VietBF - View Single Post - Trung Quốc "ăn quả đắng" với chiến lược 'bẫy nợ'
View Single Post
  #1  
Old  Default Trung Quốc "ăn quả đắng" với chiến lược 'bẫy nợ'
Nhiều quốc gia muốn được xóa hoặc giăn những khoản nợ hàng tỷ USD v́ Covid-19, đẩy Trung Quốc vào t́nh thế tiến thoái lưỡng nan.

Khi Covid-19 lan khắp thế giới, Ngoại trưởng Pakistan tháng trước điện đàm với người đồng cấp ở Bắc Kinh để đưa ra một yêu cầu khẩn thiết: Nền kinh tế của quốc gia này đang suy thoái và họ muốn được tái cơ cấu khoản vay hàng tỷ USD từ Trung Quốc.

Trung Quốc cũng nhận được yêu cầu tương tự từ Kyrgyzstan, Sri Lanka và một số quốc gia châu Phi, đề nghị được tái cơ cấu, hoăn trả hoặc xóa hàng tỷ USD khoản nợ đến hạn trong năm nay.

Mỗi yêu cầu như vậy như một chướng ngại với Trung Quốc trong nỗ lực trở thành chủ nợ lớn nhất của các nước đang phát triển. Hơn hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đă đẩy mạnh chiến dịch cho vay toàn cầu, đổ vào các nước nghèo hàng trăm tỷ USD, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng và trở thành một siêu cường kinh tế - chính trị.

Nhiều chuyên gia quốc tế đă gọi đây là "chiến lược bẫy nợ", khi các nước để vay được tiền từ Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đă phải "thế chấp" bằng cảng biển, mỏ khoáng sản hoặc những tài sản có giá trị khác.


Một nhà máy năng lượng do Trung Quốc tài trợ được xây dựng ở Islamkot, tỉnh Sindh, Pakistan, hồi năm 2018. Ảnh:AFP.

Nhưng chiến lược "bẫy nợ" chưa bao giờ rơi vào t́nh cảnh lung lay như hiện nay, khi nền kinh tế thế giới chao đảo v́ Covid-19 khiến ngày càng nhiều quốc gia thông báo với Bắc Kinh rằng họ không thể trả tiền khi đến hạn.

Thực tế này khiến Trung Quốc đứng trước những lựa chọn khó khăn. Nếu Bắc Kinh tái cơ cấu hoặc xóa các khoản nợ trị giá nhiều tỷ USD, nó có thể gây áp lực rất lớn cho hệ thống tài chính của quốc gia này, đồng thời khiến người dân Trung Quốc tức giận khi chính họ cũng đang phải chịu những ảnh hưởng từ nền kinh tế đ́nh trệ.

Nhưng nếu Trung Quốc kiên quyết thu hồi nợ trong bối cảnh nhiều quốc gia đang phẫn nộ về phản ứng với đại dịch của Bắc Kinh, mục tiêu gia tăng ảnh hưởng và xây dựng h́nh ảnh toàn cầu có thể bị đe dọa.

"Trung Quốc đang trong thế bất lợi về mặt chính trị", Andrew Small, thành viên cấp cao của Quỹ German Marshall, viện nghiên cứu chính sách công của Mỹ, nhận định. Small thêm rằng nếu quyết tâm xiết nợ, "Bắc Kinh sẽ tiếp quản các tài sản chiến lược ở những quốc gia giờ không có đủ khả năng chăm lo cuộc sống cho người dân của họ".

Danh tiếng của Trung Quốc đang bị đe dọa. Nhiều quốc gia công khai nghi ngờ về vai tṛ của Bắc Kinh trong đợt bùng phát đại dịch, sau khi giới chức nước này hồi tháng 1 đă hạ thấp mức độ nghiêm trọng và khả năng lây nhiễm của nCoV. Bắc Kinh đă bán và tặng khẩu trang, thiết bị y tế cho nhiều quốc gia nhằm khôi phục h́nh ảnh. Giờ đây, một bước đi sai lầm trong thu hồi nợ có thể khiến tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh chịu thất bại lớn.

Các khoản tiền mà Trung Quốc cho vay cũng rất lớn. Viện Kiel, nhóm nghiên cứu của Đức, cho rằng Trung Quốc đă cho các quốc gia đang phát triển vay khoảng 520 tỷ USD hoặc hơn, với phần lớn được chia thành các khoản vay nhỏ trong vài năm qua. Điều này khiến Bắc Kinh trở thành chủ nợ lớn hơn cả Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Đứng đầu trong chiến dịch cho vay nợ của Trung Quốc là Sáng kiến Vành đai và Con đường, kế hoạch trị giá một ngh́n tỷ USD được Chủ tịch Tập Cận B́nh phát động để tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và t́m kiếm đồng minh trên khắp thế giới. Kể từ khi sáng kiến này bắt đầu năm 2013, Trung Quốc đă cho vay 350 tỷ USD, trong đó phần lớn nước đi vay được xem là "con nợ" có rủi ro cao.

Trung Quốc đă bác bỏ ư tưởng xóa nợ đồng loạt, nhưng phát tín hiệu rằng Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán. Trong một số trường hợp, Bắc Kinh thực sự đă hành động. Chính phủ Kyrgyzstan hồi tháng 4 thông báo Trung Quốc đă đồng ư lùi thời hạn trả khoản nợ 1,7 tỷ USD, nhưng không tiết lộ chi tiết.

Một số quốc gia khác cũng hy vọng được nhận được sự trợ giúp tương tự. S.R. Attygalle, Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka, cho biết Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đă tăng hạn mức tín dụng tới 700 triệu USD, hạ mức lăi suất và hoăn nợ trong hai năm cho Sri Lanka.

Ngoài những động thái đó, một số nguồn tin thân cận cho biết giới chức Trung Quốc vẫn chưa quyết định sẽ giải quyết vấn đề này thế nào.

Giảm nợ không phải cách đơn giản và hiệu quả, Tống Vi, quan chức thuộc bộ phận nghiên cứu của Bộ Thương mại Trung Quốc, viết trên tờ Global Times. "Những ǵ Trung Quốc có thể làm để giúp đỡ các nước là đưa các dự án được tài trợ bằng vốn vay hoạt động trở lại và thu được lợi nhuận bền vững, thay v́ các biện pháp đơn giản như xóa nợ", quan chức này cho biết.

Sáng kiến Vành đai và Con đường đă trở thành một chủ đề nhạy cảm trước khi đại dịch bùng phát. Giới chức Trung Quốc lo lắng liệu có quá nhiều ngân hàng và công ty đang đổ tiền vào cùng một địa điểm hay không, nhưng các cơ quan, tổ chức này rất ít hợp tác với nhau. Hệ thống tài chính của Trung Quốc đang chịu áp lực từ các khoản nợ công của các công ty nhà nước và chính quyền địa phương để duy tŕ tăng trưởng.

Một số người ở Trung Quốc bắt dầu đặt câu hỏi liệu những khoản tiền họ vất vả kiếm được có đang bị sử dụng lăng phí ở nước ngoài hay không. Mặc dù Trung Quốc ngày càng trở nên giàu có, nhiều hộ gia đ́nh ở nước này vẫn có thu nhập thấp hơn so với người dân ở các nước phát triển. Nền kinh tế của quốc gia này cũng chao đảo v́ đại dịch, khiến tăng trưởng lần đầu tiên sụt giảm trong nhiều thập kỷ qua.

Chiến lược "bẫy nợ" của Trung Quốc cũng hứng chịu nhiều chỉ trích từ dư luận quốc tế. Khoản vay mà Trung Quốc dành cho các nước đang phát triển rất khác so với tiền vay từ các nước giàu hoặc từ các tổ chức như WB. Bắc Kinh thường để lăi suất cao hơn và thời gian đáo hạn ngắn hơn, yêu cầu tái cấp vốn sau mỗi hai năm. Họ cũng thường xuyên yêu cầu các nước thế chấp bằng tài sản quốc gia. Các yếu tố này khiến các ngân hàng nhà nước Trung Quốc thêm tin tưởng khi cho các quốc gia nghèo vay tiền.

Ở một số quốc gia, các khoản vay đă tăng vọt. Tiền vay Trung Quốc của Djibouti chiếm hơn 80% sản lượng kinh tế hàng năm, trong khi tỷ lệ của Ethiopia là 20% và của Kyrgyzstan là khoảng 40%.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc sử dụng "chính sách ngoại giao bẫy nợ", khi cho các quốc gia nghèo vay khoản tiền vượt quá khả năng chi trả của họ, với mục đích cuối cùng là thâu tóm những tài sản chiến lược và mở rộng ảnh hưởng về kinh tế, quân sự.

Bắc Kinh phủ nhận những cáo buộc này và nhiều chuyên gia Trung Quốc đồng t́nh với điều đó. Họ tranh luận rằng việc thâu tóm các tài sản thế chấp ở nước ngoài là chuyện rất khó khăn. Khoản vay của Trung Quốc có lăi suất cao hơn bởi các "chủ nợ" phải đối mặt với nguy cơ không thu hồi được tiền.

"Rất nhiều khoản vay đáng lẽ phải có mức lăi suất cao hơn để phản ánh đúng những rủi ro thực sự có thể xảy ra", Trần Long, đối tác của Primus, công ty phân tích kinh tế ở Bắc Kinh, cho hay.

Nhưng làn sóng phản đối Trung Quốc đă tăng cao trong những năm gần đây, khi nhiều quốc gia chật vật trả nợ. Các dự án trong Sáng kiến Vành đai và Con đường thường không mang lại nhiều lợi nhuận, khiến những nước đi vay phải trả rất nhiều. Khi Bắc Kinh giành quyền kiểm soát một cảng biển chiến lược ở Sri Lanka, nhiều quốc gia vay tiền Trung Quốc đă thực sự lo ngại.

Bắc Kinh cũng được cho là dựa vào các cuộc đàm phán song phương bí mật để buộc các nước phải chấp nhận những điều khoản vô lư khi vay tiền xây dựng cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường. Malaysia đă phản đối gói nợ 16 tỷ USD, gây áp lực để Bắc Kinh giảm số tiền cho vay xuống 11 tỷ USD.

Bắc Kinh có vẻ đang đánh giá thấp rủi ro của việc các vấn đề tín dụng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới tất cả quốc gia đang phát triển cùng lúc. Trung Quốc vẫn kiên quyết cho rằng có thể đối phó với từng "con nợ" của họ. Nhưng giới lănh đạo các quốc gia này ngày càng kêu gọi nỗ lực toàn cầu để giúp giải quyết vấn đề của ḿnh.

"Trung Quốc muốn tách riêng các quốc gia thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường, bởi họ mạnh hơn khi đàm phán với từng quốc gia đơn lẻ", Benn Steil, giám đốc phục trách kinh tế quốc tế tại Ủy ban Quan hệ Đối ngoại, Mỹ, cho biết.

Hồi tháng 4, Thủ tướng Pakistan Imran Khan kêu gọi các tổ chức và quốc gia giàu có giảm nợ cho tất cả các nước phát triển. Hai tuần sau, nhóm G20, trong đó có Trung Quốc, thông báo lùi thời hạn tất cả khoản nợ cho những quốc gia nghèo nhất tới cuối năm nay.

Nhưng ông Tống Vi cho biết những khoản vay ưu đăi của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc "không thuộc diện giảm nợ". Ngân hàng này được coi là "hũ tiền" của Sáng kiến Vành đai và Con đường, khi cấp vốn cho hơn 1.800 dự án với tổng giá trị ít nhất 149 tỷ USD.

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu càng trầm trọng, áp lực đối với Trung Quốc sẽ càng tăng lên. Các quan chức tham gia quá tŕnh đàm phán cho biết nhiều quốc gia đang yêu cầu Trung Quốc giảm hoặc xóa nợ, trong đó có một số nước châu Phi.

Ethiopia, nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Phi, đă yêu cầu Trung Quốc xóa một phần khoản nợ và đảm nhận vai tṛ đại diện cho các nước châu Phi tiến hành đàm phán với Trung Quốc.

"C̣n quá sớm để nói trước mọi thứ sẽ ra sao. Nhưng tôi biết Trung Quốc thường nhận ra những thách thức mà các quốc gia đang đối mặt", Eyob Tekalign Tolina, Bộ trưởng Tài chính Ethiopia nói và thêm rằng một nhóm quốc gia châu Phi kém phát triển nhất đă kêu gọi Bắc Kinh xóa nợ.

"Đây chỉ là lời kêu gọi hỗ trợ được đưa ra trong bối cảnh toàn cầu bị chao đảo và nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch", ông nói.

Nhưng Bộ trưởng Tài chính Ghana Ken Ofori-Atta nói trong cuộc phỏng vấn trực tuyến với Trung tâm Phát triển Toàn cầu rằng Trung Quốc cần làm nhiều hơn và hành động mạnh mẽ hơn.

Giới chức Trung Quốc một mực khẳng định họ sẽ tiếp tục các dự án ở các nước đang phát triển. Pakistan tuần trước đă giành được hợp đồng xây dựng đập trị giá 5,8 tỷ USD giữa một công ty nhà nước Trung Quốc với một công ty thuộc quân đội Pakistan. Chi tiết hợp đồng này không được công bố.

Nhưng nếu Trung Quốc đ̣i hỏi quá nhiều lợi ích, các quốc gia vay nợ có thể liên kết với nhau và cùng ứng phó với Bắc Kinh. Họ có thể công bố số tiền đă vay của Trung Quốc cùng những điều khoản và điều kiện vay tiền, khiến vấn đề này trở nên rắc rối hơn với Bắc Kinh. Các quốc gia khác cũng có thể thay đổi cách thức họ cho vay, khiến Trung Quốc buộc phải điều chỉnh cách làm của chính họ.

"Đó là một bài toán cho Trung Quốc. Nếu nh́n vào t́nh cảnh và quy mô của những quốc gia có thể vỡ nợ, đó có thể là một rủi ro lớn đối với Trung Quốc. Liệu họ có chấp nhận mất một khoản tiền lớn để giảm nợ hay không? Hoặc họ có sẵn sàng thâu tóm tài sản của các quốc gia đó trong giai đoạn nhạy cảm như thế này?", Scott Morris, thành viên cấp cao của Trung tâm Phát triển Toàn cầu, viện nghiên cứu có trụ sở ở Mỹ, cho hay.

VietBF @ Sưu tầm

Cupcake01
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 05-19-2020
Reputation: 7469


Profile:
Join Date: May 2019
Posts: 43,441
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	a.jpg
Views:	0
Size:	220.5 KB
ID:	1584784  
Cupcake01_is_offline
Thanks: 39
Thanked 3,293 Times in 2,853 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 9 Post(s)
Rep Power: 48 Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5
 
Page generated in 0.09285 seconds with 11 queries