VietBF - View Single Post - CHUYỆN LINH TINH BUỒN VUI TRONG ĐỜI
View Single Post
Old 12-14-2020   #321
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



CHƯƠNG 12



Bốn năm lưu lạc, tôi chưa làm được ǵ cho ra hồn, ngoại trừ miếng cơm manh áo. Với đại gia đ́nh bên kia đại dương đang sống đọa đày trong hờn tủi xót xa, tôi cũng không có lấy một cánh thư an ủi.

Mà thực ra, tôi biết nói ǵ ? Nói về gia đ́nh ḿnh ư ? Th́ phải mô tả nhà có hai, ba pḥng, có điện, có nước nóng, có điện thoại, có máy lạnh, có ti-vi màu, có cassette, có vườn trước sân sau cỏ mọc xanh rờn.

Nhà ở cạnh hồ lớn, có bè rau muống, có thuyền đi câu, có gió mát trăng thanh, hương hoa bưởi, hoa cam thơm lừng một vùng trời an lạc.

Kể về tiện nghi ư ? Th́ nào là xe hơi Huê-Kỳ chạy êm như ru, chợ búa gần gũi, thịt thà, rau cỏ, sữa, trái cây e hề, mùa nào thức đó. Quần áo giày dép th́ đủ kiểu, đủ màu cho hợp thời trang.

Phấn son, mỹ phẩm tha hồ chọn lựa.

Chuyện học hành con cái ư ? Th́ có nhà nước lo xe đưa đón hàng ngày, lớp học mát mẻ, sáng sủa, thoải mái, lâu lâu lại nghỉ lễ, nghỉ chơi, nghỉ hè, cứ tuần tự lên lớp.

C̣n cái mục học tṛ Việt Nam chăm chỉ, lễ độ, thông minh, giỏi toán, giỏi cả anh- văn, cuối năm thường đứng đầu lớp th́ đó là chuyện thường t́nh...

Hay là kèm theo thư, gửi về nhà một vài tấm h́nh lưu niệm ư ? Th́ h́nh là h́nh màu, người là người từ tiên giới, đầy đủ, ấm no... Người ở bên nhà đang chật vật, đói rách với hộ khẩu, với kinh tế mới, đang thất điên bát đảo với hội họp, kiểm thảo, tự khai và bắt bớ ŕnh rập, nay nhận thư, nhận ảnh ngoại quốc, bỗng so sánh như địa ngục với thiên đường, ắt kẻ ở lại đau khổ dập vùi thêm, thất vọng hơn chứ nào có xoa dịu được chút nào đâu!

Thành ra, chỉ có những gói quà lớn nhỏ, tùy khả năng, tùy hoàn cảnh mà an ủi gia đ́nh là xem ra cụ thể và có giá trị hơn cả.

Cũng có người ở nhà bảo rằng chỉ mong thư từ h́nh ảnh của kẻ ở miền xa mà thôi, chứ đâu có cần quà cáp mà không thấy hồi âm. Nhưng sự thực đắng cay là cho dù những người có tư cách nhất, đạo đức nhất, tự ái nhất, một khi đă sống dưới chế độ Cộng sản do nhà nước quản trị, giám sát cái dạ dày, kiểm soát thanh tra luôn tư tưởng th́ con người đă mất đi tất cả tự do và bị lệ thuộc nhiều vào miếng cơm, miếng khoai, củ sắn.

Nên dẫu quân tử Tàu cách mấy, vẫn mơ ước những giúp đỡ, tiếp tế dù to dù nhỏ từ ngoại quốc gửi về.

Như kẻ sắp chết đuối vớ được tấm gỗ, thanh củi hoặc đám bèo... Cái ǵ cũng quí. Bởi đó là sự sống. Bởi đó là hy vọng...






Tôi chưa làm được chuyện ǵ ngoạn mục với gia đ́nh, lâu lắm mới có tí quà về biếu ông bố già cô độc. Với đàn em, đàn cháu, tôi xa cách chúng nó mấy chục năm lưu lạc giang hồ, cái t́nh ruột thịt đâm ra cách xa, hầu như đến độ vô t́nh và tự cảm như vô trách nhiệm.

Lũ em tôi, dẫu sống từ tấm bé dưới chế độ Cộng Sản, được nhồi sọ khá đủ các giáo điều, vẫn ôm mộng một ngày nào đó vượt biển t́m tự do. Tôi chả dám khuyên chúng nó nên ở hay nên đi, chỉ biết qui vào số mạng. Đứa nào thoát được ngục tù th́ đứa ấy may mắn. Qua đến đảo là tôi có bổn phận bảo lănh, lúc đó tôi trách nhiệm đă đành.

Chuyện vượt biển đă là chuyện có thực, xẩy ra hàng ngày tại Việt Nam.

Trước năm 1975,
chả thấy ai hành trang lên tàu lớn tàu nhỏ ra khơi qua Thái, qua Mă Lai, qua Úc, qua Phi, qua Nhật... Mà chỉ từ khi Cộng Sản được trao lại miền Nam mới thấy ào ào thuyền nhân đi t́m tự do liều lĩnh.

Những con thuyền gỗ mỏng manh, yếu đuối, chứa mấy chục người già trẻ lớn bé. Người lái tàu chưa từng đọc địa bàn, không hề biết sửa máy móc. Ấy thế mà họ vẫn ra đi, một liều ba bẩy cũng liều.

Con thuyền trong đại dương c̣n nhỏ bé hơn chiếc lá tre trên sông lạch, lại sóng nước bao la dập vùi xô đẩy, lại băo tố ngập trời. Vực sâu, miệng cá vẫn đợi chờ ŕnh rập. Họ vẫn ra đi.

Trên đại dương, ngoài sóng to gió lớn biển sâu cá dữ, c̣n có một thứ dữ hơn cả thiên tai, ấy là bọn hải tặc. Bọn chúng đă cướp bóc, hành hạ, hăm hiếp, bắt cóc, thủ tiêu không biết bao nhiêu thuyền nhân.

Trước thảm trạng đó, lương tâm nhân loại hầu như vẫn ngủ im ĺm.



Tôi thường nghe chuyện thương tâm, đau đớn về thuyền nhân nhưng trong ḷng chẳng may may xót thương, lo lắng. Bởi những người chịu thảm trạng đó chẳng ai là ruột thịt của ḿnh. Nên b́nh chân như vại.

Cả đến những công cuộc lạc quyên giúp đỡ trại tỵ nạn, tiếp tế cho thuyền nhân, cứu vớt người vượt biển, các công tác xă hội, у tế để an ủi đồng bào kém may mắn, tôi cũng đều không tham gia, không đóng góp làm ǵ.

Tôi nghĩ rằng nhu cầu th́ nhiều, ḿnh có giúp cũng như muối bỏ biển. Hai nữa, nếu tôi giúp th́ tiền ấy liệu có đến tận tay nạn nhân hay lại trôi dạt phương nào ? Ngoài ra, quanh tôi c̣n biết bao nhiêu kẻ tiền rừng bạc bể đă thấy nhúc nhích đóng góp ǵ đâu?

Với các tôn giáo như Phật Giáo, Công Giáo. Tin Lành, tôi ít khi lai văng tới chốn tôn nghiêm. Thôi th́ bên cha cũng kính, bên mẹ cũng vái, ḿnh bận rộn quanh năm, đâu có thời giờ đi lễ bái. Chưa lần nào tôi đóng góp cho chùa để cầu phước, cầu an. C̣n những hoạt động xă hội, Phật tử, tôi lại càng không mấy quan tâm ủng hộ.

Những ngày Quốc Hận,
cộng đồng tổ chức kỷ niệm ngày bỏ nước ra đi, bày tỏ niềm nhớ quê hương, xót xa thân phận những người ở lại, những người bị đày ải giam cầm hành hạ nơi các trại cải tạo tập trung hàng đêm không ngủ, bằng chương tŕnh họp mặt văn nghệ để nung nấu ư chí hờn căm phục hận, mong một ngày về th́ tôi cũng nhớ đấy nhưng nghĩ có tham gia th́ chưa chắc đă chết thằng Cộng Sản nào cho nên nằm nhà nghỉ khoẻ để c̣n giữ sức đi cầy.






Những đám mít-tinh, biểu t́nh lên án chế độ Cộng Sản đă được nhiều giới tham dự, dù trời gió trời mưa, dù phải lái xe hàng bẩy chục dặm đường mới đến nơi, dù phải nghĩ việc một buổi làm, dù có người già vẫn chống gậy lẽo đẽo theo con cháu, dù có kẻ con thơ bế ẵm trên tay cũng cầm thêm được lá cờ quốc gia để bày tỏ lập trường. Các đài truyền h́nh địa phương đă quay những cảnh hội họp và chiếu trên ti-vi, tôi vẫn theo dơi đầy đủ cả đấy chứ !

Lớp người trẻ sang đây rất dễ hội nhập với cuộc sống Âu Mỹ mà có cái lạ làm sao họ vẫn thiết tha với Việt Nam.


Bằng cớ là
chính lớp trẻ thường đứng ra tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, kỷ niệm các bậc anh hùng hào kiệt, đảm trách Chợ Tết, lo văn nghệ liên trường, tổ chức văn nghệ đấu tranh, mở các lớp dạy Việt Ngữ cho thiếu nhi, làm báo, sinh hoạt tập thể. Họ làm việc rất hăng say, dù ít người được người lớn làm cố vấn, yểm trợ, tiếp sức.

Họ làm việc với tinh thần của tuổi trẻ, với trách nhiệm tự đề ra, với ḷng nhiệt thành và t́nh yêu mến quê hương đă tiềm tàng trong ḍng máu.


Những khi đi dự lễ, đi coi chương tŕnh văn nghệ do sinh viên tổ chức, nhiều lúc tôi cũng xúc động đến tràn nước mắt v́ được nh́n lại h́nh bóng cố hương qua các màn ca nhạc kịch vui tươi, được nghe lại những âm điệu với tiếng hát lời ca quen thuộc xa xăm, được theo rơi múa lân, ông địa, trống phách rộn ràng linh động, được tṛ chuyện gặp gỡ bạn cũ mới đồng hương. được sống lại một mảnh đất quê hương trên đất nước người.

Những giây phút ấy, thực t́nh là tôi quyến luyến Việt Nam, vui với cái vui tập thể.

Rồi khi chia tay, cuộc sống thực tại lại kéo tôi về với bổn phận riêng tư. Rồi mọi chuyện lại ch́m sâu vào quên lăng mơ hồ.

Đôi lúc nghĩ quẩn nghĩ quanh, tôi không biết tôi là Việt Nam hay là Mỹ nữa...






Đời sống bên những ṿi xăng, lốp xe, ḱm khoá. dầu nhớt tuy không quá nặng nề nhưng tuổi đời chồng chất mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi, nó làm cho tóc ngả muối tiêu, mắt mờ chân chậm, c̣n hai cánh tay lực sĩ kiến càng ngày nào nay chỉ là hai que củi tong teo, bê cái lốp xe thấy như bê cối đá, dù cái lốp xe vẫn nặng có bấy nhiêu thôi...

Thế là tôi biết tôi đi xuống, tinh thần thể xác yếu nhiều. Nếu không mau t́m đường thoát th́ chắc chắn có ngày sụm bà chè, tôi quỵ tại cái tỉnh nhỏ đêm buồn này lúc nào không biết...

Nhân một chuyến ngao du dịp hè qua tiểu bang Tếch-Xịt, tá túc nhà Hoán Tàu tại Houston, hắn nghe tôi tả oán cuộc sống lam lũ vất vưởng nên động tâm bồ đề trắc ẩn ra tay cứu vớt. Lại được bà vợ hắn rất dễ chịu dễ thương đồng ư sẵn ḷng cưu mang bao bọc cho nên gia đ́nh tôi quyết định bỏ nghề bơm xăng ở Florida để đi Texas làm nghề quét chợ.

Quyết định mau lẹ đến nỗi lúc đi chào bạn bè ở đơn vị chót, ai cũng cười t́nh cho là tôi rỡn chơi chứ đi đứng vào cái khổ nào. Tôi phải làm ra bộ nghiêm nghị đứng đắn, thề thốt dăm ba-phùa, lúc đó anh em mới ngỡ ngàng chia tay từ biệt ngẩn ngơ.

Sự ra đi là chẳng đặng dừng, chứ đất nước người, nơi nào cũng vậy. Đất mát th́ c̣ đậu. Nhẩy lắm cũng mệt, dù là nhẩy... đầm! Vậy mà tôi phải rũ áo Amoco ra đi là chuyện không làm sao hơn được.

Về Houston, sau thời gian mấy tuần lễ ở nhà Hoán Tàu đớp hít thả dàn, tôi được Hoán Tàu giới thiệu với xếp lớn UTOTEM là mông-sừ Lê Phú Thịnh.

Dăm bữa sau, xếp Thịnh cho gia đ́nh tôi quản trị một tiệm Utotem nho nhỏ. Thế là tôi lại có chân đứng khá vững vàng, có nghề ngỗng kiếm ăn. Bỏ nghề bơm xăng qua nghề chạp phô, tưởng giă từ xăng nhớt, ai ngờ nó vẫn cứ lẽo đẽo theo đuôi.

Tiệm chạp phô này, ngoài các mục bán hầm bà lằng đồ ăn thức uống, vật dụng linh tinh, c̣n bán cả xăng “rề-gu-la” “ân-lít” .

Tôi lại phải kiêm nhiệm luôn vụ đo xăng, bấm máy, báo cáo xăng hàng ngày. Chỉ có điều là không phải giăi nắng dầm mưa đứng tựa cây xăng nh́n trời mây non nước, c̣n th́ trách nhiệm vẫn cứ như thường.

Ba năm ṛng ră làm mỗi ngày 18 tiếng liên miên, gia đ́nh từng năm bảy lần bị Mỹ Trắng, Mỹ Đen, Mể cầm súng ngắn, súng săn vào tiệm dơ súng bắt nạp tiền, có đứa lúc rút lui c̣n bắn pằng pằng lên trần nhà, giống như cao bồi trong phim xi-la-ma vậy. Vợ con xanh máu mặt, khóc ṛng v́ những cú “hít-cốc” .lạnh người.

Nhân lúc nhận định t́nh h́nh chạp phô người khôn của khó, lắm chuyện phiền hà, gia đ́nh tôi lại thêm một phen giă từ ṿi xăng, máy tính chạp phô để xoay nghề khác. Bỏ th́ thương, mà vương th́... hăi ! Dầu ǵ cũng xin cám ơn thành phố có chạp phô, đă nuôi ḿnh no đủ.

Làm nghề chạp phô cốt sao
nhận hàng cho đủ. bán hàng đúng giá, bày hàng cho đầy cho đẹp, giữ ǵn cửa tiệm ngăn nắp sạch sẽ, tiếp khách niềm nở ân cần, thi hành chu đáo các chỉ thị của hăng, kiểm hàng không thiếu hụt quá mức ấn định, thế là tà tà kéo dài ngày giờ lao động dễ thương.

Điều quan trọng nhất là giữ sao trong ấm ngoài êm, chớ có nổi nóng gây lộn, súng ống đ́ đùng gây án mạng thương tích.

Mọi chuyện cứ là [color=]“thân trọng thiên kim” [/color]chịu đựng, b́nh tĩnh để tránh nguy hiểm khi bị cướp đến viếng tiệm.

Lúc nào rảnh tay, buồn chân th́ ta vận động thể dục thẩm mỹ bằng cách cầm cái chổi chà, cái hốt rác ra sân trước chợ, quét dăm ba cái rác rưởi chai lọ giấy gói, sao cho thẩm mỹ quan tươm tất. Cho nên gọi nghề “chạp-phô” tức nghề “quét chợ” hay “lau chợ” là vậy.






Bỗng dưng bỏ tiệm, không mau tay là thất nghiệp như chơi. Tôi xoay ra đi làm công cho một tiệm bách hoá Mỹ. Lại cũng phải nhờ đến tay Hoán Tàu một keo nữa, bởi hắn có mấy năm thâm niên mần việc tại nơi này.

Cuộc đời tỵ nạn bảy năm, nghĩ cũng cám cảnh thiên địa phong trần, thấm thía cái buồn hải ngoại thương ca, tôi lại nổi hứng mần một mài thơ tức cảnh sinh t́nh, tự vịnh như sau:

Chẳng phải là ông, chẳng phải thằng

Khôn khôn dại dại múa lăng nhăng

Ba mùa hạ héo đi lau chợ

Bốn độ thu tàn đứng đổ xăng

Chữ nghĩa phất phơ sinh loạc choạc

Học hành lẩm cẩm hoá lai căng

Kèm nhèm mắt mũi, đầu thêm bạc

Lủi thủi ra vào, hết tháng năm...


Lâu lắm không có tin tức gia đ́nh, một bữa tôi nhận thư của chú em nói bóng gió rằng vợ chồng nó cùng thằng em thế nào cũng sang thăm các cháu bên này. Nghĩa là chúng nó tính đường vượt biển t́m tự do. Qua được đảo, có ông anh bảo trợ vào Mỹ th́ yên chí rồi.

Chú em tôi tốt nghiệp kỹ sư, vợ nó giáo sư, lấy nhau mới được một, hai năm chưa con cái ǵ. Cậu em kế độc thân, có bằng dược sĩ.

Dẫu là “ sĩ ” hay “sư” th́ dưới chế độ Cộng Sản, bằng cấp cũng như tờ giấy lộn. Đời sống luôn luôn bị đe dọa, cả vật chất lẫn tinh thần, nói chi đến tương lai mù mịt.

Chúng nó quyết tâm đi t́m tự do và biết rằng chuyến ra khơi nào cũng đầy bắt trắc, hiểm nguy. Từ khi nghe tin nhà, tôi đâm ra lo lắng, không biết chúng nó đi đứng ra làm sao. Đồng thời, tôi cũng phải chuẩn bị chỗ ăn chỗ ở cho chúng nó sang nữa chứ.

Thế là mấy cha con tôi, nhân cơ hội sắp tiếp đón cô chú tỵ nạn, bèn ra tay sửa sang lại cái “ga- ra” cho sạch sẽ, nối ống dẫn hơi lạnh, đổ thêm bông cách nhiệt trên trần nhà, gắn thêm đèn, kê thêm giường, bàn ghế, cứ у như các cô chú ấy đă đến đảo, chỉ vài ngày nữa là qua Mỹ vậy.

Tôi theo rơi tin tức Việt Nam, theo rơi t́nh h́nh đi biển, t́nh trạng thuyền nhân bên đảo Mă, đảo Thái, bám sát các hoạt động cứu trợ quốc tế.

Rồi tôi nhận được một điện tín từ Việt Nam, nói ư rằng hai em trai và em dâu đă lên thuyền. Tôi bồn chồn xúc động, nửa mừng, nửa lo, tối nào cũng thắp nhang chắp tay niệm Phật.





Qua ba tuần lễ, tôi không thấy tin tức ǵ. Đợi đến hơn một tháng, vẫn tuyệt vô âm tín. Một bữa đi làm về buổi chiều, tôi nhận được lá thư từ đảo gửi sang, hồi hộp như muốn vỡ tim.

Đúng là thư của chú em tôi rồi, mà sao b́ thư lại đề tên người khác. Tôi xé vội thư, đọc vài hàng xong choáng váng mặt mày té xỉu. Vợ con giựt tóc, đổ thuốc, khóc lóc gọi ầm ĩ làng xóm măi mới tỉnh. Người viết thư là một thuyền nhân, cùng đi chuyến vượt biển với các em tôi, sống sót tới đảo, nhờ có địa chỉ em tôi dặn ḍ trước nên báo cho hay rằng cả ba đứa đều chết trên đảo san hô như báo chí có lần đăng tải.

Chiếc thuyên trôi dạt vào đảo, không thức ăn, không nước uống, rồi phải ăn thịt người để sống. Các em tôi là các nạn nhân cuối cùng, trước khi có tàu lớn phát giác tiếp cứu mấy người sống sót.

Coi xong thư, tôi như kẻ mất hồn, như điên như dại. Bỗng chốc mất đi ba kẻ thân yêu. Các em tôi dư biết về hải tặc cướp bóc, hăm hiếp, chém giết, vậy mà chúng nó vẫn chấp nhận để mong vượt thoát. Nhưng các em tôi không bao giờ lại có thể ngờ rằng sẽ bị phơi xương trên đảo san hô cả. Và không có đứa nào thoát nạn để ít ra c̣n được một người đến bến Tự Do .

Từ khi chịu cái tang đau đớn đó, tôi bắt đầu suy nghĩ về nhân quả, nghiệp chướng, luân hồi, sắc sắc không không. Tôi thấy ḿnh có trách nhiệm về cái chết của các em. Nếu tôi không làm tôi mất nước th́ đâu đến nỗi các em tôi phải vượt biển để chết thảm thương trên đảo san hô định mệnh.

Cũng từ đó, tôi cảm thông được với những đớn đau của tử biệt sinh ly, biết thế nào là đùm bọc yêu thương, hiểu thế nào là t́nh đồng bào một nước.

Và ngày rằm, mùng một lên chùa lễ Phật nghe kinh, tôi cảm thấy tâm hồn như được vỗ về, an ủi, vơi đi rất nhiều khổ năo ưu phiền của tục lụy trần gian...

C̣n tiếp ,

hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (12-14-2020)
 
Page generated in 0.11094 seconds with 10 queries