VietBF - View Single Post - CHUYỆN LINH TINH BUỒN VUI TRONG ĐỜI
View Single Post
Old 02-11-2019   #25
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,440 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Sài G̣n xưa : Ăn Chơi ngày Tết

“Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó…”

Đó là những ca từ mở đầu cho bài nhạc quen thuộc “Ly rượu mừng” [1] của nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương. Mỗi độ xuân về, cho đến tận bây giờ, “Ly rượu mừng” đă đi vào kư ức của người miền Nam nói chung và người Sài G̣n nói riêng. Tuy nhiên, măi tới năm nay (2016) nhà nước mới “cởi trói” [2] cho một bản nhạc tưởng chừng như… “vô tội vạ”.

H́nh như, theo quan điểm chính trị của Cục Nghệ thuật Biểu diễn, lời của bản nhạc có câu chúc “người binh sĩ lên đàng” rồi lại vinh danh họ là “người v́ nước quên thân ḿnh”… (hiểu ngầm là quân nhân VNCH):

“… Rót thêm tràn đầy chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sáng cuộc đời lành
Mừng người v́ Nước quên thân ḿnh…”

Bản nhạc được sáng tác năm 1956 với âm điệu tươi vui như một lời chúc Tết tốt đẹp theo truyền thống dân tộc. Lời chúc đó gửi tới mọi thành phần xă hội: từ “anh nông phu”, “người công nhân”, “đôi uyên ương”, “người nghệ sĩ” cho đến các thương gia và binh sĩ. Ngay từ khi ra đời, ca khúc đă được ḷng khán thính giả và là tác phẩm được nghe nhiều nhất trong mỗi dịp xuân về tại Miền Nam.



“Ly rượu mừng”, nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành lần thứ nhất, năm 1956

Sài G̣n xưa ăn Tết rất kỹ. Theo đúng tính cách phóng khoáng, “xả láng” và “chịu chơi” của người Phương Nam:

“Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè”.

Người Miền Nam dùng thuật ngữ “ăn nhậu” để mô tả những hoạt động vui chơi, giải trí sau những ngày làm việc cật lực. Đó là cái tinh thần… “xả láng sáng về sớm”. Ngày Tết người ta tạm quên những công việc hàng ngày để đón mừng năm mới với hai thú vui chính là ăn uống và “nhậu nhẹt”.

Tùy theo túi tiền của từng người, rượu có thể là “rượu tây” thứ “xịn” như Whiskey, Bourbon, Johny Walker (Ông Già Chống Gậy), Champagne… hoặc các loại rượu “nội hóa” như Đế G̣ Đen hay chai bia BGI “Con Cọp”… Để “đưa cay” nhiều khi chỉ cần “củ kiệu tôm khô”, thậm chí chỉ là miếng xoài, trái cóc. Dân nhậu thường nhắc:

“Ăn nem Thủ Đức
Uống rượu Bến Lức G̣ Đen”.




Rượu Đế G̣ Đen

Đối với nhiều gia đ́nh, thiếu bánh chưng, bánh tét sẽ mất đi hương vị của Tết. Có nghèo lắm cũng cố rước về 1 hay 2 đ̣n bánh tét để trước là cúng ông bà và sau đó là “xẻ” ra cho con cháu để t́m lại chút hương vị ngày xuân. Có thêm vài miếng dưa món ăn kèm sẽ làm cho miếng bánh chưng, bánh tét đỡ ngán!

Nồi thịt kho hột vịt lúc nào cũng hiện diện trên bếp, hâm đi hâm lại sau mỗi lần ăn. Hạt dưa cắn lách tách đến độ đỏ hết hai vành môi, khỏi cần tô son. Có nhiều loại mứt Tết làm từ cây trái: mứt dừa, mứt bí, mứt măng cầu, mứt me… Trái cây tươi th́ có dưa hấu giải nhiệt trong cái nắng hanh vàng của những ngày Tết.

Người Sài G̣n có câu thật dí dỏm “Cầu Dừa Đủ Xài” là tổng hợp của của 4 loại trái: măng cầu, dừa, đu đủ và xoài. Ngày nay, lang thang trên mạng tôi bắt gặp không phải là 4 thứ trái cây mà c̣n thêm cả Bơm (táo), Vú (vú sữa), Sung, Quất (tắc), Bầu.. Ta có một bài thơ “ngũ ngôn tứ tuyệt” rất gợi h́nh trong ngày Tết:

“Bơm vú dừa đủ xài
Cầu sung dừa đủ quất
Cầu quất dừa đủ bầu
Cầu bầu dừa đủ sữa”



Hết “ăn” lại nói đến chuyện “chơi” trong ngày Tết. Về khoản này, dân Sài G̣n chiếm ngôi vị “số dách” trong các món chơi. Tuy nhiên, cũng phải xác định có hai cách: “chơi” trong nhà và “chơi” ngoài đường. Nói khác đi là những tṛ đỏ đen, bài bạc vui xuân ngoài cộng đồng hoặc trong gia đ́nh.

Có thể nói, “bầu cua cá cọp” là món thịnh hành nhất trong ngày Tết, diễn ra khắp mọi nơi, từ trong nhà ra ngoài đường. Ṣng bầu cua lưu động ngoài đường c̣n có cả những người “canh me”, hễ thấy bóng dáng “phú-lít” là báo động giải tán.

Lập ṣng bầu cua cũng đơn giản. Chỉ cần một miếng vải hoặc giấy vẽ h́nh 6 biểu tượng: nai, bầu, gà, cá, tôm và cua. Nhà cái c̣n trang bị thêm 3 viên súc sắc h́nh khối vuông, trên mỗi mặt có vẽ h́nh các biểu tượng tương ứng với 6 “linh vật”. Cần thêm một cái chén và cái đĩa để “lắc” ba viên xúc xắc.

Người chơi chỉ việc đặt tiền vào những “linh vật” sau khi nhà cái lắc 3 viên súc sắc được giữ kín trong chén úp trên đĩa. Sau khi mở chén, ba con súc sắc xuất hiện 3 “linh vật” và những ai đặt tiền vào linh vật đó sẽ được nhà cái “chung tiền”. Ngược lại, tiền đặt vào những ô không xuất hiện nhà cái sẽ… “hốt” hết.

Tính theo xác suất tỷ lệ thắng thua đối với nhà cái là 50% nhưng thực tế mỗi lần mở chén nhà cái chỉ thắng hoặc huề chứ ít khi thua. Trường hợp cả ba súc sắc đều giống nhau, nhà cái sẽ chung gấp ba nhưng nếu không ai đặt cửa này th́ nhà cái sẽ “thắng lớn” v́ gom tiền hết ṣng!

Có người giải thích tṛ “bầu cua cá cọp” là một biến thể của “roulette” ở Phương Tây hay “tài sửu” (đại & tiểu) của Tầu. Đây là một tṛ cờ bạc thuộc loại “b́nh dân” có sức hấp dẫn cả người lớn lẫn trẻ em. Đối với trẻ em, nhân ngày Tết nhận tiền “ĺ x́” thường ghé vào các đám bầu cua trong xóm hoặc vui chơi trong gia đ́nh, anh chị em tổ chức đánh bầu cua “thử thời vận năm mới”. Có một câu hát dí dỏm trẻ con đặt ra thời xa xưa khi chuyện chưởng của Kim Dung thịnh hành:

“Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua,
Lắc ba cái ra ba con gà mái…”


“Bầu cua cá cọp” ngày Tết

Miền Nam tiếp xúc với văn hóa Phương Tây rất sớm nên bộ “Bài Tây” 52 cây đă thâm nhập vào các tỉnh phía Nam ngay sau khi người Pháp đặt chân đến Sài G̣n. Người ta làm quen với các con bài mang 4 kư hiệu: ♥ (cơ), ♦ (rô), ♣ (chuồn), ♠ (bích), tượng trưng cho 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trong khi bộ bài có 52 lá để chỉ 52 tuần trong một năm.

Mỗi lá bài c̣n có số in tương ứng với số của quân bài. Riêng lá bài K (King) có h́nh vua được “Việt hóa” là Già; Q (Queen) có h́nh hoàng hậu là Đầm: J (Joker) có h́nh tên hề gọi là Bồi. Riêng lá A (Ace) là X́ hoặc Ách, tương đương với con số 1. Bài Tây có rất nhiều cách chơi khi du nhập Miền Nam, sau 1975 cũng xuất hiện một số thuật ngữ lạ từ Miền Bắc như “tú lơ khơ” để chỉ bộ Bài Tây.

Từ bộ bài 52 cây này người ta có nhiều cách chơi. “X́ tố” hay “x́ phé” (poker) với số người chơi từ 2 đến 6. Đầu tiên sẽ chia 2 lá trong đó có 1 con bài úp xấp để các người chơi “tố” bằng cách đi tiền. Người chơi có thể “theo” hoặc “tố ngược” với số tiền cao hơn ban đầu… ai có con bài lớn nhất sẽ thắng. “Binh xập xám” (Chinese poker) lại cần đủ 4 người chơi, mỗi người 13 cây nên mới gọi theo tiếng Tầu là “xập xám”.

Đó là những món có tính cách sát phạt, ăn thua lớn nhưng trong ngày Tết nhiều gia đ́nh tổ chức những “ṣng” mang ư nghĩa thuần túy của sự giải trí như “các tê” hay “x́ lác”. Ăn thua không là vấn đề quan trọng, nhưng cái chính là ông bà, cha mẹ, con cái được dịp vui chơi trong những ngày xuân.

Một ván “x́ lác” diễn ra rất nhanh v́ mỗi người chỉ được chia có hai cây bài và tính điểm theo các con số trên cây bài. Riêng các lá có h́nh (K, Q, J) được tính là 10 và A có thể tính là 1, hoặc 10. Cao nhất là 21 nút, nếu thấy “chưa đủ tuổi” có thể bốc thêm nhưng coi chừng sẽ bị “oác” khi tổng số điểm vượt quá 21.

Tôi nghĩ “các tê” là môn chơi hấp dẫn hơn v́ đ̣i hỏi người chơi phải biết tính toán cho hợp lư. Mỗi người được chia 6 quân bài, phải tính sao cho ḿnh có ít nhất một cây được ngửa, tức là có “tùng”, mới có quyền “chưng” hai cây cuối. Nếu cứ “thiệp” (úp) hết coi như “tiêu tùng” sẽ bị loại khỏi cuộc chơi!

Giai đoạn “chưng” cũng hồi hộp không kém. Nhiều khi “chưng” cây lớn để dành quyền làm chủ nhưng cây úp lại nhỏ tí mà vẫn thắng. Cũng có khi 2 cây cuối cùng rất lớn nhưng vẫn thua v́ ḿnh không có quyền “chưng”. Mỗi ván bài là cả một cuộc đấu trí vừa hồi hộp vừa vui nhộn trong không khí ngày Tết!

Có người quan niệm đánh bài là để “thử thời vận đầu năm”. Người ta tin vào quy luật “đen t́nh, đỏ bạc” nên có thua bài th́ cũng an ủi sẽ gặp vận hên, chẳng hạn như trong chuyện t́nh cảm lứa đôi.



Bộ bài Tây

Hơn 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 đă đem lại cho Sài G̣n nhiều thú vui ngày Tết mới lạ. Chơi bài tam cúc là một thú vui ngày Tết khá phổ biến trong các gia đ́nh người Bắc di cư.

Bộ bài gồm 32 lá mang h́nh Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mă, Tốt… theo thứ tự của các quân cờ tướng và chia thành hai màu đen và đỏ, trong đó các quân bài màu đỏ có giá trị cao hơn màu đen. Chẳng hạn “tướng bà” đè “tướng ông”, tịnh (tượng) “điều” (đỏ) có quyền “ăn” tịnh đen…

Trong một bộ bài chỉ có hai tướng, tiếp đó các quân khác có một đôi đỏ hoặc đôi đen và 5 con tốt cũng phân thành 2 màu đen-đỏ. Ngôn ngữ trong Tam Cúc rất đặc biệt: “Bộ đôi” là hai quân bài cùng màu, cùng tên như đôi Sĩ điều, đôi Pháo đen... “Bộ ba” gồm ba quân Tướng-Sĩ-Tượng và Xe-Pháo-Mă cùng màu.

Khác với bài Tứ Sắc, các quân bài được chia hết cho tất cả mọi người tham dự chiếu bài. Người làm cái sẽ ra bài đầu tiên và gọi bài: "một cây", "đôi cây" hay "ba cây"... được gọi th́ những người chơi c̣n lại sẽ tương ứng cho ra số cây bài của ḿnh.

Các cây bài được ra với mặt phải (mặt có kư hiệu quân) được giữ kín và úp xuống chiếu bài. Khi mọi người đă ra đầy đủ bài th́ người gọi bài sẽ lật bài đầu tiên rồi theo thứ tự những người bên cạnh, ai có lá bài có giá trị lớn nhất th́ người đó được bài và giành cái. Tuy nhiên, tất cả mọi người được phép “chui” bài bằng cách chịu thua và không lật bài lên để khỏi lộ bài.

“Tứ tử” là bốn quân Tốt cùng màu, nếu ai có sẽ “Tứ tử tŕnh làng” để người khác tự động chui 4 cây bài. Trong trường hợp có đến 5 con Tốt sẽ được quyền “Ngũ tử cướp cái”. Lại có quyền “Đi đêm” với người khác khi gặp những quân bài quá xấu hoặc cần những cây mà ḿnh không có.

Khi cây bài bị thua, người ta dùng thuật ngữ “bị đè”… cho nên nếu giữ lại một cặp tốt đen vào chung cuộc, gọi là “kết”, cũng có thể bị cặp tốt đỏ của đối phương “đè” mà lại c̣n bị “đền”! Trong bối cảnh một ván bài tam cúc, Lê Đ́nh Điểu có bài thơ viết về mùa xuân thật dễ thương của đôi lứa:

“Tốt đỏ mà đè tốt đen
Kết nhất bội nhị làm em phải đền.
Ứ ừ người ta đang đen
Không thèm chơi nữa giả tiền tôi đây.
Ơ ơ bêu chửa cô này
Bị đè c̣n khóc giơ tay đ̣i tiền
Có gan để kết tốt đen
Tất có gan để chịu đền chứ sao?
“Ứ ừ , sao ở trên cao
Người ta thua mất sáu hào hai xu!..”

“Mười năm đi dưới trăng sao
Bây giờ dừng lại (nơi nào đây em?)
Ván bài đời có tốt đen
Trăm lần để kết phải đền cả trăm!

Thơ ngây thua nhẵn mười năm
X̣e tay thấy trắng khóc thầm cả đêm
Ngày xưa em khóc, anh đền
Bây giờ anh khóc ai đền cho anh?

Tam Cúc cũng đă đi vào thơ văn từ hồi tiền chiến. Nhà thơ Hồ Dzếnh tả người t́nh trong bài thơ “Cỗ bài Tam Cúc”:

“Ngày Tết mải chơi tam cúc
Không hay anh tới sau lưng
Ghé lại gần anh mách nước
Kết luôn xe pháo mă hồng.

Ô ván bài em đỏ quá
Đỏ như đôi má ngày xuân
Em có ăn trầu đâu nhỉ?
Mà sao người thấy bâng khuâng…”



Bộ bài Tam Cúc

Hơn 40 năm về trước, “Ly rượu mừng” đă chúc cho một đất nước Việt Nam tự do, thanh b́nh:

“Chúc non sông hoà b́nh, hoà b́nh
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
Đợi anh về trong chén t́nh đầy vơi…”

Nhưng đến nay, những lời chúc đó vẫn chưa trọn vẹn. Một lần nữa, chúng ta cùng nâng ly để chúc cho một Việt Nam với muôn người hạnh phúc chan ḥa:

“Nhấc cao ly này
Hăy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh b́nh
Muôn người hạnh phúc chan hoà

Ước mơ hạnh phúc nơi nơi
Hương thanh b́nh dâng phơi phới”


Nguyen ngoc chinh
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	0
Size:	79.7 KB
ID:	1339646   Click image for larger version

Name:	235 2 Đế G̣ Đen.jpg
Views:	0
Size:	81.7 KB
ID:	1339647   Click image for larger version

Name:	235 3.jpg
Views:	0
Size:	68.8 KB
ID:	1339648   Click image for larger version

Name:	235 4 2016-01-28 10.10.41.jpg
Views:	0
Size:	86.1 KB
ID:	1339649  

Click image for larger version

Name:	235 5 Bài Tây.jpg
Views:	0
Size:	22.5 KB
ID:	1339650   Click image for larger version

Name:	235 6 Tan cúc.jpg
Views:	0
Size:	101.3 KB
ID:	1339651  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
cha12 ba (02-21-2019), nangsom (02-12-2019)
 
Page generated in 0.07141 seconds with 11 queries