VietBF - View Single Post - Chính sách mới tăng hợp tác với Washington, cảnh báo TQ
View Single Post
  #1  
Old  Default Chính sách mới tăng hợp tác với Washington, cảnh báo TQ
Cuối tháng trước, Liên minh Châu Âu (EU) đă công bố cái mà họ gọi là một chính sách ngoại thương mới, mạnh mẽ hơn, báo hiệu sự hợp tác nhiều hơn với Washington.



Cuối tháng trước, Liên minh Châu Âu (EU) đă công bố cái mà họ gọi là một chính sách ngoại thương mới, mạnh mẽ hơn, báo hiệu sự hợp tác nhiều hơn với Washington và cảnh báo về các biện pháp chưa xác định mà tổ chức này có quyền triển khai nhằm loại bỏ "những tác động tiêu cực" từ cách tiếp cận mà Trung Quốc áp dụng đối với thương mại và đầu tư.

Liên minh tuyên bố "quyền tự chủ chiến lược rộng mở" như một cách đối phó với các thách thức bao gồm biến đổi khí hậu, "sự gia tăng của chủ nghĩa đơn phương" và những tác động nặng nề kinh tế do đại dịch Covid-19. EU cũng đưa việc cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cải thiện quan hệ đối tác tại Châu Á và châu Mỹ Latinh trở thành ưu tiên chính.

Theo EU, sự ra đời của chính sách này là do liên minh nhận định sự trỗi dậy của Trung Quốc như một siêu cường kinh tế ở vị trí quan trọng thứ hai trong số 5 xu hướng phát triển kinh tế chính. Động thái này diễn ra trong bối cảnh bùng nổ các cuộc đàm phán cấp cao với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, sau tuyên bố sẽ đảo ngược các chính sách gây rạn nứt nghiêm trọng quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương của người tiền nhiệm Donald Trump với các mức thuế trừng phạt đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU và những tuyên bố chỉ trích các nước Châu Âu.

Một cách tiếp cận thống nhất giữa các nước Châu Âu với vấn đề Trung Quốc được đặc biệt chú ư trong chương tŕnh nghị sự của các cuộc đàm phán này. "Đảm bảo rằng Trung Quốc thực hiện các nghĩa vụ lớn hơn trong thương mại quốc tế và cùng lúc đối phó với những tác động tiêu cực lan tỏa do một số hệ thống kinh tế gây ra sẽ là trọng tâm trong nỗ lực tái cân bằng mối quan hệ thương mại song phương của EU" thông báo EU trong bản đánh giá chính sách thương mại, được cho rằng là "một chính sách thương mại cởi mở, bền vững và mạnh mẽ".

Các cuộc đàm phán của EU nhằm mục đích kư kết Hiệp định đầu tư toàn diện với Trung Quốc "là một phần của những nỗ lực này". Các nhà phê b́nh cho rằng thỏa thuận này không đề cập đến các vấn đề về quyền lao động, một vấn đề có thể khiến cho thỏa thuận thất bại. Vấn đề này cũng cần được nghị viện EU thông qua.

EU đă ca ngợi mối quan hệ thương mại của ḿnh với Washington là "quan hệ đối tác kinh tế lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới", ngay cả khi số liệu của EU cho thấy rằng Trung Quốc đă vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhóm trong khu vực vào năm ngoái. Theo dữ liệu được công bố trong tháng này của cơ quan thống kê EU Eurostat, giá trị khối lượng hàng hóa thương mại giữa Trung Quốc với EU, ngoại trừ Anh, đạt 586 tỷ euro (710 tỷ USD) vào năm 2020. Cả lĩnh vực xuất khẩu của EU và nhập khẩu từ Trung Quốc đều tăng trong năm ngoái, với kim ngạch xuất khẩu trị giá 202,5 ​​tỷ euro và nhập khẩu trị giá 383,5 tỷ euro. Sản lượng thương mại giữa Mỹ và EU là 555 tỷ euro, giảm 10% so với khối lượng thương mại 617 tỷ euro 1 năm trước.

EU sẽ ưu tiên mối quan hệ với Washington nếu bắt buộc phải lựa chọn
Mary Lovely, một thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở tại Washington, cho biết, trong khi chính sách mới của EU cho thấy sự ưu ái cho Washington, Brussels có thể sẽ không đi xa như mức một số chính trị gia ở Mỹ khi kêu gọi cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc. "Chính sách thương mại mới của EU cố gắng tạo ra sự cân bằng về mặt nguyên tắc giữa Mỹ và Trung Quốc, với các tín hiệu rơ ràng cho cả hai đối tác rằng tổ chức này sẽ có con đường đi riêng. Tuy nhiên, việc t́m kiếm một con đường tiến về phía trước vừa ‘mở cửa’ và ‘tự chủ’ sẽ rất khó v́ sự mở cửa kinh tế sẽ đi kèm với sự phụ thuộc lẫn nhau," bà Lovely nói.

"EU sẽ thích các phương pháp tiếp cận được nhắm mục tiêu hơn, bao gồm các kiểm soát loại h́nh đầu tư và các chính sách" tự chủ", chẳng hạn như thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp" bà Lovely nói thêm. "Họ coi các chính sách lớn, chẳng hạn như các hệ thống thuế quan của Mỹ áp đặt lên Trung Quốc, là phản tác dụng khi không buộc Trung Quốc tuân thủ các quy tắc thương mại đa phương". Tuy nhiên, bà Lovely nói thêm, "EU sẽ ưu tiên mối quan hệ với Mỹ khi buộc phải lựa chọn".

Không hề đề cập trực tiếp đến các vấn đề quyền lao động đối với Trung Quốc, chính sách mới tái khẳng định việc thực thi các giá trị của EU."EU sẽ làm việc với các đối tác để đảm bảo tuân thủ các giá trị chung, đặc biệt là việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền" trích chính sách thương mại mới của EU. "Điều này bao gồm các tiêu chuẩn lao động cốt lơi và bảo vệ xă hội phù hợp với trụ cột quyền xă hội của Châu Âu."

"Sự kết hợp của việc tham gia tích cực, cả ở cấp độ song phương và đa phương, phát triển và triển khai song song các công cụ tự chủ cần thiết để bảo vệ các lợi ích và giá trị thiết yếu của EU" sẽ định hướng chính sách thương mại.

"Một trong những mục tiêu chính của việc xem xét sắp tới [Hệ thống ưu đăi chung của EU (GSP)] sẽ thúc đẩy hơn nữa các cơ hội giao thương cho các nước đang phát triển để giảm đói nghèo và tạo việc làm dựa trên các giá trị và nguyên tắc quốc tế, chẳng hạn như lao động và quyền con người" trích chính sách mới.

EU sẽ xem xét các vấn đề phi tiền tệ khác khi họ cố gắng mở rộng quan hệ thương mại, chẳng hạn như liệu các mối quan hệ này có thúc đẩy các mục tiêu của Thỏa thuận Xanh Châu Âu hay không. Theo thông báo vào tháng 12 của Brussels, sáng kiến ​​đó hướng tới quá tŕnh chuyển đổi sang "một nền kinh tế trung sống hài ḥa với khí hậu, môi trường bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên và khả năng phục hồi nền kinh tế vào năm 2050", với mức giảm 55% lượng khí nhà kính phát thải vào năm 2030.

Chính sách thương mại cũng sẽ cần phải tương thích với "chiến lược số" của EU, một nỗ lực để "trở nên sáng tạo hơn, hỗ trợ bởi quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ (IP), với vai tṛ ngày càng tăng của giá trị thương mại dịch vụ so với thương mại hàng hóa".

VietBF @ Sưu tầm

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 03-01-2021
Reputation: 33280


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 78,355
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	c.jpg
Views:	0
Size:	82.5 KB
ID:	1748352  
therealrtz_is_offline
Thanks: 22
Thanked 6,234 Times in 5,546 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 89 therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
 
Page generated in 0.06516 seconds with 11 queries