VietBF - View Single Post - Châu Á chật vật 'cai nghiện' than, giấc mơ năng lượng xanh của thế giới ngày càng xa vời
View Single Post
  #1  
Old  Default Châu Á chật vật 'cai nghiện' than, giấc mơ năng lượng xanh của thế giới ngày càng xa vời
Những cột khói cao ngút của nhà máy than Suralaya ở Indonesia đang thải khói ô nhiễm là một minh chứng rơ ràng cho việc châu Á đang “nghiện” nhiên liệu hóa thạch. Điều này đe dọa đến các mục tiêu khí hậu.

Những cột khói cao ngút của nhà máy than Suralaya ở Indonesia đang thải khói ô nhiễm là một minh chứng rơ ràng cho việc châu Á đang “nghiện” nhiên liệu hóa thạch. Điều này đe dọa đến các mục tiêu khí hậu.

Châu Á – Thái B́nh Dương chiếm khoảng ¾ lượng tiêu thụ than toàn cầu. Trong khi đó, các quốc gia châu Á đang phải vật lộn với các tác động môi trường và sức khỏe cộng đồng từ sự nóng lên toàn cầu. Các thành phố hơn như Ấn Độ đối mặt với mức độ ô nhiễm không khí chết người hoặc những đợt nắng nóng khắc nghiệt và cháy rừng ở Australia.

Các quốc gia tiêu thụ than hàng đầu như Trung Quốc và các quốc gia khác nung nấu hy vọng về một tương lai sạch hơn bằng những cam kết về mục tiêu trung ḥa carbon. Nhưng phần lớn khu vực này đang thực hiện quá tŕnh chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo chậm chạp một cách đáng kinh ngạc.

Tuy nhiên, rất khó để thay đổi một trong những thành lũy cuối cùng của nhiên liệu hóa thạch bẩn. Theo một báo cáo từ Carbon Tracker, 5 quốc gia châu Á đảm nhiệm tới 80% các nhà máy điện than mới đă lên kế hoạch trên toàn thế giới.

Các nhà phân tích nói rằng những cam kết đưa ra vẫn chưa đủ chắc chắn. Những lời hứa tạm dừng xây dựng các nhà máy và thắt chặt nguồn tài trợ nước ngoài từ các quốc gia tài trợ chính lại không bao gồm các dự án đă được lên kế hoạch. Các nhà phê b́nh th́ cho rằng các quốc gia giàu có không cung cấp đủ hỗ trợ về tài chính hoặc kỹ thuật để giúp các quốc gia nghèo hơn thực hiện quá tŕnh chuyển đổi.

Những thách thức của châu Á được thể hiện qua nhà máy than Suralaya khổng lồ trên đảo Java của Indonesia. Đây là một trong những nhà máy điện than lớn nhất Đông Nam Á, cung cấp điện cho khoảng 14 triệu ngôi nhà mỗi năm.

Indonesia đă cam kết trung ḥa carbon vào năm 2060 và sẽ ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới từ năm 2023. Tuy nhiên, mặc những cam kết đưa ra, cơ sở này đang tiến hành mở rộng với khoản đầu tư 3,5 tỷ USD để tăng công suất.

Sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Đốt than là nguyên nhân tạo ra một lượng lớn khí thải carbon dioxide, khiến nó trở thành mối đe dọa lớn đối với việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu theo thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015. Nhưng ngoài việc là nguyên nhân cho t́nh trạng nóng lên toàn cầu, nó c̣n gây ra thiệt hại nặng nề cho cộng đồng địa phương.

Tại những ngôi làng xung quang nhà máy Suralaya, bụi than tích tụ thành lớp dày trên mái nhà. Người dân th́ phàn nàn về t́nh trạng sức khỏe suy giảm.

Misnan Arullah, thuộc tổ chức phi chính phủ Suralaya Care Forum có chiến dịch đại diện cho những người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm, cho biết: "Những vấn đề khu vực ghi nhận bao gồm ho và khó thở. Mọi người phàn nàn rằng mắt của họ bị sung tấy khi họ ra ngoài làm việc trên những cánh đồng".

Anh Edi Suriana cho biết chị dâu của anh, người từng kinh doanh quầy hàng trên băi biển gần nơi đổ tro của nhà máy, đă qua đời năm 2010 sau khi mắc bệnh phổi.

Anh nói với AFP: "Cô ấy đă tiếp xúc với bụi than khi làm việc tại cửa hàng của ḿnh. Cửa hàng cách nơi đổ tro của nhà máy khoảng 20-50m". Các bác sĩ không thể đưa ra kết luận chắc chắn về nguyên nhân cái chết của cô. Nhưng Suriana và gia đ́nh anh tin rằng đó là do ô nhiễm.



Nước nhiễm độc

Ông Suwiro, một ngư dân địa phương, đă đổ lỗi cho nhà máy v́ sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng các mẻ cá của ông trong những năm qua. Người đàn ông 60 tuổi cho biết: "Tôi từng bắt được 100kg cá mỗi lần ra khơi. Nhưng v́ biển đă quá ô nhiễm, chúng tôi may mắn lắm mới bắt được từ 5-10kg cá".

Theo tổ chức phi chính phủ Solutions for Our Climate (SFOC), việc mở rộng nhà máy Suralaya đă nhận được 1,9 tỷ USD tài trợ công của Hàn Quốc và được ủng hộ bởi tập đoàn điện lực nhà nước khổng lồ KEPCO.

Việc tài trợ vẫn tiếp tục bất chấp lời cam kết hồi đầu năm của Seoul rằng sẽ không tài trợ thêm cho bất kỳ nhà máy điện than nào ở nước ngoài. Một đại diện của KEPCO cho biết dự án dự kiến hoàn thành năm 2024 và có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ. Nó không bị ảnh hưởng bới những thông báo này v́ đă bắt đầu từ trước đó.

Cần có giải pháp

Trung Quốc, nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới, đă cam kết theo đuổi mục tiêu trung ḥa carbon vào năm 2060. Tháng 9, Trung Quốc cũng cho biết sẽ ngừng tài trợ các dự án nhà máy điện than nước ngoài.

Nhưng những thông tin chi tiết khác đă được công bố, như liệu các dự án chuẩn bị được tiến hành có bị ảnh hưởng hay không. Gần 60% nền kinh tế Trung Quốc vẫn được vận hành bởi nhiên liệu hóa thạch và có những dấu hiệu khó khăn phía trước. Tháng này, chính quyền thậm chí đă lệnh cho các mỏ gia tăng sản xuất nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng toàn quốc.

Nhật Bản cũng cam kết thắt chặt quy định đầu tư cho các nhà máy điện nước ngoài, nhưng sẽ không dừng tài trợ của chính phủ.

Một vấn đề mà các quốc gia phát triển phàn nàn là thiếu viện trợ để đối phó với ô nhiễm carbon, khi các quốc gia giàu có không cam kết hỗ trợ 100 tỷ USD mỗi năm.

Carlos Fernandez Alvarez, nhà phân tích năng lượng cấp cao tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cho biết: "Không chỉ là nói ‘loại bỏ các nhà máy than’, chúng ta cần đưa ra những giải pháp. Đó là về chính sách, tài chính, công nghệ - tất cả mọi thứ".

Bất chấp những thách thức, có những dấu hiệu tích cực khi các tổ chức tài chính châu Á ngừng hoặc chậm đầu tư vào than trong thời gian gần đây.

Theo IEA, Trung Quốc có kế hoạch tăng tỷ trọng tiêu thụ năng lượng phi hóa thạch từ 16% lên 20% vào năm 2025. Trong khi đó, Ấn Độ đă cam kết tăng gấp 4 lần công suất điện tái tạo và năm 2030.

Ông Mustasya của Greenpeace cho biết: "Những vấn đề về đang xảy ra ở khắp châu Á. Biến đổi khí hậu "đang diễn ra rất nhanh nhưng các cam kết th́ rất chậm".

VietBF @ Sưu tầm

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 10-19-2021
Reputation: 33280


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 78,355
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ff.jpeg
Views:	0
Size:	171.0 KB
ID:	1897946  
therealrtz_is_offline
Thanks: 22
Thanked 6,234 Times in 5,546 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 89 therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
 
Page generated in 0.04921 seconds with 11 queries