VietBF - View Single Post - Thông Điệp Corona - Nguyễn Tường Bách
View Single Post
Old 05-22-2020   #2
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,220
Thanks: 7,291
Thanked 45,887 Times in 12,764 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

... ĐẾN CÁC TRẬT TỰ CHÍNH TRỊ




Tất cả chúng ta đều biết, nạn dịch Corona ban đầu chỉ là một vấn đề y tế, nhưng ngay phút đầu tiên đă bị chính trị hóa cao độ. Nạn dịch bùng phát tại Vũ Hán, một trung tâm công nghiệp của Trung Quốc. Và ai cũng biết đối với Trung Quốc, “dập dịch” bằng bất cứ giá nào trở thành một nhiệm vụ chính trị của họ. Từ đó sinh ra tất cả luồng thông tin trái chiều về thành công hay thất bại đối với dịch bệnh, về các con số lây nhiễm và tử vong, về các thuyết âm mưu khác nhau. Ngày nay đă lộ rơ hai giải pháp có tính chính trị trong việc đối phó với Corona. Một bên là giám sát và tuyên truyền để “dập dịch”, bên kia dựa trên ư thức tự giác và kéo dài thời gian để đợi thuốc men. Hai giải pháp này phản ánh hai nền văn hóa, hai thể chế khác nhau và sẽ trở nên vô cùng thiết yếu về sau.




Đến khi đại dịch lan tràn toàn thế giới th́ với sự suy sụp của các nền kinh tế chủ chốt như của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga..., người ta mới biết rằng, nạn dịch này là một vũ khí tuyên truyền mạnh mẽ cho các cấu trúc và chế độ chính trị. Hơn thế nữa, sự suy yếu của các nền kinh tế, của sự bấn loạn nội bộ, của sự tê liệt các phương tiện tác chiến (thí dụ Hàng không mẫu hạm) có khả năng dẫn đến các phiêu lưu quân sự. Khi đó th́ đại dịch y tế sẽ thành đại chiến quân sự và t́nh h́nh hiện nay nguy hiểm hơn bao giờ hết. Người ta đang nh́n về biển Đông với một sự quan ngại sâu xa.









Bên cạnh các xung đột địa chính trị, mỗi quốc gia đều chạm trán với những thử thách to lớn. Do sự suy thoái trầm trọng về các chỉ số kinh tế, mỗi quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu... đều phải đổi mới chính trị, về mặt cấu trúc, thể chế, chính sách vĩ mô. Người ta biết rơ nước Mỹ sẽ không như xưa nữa, nhưng cường quốc này sẽ đi về đâu, đây là điều có những suy luận trái chiều. Trung Quốc sẽ khó ḷng giữ vai tṛ “công xưởng của thế giới” nữa, họ cũng sẽ không dễ dàng thâu tóm các hăng xưởng trên thế giới v́ người ta đă biết nghi ngờ một siêu cường đầy tham vọng. Liên minh châu Âu liệu có c̣n giữ được hiến chương chính trị của ḿnh hay không, sau những thử thách nặng nề về nạn di dân, về tái thiết, về công nợ? Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới WHO có c̣n giữ cấu trúc cũ hay không, trước sự tranh chấp quyết liệt của các thành viên?




Các quốc gia nhỏ bé hơn tại châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh... liệu thể chế của họ có c̣n tồn tại hay không, khi con virus nhỏ bé đă lái cơn giận dữ của quần chúng chống lại các nhà cầm quyền. Thế giới hầu như sôi sùng sục với những âm mưu, thủ đoạn to nhỏ khác nhau..., lợi dụng cơn đại dịch này để làm lợi cho vị trí và quyền lợi riêng của đất nước, thể chế hay phe phái ḿnh.




Hiện nay, tuyệt đối không ai có thể nói, bộ mặt của thế giới cuối năm 2020 sẽ như thế nào, về trật tự chính trị, về cấu trúc kinh tế, về đời sống xă hội. Tất cả những khía cạnh này hiện đang tác động hỗ tương lên nhau và cuối cùng, ảnh hưởng lên quyết định của lănh đạo các siêu cường, những người có thẩm quyền sinh sát toàn nhân loại.




TỪ NHIỀU ĐỘNG TÂM MĂNH LIỆT...




Khi đời sống đảo lộn, sinh hoạt tê liệt, nỗi sợ dâng cao, có không ít người động tâm nh́n lại toàn cảnh xă hội, thẩm xét lại nền văn minh trong thế giới của ḿnh và phát hiện nhiều điều vô cùng cốt lơi.




Moustapha Dahleb, một nhà văn xứ Chad ở châu Phi, bỗng nhiên được nhiều người biết đến. Tác giả viết một bài cảm thán với tiêu đề: “Loài người rúng động, xă hội suy sụp v́ thứ xoàng xĩnh nhỏ nhoi”(2), trong đó nói lên tính “dễ tổn thương” của con người. Với một lối văn nhẹ nhàng hóm hỉnh, tác giả nêu đúng mạch: “Chỉ cần vài ngày để nhân loại ư thức được rằng ḿnh chỉ là làn hơi và hạt bụi”.




Vô h́nh vô ảnh, virus Corona xóa nḥa mọi ranh giới giàu nghèo, châu lục. Thế nhưng nó cũng làm rơ sự khác biệt về những định kiến sâu kín. Giáo sư Paul Robert Vogt, người Thụy Sĩ, có bài viết trên một tờ báo ít người biết(3), nhưng được cả thế giới chú ư. Chỉ trong hai ngày đă có 350.000 lượt người tham khảo bài viết này. Khác với các nguồn tin đại chúng, ông xác định nạn dịch Corona đă được báo trước từ rất sớm, nhưng châu Âu và Mỹ "quá tự măn" với nền y tế của ḿnh. Họ có một tinh thần "thượng tôn” đă ăn sâu trong tâm khảm, khi tự so sánh với châu Á hay châu Phi. Theo Vogt, Âu - Mỹ ngày nay lănh đủ mọi hậu quả của ḷng cao ngạo đó. Hubert Védrine, cựu ngoại trưởng Pháp, cho rằng(4)châu Âu “ngây thơ” v́ “vốn vẫn c̣n tự coi ḿnh như là lực lượng tiên phong của nền văn minh nhân loại”.




Trong đại dịch Corona, một vấn đề thuộc về tâm thức văn hóa của phương Tầy cũng lộ rơ. Đó là một nền văn hóa xuất phát từ tâm thức cá nhân. Ngược lại, người châu Á, với Nhật và Hàn Quốc, luôn tiềm tàng trong tâm một tâm thức cộng đồng. Hai loại tâm thức này vốn nằm ẩn kín trong tâm lư con người nhưng chi phối mọi hoạt động xă hội. Ở đây ta sẽ không bàn loại tâm thức nào ưu việt hơn. Nhưng, khi đại dịch tràn tới, đ̣i hỏi con người phải đối phó trên phương diện cộng đồng th́ con người phương Tây bỗng tỉnh ngộ về sự thiên lệch của ḿnh.




Đó là một trong những lư do tại sao các chính phủ châu Âu trong giai đoạn đầu ngại đưa ra những biện pháp quyết liệt, dù là một chuyện nhỏ như mang khẩu trang. Sự lo ngại về "tính bầy đàn” làm cho con người phương Tây mất ḷng tương trợ và tâm liên kết. Khi xă hội tê liệt, con người bỗng bừng tỉnh. Người ta nhận ra rằng, th́ ra những con người tầm thường, thậm chí nhỏ bé trong xă hội, như anh lái xe tải, chị thu ngân, chị điều dưỡng, anh y tá... là những thành viên không thể thiếu khi tất cả đều thúc thủ. Người ta ngộ ra, ḿnh cần biết bao người hàng xóm, mối liên hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa người dân và thể chế. Trước sự động tâm sâu xa đó, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Đức Georg Bätzing đă nói: 'Trận đại dịch này là cơ may của lịch sử... Hy vọng trận dịch này dạy cho chúng ta rằng, tất cả mọi người đều rất phụ thuộc lẫn nhau” (5).
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	2.png
Views:	0
Size:	286.8 KB
ID:	1586354  
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.06263 seconds with 11 queries