VietBF - View Single Post - Lê Đức Thọ trong vai tṛ tại Ḥa đàm Paris
View Single Post
  #1  
Old  Default Lê Đức Thọ trong vai tṛ tại Ḥa đàm Paris

Theo như vai tṛ của ông Lê Đức Thọ có vẻ không phải quá lớn như một số ca ngợi, ư kiến của các nhà nghiên cứu, sau khi thông tin về ông Lê Đức Thọ đă thể hiện được bản lĩnh 'cương quyết' và 'sắc sảo' trong hơn 4 năm đàm phán với phía Mỹ tại Ḥa đàm Paris.


Ông Lê Đức Thọ, Paris, 1965

Tuy nhiên, vai tṛ của ông có vẻ không phải quá lớn như một số ca ngợi, ư kiến của các nhà nghiên cứu, học giả nói với BBC News Tiếng Việt tại hội luận chuyên đề nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông.

Bàn về vai tṛ của nhà đàm phán Bắc Việt tại Ḥa đàm Paris, ông Lê Đức Thọ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Khoa Lịch sử, Đại học Maine, Hoa Kỳ nói với hội luận chuyên đề của BBC News Tiếng Việt hôm 14/10/2021:

"Hơn 4 năm đó, ông ấy là một con người rất cương quyết khi đối đầu với Kissinger và phái đoàn Mỹ hàng tuần."

Ngày 1/5/1985, tờ The New York Times trong bài viết 'Kissinger and Le Duc Tho meet agian, and bitterness shows' trích dẫn Bryant Gumbel nói rằng: "ông (Lê Đức Thọ) vượt trội so với Henry Kissinger trong Ḥa đàm Paris" [the man who outsmarted Henry Kissinger at the Paris peace talks].

Đánh giá nhận định trên, GS. Ngô Vĩnh Long nói:

"Cái đó là đúng thôi. Ông Lê Đức Thọ rất là cương quyết."

"Ngoài ra, ông Nguyễn Cơ Thạch đóng vai tṛ rất là lớn nhưng mà dĩ nhiên ông Lê Đức Thọ là người đứng đầu hết cả phái đoàn đàm phán từ năm 1968 trở đi, cho nên tất cả quyết định là của ông Lê Đức Thọ thôi. Khi ông ấy muốn ǵ là cả phái đoàn phải theo thôi."

Lê Đức Thọ nói chuyện với Henry Kissinger tại Paris năm 1972

Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Sinh, nguyên giảng viên Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xă hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) đưa ra b́nh luận:

"Ông Thọ là một người rất sắc sảo khi mà ông phải đối thoại với ông Kissinger không phải là dạng vừa, một ông được tổng thống Mỹ chọn làm cố vấn rồi sau này làm ngoại trưởng cho nước Mỹ th́ tôi không nghĩ ông Kissinger là người có thể dễ nói chuyện."

Từ quan điểm cá nhân, Giáo sư Nguyễn Đ́nh Cống lại cho rằng ông Lê Đức Thọ có đóng góp trong Ḥa đàm Paris nhưng vai tṛ đó "cũng ít thôi, vừa phải thôi". Ông nói:

"Trong Hiệp định Paris người ta đề cao vai tṛ của ông Thọ và ông Kissinger nhưng hai người ấy chẳng qua chỉ là đại diện để đi thi hành mà thôi. Cho nên nói rằng nhờ tài năng của ông Lê Đức Thọ th́ tôi không tán thành."

"Cái quyết định để kư những điều khoản trong Hiệp định Paris th́ chính nhân dân Việt Nam hy sinh để tạo ra những chiến thắng hay tạo ra thế để cho ông Thọ đi hội đàm."

"Cũng nhờ sự phản ứng mạnh mẽ của nhân dân Mỹ cũng làm áp lực buộc ông Kissinger phải kư."

Ḥa đàm Paris 1973

Kư kết Hiệp định Paris, Việt Nam gặp 'thuận lợi'

Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Sinh chỉ ra rằng bên cạnh tài năng của ông Lê Đức Thọ th́ bối cảnh thế giới và nước Mỹ lúc bấy giờ đă tạo thuận lợi cho Bắc Việt Nam kư kết Hiệp định Paris năm 1973.

"Người Mỹ họ bắt tay với Bắc Kinh và họ coi Bắc Kinh như một mũi nhọn để họ làm sụp đổ khối Cộng sản Đông Âu do Liên Xô đứng đầu, họ phát hiện được mâu thuẫn đó th́ VN không c̣n là con đê để ngăn Cộng sản như các đời tổng thống Mỹ trước nữa.

"Nước Mỹ vào thời điểm đó họ muốn rút quân lắm rồi, họ muốn t́m một cách để họ rút ra trong danh dự, đưa quân vào Việt Nam th́ dễ nhưng mà rút quân khỏi Việt Nam mới là cái khó.

"Bởi v́ cuộc chiến tranh tiêu hao người và của của nước Mỹ và nó làm dấy lên phong trào phản chiến rất mạnh mẽ mà các chính quyền Mỹ đều phải dựa theo ư chí của dân chúng Mỹ.

"Cho nên các tổng thống Mỹ đến thời của Nixon là muốn rút quân lắm rồi, giống như là Tổng thống Donald Trump và hiện nay là Biden các ông ấy rút quân khỏi Afghanistan.

"Về mặt chiến lược toàn cầu họ không cần đến VN nữa và v́ vậy họ bỏ rơi chính phủ của ông Nguyễn Văn Thiệu.

"Cho nên ông Lê Đức Thọ hay ai đó trong bộ máy của Đảng Cộng sản (ĐCS) và nhà nước Việt Nam mà gặp ông Kissinger th́ cũng đều sẽ đi đến một kết cục là người Mỹ sẽ rút quân", ông Sinh kết luận.

Ḥa đàm Paris 1973 với ông Henry Kissinger ngồi giữa

'Lê Đức Thọ làm Kissinger mất mặt'

Có hai sự kiện ông Lê Đức Thọ đă làm Kissinger mất mặt trong suốt hơn 4 năm ḥa đàm Paris, GS. Ngô Vĩnh Long chia sẻ:

"Ngày 8/10/1972, hai bên đồng ư rằng đă có thỏa thuận ngưng chiến tranh rồi và phía Mỹ nói rằng hiệp định cũng đă hoàn tất. Nhưng Mỹ lúc đó, nhất là Nixon là một tay tráo trở, Nixon chỉ muốn nói rằng đă có hiệp định rồi để mong thắng cử trong ngày 3/11/1972.

"Ngày 20/11/1972, Kissinger phải trở lại hội đàm Paris để gặp ông Lê Đức Thọ và Nguyễn Cơ Thạch. Gặp th́ Kissinger mới nói đây không phải là lỗi của Kissinger mà cũng không phải là lỗi của Nixon, cái đó là tại v́ ông Thiệu không muốn kư, ông Thiệu ông nói là có nhiều chuyện phải sửa lại.

"Ông Sáu Búa (biệt danh của ông Lê Đức Thọ) mới nạt ông Kissinger ngay và nói: 'tôi biết tất cả các anh đều nói láo'."

"Sự kiện thứ hai là sau khi thả bom miền bắc tháng 12/1972 rồi trở lại để bàn căi thêm th́ lúc này bên Mỹ đ̣i phải sửa đổi những câu chữ đến 128 chỗ. Ông Kissinger nói v́ lư do là bởi v́ ông Thiệu muốn như thế.

"Ông Lê Đức Thọ lại bổ lại nữa. Ông Lê Đức Thọ nói: 'Tôi biết tất cả các anh đều là những tay gây ra tội ác'."

Không thể tự quyết định nhận Nobel Ḥa b́nh

Năm 2013, báo Việt Nam đăng lại cuộc phỏng vấn của nữ nhà báo Mỹ, Synvana Foa hồi năm 1985, ghi nhận toàn bộ lời giải thích cùa ông Lê Đức Thọ về việc ông từ chối nhận Nobel Ḥa b́nh năm 1973 cùng với Henry Kissnger.

Trả lời bà Foa, làm cho hăng UPI, ông Lê Đức Thọ nói, theo bản dịch trên Tiền Phong (24/01/2013):

"Mỹ tiến hành xâm lược đất nước tôi 20 năm. Người chống Mỹ và làm cho Mỹ thất bại, giành độc lập đưa ḥa b́nh cho đất nước và cho cả khu vực này là chúng tôi. Người làm ḥa b́nh là chúng tôi chứ không phải Mỹ."

"Trong thư gửi Ủy ban Giải Nobel, tôi đă phân tích kỹ Mỹ tiến hành chiến tranh như thế nào? Nhưng Ủy ban Giải đă đặt ngang bằng kẻ xâm lược và người bị xâm lược, giữa kẻ gây chiến tranh và người tạo (làm) ḥa b́nh. Coi chúng tôi cũng như Mỹ. Điều đó là sai lầm và tôi không thể chấp nhận như vậy. V́ vậy tôi đă không nhận Giải thưởng Nobel."

Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Sinh đưa ra nhận xét cá nhân:

"Tôi nghĩ rằng ông Lê Đức Thọ không thể tự quyết định là ḿnh nhận huân chương Nobel ḥa b́nh hay không.

"Bởi v́ đây là ư kiến của cả Bộ Chính trị mà ông Lê Đức Thọ lại c̣n dưới quyền của ông Lê Duẩn. Ông Lê Duẩn mà không đồng ư cho ông Thọ nhận th́ ông Lê Đức Thọ cũng không dám nhận."

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 10-16-2021
Reputation: 67078


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 137,813
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	49.5 KB
ID:	1895946   Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	0
Size:	68.7 KB
ID:	1895947   Click image for larger version

Name:	3.jpg
Views:	0
Size:	65.1 KB
ID:	1895948   Click image for larger version

Name:	4.jpg
Views:	0
Size:	47.1 KB
ID:	1895949  

vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,647 Times in 10,068 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 157 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
 
Page generated in 0.06345 seconds with 11 queries