trợ và các giáo phái cần viện trợ phải đến với chánh phủ Ngô Đ́nh Diệm.

Chính yếu tố tiền ở đây,
dù không phải là yếu tố duy nhứt, ]nhưng là yếu tố quan trọng nhứt đă định đoạt lấy thái độ các giáo phái đối với chánh phủ Ngô Đ́nh Diệm và giúp chánh phủ Ngô Đ́nh Diệm thống nhứt Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, chấm dứt t́nh trạng sứ quân do thực dân Pháp cấu tạo từ 9 năm qua.(2)


(2) Ngày 14-01, đại tá Ng văn Huệ, tham mưu truởng của tuớng Trần văn Sóai, Ḥa Hảo đem 3.500 về với quân đội quốc gia.

Ngày 13-02-55 tuớng Tŕnh Minh Thế,
Lực lượng Kháng Chiến Liên Minh Quốc Gia Cao đài dẫn 5.000 quân về với thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm.





Ngày 10-03-55 Thiếu tá Nguyễn văn Đầy,
Lực lượng Ḥa Hảo Quốc Gia đem 5.000 quân và ngày 31 cùng tháng tướng Nguyễn thành Phuơng, Tổng tư lệnh Quân đội Cao Đài đem toàn quân lực của ḿnh về theo Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm.

Tướng Nguyễn giác Ngộ,
Lưc lượng Dân xă Ḥa hảo, từ 23 tháng 2 đă hứa đem 8,000 quân về, nhưng phải đợi qua thág 5, khi thủ tướng NĐD dẹp xong lực lượng BX mới chịu thi hành lời hứa.

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm gắn lon cho Tướng Tŕnh Minh Thế






(b) TIỀN


Trên đây là hậu quả tích cực xây dựng uy tín và củng cố quyền hành của Thủ tướng. Thủ tưởng Ngô Đ́nh Diệm khởi sự được các giáo phái ủng hộ, mà sau lưng các Giáo phái là cả một khối dân chúng miền Nam.





Để rồi qua ngày 01-01-55,
Thủ tướng kư nghị định chấm dứt đặc quyền Đại thế giới (cờ bạc) và B́nh khang (đĩ điếm) của B́nh Xuyên, tức là trực tiếp phá vỡ ngay nguồn tài chánh khổng lồ, nếu không nói là duy nhứt của lực lượng B́nh Xuyên (của Bảy Viễn).

Gián tiếp nguồn tài chánh của Quốc trưởng Bảo Đại ngày một ngày hai phải cạn kiệt :


Trước đây mỗi ngày B́nh Xuyên phải đóng hụi chết cho Quốc trưởng Bảo Đại đúng 1 triệu đồng, theo hối xuất thời đó là trên 28.500 Mỹ kim.

(Từ lâu Quốc trưởng BĐ đă có một đời sống vuơng giả kiêm Playboy tại lâu đài Thorenc ở Cannes; Nam phương Hoàng hậu có tàu (Yatch), Bảo Đại có mấy xe Sport hiệu Ư.)

Có phải đây là một yếu tố trong nhiều yếu tố tiêu cực bắt buộc Quốc trưởng Bảo Đại nghĩ đến chuyện cất chức Ngô Đ́nh Diệm, để cho Bảy Viễn lên thay, thử hỏi ?





(Nói về tiền, tôi muốn nhắc đến một trường hợp ghê gớm hơn.

Sau tuần lễ vàng (1945), Hồ Chí Minh dùng một số vàng lớn, dưới mọi h́nh thức, để mua chuộc hai tướng Tàu là
Lư Hán và Tiêu Văn để hoàn toàn bỏ rơi các đảng phái Quốc Gia, cho Việt Minh lấy thế thượng phong và sát hại các đảng phái Quốc Gia, cướp lấy chính nghĩa « giải phóng dân tộc », độc quyền yêu nước, độc quyền kháng Pháp).

- Mục đích Thống chế Tưởng Giới Thạch sai 2 tướng nầy qua Việt Nam để giải giới quân Nhựt, cùng một lúc hậu thuẩn các lực lượng quốc gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách mạng… nhưng bị Hồ Chí Minh mua chuộc bỏ rơi các đảng phái quốc gia thời bấy giờ .





3.- Cương vị thứ ba : (Bí thư Liên Kỳ Bộ Cần Lao Nhân vị Cách Mạng Đảng)



Sau khi giải quyết khủng hoảng tướng Hinh xong và được tin tranh thủ thắng lợi giành được Chủ quyền tài chánh và tiền tệ, Thủ tướng NĐD mừng lễ Giáng sinh rất vui vẻ và lạc quan hơn.

Tôi được Thủ tướng gọi đến tham dự lễ Giáng sinh, nửa đêm ngày 24 tháng 12, năm 1954, được tổ chức ngoài sân sau dinh Độc lập. Và nhứt là vinh dự được Thủ tướng đich thân chỉ định tôi ngồi hàng ghế đầu, ngay sau lưng của ông.

Sau đó c̣n cho riêng tôi một món quà Giáng sinh đáng giá nữa. Biết đâu ông đă nghĩ đến chuyện giao cho tôi quyền điều hành Viện Hối Đoái Quốc Gia (VHĐ) từ giữa đêm hôm đó ?





Trong 4 tháng đầu năm 1955,
ngoài Viện Hối Đoái, phần lớn tôi để th́ giờ và tâm trí vào công tŕnh văn hóa của anh em chúng tôi, là trường Bách khoa B́nh dân, khai giảng ngày 15, tháng 11,1954.

Vửa điều hành một trường sở có trên 1,200 học sinh, vừa giảng dạy 2 lớp tối, từ 6 giờ 30 đến 9,00 giờ, tôi không trực tiếp liên hệ với những biến cố hay sự kiện lịch sử xảy ra cho Việt Nam lúc đó nữa.

Tuy nhiên, dù không chứng kiến, tôi vẫn theo dơi luôn và đuợc biết rơ những chuyện sau đây.


- Ngày 12-01-55
thuơng cảng Sài G̣n được giao trả cho chánh phủ Ngô Đ́nh Diệm.

- Cùng ngày 12-01-55,
tướng Agostini Pháp bàn giao toàn quyền quản lư quân đội Việt Nam cho tướng Lê Văn Tỵ.





Đến đây th́ Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm xuất hiện rơ ràng như là một nhận vật có đủ khả năng tranh thủ độc lập toàn vẹn cho Quốc Gia. Nhưng thực dân Pháp và tay sai chưa chịu bỏ cuộc.

Bất hạnh là chính Quốc trưởng BĐ lại để cho chúng lợi dụng, nếu không nói là đồng lơa với chúng.

Nên Bảo Đại và Pháp thúc đẩy Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia ra đời, là ngày 03-03-1955 :


Ng̣ai Cao Đài, Ḥa Hảo, B́nh Xuyên c̣n có Bs Nguyễn Tôn Hoàn, Đại Việt miền Nam, Phan Quang Đán, đảng Dân Chủ, Hồ hữu Tường… Hộ pháp Phạm Công Tắc được Bảo Đại mời lănh đạo Mặt trận …

Bảo Đại và Tổng thống Pháp Vincent Auriol tại Rambouillet, Paris ngày 28/8/1953.





Phản ứng của Hoa thịnh đốn :


Không thể Mỹ chi tiền mà để Pháp thao túng chánh truờng Việt Nam, nên ngày 08-03-55 TT Eisenhower tái xác nhận ủng hộ Ngô Đ́nh Diệm và bản sao gửi Bảo Đại, gián tiếp khuyến cáo đừng thọt gậy bánh xe, gây khó khăn cho Ngô Đ́nh Diệm nữa và khuyên Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm chống lại đ̣i hỏi của Mặt trận và bảo các các giáo phái nên rút khỏi Mặt trận.


Nhưng bị áp lực của B́nh Xuyên (Bảy Viễn) và Bảo Đại, các giáo phái không nghe theo liền.

Ngày 21-03-55,
Mặt trận gửi tối hậu thơ cho Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm :

Trong ṿng 5 ngày,
phải cải tổ nội các theo mô h́nh nhân sự của Mặt trận.

Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm mời vào hội với ông, nhưng ông dứt khoát từ chối.

Cuộc họp ở Ṭa Đô Chính quyết định truất phế Bảo Đại. Tấm h́nh Bảo Đại bị gỡ ra ném xuống đất





Và sáu ngày sau (27-03-55)
ông c̣n cho lệnh Đại tá Đỗ Cao Trí đánh chiếm bộ chỉ huy Công an Cảnh sát do B́nh Xuyên nắm giữ.

Thế là chiến tranh giữa Thủ tuớng Ngô Đ́nh Diệm có Quân Lực Quốc Gia ủng hộ và B́nh Xuyên của Bảy Viễn có Pháp hậu thuẫn đă khởi sự và hai bên có cả một tháng để chuẩn bị đánh lớn, cũng gọi là hưu chiến.

Cũng là lúc, ngoài cái nợ văn hóa (trường Bách Khoa B́nh Dân) và cái nợ chuyên môn (Viện Hối đoái Quôc gia) tôi mang thêm cái nợ chánh trị nữa.

Đầu tháng 04, 1955,
ông Ngô đ́nh Nhu, Tổng Bí thư Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng (CLNVCM) đă giao hay là nhờ tôi đứng ra phát triển đảng Cần Lao (CL) trong Nam và tôi đă nhận lănh, một cách tự nguyện, nhưng hết ḷng theo truyền thống của gia đ́nh “là làm cái ǵ phải làm đến nơi đến chốn, không làm th́ thôi’’ và tôi đă khởi sự ngay, là thành lập Liên Kỳ Bộ Nam Bắc Việt, Bí thư là Chí Nguyện.

Đến lúc cuộc khủng hỏang B́nh Xuyên đến hồi gây cấn nhứt, nghĩa là có đánh nhau, có đổ máu… là cơ hội thử lửa (Baptême du Feu) cho Liên Kỳ Bộ Nam Bắc Việt vừa mới thành lập, với một tiểu tổ cơ bản và đầu năo, gổm 8 thành viên.

Nhưng với bao nhiêu đó Liên Kỳ Bộ đă tích cực ủng hộ chiến dịch đánh B́nh Xuyên, bất chấp thiết quân luật Liên Kỳ Bộ đă đi rải khắp các nẻo đừơng Sài G̣n/ Chợ lớn và Gia định cả ngàn tờ " hịch’’ tố cáo tội ác của B́nh Xuyên trong 8 năm qua. (Toàn là sự thật, không một chút tuyên truyền láo).






Và như chúng ta biết, biến cố B́nh Xuyên lại kéo theo sau sự kiện Truất phế Quốc truởng Bảo Đại.

Lại thêm một cơ hội nữa cho Liên Kỳ tập sự nhúng tay vào chánh trị,
là giúp củng cố chánh quyền Ngô Đ́nh Diệm và giúp công xây dựng nền móng cho ṭa nhà Đệ Nhứt Công Ḥa của Miền Nam Việt Nam, luôn luôn không quên những cán bộ Cộng Sản để lại miền Nam. (V́ thế mà Liên kỳ vội bỏ đô thành Sài G̣n/Chợ Lớn để trọng tâm vào các tỉnh miền Tây).

Trên đây là hai biến cố hết sức quan trọng mà với sự hạn hẹp của một con người, cá nhân tôi ở cương vị Bí thư Liên Kỳ bộ Nam Bắc Việt, dù muốn dù không cũng đă trở thành chứng nhân như nhiều nhân chứng khác, nếu không nói là trực tiếp tham gia vào những biến cố lịch sử Việt Nam trong khoảng thời gian đó.


C̣n tiếp
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
phao cs (12-28-2020)
 
Page generated in 0.09598 seconds with 10 queries