VietBF - View Single Post - VN Nhưng cứ thế, nó tạo ra một Sài G̣n kể hoài không hết chuyện
View Single Post
  #1  
Old  vnchcir Nhưng cứ thế, nó tạo ra một Sài G̣n kể hoài không hết chuyện
Người Sài G̣n giữa muôn trùng khó khăn vẫn t́m ra cách tồn tại, không những thế, c̣n giúp đỡ những người khó khăn hơn. Mà người Việt nói chung là có sức chịu đựng giỏi, nhờ vậy mà nhà nước giữa đại dịch vẫn có thể tiếp tục bầu cử, họp hành và "nổ".
Nguyễn Hoàng An

Từ mấy tuần nay, hệ thống siêu thị và cửa hàng thực phẩm không thể nào cung cấp đủ và kịp thực phẩm tươi sống cho gần 15 triệu người dân Sài G̣n

Có một bữa như vậy. Khuya, tôi lẩn mẩn vô mấy group của dân các quận th́ bất ngờ một comment vút qua: "Mưa quá nằm trên giường họp chợ anh chị ơi! Sáng mai em có bún ḅ/bánh ḿ/hủ tiếu/bánh canh/ḿ quảng/rau anh chị không tăng giá/chôm chôm 4 kư 100 ngàn/gà mới mổ/giờ dịch vây quanh em mà thịt cũng vây quanh em nữa anh chị ơi/tôm Cà Mau mới lên nhà em ba đời bán tôm …"

Ủa tưởng Sài G̣n không cho bán đồ ăn mang về, rồi dân t́nh than khóc rền rĩ kêu thiếu rau, thiếu gạo dữ lắm rồi mà?

Hóa ra nói dzậy mà hổng phải dzậy.

Từ mấy tuần nay, chỉ c̣n 40/237 cái chợ truyền thống lớn nhỏ khắp thành phố c̣n hoạt động. Ba chợ đầu mối khổng lồ cung cấp hải sản, rau củ quả và thực phẩm tươi sống đă bị đóng cửa trước đó nữa khiến chành vựa miền Tây không thể đưa rau trái cá thịt về được thành phố. Hệ thống siêu thị và cửa hàng thực phẩm không thể nào cung cấp đủ và kịp thực phẩm tươi sống cho gần 15 triệu người dân.

Qua mấy ngày choáng váng thấy kư rau tăng giá gấp rưỡi cũng không mua được, trong khi rau củ thịt thà tràn trề ngoài ngoại thành, người dân Sài G̣n vốn lanh lợi tháo vát đă nghĩ ra những cách sinh tồn trong dịch.

Ừa, không cho họp chợ bên ngoài th́ dân ḿnh đem chợ lên internet.

Từ khi Sài G̣n thực hiện phong tỏa, nhiều người họp chợ trên internet

Từ nhiều năm nay trên mạng facebook có đủ mấy chục group facebook đồng loạt mang tên Tôi là dân Sài G̣n, Tôi là dân quận 1, tôi là dân Thủ Đức… tất cả các quận.

Từ khoảng vài tuần nay, sau khi đóng chợ vài ngày:

10 giờ đêm, tiểu thơ nào đó chắc đang thèm ăn đêm nên thốt ra một post: "Không biết giờ này gần phường x có ai bán ǵ ăn không?"

Ở dưới lập tức một núi:

-Heo quay nóng gịn.

-Bánh ḿ đặc ruột.

-Bánh hỏi ăn luôn.

Có người nhẹ nhàng rón rén: Ăn trái cây không ạ?

Phía dưới, một sạp phấn chấn viết chữ in hoa toàn bộ "HÀNG VỀ MỖI NGÀY CẢ NHÀ CHỐT ĐƠN EM GIAO LUÔN NHÉ": cà pháo, khoai mỡ, củ cải trắng,bí xanh, khổ qua, dưa leo, cà rốt, rau muống, ổi nữ hoàng… Vô tư vậy đó, kệ, người ta thèm ăn ǵ kệ, ḿnh có hàng th́ ḿnh cứ rao chớ hà hà ai mua th́ mua có mất mát ǵ đâu!

Chợ online không định giờ như chợ truyền thống. Họp liên hồi kỳ trận, 24/24.

Bất cứ ai hứng lên cũng có thể đứng ra lập chợ. Có người thuận lợi tới mức vài ngày một lần, sáng ra làm một tờ sớ: Bữa nay em cần 1 kư cải thảo, 1 kư cà chua, 1 kư sườn non, 2 kư cam, gừng, hành lá. Vậy thôi, rồi thảnh thơi ngồi dạo chợ, nghe rao ơi ới đủ thứ mặt hàng, thấy chất lượng giá cả ở đâu ưng th́ nhắn tin, hẹn ḥ địa chỉ, rồi ngồi chờ giao tới.

Có người lại làm biếng tới mức sáng sớm quăng vỏn vẹn mỗi một câu: "Ḿnh ở phường X". Vậy là đủ, ở dưới cũng ào ào sạp bán hàng như vũ băo.

Đi chợ online hàng hóa không thiếu thứ ǵ, chỉ tốn tiền ship. Thôi th́ dịch vật, sợ chết không dám xếp hàng ra siêu thị, hoặc siêu thị không bán đủ hàng, ra đường sợ chốt vịn lại… th́ trả công cho người ta giao tận nhà cho ḿnh. Đă vậy trời mưa trời gió không lo, tối hôm trước cứ nằm trên giường đi chợ th́ sáng sau có đủ. Mà vui quá trời vui. Thôi th́ đủ thứ icon lửa cháy, trái tim, bông hoa, mặt người kinh ngạc (v́ giá quá rẻ!) được chêm nếm cho đầy "sạp".

Nhiều khi không cần mua mà dạo chợ một hồi, ngó đủ các thứ thức ăn tươi rói mọi miền cùng những lời rao ơi ới đủ giọng mà thấy vui, rồi mềm ḷng đặt mua một món ǵ đó. Khắt khe làm chi, ḿnh ăn cơm cũng phải cho người ta ăn cháo chớ.

Chợ online của người Sài G̣n đă ít nhiều giúp hạ cơn sốt thực phẩm, giúp một số tiểu thương tiếp tục buôn bán kiếm tiền và tạo công việc không ngớt cho shipper. Trên đường phố, ngoài những người c̣n phải tới nơi làm việc (cũng không hề hiếm những người buồn chân đi ṿng ṿng chơi) th́ chỉ có shipper chạy ngược chạy xuôi. Đủ màu áo xanh chuối của Grab, vàng tươi của Be, đỏ chót của Gojek, các app giao hàng khác th́ đủ dạng đồng phục hoặc không.

Họ có giấy thông hành và lịch tŕnh, và giờ ai cũng cẩn thận ghê lắm, ngoài cái khẩu trang và giao hàng từ xa, hạn chế tiếp xúc, nhiều người c̣n mang tấm che mặt. C̣n người mới c̣n của đúng không? C̣n shipper th́ mới c̣n có thể ngồi nhà mà mua thoải mái đúng hông?

Buổi sáng trên chợ rất xôm. Khúc này người ta rủ nhau họp chợ, ai có ǵ quăng vô nấy đỡ t́m. Khúc kia người ta kiếm đồ mua. Khúc nọ người ta rao đồ ăn sáng inh ỏi. Muốn bánh ḿ có bánh ḿ, hủ tíu có hủ tíu, bún ḅ có bún ḅ, ḿ quảng có ḿ quảng, bánh bèo có bánh bèo.

Ăn sáng một tô, nhâm nhi ly cà phê sữa đá, đọc qua tin tức trong ngày rồi mới giải tán đi làm việc, đó là thói quen, cái lối sống thị dân Sài G̣n bất di bất dịch mà người giàu người nghèo hầu như ai cũng có, ai cũng giống nhau. Trong những ngày vắng lặng của Sài G̣n đang bệnh nặng, cái không khí sôi động của vô số khu chợ trên mạng tiếp thêm cho người ta một phần sinh khí.

Sài G̣n mà, càng khó khăn càng quẫy cựa mănh liệt. Tới đâu chưa biết, cứ xốc dậy đi cái đă rồi tới đâu th́ tới. Cái tinh thần quật cường này nhiều người không diễn tả được, cũng không tự biết chính ḿnh đang quật cường. Nhưng cứ thế, nó tạo ra một Sài G̣n kể hoài không hết chuyện.


*****
Hôm nay, TP.HCM đă bước sang ngày giăn cách thứ 16 nhưng dịch vẫn chưa thấy đỉnh. Với t́nh h́nh này, có lẽ người dân thành phố phải sống thêm 2 tuần giăn cách nữa.

Lay lắt. Nhiều người sẽ phải sống lay lắt, sống ṃn sống mỏi, đếm từng ngày cho qua giăn cách trong cơn đói. Họ là bác xe ôm, là cô ve chai, là chị công nhân, là vô số những người lao động tự do chỉ kiếm được số tiền ít ỏi sống qua ngày. Đâu đó đă thấy những gia đ́nh hết tiền mua đồ ăn, người lớn bớt phần ăn để nhường trẻ nhỏ, từ hai bữa xuống c̣n một bữa mỗi ngày...

Chưa kể, người thành phố này có đặc tính sống ít tích luỹ. V́ thế, khi công việc bị ngưng trệ, nếu phải ở nhà cả tháng, nhiều người sẽ dần kiệt sức.

Dịch bệnh chưa đến với họ nhưng dịch đói đă gơ cửa rồi.

Ai sẽ giúp họ vượt qua cơn đói này? Ai sẽ đứng bên cạnh họ, cho họ chỗ dựa trong những ngày tháng khó khăn này?

Chính phủ dù có nỗ lực tới đâu cũng không thể làm hết được. Bởi chúng ta phải thành thực nh́n nhận rằng, chính quốc gia ḿnh cũng không có nhiều tích luỹ như những người dân thành phố vậy.

Thế th́ ai sẽ giúp dân đây? Đâu thể chờ đợi những nhóm thiện nguyện tự phát, dù tấm ḷng họ thật đáng quư, dù những việc họ đang làm thật đẹp, dù họ đang đóng góp rất nhiều vào công cuộc chống dịch.

Mặt trận tổ quốc ở đâu? Đoàn thanh niên ở đâu? Hội phụ nữ ở đâu? Những tổ chức này đâu cả rồi? Tổ chức của họ bám rễ đến từng con hẻm, từng phường, từng xă... bây giờ đâu rồi? Đây là lúc chứng minh cho người dân thấy vai tṛ của ḿnh. Đây là lúc phải xắn tay lên mà làm việc, giúp dân qua cơn đói. Có như thế mới đúng là không ai bị bỏ lại phía sau.

****
Trên trang cá nhân, nhà báo Hoàng Xuân viết: "Người Huế ở Sài G̣n, Đồng Nai, B́nh Dương đang phải chạy về quê bằng xe máy. Đụng đâu nghỉ đó, mang theo cơm nước, chọn bóng râm nằm, không ghé đâu, không mua bán đâu để tránh dịch cho ḿnh và cho người."

Quăng đường từ TP HCM về Huế dài khoảng 1.000 km, tùy theo tuyến đường. Hành tŕnh này đi xe máy trung b́nh mất hai ngày. Đó là một hành tŕnh gian nan đối với những công nhân, lao động tự do, người làm thuê… nghèo vốn đă mất việc, mất thu nhập từ nhiều ngày qua. Đó cũng là một hành tŕnh tạo ra nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh lớn, khi hàng trăm người không được kiểm soát về y tế có thể đi lại, tiếp xúc với người khác dọc hành tŕnh thiên lư của ḿnh, dù rằng nhiều người tuyên bố họ sẽ tự "giăn cách" để pḥng dịch.

Câu hỏi đặt ra là, chính quyền ở đâu, v́ sao lại chậm trễ trong khâu đón người dân của ḿnh về lại quê?

*****
Mấy hôm nay tôi nghe không ít những thắc mắc đại loại như nghe nói Sài G̣n giàu lắm mà sao dân t́nh kêu than dữ vậy? Bà con cần cứu trợ nhiều thế hay Sài G̣n giờ như "trại tế bần"!

Nếu ở Sài G̣n đủ lâu sẽ hiểu đa số bà con gặp khó khăn hiện nay là người xứ khác mới đến lập nghiệp hoặc làm công ăn lương, đổi mồ hôi lấy tiền hàng ngày.

Họ sống được ở nơi đắt đỏ, hoa nhiều mà lệ cũng không ít chẳng dễ, trong khi c̣n phải cưu mang cho cả người ở ngoài quê. Dịch giă hoành hành thế này, gần 2 tháng trời giăn cách, của ăn rất tốn mà của để chẳng mấy ai nhiều nên giờ họ không cần cứu trợ mới lạ.

Trách họ sao không biết giành dụm cho lúc khó khăn th́ dễ nhưng làm ngày nào vừa đủ ăn ngày đó, rồi tiền trọ, thuốc men đau ốm bệnh tật, thân thích ở quê nhà... trăm thứ tiền th́ dư giả bằng cách nào đây?

Chưa kể tính cách "xả láng sáng nhịn" vẫn c̣n trong tư duy rất nhiều người tưởng Sài G̣n kiếm tiền dễ chứ mấy ai nghĩ cúm Tàu tàn phá lâu thế này cũng làm không ít gia đ́nh lâm vào khốn khó rất nhanh.

Giờ đây người Sài G̣n lành đùm dân Sài G̣n "rách" rồi người c̣n chút cưu mang bà con tứ xứ "nát". Cả nước cũng gửi tiền, quà, lương thực... về thật ra cũng là giúp bà con ngoài quê vào làm ăn, sinh sống ở Sài G̣n là chính chứ dân trong này, đa phần cũng chưa đến nỗi phải ngửa tay nhận đồ cứu trợ.

Lúc này mới cần đến nhau, giúp được giúp, hiểu được hiểu, thương nhau càng quư chứ thật ra người Sài G̣n gia đ́nh, nhà cửa, công việc lâu dài, thu nhập tương đối ở đây tôi thấy theo cảm nhận của riêng ḿnh cũng chưa đến nỗi quá bi đát như nhiều stt quá u ám từng đọc được.

Nhiều người trong số ấy những ngày qua cũng âm thầm ráng việc thiện này, quyên chỗ kia, góp chỗ nọ... nhiều mà tôi cũng không ngờ, bởi họ biết Sài G̣n này không chỉ người khá giả sống với nhau với lại đồng bào ḿnh cả, sao mà làm lơ được trong lúc hoạn nạn này!

Hà Phan


****
Ở Sài G̣n, cách cho và nhận cũng lạ đời!
Đang ở tiệm thuốc Tây gần nhà mua vài thứ, một người đàn ông chừng 40 trông gầy gò, thểu năo lại gần ngượng ngùng nói với tôi: “Chị ơi, xin chị cho em chút tiền để em mua đồ ăn. Mấy ngày nay em hết tiền. Em đói."
Tôi nhìn anh, anh nói :“Em làm bảo vệ công trường, giờ đóng cửa em ở lại ko xong, về quê ko được. Em ko còn tiền để ăn. Vừa dứt câu, anh đưa tay quệt nước mắt". Những giọt nước mắt buồn tủi ngượng ngùng. Tôi móc trong túi còn ít tiền dúi cho anh, rồi bảo anh đứng đợi, tôi về nhà lấy túi gạo mang đến cho anh.
Anh mừng rỡ, dạ em đợi chị. 5 phút sau tôi quay lại đưa cho anh túi gạo 5kg, anh cảm ơn : “Chỗ gạo này giúp em no được 10 ngày đó chị”. Tôi đứng nhìn theo anh đi một quãng xa, bước chân dường như bớt nặng. Tôi về nhà, lòng buồn ghê gớm. Câu ; “Không ai bị bỏ rơi” giờ nặng trĩu.
Không chỉ những người lang thang cơ nhỡ, giờ những người thiếu ăn, cần sự giúp đỡ trông rất tươm tất. Họ là người buôn bán vặt, gia đình công nhân, mất việc, ko tiền trả nhà trọ, điện nước, lấy đâu tiền ăn trong vài tháng ở ko? Tất cả họ đều ngượng ngùng khi nhận những hộp cơm từ thiện qua bữa. Nên đừng ai hạch hỏi “Sơn móng tay, mập mà xin cơm”…
Có người nói với tôi :“Một phần cơm 30 ngàn đồng thì xin cho em 2 kg gạo, em ăn được mấy ngày”. Từ thực tế, chúng tôi thấy: tặng bà con 5 hay 10 kg gạo kèm 1 chai dầu ăn, 1 chai nước mắm hay nước tương, gói đậu phộng hay khô cá…cơ bản vậy cũng giúp, phụ người khó khăn cầm cự được một tuần.
Ở Sài G̣n, "cách cho/nhận” cũng lạ đời, đứng cách nhau ba, bốn mét, đặt bao gạo/thực phẩm xuống đất, người nhận bước đến cầm lên với một nụ cười và lời cảm ơn.
Thế thôi. ❤


****
NH̀N ĐÂU CŨNG THẤY NHỮNG QUẰN QUẠI
Phạm minh Vũ


Nạn đói khốc liệt đă đến và có thật ngay tại thành phố HCM, chứ không chỉ là những h́nh ảnh ở đất Châu Phi xa xôi nào đó.

Tôi đă thấy cảnh người Dân tranh giành nhau khi hàng tiếp tế do các tổ chức cộng đoàn Tôn giáo hỗ trợ vừa đổ xuống.
Tôi đă thấy những người nghèo đổ ra đường ngồi ăn xin. Họ là những người thường ngày sống nhờ bán đôi ba tờ vé số, đào bới trong thùng rác t́m kiếm ve chai c̣n xót lại. Họ chỉ có thể mưu sinh theo từng ngày.

Tôi đă thấy từng nhóm người thất thểu đi bộ từ TP/HCM về quê măi tận miền Trung. Con đường dài hàng ngàn cây số không lương thực, không cả nước uống. Họ không c̣n lối nào thoát và đành chấp nhận: đi tới đâu xin tới đó.

Tôi đă nghe tiếng trẻ em khóc khan giọng giữa đêm trường trong nhiều khu phố bị cách ly. Chúng khát sữa, khát cháo, khát cả hơi ấm của mẹ trong những vụ gia đ́nh bị đưa đi cách ly. Những người hàng xóm tốt bụng nhận giữ các cháu nhưng không biết kiếm đâu ra sữa thay cho sữa mẹ.

Tôi nh́n đâu cũng thấy những quằn quại !

Tôi cũng hiểu khắp thế giới, đặc biệt ở các nước trong vùng quanh ta, đều đang hoặc vừa trải qua những ngày tháng đen tối này. Tuy chính phủ của họ có các chương tŕnh trợ giúp dân chúng và chữa trị khá hơn ta rất nhiều, nhưng cảnh khổ chắc cũng vẫn tràn lan. Người dân tại các nước đó đă làm ǵ để giúp nhau đi qua cơn đại dịch?

Dân Malaysia có một cách rất hay. Để các gia đ́nh thiếu thốn đỡ mắc cỡ và để các gia đ́nh muốn san sẻ có thể đưa đến đúng chỗ, mọi người theo 1 qui ước chung. Đó là gia đ́nh nào hết lương thực th́ giương 1 cây cờ trắng hoặc gắn miếng vải trắng trước cửa nhà ḿnh. Ai muốn san sẻ th́ cứ đưa thực phẩm đến để trước cửa giờ nào cũng được. Người cho và người được cho không cần gặp nhau để tránh lây lan.

T́nh h́nh nghiêm trọng tại nước ta đă đủ để áp dụng phương cách này. Nhà nào, đặc biệt trong các khu bị phong tỏa, hết lương thực, hăy treo 1 mảnh vải trắng lớn trước cửa để xóm giềng và các đoàn cứu trợ biết mà giúp đỡ. Quan trọng là chúng ta phải đồng ư về cùng một màu th́ phương cách này mới hữu hiệu. Vải trắng là thứ dễ t́m, nhà nào cũng có. Chỉ cần 1 mảnh áo trắng cũ là đủ.

Xin nhớ đừng dùng cờ đỏ hay vải đỏ v́ vừa làm rối ư nghĩa (nhà này đang cần giúp hay đang mừng lễ ?) vừa có thể bị gán tội "bêu rếu đảng và nhà nước".

Đặc biệt những gia đ́nh có trẻ em sơ sinh đang cần sữa nghiêm trọng, hăy treo ngay 1 mảnh vải xanh lớn trước nhà. Đây cũng là loại màu dễ kiếm trong mớ quần áo, chăn mền cũ. Xin các mạnh thường quân, các đoàn cứu trợ đặc biệt quan tâm đến màu xanh.

Chúng ta thật sự chỉ c̣n có thể trông cậy vào nhau để sống c̣n trong trận cuồng phong Covid này. KHÔNG C̉N AI KHÁC!

Xin hăy bắt đầu ngay bằng cố gắng xoa dịu nỗi quằn quại gần bạn nhất.

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 08-01-2021
Reputation: 74818


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,844
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	chaditan (7).jpg
Views:	0
Size:	107.7 KB
ID:	1839242  
Gibbs_is_offline
Thanks: 24,935
Thanked 15,537 Times in 6,651 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 663 Post(s)
Rep Power: 42 Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
tcdinh (08-01-2021)
 
Page generated in 0.12169 seconds with 11 queries