VietBF - View Single Post - Mỹ: "Giấc mơ" gần 6 thập kỷ chưa thành
View Single Post
  #1  
Old  Arrow Mỹ: "Giấc mơ" gần 6 thập kỷ chưa thành
Người Mỹ này có 1 giấc mơ mà gần 60 năm rồi chưa thành. "Tôi có một giấc mơ" (I have a dream) - câu nói nổi tiếng của mục sư người Mỹ gốc Phi Martin Luther King trong bài diễn văn bất hủ tại Đài tưởng niệm Lincoln ngày 28/8/1963, được nhắc lại trong những ngày này ở nước Mỹ, khi cường quốc hàng đầu thế giới phải đương đầu với làn sóng biểu t́nh lan rộng tại nhiều bang trên khắp đất nước nhằm phản đối nạn phân biệt chủng tộc, cũng như t́nh trạng phân biệt đối xử của các nhân viên thực thi pháp luật da trắng đối với các công dân da màu.


Người biểu t́nh quá khích phóng hỏa tại Minneapolis, Minnesota, Mỹ ngày 29/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Giấc mơ 57 năm trước của vị mục sư từng được trao giải Nobel Ḥa b́nh về tương lai của nước Mỹ, nơi người da trắng và người da màu có thể chung sống ḥa thuận, b́nh đẳng và công bằng, sang đến thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, vẫn c̣n dang dở, dù nước Mỹ đă có tổng thống da màu đầu tiên.

Vụ việc mới nhất liên quan tới cái chết của người đàn ông da màu George Floyd sau khi bị một cảnh sát da trắng ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota gh́ cổ bằng đầu gối trong hơn 8 phút, khiến người này không thở được, là mồi lửa châm ng̣i cho "cơn thịnh nộ” của cộng đồng người Mỹ gốc Phi trên khắp nước Mỹ.

Sự giận dữ đă lan rộng trong các cộng đồng dân cư trên cả nước Mỹ sau khi đoạn video về những khoảnh khắc cuối cùng của ông Floyd lan truyền trên các phương tiện truyền thông xă hội. Cùng với đó, trong suốt 5 ngày qua, trên khắp các phương tiện truyền thông là h́nh ảnh các cuộc biểu t́nh biến thành bạo loạn không chỉ tại bang Minnesota mà lan ra nhiều nơi trên toàn nước Mỹ như New York, Los Angeles, Denver, Houston, California, Detroit, Milwaukee, Portland và Phoenix. Nhiều vụ đụng độ giữa lực lượng cảnh sát và người biểu t́nh nổ ra, các đối tượng quá khích thực hiện nhiều hành vi đập phá, cướp bóc...

Chính quyền Mỹ phải điều 500 Vệ binh Quốc gia tới hai thành phố của bang Minnesota là Minneapolis và Saint Paul để hỗ trợ lực lượng chức năng, trong khi hàng loạt thành phố ban bố lệnh giới nghiêm để kiểm soát t́nh h́nh.


Người biểu t́nh tuần hành tại Washington D.C., Mỹ ngày 30/5/2020, bày tỏ phẫn nộ trước cái chết của người da màu George Floyd. Ảnh: THX/TTXVN
Không phải đến vụ việc ông George Floyd, nước Mỹ mới "đau đầu" về nạn phân biệt chủng tộc, bởi đâu một vấn đề nhức nhối đă tồn tại nhiều năm qua tại quốc gia này. Mỹ được biết tới là quốc gia đa sắc tộc và đa văn hóa, một xă hội phát triển hàng đầu thế giới và người Mỹ luôn tự hào với những giá trị của b́nh đẳng và dân chủ. Tuy nhiên, t́nh trạng phân biệt chủng tộc, đặc biệt là sự kỳ thị của những người Mỹ da trắng với cộng đồng người Mỹ gốc Phi, t́nh trạng phân biệt đối xử của các nhân viên thực thi pháp luật da trắng với công dân da màu, vẫn âm ỉ và hầu như năm nay cũng có những vụ việc bùng phát, dù chính quyền Mỹ đă làm rất nhiều việc để phá bỏ quan điểm về "chủ nghĩa da trắng thượng đẳng".

Trong lịch sử nước Mỹ, nhiều vụ việc với mức độ nghiêm trọng đă xảy ra, thực sự gióng lên hồi chuông báo động rằng nạn phân biệt chủng tộc có xu hướng gia tăng ở Mỹ kể từ thập niên 1960. Điển h́nh như vụ đụng độ sắc tộc năm 1965 tại khu phố Watts, thành phố Los Angeles khiến 34 người thiệt mạng và gây thiệt hại hàng chục triệu USD, khi cảnh sát kiểm tra danh tính hai người đàn ông da màu trong một chiếc ô tô.

Một vụ việc khác xảy ra tại Newark, bang New Jersey năm 1967, khi hai sĩ quan cảnh sát da trắng bắt giữ và đánh đập một tài xế taxi da màu v́ lỗi vi phạm giao thông nhỏ, đă khiến 26 người chết và 1.500 người bị thương. Năm 1967, làn sóng bạo loạn liên quan tới phản đối phân biệt chủng tộc đă diễn ra ở Detroit, bang Michigan khiến 43 người chết và trên 2.000 người bị thương, rồi lan rộng ra ở bang Illinois, Bắc Carolina, Tennessee và Maryland.

Ngoài ra, c̣n có một loạt vụ đụng độ khác xuất phát từ sự bất b́nh đối với nạn kỳ thị chủng tộc xảy ra tại Miami, bang Florida năm 1980 khiến 18 người chết và trên 300 người bị thương; ở Los Angeles năm 1992 với 59 người chết và 2.300 người bị thương; ở Cincinnati, bang Ohio vào năm 2001 ở Baltimore, bang Maryland năm 2015; làn sóng bạo động liên quan những người theo chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng da trắng ở thành phố Charlottesville bang Virginia năm 2017.

Bất chấp những tiến bộ đạt được trong việc thúc đẩy b́nh đẳng chủng tộc, người da màu ở Mỹ vẫn là nạn nhân của t́nh trạng kỳ thị, phân biệt đối xử, tấn công, thậm chí sát hại, như vụ 9 người Mỹ gốc Phi ở Charleston, bang South Carolina bị một kẻ cực đoan da trắng giết chết ngày 26/6/2015.

Đặc biệt, hàng loạt vụ bạo lực của cảnh sát da trắng nhằm vào người da màu đă làm chao đảo nước Mỹ vài năm trở lại đây, từng dẫn đến làn sóng biểu t́nh lớn chống phân biệt chủng tộc trên quy mô toàn nước Mỹ. Vụ Michael Brown, 18 tuổi, ở Ferguson, bang Missouri bị cảnh sát da trắng bắn chết tháng 8/2014, hay Alton Sterling, 37 tuổi ở bang Louisiana, và Philando Castile, 32 tuổi ở bang Minnesota đều thiệt mạng trước mũi súng của cảnh sát vào tháng 7/2016.

Các số liệu thống kê cho thấy từ trước đến nay, người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ bị cảnh sát da trắng bắn nhiều hơn so với các những nhóm chủng tộc khác và tỷ lệ này đang ngày càng gia tăng trong các năm gần đây.


Người biểu t́nh tuần hành tại Washington D.C., Mỹ ngày 30/5/2020, bày tỏ phẫn nộ trước cái chết của người da màu George Floyd. Ảnh: THX/TTXVN
Nguyên nhân sâu xa của các vụ bạo động sắc tộc kể trên không phải chỉ v́ mất an ninh, tội phạm gia tăng, mà là hệ quả của một xă hội bị rạn nứt, thậm chí chia rẽ mà chưa một chính quyền nào ở Mỹ có thể giải quyết được tận gốc rễ.

Khi c̣n đương nhiệm, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đă từng kêu gọi lực lượng thực thi pháp luật loại bỏ thành kiến về chủng tộc, đồng thời khẳng định đây không chỉ là vấn đề màu da hay nhập cư mà là vấn đề "người Mỹ nên cảm thấy xấu hổ" v́ hết lần này đến lần khác các cảnh sát bắn vào người da màu. Ông Obama gọi những vụ việc trên là "một triệu chứng cho thấy sự bất b́nh đẳng đang tồn tại” trong hệ thống tư pháp Mỹ.

Trước làn sóng sôi sục trong cộng đồng về vụ việc ở Minnesota, nhà chức trách đă truy tố Derek Chauvin, viên cảnh sát đă gh́ cổ ông Floyd, v́ tội giết người cấp độ 3, vô t́nh gây ra cái chết cho người khác và tội ngộ sát do bất cẩn. Ba sĩ quan cảnh sát khác đang bị điều tra và có thể bị truy tố.

Trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đă yêu cầu Cục điều tra liên bang (FBI) và Bộ Tư pháp điều tra về “cái chết rất đau buồn và bi thảm của George Floyd”, đồng thời khẳng định “Công lư sẽ được thực thi”.

Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden cũng đăng trên Twitter cho rằng sự việc là "vụ giết người khủng khiếp" và là "lời nhắc nhở bi thảm rằng đây không phải là sự cố riêng lẻ, mà là một phần của sự bất công ăn sâu vẫn tồn tại ở đất nước này".

Thượng nghị sĩ tiểu bang Minnesota Amy Klobuchar đă gọi vụ bắt giữ cảnh sát Chauvin là "bước đầu tiên hướng tới công lư".

Tuy nhiên, việc xử lư một vụ việc đơn lẻ chưa hẳn đă giải quyết được triệt để vấn đề, khi mà một khảo sát mới đây cho thấy có tới 76% số người da màu được hỏi tin rằng hệ thống luật pháp Mỹ đang chống lại họ.

Cái chết của người đàn ông da màu George Floyd một lần nữa làm lộ rơ một thực tế rằng vấn nạn phân biệt chủng tộc vẫn là "vết thương nhức nhối" trong ḷng xă hội Mỹ. Nước Mỹ sẽ c̣n chặng đường dài nỗ lực với những giải pháp mang tính gốc rễ để biến "giấc mơ" về xă hội công bằng, nơi con người được đánh giá không phải v́ màu da, tài sản hay tôn giáo, sắc tộc..., mà được tôn trọng bởi nhân cách, phẩm giá và năng lực, như những ǵ mục sư Martin Luther King nói đến hơn nửa thế kỷ trước, trở thành hiện thực.

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 06-01-2020
Reputation: 24240


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 68,740
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	23.jpg
Views:	0
Size:	36.6 KB
ID:	1591711   Click image for larger version

Name:	24.jpg
Views:	0
Size:	81.3 KB
ID:	1591712   Click image for larger version

Name:	25.jpg
Views:	0
Size:	85.0 KB
ID:	1591713  
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,693 Times in 3,238 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 79 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
 
Page generated in 0.07804 seconds with 11 queries