VietBF - View Single Post - CHUYỆN LINH TINH BUỒN VUI TRONG ĐỜI
View Single Post
Old 12-16-2020   #322
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default CHƯƠNG 13


CHƯƠNG 13



Dẫu được nghe kinh và thành khẩn chiêm bái h́nh ảnh từ bi bác ái của đức Phật tỏa ánh đạo vàng như thế, nhưng qua làn khói hương nghi ngút chốn tôn nghiêm, tôi vẫn thấy ẩn hiện những đôi mắt nh́n ḿnh không chớp.

Những đôi mắt
ṃn mỏi đợi chờ của mẹ của cha, những đôi mắt căm hờn của bạn bè trong trại cải tạo, những đôi mắt ngơ ngác của bầy em thơ dại, những đôi mắt khiếp đảm của thuyền nhân, những đôi mắt tuyệt vọng của bắt cóc, hăm hiếp, những đôi mắt cầu cứu của người ở đảo...

Những đôi mắt ấy h́nh như nh́n tôi trách móc, như khinh bỉ, như oán than, như kết tội, như có ư bảo rằng nếu không có những kẻ tồi tệ, ươn hèn, đốn mạt như tôi th́ đâu có đến nỗi nước mất nhà tan, sẻ đàn tan gánh, đâu đến nỗi đau thương uất hận ngút trời !

Những đôi mắt ấy theo tôi cả trong lúc ăn, lúc ngủ, trong lúc tôi khiêu vũ, đánh bài.

Những đôi mắt ấy ám ảnh tôi ray rứt, triền miên như các chứng nhân theo sát một tội đồ.

Rồi đến một hôm, nhân đọc cuốn sách “ Cơi Tự Do ” của Giao Chỉ, tôi biết đích thực trăm phần trăm không c̣n chút ǵ ngờ vực nữa.

“ Rằng chính tôi là một trong những thủ phạm làm mất nước .”







Tôi vẫn ao ước được quen biết với giới văn nghệ sĩ - nhất là nữ giới - nên khi có ai nhờ vả chuyện ǵ tại địa phương th́ lấy làm vinh dự lắm. Như đưa truyện, thơ, nhạc, báo tới các tiệm sách nhờ phát mại giùm, lâu lâu đảo qua đảo lại xem t́nh h́nh tiêu thụ tới đâu th́ liệu thu tiền chuyển về tác giả.

Như khi nào có các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, nhiếp ảnh gia, chủ báo... tới địa phương th́ làm thổ công chùa hướng dẫn thăm viếng loanh quanh. Và được chụp h́nh màu chung với quư vị ấy th́ thực là lưu niệm để đời, sướng không chịu được. Để ít ra đời con, đời cháu ḿnh c̣n được nḥm h́nh ḿnh một thời văn nghệ.

Giao Chỉ với tôi khác nhau một trời một vực.

Lẽ tự nhiên, tôi là kẻ ở dưới vực. Cứ xét hồ sơ quân ngũ th́ rơ :

Ông này đi lính, xuất thân Đà Lạt nên tự nhận là lính trận và có bút hiệu “ Lính Chiến ” . C̣n tôi, sinh viên sĩ quan Thủ Đức hùng anh - như lời bản nhạc của trường - nhưng về binh sở nên gọi là “ Lính Văn Pḥng ”.

Giá trị của Lính Chiến nghe vẫn oai hơn là Lính Văn Pḥng rồi nhá. Ông này ở nhà binh, đóng tới lon đại tá là làm lớn lắm, ba bông màu bạc chớ bộ. C̣n tôi, lèo tèo hai bông mai vàng bé xíu x́u xiu.

Tôi có mỗi cái tên cúng cơm đem ra làm chuẩn mọi mục đề, c̣n ông này nào Hồng Hà, Lính Chiến xong lại lấy bút hiệu Giao Chỉ - đại diện cho cả dân An-Nam ta thời xưa nữa - thế là bao quát vấn đề lắm.

Cứ xét về hồ sơ quân bạ như rứa, hai bên khó ḷng ngồi chung với nhau. Hơn nữa, ông này lại viết báo, viết văn lừng lẫy một cây xanh rờn, tôi rất hăi và khép nép tránh xa.

Đùng một cái, trên bàn giấy của tôi có cuốn “ Cơi Tự Do ” do tác giả gửi tặng. Ḷng ưu ái ấy, kèm theo cái chỉ thị nghiên cứu t́nh h́nh địa phương tẩu tán dùm ít sách, tôi chưa phúc tŕnh thượng cấp vụ bán sách, v́ mải mê đọc cuốn sách mới ra ḷ xem nó ra sao.

Cuốn sách được giới thiệu là tác phẩm tiêu biểu cho 8 năm sinh hoạt cộng đồng, khi người lính “giá súng” để chiến đấu bằng cây bút có lửa, thiên hùng ca tặng QLVNCH... và c̣n nhiều nữa. Tác giả viết về cuộc sống phiêu bạt giang hồ của một nhóm gia đ́nh đi từ miền Đông qua miền Tây để t́m chút nắng ấm quê hương qua mái tóc đen, mớ rau muống, cọng giá sống, lá rau dấp cá, để đứng bên này đại dương vời trông cố hương xa cách muôn trùng, để t́m về kỷ niệm...

Giao Chỉ phê b́nh một cuốn sách của tác giả Nguyễn Cao Kỳ, và theo thứ tự thời gian kể những chuyện về quê hương, chiến tranh, đời sống tỵ nạn với khá nhiều vấn đề phức tạp.

Báo chí đă có những bài điểm sách, ca ngợi nhiệt t́nh. Lại có các nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhạc sĩ phát biểu cảm tưởng kịch liệt.






Tất cả những bài trong cuốn sách tôi đều yêu. Yêu v́ sự chân thực, nhiệt t́nh và phong cách. Nhưng điều mà tôi yêu nhất, khoái nhất với riêng tôi, là bài “Ngôi Trường Cũ”.


Tác giả nhớ về Khóa Cương Quyết Đà Lạt 1954,
những ngày thụ huấn gian lao, những kỷ niệm vui buồn quân ngũ, những kẻ c̣n người khuất, những kẻ lạc loài... Ngày họp mặt Hội Ái Hữu Cựu SVSQ Đà Lạt với các đàn em tại xứ người, niên trưởng Giao Chỉ cùng anh em ôn lại chuyện cũ tích xưa.

“Chả hiểu đàn anh ra trường làm ăn ấm ớ thế nào mà nước non cùng quân lực tan tành trong khoảnh khắc.”

Rồi đoạn chót, Giao Chỉ nhắc anh em cố giữ lấy “chút t́nh cốt nhục” để “làm sao mà gắn thành một khối.”

“Và nếu sau này, có ai tổ chức “Hội Những Người Làm Mất Nước” cũng xin vui ḷng kết nạp tôi làm hội viên, bởi v́ khi ta đă từng học ở ngôi trường cao cả ấy th́ chắc chắn hôm nay phải chỉa sẻ nỗi nhục nhằn dù là với tư cách của kẻ thất phu.”

Mấy hàng chữ chót của trang 132 đă khiến tôi nhảy tưng tưng lên như vừa khám phá ra cái ǵ mới lạ.

Đây rồi, ông này nói rằng th́ là ai lập hội “Những Người Làm Mất Nước” th́ cho ông ấy vào một chân.

Cái ư tưởng viết về một bài tố khổ, tả oán chính ḿnh làm cho đất nước đi đoong th́ tôi đă có trong đầu từ mấy năm nay mà chưa dám nói ra đấy thôi. Nay được lời như cởi tấm ḷng, đă có Giao Chỉ nổ pháo lệnh rồi th́ ḿnh a-la-xô xung phong làm lẹ đi chứ, kẻo có người khác lẹ mồm nhận họ là kẻ làm mất nước th́ ḿnh làm quái ǵ c̣n cái chi chi để nói nữa bi giờ ?

Cho nên, như một mớ lửa rơm nổi cháy phừng phừng, tôi viết “ Tôi Làm Tôi Mất Nước”. Đó là lư do tại sao có loạt bài này.

Lại nói về đọc “Cơi Tự Do”, tôi là thứ lửa rơm nên cháy một chút xong là tịt ngúm.

Cuộc đời trước mặt vẫn chỉ là áo cơm cơm áo nhọc nhằn, nên ngày nghĩ, thay v́ tham gia công tác xă hội, sinh viên, đoàn thể, cộng đồng th́ tôi lại t́m niềm vui bên cạnh cái cần câu, ra ngoài biển thả hồn về Vũng Tàu, Cam Ranh, PhúQuốc, Nha Trang, Đà Nẵng...

Và lại mần thơ tựa một nhà thơ hải ngoại thương ca vọng về cố quốc mà ruột rối tơ tằm, năo nề tâm sự đầy vơi:







Sương Khuya


Một ḿnh bên ghềnh đá

hững hờ buông giây câu

mênh mang trời biển cả

xôn xao sóng bạc đầu

nhấp nhô thuyền mấy lá

trôi dạt biết về đâu

trời chiều đùn mây toả

chập chờn cánh hải âu

lạc loài trên xứ lạ

nh́n nước cuộn ḷng đau

nước dập vùi tàn phá

nước chia cách địa cầu

nước ngăn t́nh đôi ngả

nước khơi mối thảm sầu

cố hương vời vợi quá

nhớ nhung gửi về đâu

quê nghèo xưa vất vả

nắng mưa phận dăi dầu

đất cầy thơm lúa mạ

nhọc nhằn tấm ảo nâu

gái quê hồng đôi má

xinh xinh giấc mộng đầu

giọng ḥ ru lơi lả

đong đưa mấy hàng cau

bờ tre xanh bóng lá

nong tầm thương cành dâu

sáo diều nhà ai thả

trẻ đùa bên lũ trâu

chim hót ngoài mái rạ

đàn c̣ lội trắng phau

khói lam chiều nhẹ tỏa

lối ṃn vương ánh sao

đă xa rồi tất cả

thân ga kiếp con tàu

cánh bèo trôi nghiệt ngă

nước vẫn chảy qua cầu

gió lạnh hồn băng giá

sương khuya tóc ngả màu

ta nh́n ta khác lạ

người cũ t́m nơi đâu

những mảnh đời tơi tả

bao giờ c̣n thấy nhau ?







Thế là, không như tôi tưởng, rằng Giao Chỉ Vũ Văn Lộc và tôi xa cách nhau muôn trùng cả về cấp bậc lẫn uy danh lại có thể ngồi chung được với nhau, th́ hôm nay đây, hai quân trường Đà Lạt - Thủ Đức đă thành liên trường.

Hai cấp Tá - Úy đă là huynh đệ chi binh v́ ḿnh cùng chung đời lính, thương nhau khác chi nhân t́nh. Hai kẻ viết lách, một “ nhà văn ” và một “cḥi văn” đă cùng chung lối về xóm nhỏ. Và nhất là cả hai đều có tư tưởng hùng vĩ trùng hợp у chang, tự nhận ḿnh là kẻ đă làm mất nước, dám nói khơi khơi bằng văn tự th́ kể như anh em nhà binh chúng tôi từ nay trở thành những kẻ khác hội cùng thuyền.

Từ đó suy ra, chúng tôi cùng chung chiến tuyến. Đại Tá Giao Chỉ đă tiếp tế cho tôi một chút xăng vào ng̣i bút để khi viết họa may có chút lửa. Nếu không có lửa, ít ra cũng bay lên tí khói.

Nḥm vào sinh hoạt văn học nghệ thuật hải ngoại, từ khi mất nước đến nay, giới văn nghệ sĩ đă đóng góp tuy chưa nhiều nhưng cũng khá bộn.

Bộ môn nào cũng hướng chủ đề về quê hương đất nước mến yêu, về h́nh ảnh ba miền Huế- Saigon- Hà Nội, về người chiến sĩ Cộng Ḥa dũng cảm, về những trại cải tạo tù đày, về những chờ đợi của người ở quê nhà mong ngày giải phóng Việt Nam, về những tâm t́nh của kẻ ở người đi ngậm ngùi thương nhớ, về những hy vọng phục quốc, nối lại t́nh người...

Như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo, Tạ Ty, Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Phạm Cao Dương, Bùi Văn Bảo, Nguyễn Đông Thành, Phan Lạc Tiếp, Phạm Kim Vinh, Vơ Phiến, Lê Tất Điều, Cao Thế Dung, Túy Hồng,Vũ Thụy Hoàng, Nguyễn Ngọc Ngạn, Tưởng Năng Tiến, Vơ Hoàng... qua nghị luận, biên khảo, sử liệu, sách truyện, tùy bút..

Như Hà Huyền Chi, Nhất Tuấn, Thanh Nam, Cao Tần, Bội Điệp, Du Tử Lê, Bảo Vân, Hoàng Ngọc Ẩn, Tuệ Nga, Đinh Tuấn, Đào Hữu Dương, Lưu Văn Vong, Bắc Phong, Vũ Kiện, Nguyễn Văn Hưng, Minh Lăng... với những bài thơ chất chứa thành sầu, tha thiết quê cha đất tổ...

Như Phạm Duy, Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phan Ni Tấn, Huỳnh Công Anh, Khúc Lan, Hà Thúc Sinh, Trần Lăng Minh, Lê Uyên Phương, Trần Quan Long... với những nhạc phẩm nung đúc ư chí đấu tranh để có một ngày về...

Như Hoàng Oanh, Hoàng Tường, Diễm Chi, Nguyễn Thanh, Tuấn Minh, Châu Đ́nh An, Hoàng Long, Quỳnh Như đă khơi ngọn lửa hồng mỗi người tỵ nạn để tích cực hăng say tham gia phục quốc...

Như một Trần Cao Lĩnh
đi khắp bốn phương trời, hành trang chỉ là những tấm ảnh quê hương để cho đồng bào được nh́n rơ đền thờ Quốc Tổ, h́nh ảnh ba miền đất nước Việt Nam, nếp sống dân tộc cần cù, nhẫn nại, hiếu ḥa, những cảnh đẹp hơn tranh vẽ.

Đó là t́nh tự dân tộc, là tổ quốc chúng ta. Hăy nhớ quay về.






Và c̣n biết bao nhiêu hoạt động khác của hội đoàn, của sinh viên, của cựu quân nhân, của phụ nữ, các vị lăo niên, của giới thông tin, báo chí, phát thanh, điện ảnh, truyền h́nh, của các phong trào, lực lượng... vẫn ngày đêm ấp ủ t́nh đoàn kết, t́nh đồng bào, cố vun bồi cho gốc nhà Nam được vững vàng dẫu rằng nay sống đất tạm dung.

Nh́n vào các h́nh ảnh tập thể, sinh hoạt mạnh mẽ và đầy tin tưởng như thế, tôi tự nhận thấy rằng ngay cả lúc bỏ quê hương đi tỵ nạn, tôi cũng không đóng góp được ǵ cho đại cuộc, trái lại vẫn c̣n cái đầu óc nhỏ nhen tự ái, khoe khoang, chỉ trích, bất hợp tác, tiếp tục làm những điều lăng nhăng cà chớn.

Đă một lần mất nước, nay không hối hận, ăn năn chuộc tội mà c̣n kéo cho dài thêm ngày về th́ quả là tội tôi lớn lắm.

Khi nh́n rơ chính ḿnh, thời gian đă vùn vụt hơn chín năm quê người lưu lạc. Dẫu muộn c̣n hơn không, tôi cần phải tham gia hội hè như Giao Chỉ đă khơi mào, để làm một cái ǵ chuộc tội.

Hội đó có tên: “ Hội Những Người Làm Mất Nước. ”

Mỗi khi lập hội, những người chủ trương thường nhắm vào các mục đích cao cả đầy lư tưởng, hoặc đa mang tinh thần tương trợ tương thân tương ái, hoặc đầy ắp cử chỉ xă hội học đường, hoặc liên quan đến tôn giáo vinh danh, hoặc đồng nghề nghiệp, hoặc cùng hàng xóm láng tỏi xưa kia, hoặc cùng họ cùng hàng cùng tổ, hoặc cùng thú vui chơi văn nghệ văn giềng tài tử, hoặc độc đáo riêng tư giới hạn, hoặc nhân đạo vị tha công b́nh bác ái, hoặc vân vân và vân vân...

Như “hội kín” là một thứ hội bàn các chuyện bí mật, hành tung nguy hiểm, nguyên tắc là kín như bưng nhưng nhiều khi bị “ hở ”, thế là vỡ mặt. Như hội “ ái hữu ” tự nó có định nghĩa thương nhau cởi áo cho nhau, lá lành đùm lá rách.

Như hội “ ái hữu cựu học sinh ”, hội ái hữu cựu sinh viên, quây quần các người cùng chung dưới mái nhà trường hoặc quân trường. Nhà trường như Nguyễn Trăi, Chu Văn An, Trưng Vương, Gia Long, Hồ Ngọc Cẩn, Lê Bảo Tịnh, Pétrus Kư...

Quân trường như Huế, Nam Định, Thủ Đức, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu... Như hội “ Phủ Giày ”, hội “Thánh Mẫu”, hội “ La Vang ” ...






Như hội у sĩ,
hội nữ hộ sinh quốc gia, hội vơ thuật, hội ngân hàng...

Như hội đồng hương
Nam Định, hội tương tế Hà Đông, hội tương tế Quảng Ngăi...

Như hội
Lê tộc, Nguyễn tộc, Trần tộc, Đinh tộc...

Như hội ái hữu
nghệ sĩ cải lương, hội văn nghệ sĩ, hội điện ảnh, hội nhiếp ảnh, hội tao đàn, hội bát âm, hội chèo cổ Bắc Phần...

Như hội
cờ tướng, hội đua ngựa, hội sư tử, Thanh Thương hội, Quốc hội...

Như hội bạn
người cùi, hội bạn người câm, hội bạn người mù, hội bạn người điếc, hội hoa t́nh thương, v.v...

Cứ phác họa sơ sơ như thế, th́ chỗ nào có người th́ chỗ ấy có hội. Các hội đă hoạt động lớn nhỏ, ồn ào hay âm thầm, phát triển hay thụt lùi tuột dốc, có lẽ chỉ có người trong hội là rành mà thôi.

Hội nào cũng có danh xưng bảng hiệu từ lâu đời, quen thuộc với mọi giới đồng bào bà con cô bác...

Duy có cái hội với tên nghe lạ hoắc là “Hội Những Người Làm Mất Nước” th́ chưa có môn bài hành nghề, cũng chưa ai xin cầu chứng tại ṭa, cho nên bây giờ xuất hiện tuy hơi muộn nhưng có c̣n hơn không, muộn c̣n hơn để cho nó ch́m xuồng.

Hội có tuyên cáo trước quốc dân đồng hồ như vầy :

- Nhận định chắc chắn rằng “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Nay nước mất, không trách chỉ ai mà kẻ thất phu phải cúi đầu chịu tội trước mới phải đạo làm dân .

- Nhận định rơ ràng dù mất nước nhưng thực tế và thực thể th́ nước vẫn c̣n đó, trơ trơ h́nh cong chữ S chứ đâu có suy suyển chút nào.

- Nhận định
tuy không nh́n thấy rơ bàn cờ quốc tế, nhưng thân phận nhược tiểu luôn luôn là quân cờ đổi tốt thay xe bất cứ lúc nào đại cường quốc cần quân b́nh cán cân lực lượng.

- Nhận định
nghiêm chỉnh rằng từ ngày bỏ nước ra đi, thân phận lưu vong dù ấm no rủng rỉnh, vẫn cứ mơ về chốn cũ người xưa, nhớ nhung chất ngất.

Nhận định đúng đắn rằng :


- Vận nước qua cơn bỉ cực ắt tới thuở thịnh trị thanh b́nh ca hạnh phúc.

- Nhận định chủ quan rằng :


- “Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn kiến trung thần”,
tổ quốc có lâm nguy mới rơ mặt quân tử anh hùng, mới tỏ tường tiểu nhân phản phúc.

- Nhận định khách quan rằng
luật tạo hóa cũng như luật nhân quả, có trả có vay, đứa nào gây tội th́ phải đền tội, không thể lấp liếm, đổ thửa đổ vạ cho ai.

- Nhận định lạc quan rằng
căn cứ vào các nhận định trên, tất nhiên sẽ có một ngày về trên quê hương ta tự do, no ấm.

Nay tuyên cáo :

Thành lập “HỘI NHỮNG NGƯỜI LÀM MẤT NƯỚC”.







Tuy hội có cái tên lạ hoắc như rứa, nhưng cơ cấu tổ chức, điều hành, nội quy, ngoại vụ lại thi hành theo một lề lối rất ư là quen thuộc, hoàn toàn mang tánh cách tồn cổ, hoài cổ và vọng cổ, đầy dân tộc tính.

Hội không có các chức vụ nghe lớn lao, xôm tṛ như Thống Đốc, Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch, Tổng Thư Kư, Ủy Viên...

Hội không họp mũ cao áo dài cổ cồn cà-vạt giầy giầy tây quanh bàn tiệc sâm-banh, khiêu vũ.

Hội không có nhiệm kỳ, không bầu bán chức vị. Hội không tổ chức thành liên danh, thành khối, thành nhóm. Hội không tuyên dương thành tích công trạng, không có ai là cá nhân xuất sắc.

Hội được tổ chức theo chế độ cổ xưa, kêu bằng chế độ xă thôn tự trị.

Chế độ này lấy “làng” làm đơn vị, tự cai quản hành chánh, thuế khóa, công việc xă thôn, có thẩm quyền rộng răi mà ngay cả đến nhà vua cũng không dám xía vào.

“Phép vua thua lệ làng là vậy”. Theo qui tắc trên, mỗi địa phương tổ chức một hội độc lập, không lệ thuộc và chỉ liên lạc với hội bạn, hay làng bạn, theo hàng ngang mà thôi.

Các vai vế trong làng gồm có tiên chỉ, thứ chỉ, các chức sắc vua ban, ngồi họp trên chiếu cạp điều, loại chiếu nhất.

Các hương chức trên như tân, cựu chánh tổng, lư trưởng, hương trưởng, khán thư, trương tuần, nhiêu, xă... ngồi chiếu hoa hạng nh́, chỗ thấp hơn các vị chức sắc.

C̣n mơ làng, ngồi riêng một chiếc chiếu manh, một ḿnh một cỗ.

Dân làng, tức hội viên, được chia thành nhiều hạng:

- Danh dự hội viên :
Là những người tỵ nạn lưu vong nhưng chưa có hoàn cảnh gia nhập hội, đă đôi ba bẩy lần làm tổn thương và mất danh dự của Quân Đội.

- Chính thức hội viên:
Là những người có đơn xin gia nhập Hội và được tối thiểu một trung đội sáng lập viên giới thiệu, kư tên và thị thực đàng hoàng.

- Dự khuyết hội viên :
Là những người có đơn xin nhập hội nhưng chưa đủ túc số giới thiệu, phải lấy số thứ tự chờ đến số mới được kêu bổ túc hồ sơ cứu xét đặc biệt.

- Thân hữu hội viên :
Là những người không nhận làm mất nước nhưng là anh em bà con thân hữu với hội viên, từng liên kết với hội viên làm sụp đổ cơ đồ.

- Bảo trợ hội viên :
Là những người từng che chở, bao bọc, lấp liếm cho hội viên để làm mất nước.

- Tán trợ hoặc hỗ trợ hội viên :
Là những người thường xúi giục, tĩ tê, dụ khị hội viên làm điều phi pháp, hoặc phe lờ ngoảnh mặt cho hội viên quấy nhiễu.

- Định kỳ hội viên :
Là những người chỉ tham gia khi có lợi cho cá nhân, c̣n khi không sơ múi ǵ th́ tự động rút dù ch́m sâu lặn kỹ.

Hội c̣n có một
“hội đồng cố vấn” gồm đại diện các quốc gia đă gởi quân tham chiến hoặc đóng góp kỹ thuật, у tế, tài chánh, v.v... như Mỹ, Úc, Phi, Đại Hàn, Thái Lan, v.v...






Cạnh hội đồng cố vấn lại có “hội đồng tiểu Liên Hiệp Quốc” gồm đại diện cho các cường quốc từng góp công làm cho Việt Nam ba ch́m bảy nổi, vô t́nh hay cố ư, trực tiếp hay gián tiếp đă tiếp tay cho Cộng Sản làm mất nước Việt Nam: Nga Sô, Trung Cộng, Hoa Kỳ, Pháp, Ăng-Lê , Nhật Bổn...

Thành phần các hội đồng trên, được mời tham gia qua sự giới thiệu của Liên Hiệp Quốc. Hội không có trụ sở chính thức, nên mỗi khi cần hội họp sẽ mượn sân banh, trường học, nhà thờ, nhà chùa, công viên, băi biển làm nơi tập trung.

Hội viên khi tới họp
không mang cấp bậc, phù hiệu, huy hiệu, không đeo mề-đay cả cụm hay mề- đay toàn cuống, mà chỉ gắn một lá cờ Việt Nam nhỏ trên ve áo.

Hội không có vấn đề
bầu cử, đề cử, độc cử, tiến cử, tái cử. Ai tự nhận thấy ḿnh ở chiếu nào th́ vào chiếu ấy.[b][size=3][color=indigo][i]

Hội có mục đích qui tụ đủ mọi thành phần hội viên, cố vấn đoàn, và có trách nhiệm đề cao cảnh giác mọi âm mưu làm phân hóa người Việt Quốc Gia, tạo hoàn cảnh tốt để gây t́nh đoàn kết, khuyến khích con em học hành tiếng Việt Nam và nói tiếng Việt Nam khi ở nhà, lúc hội họp, tiếp tay cho các hội đoàn trong các chương tŕnh :

- Giỗ Tổ, sùng bái các anh hùng hào kiệt, đề cao lư tưởng quốc gia, hỗ trợ các sinh hoạt xă hội, thể thao, văn nghệ, sáng tác, tham gia cứu trợ thuyền nhân, vớt người vượt biển, ủy lạo người già yếu bệnh tật, thăm nom kẻ côi cút bần hàn.

Và những công tác tương tự có ích lợi cho đồng bào.


Riêng các anh hùng dám bỏ gia đ́nh, bỏ công việc, bỏ tiện nghi để phục quốc, giải phóng quê hương th́ Hội xin cúi đầu khoanh tay, câm họng, không dám mời vào Hội.

Tất cả các chức vụ lớn nhỏ trong Hội, các hội viên tự vấn lương tâm và tự t́m cho ḿnh một chỗ ngồi tương xứng trên chiếu làng.

Hiện nay, hội chưa có ai xuất hiện vào cái thuở ban đầu thành lập. Duy có sáng lập hội viên Giao Chỉ và Cai Phúc là hai kẻ tŕnh diện sớm ở trong làng.

Giao Chỉ vốn làm lớn, tội nhiều, chắc sẽ can đảm lên ngồi chiếu cạp điều hoặc chiếu hoa chịu trận.

Phần Cai tôi, nhân Hội c̣n khuyết chân thằng mơ nên xin nhận làm mơ làng. Cái chức này tiếng thế nhưng rất kêu, v́ bản chất là mơ tất phải gơ mơ lốc cốc hô chiêng làng nước lắng tai nghe tin tức, t́nh h́nh. Nên mỗi khi cần triệu tập hội hè, Cai tôi sẽ đánh mơ, gân cổ loan tin rơ ràng, chính xác.

Cai tôi theo lệ làng, được một ḿnh một cỗ thảnh thơi ngồi đớp hít. Chức vụ và quyền lợi như thế rất thuận t́nh, họp lư và công bằng, không chỉ théc méc ǵ sốt cả...

Đại khái cái sườn của Hội là thế, các địa phương cứ tùy nghi như thế thi hành...


C̣n tiếp ,


Last edited by hoathienly19; 12-16-2020 at 08:31.
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (12-16-2020)
 
Page generated in 0.16685 seconds with 10 queries