VietBF - View Single Post - Sưu tầm
Thread: Sưu tầm
View Single Post
Old 12-02-2019   #14
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,250
Thanks: 7,296
Thanked 45,892 Times in 12,766 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

C̣n việc sau cùng nếu gọi là học để khẳng định bản thân hay học để xác lập ḿnh, học để sống cho ḿnh dịch từ trụ cột thứ tư việc học của UNESCO th́ tôi thấy không ổn. V́ sao như vậy? Chính các từ như “khẳng định”, “xác lập”, “sống cho ḿnh” rất dễ tôn sùng “cái tôi” đưa đến bóp méo, làm sai lệch mục đích của việc học. Trên con đường phát triển, con người luôn luôn hiện hữu với “cái tôi” xấu xí.






Thoát thai từ một động vật, con người dính liền với bản năng luôn phóng chiếu của đủ loại dục vọng. Đơn cử, một nhu cầu động vật trong con người là luôn mong muốn an toàn, an toàn về thể chất và an toàn về tinh thần - tâm lư và thường v́ sự an toàn đó mà bất kể lợi ích của tha nhân. Từ đó con người sinh ra tham lam, đố kỵ, tị hiềm… trong quan hệ với nhau.






Suốt quá tŕnh tồn tại và phát triển, con người gây ra biết bao tàn nhẫn, khổ đau cho ḿnh và cho người xuất phát từ “cái tôi” luôn muốn được bành trướng phóng hiện, cái “bản ngă” chứa quá nhiều dục vọng. Có người nói: “Con người tự do phải là đích đến của giáo dục”. Thật ra, con người tự do không phải là con người sống bất kể các quy luật hài ḥa của cuộc sống và các định chế cần thiết của xă hội, mà con người tự do phải là con người giải thoát khỏi những dục vọng thấp hèn, giải thoát khỏi “cái tôi” gắn với “con” thay v́ “người”. Chính v́ vậy, một mục tiêu của việc học phải là làm cho con người tự do, tức trở thành “vô ngă” để làm chủ được ḿnh, giải phóng ḿnh khỏi tham sân si, kiểm soát ḿnh để không nô lệ vào “cái tôi” thấp hèn nhưng ma mảnh, quỷ quyệt. Điều kiện tiên quyết để con người “vô ngă” là con người phải thấu hiểu “cái tôi” ma mảnh quỷ quyệt, cái “bản ngă” do nhu cầu động vật cứ hướng về sự thấp hèn.












Từ cột trụ “learning to be” có nghĩa là “học để sống” mà dịch thành “học để khẳng định bản thân”, “học để xác lập ḿnh” hay “học để sống cho ḿnh” dễ đi đến học để khẳng định, xác lập “cái tôi” ma mảnh, “cái tôi” bao hàm “con” hơn “người”. Có người dịch cột trụ thứ tư là “học để hoàn thiện ḿnh” chính là để không nhập nhằng với cái tôi đáng ghét mà hướng đến sự hoàn thiện nhờ giáo dục. Tuy nhiên, như thế lại không lột tả được nghĩa của “to be”.






Sau khi phân tích như trên, tôi mạo muội đề nghị cột trụ thứ tư của việc học là “học để sống và hiểu bản thân”. Toàn bộ bốn cột trụ việc học theo UNESCO theo tôi là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để sống và hiểu bản thân”. Chính trụ cột “học để sống và hiểu bản thân” sẽ làm cho ba trụ cột kia càng rơ nghĩa.






Ở nước ta, mục đích học để làm quan đă ăn sâu vào tâm năo dân ta rất lâu rồi, cho nên cho đến nay “học để biết, học để làm” vẫn là tập trung học để nhồi nhét thật nhiều kiến thức và làm th́ qua loa và cũng chỉ để thi (để được làm quan mà). Học để biết, để làm xem kỹ lại chính là “học để thi”. Rơ ràng khi mọi người từ dạy đến học, thấm nhuần “học để sống và hiểu bản thân”, sẽ thấu hiểu nguyên nhân của sự biến dạng “học để biết, học để làm” thành “học để thi” chỉ v́ “cái tôi” tham lam, chạy theo mong cầu không chính đáng. Khi quan hệ ḿnh với bản thân ḿnh được thấu hiểu để có sự phản tỉnh, khi đó bản thân được tỉnh ngộ. Thế là người ta sẽ chuyển hóa để việc học là học để biết để làm thật sự chứ không phải chỉ để thi.


C̣n “học để chung sống với người khác” ở nước ta th́ như thế nào?. Trong thời gian dài, ở ta chính khẩu hiệu “Ḿnh v́ mọi người, mọi người v́ ḿnh” đă trở thành nền tảng cho việc học để chung sống với người khác. Ḿnh v́ mọi người nhưng bản thân ḿnh không hiểu chính ḿnh. Ḿnh không hiểu là ḿnh luôn luôn bị “cái tôi” thiên về “con” khống chế, kiểm soát, thôi thúc để luôn xảy ra cảnh trạng “ḿnh v́ mọi người một cách ma mảnh dối trá, ngược lại, mọi người v́ ḿnh với bản thân ḿnh luôn t́m cách phóng đại, bành trướng”.






Chính “học để sống và hiểu bản thân” sẽ là tiền đề vững chắc để “học để chung sống với người khác” chính là “ḿnh v́ mọi người, mọi người v́ ḿnh” thực hiện một cách hoàn thiện. Chỉ khi đó, việc học để chung sống với người khác mang tính chất “vô ngă” tức sống chung với người khác mà không bị “cái tôi” xấu xí chen vô quấy rầy.











Huy Thái sưu tầm



at 9:42 PM
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.06005 seconds with 10 queries