VietBF - View Single Post - Sưu tầm
Thread: Sưu tầm
View Single Post
Old 12-04-2019   #34
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,250
Thanks: 7,296
Thanked 45,890 Times in 12,765 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Khi hiểu được luật nhân quả th́ câu hỏi có định mệnh (destiny) hay không là tùy nơi con người. Định mệnh có thật khi ta để lực (force) nhân quả lôi cuốn và thụ động để cái nhân ở tâm lư biến thành cái quả ở thế giới vật chất. Định mệnh không có khi ta chủ động biến chuyển những tư tưởng (nhân) xấu thành tốt và theo đó diễn biến (quả) tốt lành sẽ đến với ta. Đôi lúc cái nhận thức nhân quả ở thế giới vật chất rất khó khăn v́ có người làm lành mà sao lại gặp ác, rồi họ đâm ra chán nản và cho rằng không có luật nhân quả. Sở dĩ như vậy v́ con mắt phàm không thể nh́n thấu được quá khứ và không hiểu được những khúc mắc của nghiệp. Nhưng nếu có người nào đó giữ được tâm hồn tha thứ buông xả th́ mặc dù biến cố xấu đến với họ đó, nhưng cái tác động trên tâm lư tạo sự đau khổ giảm đi rất nhiều. Th́ đó chẳng qua là một điều lành trong một biến cố dữ. Hiểu được luật nhân quả ở tâm th́ ta nhận thức rơ hơn và ta sẽ thấy sự thay đổi nhanh hơn.




Nhân-Duyên-Quả




Nghiệp (karma) là những biến cố vui buồn xảy ra trong đời người. Nghiệp, ḍng sông nhân quả trong cuộc đời con người, rất là phức tạp. Nghiệp không phải đơn giản như một cái máy, ta bấm nút (nhân) th́ máy hoạt động (quả). Nghiệp có thể ví như một ḍng sông và nhân quả là những phân tử (molecule) nước lưu chuyển, tác động lẫn nhau trong ḍng sông đó. Ngoài nhân-quả ra c̣n yếu tố duyên nữa. Duyên là những yếu tố ở không gian và thời gian giúp nhân trở thành quả hoặc ngược lại ngăn cản hoặc đ́nh trệ sự nối liền của nhân quả, làm giảm sức mạnh của quả. Sự sống đa dạng và sáng tạo là nhờ duyên. Như vậy duyên đóng vai tṛ điều chỉnh (modulation) nhân-quả. Thí dụ dễ hiểu là khi ta gieo hạt lúa (nhân) trong đồng ruộng ẩm ướt ph́ nhiêu (duyên), vài tháng ta sẽ có những cọng lúa xanh mượt (quả). Nếu có người lữ hành băng qua sa mạc và làm rơi một hạt lúa th́ ngàn năm sau hạt lúa đó vẫn là hạt lúa (nghịch duyên). Nếu hạt lúa đó được gió thổi rơi vào một nơi ẩm ướt trên sa mạc th́ hạt lúa sẽ mọc thành cọng lúa nhưng rất yếu ớt v́ thiếu phân bón. Như thế ta thấy rằng cùng một nhân, qua nhiều duyên khác nhau sẽ cho ta kết quả khác nhau. Thực tế nhân quả không đơn giản như trên mà hoạt động như một mạng lưới nhện (web).








Một nhân có thể là khởi đầu của một chuỗi phản ứng (chain of events). Những yếu tố duyên tác động lên chuỗi phản ứng đó để cho ra nhiều kết quả ở nhiều từng lớp khác nhau. Thí dụ: Có một người v́ ḷng tham (nhân) phá rừng bán gỗ làm lợi nhuận cho riêng ḿnh. Trời mưa, không có rễ cây hút nước (duyên) nên tạo thành lụt (quả), loài chim mất môi sinh (duyên) dời đi nơi khác (quả). Không có chim ăn (duyên) nên sâu bọ lan tràn đồng ruộng (quả). Không có cây hút thán khí (CO²) nên từ đó khí hậu bị ô nhiễm. Một nhân thiếu sáng suốt sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tai hại về sau mà ta khó có thể lường trước được.




Giới luật là nhằm biến đổi cái duyên để cho cái nhân tham, sân và si không có cơ hội để biến thành quả dữ (tham-ăn trộm, sân-giết chóc, si-đau khổ). Xuất gia là tránh xa những duyên có thể dẫn đến quả dữ và gần gũi với những duyên khuyến khích quả lành được biểu hiện. Tuy nhiên thay đổi duyên ở thế giới vật chất không bền vững lắm. Thí dụ ḷng tham tiền có thể biến thành tham chùa ḿnh được đẹp nhứt, sân (giận) có thể biến thành bực bội khi đệ tử quên chấp tay xá ḿnh, và si là chấp vào thời gian tụng kinh mà không hiểu ư kinh tạo ra sự tranh chấp hơn thua. Cho nên vào cảnh tịnh mà c̣n giữ mầm mống tham, sân, si th́ cảnh tịnh đó sẽ trở nên cảnh ưu phiền.




Thiền tông chú trọng đến cái duyên ở tâm là tư tưởng. Tham, sân, si mà không có tư tưởng để nuôi dưỡng chúng th́ dần dần sẽ tự tiêu ṃn. Cho nên giữ giới nơi tâm th́ hiệu nghiệm hơn là giữ ở thân hay cảnh. Nếu tâm ta nuôi dưỡng sự bực dọc mà miệng th́ tụng kinh th́ khó có thể mà ta có được hạnh phúc v́ càng tụng kinh, càng mệt mỏi th́ sự bực dọc càng nhiều hơn nữa. Một trong những phương pháp thiền là ta nhận thức sự bực bội và từ bi hỷ xả phóng sanh nó ra theo từng hơi thở nhẹ nhàng rồi dần dần sự bực bội đó sẽ tan biến. Đó là một cách “tụng kinh sống” hữu hiệu nhứt. Tụng kinh sống là tụng ư (thay v́ chữ) kinh trong từng hơi thở, trong lúc đi, đứng, nằm và ngồi. Nói một cách khác, thiền hay tụng kinh sống là khi ta ư thức không tạo cái duyên nuôi dưỡng tham, sân, si trong tâm ta. Nếu ta không nuôi chúng th́ tự động chúng sẽ rời bỏ ta. Rồi ta sẽ trở về sống với con người hạnh phúc của ta.




Nhân quả và Thiên Chúa giáo




Mặc dù Thiên Chúa giáo không đề cập nhân quả một cách trực tiếp nhưng tất cả những câu chuyện trong Thánh kinh đều khuyên răn con chiên hăy củng cố ḷng tin Chúa, thương người, giúp đỡ xă hội th́ sẽ được cuộc sống hạnh phúc trong vĩnh cửu. Nói một cách khác Chúa khuyên con chiên tạo nhân lành (ḷng tin, thương người, tha thứ), tạo duyên lành (xây dựng một xă hội lấy nền tảng là sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, truyền đạo cho nhiều người được nhận thức) th́ kết quả cuộc sống hạnh phúc sẽ dễ được thực hiện trên thế gian này và nếu tất cả mọi người làm được th́ sẽ được hạnh phúc trong vĩnh cửu.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.05722 seconds with 10 queries