VietBF - View Single Post - "Dủ Học Dủ Ngu".. Nguyễn Đức Lập
View Single Post
  #1  
Old  Default "Dủ Học Dủ Ngu".. Nguyễn Đức Lập
Nghe cái câu “Dủ học dủ ngu”, càng học càng ngu, dễ mấy ai tin được. Càng học th́ phải càng khôn ra, cũng như gừng, quế, “dũ lăo dũ tân”, càng già càng cay, mới phải cho chớ.

Hồi nhỏ, tôi học chữ Nho với thân phụ. Cha th́ dạy nghiêm túc, nhưng thằng con th́ học lơ là, lại thêm cái tánh rắn mắt, cắc cớ đă quen. Nên nhiều khi nó cố t́nh cắt nghĩa những câu chữ Nho học được theo ư của nó để cười chơi.

Học tới câu “Dủ học dủ ngu”, tôi đă dám ngồi xếp bằng chễm chệ, đă nói là cái tánh rắn mắc cắc cớ đă quen mà, cắt nghĩa cho thằng em tôi như vầy:

–“Dủ học dủ ngu”, là “càng học càng ngu”, thành ra, tṛ học ít th́ tṛ ngu ít, tṛ học nhiều th́ tṛ ngu nhiều, mà tṛ không học th́ tṛ không ngu.

Thằng em gật đầu khoái trá, ai dè được mà cha tôi đứng ở sau lưng. Tôi bị 5 roi quắn đít và học 1 bài học nhớ đời : “chữ nghĩa thánh hiền không thể đem ra mà đùa giỡn được”.




Không biết ông Mai Thảo có học 1 bài học để đời như tôi vậy chăng, nhưng ông cũng nói y như vậy, chỉ có điều ông không dùng “chữ nghĩa thánh hiền”, mà ông dùng 2 chữ “văn chương”. Ông nói : “Đối với văn chương phải nghiêm túc, không đùa giỡn được”. Ông có thể lơ ngơ thất thiểu ngoài đường phố, đi bộ mà cũng bị cảnh sát công lộ phạt về tội vi phạm luật lưu thông. Ông có thể lè nhè nơi tiệc rượu khiến cho con nít giỡn mặt. Nhưng, khi viết, ông viết rất nghiêm túc, không bao giờ đùa giỡn với văn chương.




Bị đ̣n, bị học 1 bài học để đời, nhưng với tuổi trẻ háo thắng, tôi không bao giờ tin rằng “càng học càng ngu”. Tin làm sao được khi con đường học vấn cứ thẳng tắp, lấy hết văn bằng này tới văn bằng kia và ra trường với 1 nghề vững chắc, trong khi mặt c̣n non choẹt, c̣n búng ra sữa, phải xin phép cha để râu mép, cho được ǵa dặn thêm 1 chút (phải xin phép để râu v́ cha tôi quan niệm rằng : “Cha chưa chết, con không được để râu”).




Cho đến khi lăn lộn ngoài đời, tôi mới biết rằng có rất nhiều điều mà sách vở và học đường không hề dạy Học đường học chợ, học trên báo chí, nghe lóm những bậc trưởng thượng, thấy rằng kiến thức của ḿnh “thiên bất đáo, địa bất chí”, càng học càng thấy ngụ.

Chưa cần nói tới những chuyện trời cao, đất rộng, biển thẳm, núi cao, sông dài chi cho xa, chỉ những câu ca dao, những câu hát ru em huê t́nh, tai vẫn nghe hoài, miệng cũng có khi hát, tưởng rằng đă hiểu cháo chan, ai dè biết ra, không hiểu 1 cái ǵ hết.

Hồi nhỏ, chị tôi ru em, vẫn thường hát câu :



Chim quyên ăn trái ổi tàu


Xứng đôi mẹ gả, ham giầu mà chị


Tôi nghe câu này tới thuộc ḷng mà không hề thắc mắc. Dễ quá mà, “ổi tàu” là giống ổi ở bên Tàu chứ c̣n cái ǵ nữạ Giống ổi ở bên Tầu, dĩ nhiên, phải lớn hơn, phải ngon hơn ổi bên ḿnh, cũng như con ngựa to lớn th́ gọi là ngựa Bắc Thảo, con gà, con vịt to con, được gọi là gà Tàu, vịt Tàu …




Không hề thắc mắc như vậy, cho măi tới hơn nửa đời người, đọc 1 bài của ông Vơ Phiến, mới biết rằng “ổi tàu” ở trong câu hát không phải là giống ổi bên Tàu, mà là 1 loại cây hoang, mọc thành từng lùm từng bụi ở mấy vùng đất g̣ miền Trung, cây này ở miền Bắc gọi là hoa cứt lợn, c̣n ở cái xứ “chó ăn đá, gà ăn muối” của tôi th́ gọi là bông ngũ sắc. Tôi đă từng hái trái của nó, lớn chỉ bằng hột tiêu, để ăn, đă từng hái những cái bông của nó để hút chất mật ngọt ở cuống bông, mà đâu biết tên của nó là ổi Tàụ Mẹ tôi vẫn thường hái bông ổi tàu này, chưng với đường phèn cho anh em tôi uống mỗi khi bị ho.

Có 1 câu hát ru em nữa, mà tôi cũng nghe đi nghe lại hoài:



Trách ai ăn giấy bỏ b́a
Khi thương, thương vội, khi ĺa, ĺa xa


Câu này th́ tôi có thắc mắc, giấy th́ làm sao mà ăn ? “Ăn giấy bỏ b́a” là làm sao ? Tại sao hạng người “ăn giấy bỏ b́a” khi thương lại thương vội, khi ĺa lại 1 mạch ĺa luôn theo kiểu “hạ thủ bất lưu t́nh” ?




Tôi đem những thắc mắc này hỏi nhiều người, kể cả những ông thầy dậy Việt Văn, nhưng không có ai trả lời nghe xuôi tai được.

Cho măi tới sau khi đổi đời, “giả dại qua ải” (mà chút xíu nữa thành dại thiệt), về ở rẫy, tôi mới được nghe giải thích thỏa đáng câu hát nàỵ.




Người dạy tôi là bà Ba Thờị Bà này, cạo đầu, ăn chay trường, tu tại gia, không ăn trầu, nhưng hút thuốc phun khói c̣n hơn là đầu máy xe lửạ. Bà có biệt tài chữa bệnh bằng phương pháp cắt lể rất mát taỵ Nhiều người, trong đó có tôi, nhờ bà chữa trị mà lành bịnh được. Đặc biệt bà có 3 con dao để lể, 1 cái bằng vàng, 1 cái bằng bạc, 1 cái bằng đồng, cái nào cũng chỉ lớn bằng cây móc taị Tùy theo con bịnh nặng nhẹ mà bà dùng con dao nào để lể. Bà, người nẩm thấp, hơi nới về chiều ngang, mấy ngón tay mũm mĩm no tṛn như nải chuối cau, nhưng cắt lể cho bịnh nhơn, bà làm coi bộ gọn gàng nhặm lẹ khéo léo lắm. Tôi khoái nhất là cái màn được bà se se mấy sợi tóc, rồi giựt nghe cóc cóc.




Đọc tới đây xin độc giả đừng vội lên án tôi là tuyên truyền đề cao cho những phương pháp chữa bệnh thiếu khoa học. Chuyện thiếu khoa học hay đúng theo khoa học, biết làm sao mà nói cho cùng. Tôi viết ra đây là theo những điều chính tôi đă từng trải qua, theo kiểu “thấy mà tin”, chớ không hề thuyết phục ai phải tin theo ḿnh cả.




Hồi 77, 78 trong nước bị khủng hoảng kinh tế nặng, một trăm thứ bệnh đều chữa bằng xuyên tâm liên, sống ở rẫy, nếu không có những người như bà Ba Thời, bà Tám Thông, có lẽ tôi đă ấm mồ xanh cỏ từ lâụ.




Bà Tám Thông cũng chuyên về giác lể như bà Ba Thời, nhưng hành nghề chính thức. Mỗi ngày, bà quẩy gánh, đem đồ nghề ra chợ Phú Mỹ (nằm trên quốc lộ 15, đường SG-Vũng Tàu), giác lể, ăn tiền. Bà Ba Thời chỉ cắt có 1 vết nhỏ, rồi nặn ra 1 chút máụ. Bà c̣n dùng bông g̣n sạch, tẩm dầu tràm, chặm lên vết thương đàng hoàng. C̣n bà Tám Thông sau khi cắt, dùng bầu thủy tinh giác hơi để hút máụ. Bà nào làm ăn cũng rất bầy hầỵ. Bà dùng 1 nùi giẻ rách bươm, lau máu lau vết thương cho bịnh nhơn. Không biết 1 năm bà giặt được mấy lần, nùi giẻ dơ hầy, hôi ŕnh.

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 09-17-2019
Reputation: 201057


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,282
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	88.jpg
Views:	0
Size:	49.6 KB
ID:	1454879  
florida80_is_offline
Thanks: 7,296
Thanked 45,893 Times in 12,766 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
phokhuya (09-18-2019)
 
Page generated in 0.06983 seconds with 11 queries