VietBF - View Single Post - “ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN ” ! - Xuân Vũ
View Single Post
Old 05-04-2021   #54
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



CHƯƠNG 17



Tôi không ngờ bên cạnh tôi có một ông bác sĩ Trung Hoa.
Không biết ông ta đi đâu đây mà lại sốt nằm lê mê. Cùng đi với ông bác sĩ này có một ông khu ủy viên và một toán cần vụ nam có nữ có.

Sở dĩ tôi biết được chuyện này là v́ một hôm ông bác sĩ Trung Hoa kia đi ngang qua lều tôi và thấy Thu ngồi xem quyển sách của tôi ông ta dừng lại và nói chuyện với Thu bằng những tiếng Việt Nam khá khá mà có lẽ ông học được trước khi lên đường sang đây công tác.

Ông ta hỏi thăm Thu và Thu đă giới thiệu tác giả của quyển sách. Ông ta cho biết quyển sách của tôi đă được dịch và xuất bản ở Bắc Kinh. (Nhưng tôi không được xu nào) .

Ông cũng tự giới thiệu ông ta là bác sĩ.
Ông ta đi sang bên này để nghiên cứu sốt rét giúp cho Mặt Trận Giải Phóng.

Ông ta vui vẻ nói thêm và trỏ mặt mũi, da thịt của ông ta đă xơ xác và ngoách ra v́ những cơn sốt rét liên miên. Ông ta nói:

– Muỗi Trường Sơn độc lắm. Bị đốt chừng vài mũi là sốt ngay.

Tôi nói :

– Diệt được sốt là thắng trận.

– Muỗi a-nô-phen đáng sợ hơn bất cứ thứ ǵ trên trái đất. Thế mà các anh vừa chống muỗi vừa đánh nhau thật là giỏi chịu đựng ?

Tôi cười, gật gật đầu tỏ vẻ hưởng ứng lời khen đó của ông ta. Nhưng sự thực th́ trong thâm tâm, tôi đă tự bảo:

“ Lại gặp các cha đại tếu nữa rồi. “

Tôi đă từng nghe những lời khen na ná tâng bốc tới trời như thế của những đồng chí ngoại quốc đàn anh.

Đại khái là khen
những người miền Nam là thần thánh. Họ sang Việt Nam một tuần lễ là phải mang vợ theo rồi, c̣n người Việt Nam (nói rơ hơn người Nam Bộ) đi tập kết mười năm để vợ ở nhà mà vẫn chịu được.

Bây giờ tôi lại gặp sự tếu đó tái hiện lên ở trên dăy Trường Sơn này.

Tôi hỏi :

– Đồng chí sốt măi như vậv sao ?

– Không sao, tôi đấu tranh qua hết .

– Đồng chí uống thuốc ǵ ?

– Uống thuốc th́ ít, nhưng đấu tranh tư tưởng th́ nhiều.

Ông bác sĩ đang nói chuyện với tôi th́ có hai người thanh niên người Thượng tới. Đó là những người trong toán cần vụ của ông ta đi t́m ông ta về v́ sợ ông ta đi lạc.

Một anh to tướng thân h́nh lực lưỡng như vơ sĩ. Đặc biệt cặp chân rất to, bắp chân và đùi to bằng nhau.

Một anh có cái quai hàm gần vuông như thước thợ. Hai anh mời ông bác sĩ về. Nhưng ông bác sĩ tỏ vẻ thích thú v́ đă gặp tôi. Ông ta nói với tôi và trỏ vào quyển sách:

– Quyển sách này chúng tôi đă xuất bản ở Bắc Kinh, không ngờ hôm nay tôi được hân hạnh gặp tác giả ! Tôi muốn mời đồng chí chụp với tôi một tấm h́nh và ta ghi sổ lưu niệm với nhau.

Ông bạn Tàu tỏ vẻ rất thành tâm. Nhưng tôi chỉ nhận có một điều là ghi lưu niệm.

Ông ta viết cho tôi đặc nghẹt một trang giấy, c̣n sự chụp h́nh th́ tôi từ chối v́ mặt mũi của tôi thế này th́ chẳng hay ho ǵ mà chụp với nôm !

Tôi c̣n đang loay hoay ghi lưu niệm th́ anh quai hàm vuông đă bắt chuyện với Thu mà tôi nghe loáng thoáng là việc đổi đồ để lấy đường.

Tiếng “đường”làm cho tôi mất hết tinh thần để ghi lưu niệm cho ông bạn vàng.

Những người giao liên Thượng trên đường này là những tay súng, những thớt voi. Họ tải đồ như voi, họ leo núi như sóc và họ không ăn ǵ ngoài nắm cơm với tro, hoặc muối và vốc nước suối mà uống ngon lành.

Mỗi người mang một lúc sáu quả DKZ mỗi quả vừa vỏ vừa ruột nặng mười lăm kí lô. Nhưng đó cũng chưa phải là những kiện tướng, những kiện tướng đeo nặng hơn thế vài. . . chục kí-lô.

Và có điều rất đặc biệt là những người được bầu làm kiện tướng th́ không được thưởng cái ǵ cả ngoài hai chữ kiện tướng. Có những người gùi cả gùi đường cát về cho bệnh nhân , nhưng không bao giờ họ nếm một miếng đường.

Họ không ăn đường, không biết vị ngọt là ǵ, không thèm ngọt bao giờ. Cho nên họ gạ Thu đổi đường.

Hai anh giao liên người Thượng dẫn ông bác sĩ Tàu về. Đi ngang một lạch suối, tôi thấy anh vơ sĩ khom lưng, ông bác sĩ leo lên và anh vơ sĩ lội một mạch qua suối rồi đi khuất.

Chập sau hai anh trở lại, mỗi người một gói đường trên tay. Chuyện mặc cả bắt đầu. Tôi thú thật rằng tôi muốn giật phăng lấy trút hết vào mồm nuốt trửng hết ngay. Vậy mà tôi phải b́nh tĩnh, coi.như ḿnh xem đường không có nghĩa ǵ. Anh quai hàm vuông hỏi :

– Các anh có cái ǵ đổi ?

– Khăn, quần, áo, cái ǵ cũng có. Tôi đáp. Tôi đă giằn lấy tôi, nếu không th́ tôi đă nói phức ra rằng :

“Đổi cả tôi cũng được ! ”

Nhưng Thu đă bảo:

– Đường đâu, đưa cho tôi coi !

Mỗi anh đưa cái gói đường của ḿnh ra. Cái gói bằng giấy dầu, ràng buộc rất kỹ. Nhiều chỗ đường đă ướt thấm ra ngoài ngon lành như mật ong. Tôi nói với Thu:

– Thế là vừa đủ cho hai đứa.

Tôi soạn cả ba-lô quần áo, lớp cũ, lớp mới, c̣n lại sau cái trận đổi gà chó trong sóc cùng đi với Việt, cốt sao cho hai anh người Thượng này t́m được một món đúng ư thích ngay.

Anh có quai hàm vuôn trông thấy cái khăn sọc vừa xanh vừa đỏ của Thu, anh ta chớp lấy đưa lên mắt xem giũ giũ rồi quấn ngay lên cổ, và đưa ngay gói đường cho Thu.

Hai người nói với nhau bằng tiếng của dân tộc họ, reo mừng tỏ ư hoan hỉ v́ có được một cái khăn như thế.

Anh quai hàm vuông cứ cúi xuống ngực nh́n cái chéo khăn cười lên sung sước, xong lại cởi ra cầm trên tay căng ra đưa ngang mắt rồi giơ lên soi với ánh mặt trời.

Anh thanh niên vơ sĩ giật lấy ướm thử vào cổ. Xong anh nói câu ǵ. Anh quai hàm vuông phản đối và giật lại ngay. Có lẽ anh kia bảo anh này nhường cái khăn lại cho, nhưng anh nầy không đồng ư.

Đó là cái khăn vải thôi hạng bét của nhà trường phát cho mỗi đứa một vuông không biết để làm ǵ.

Tôi trỏ cho anh thanh niên vơ sĩ cái mớ đồ của tôi, nhưng anh không chú ư mà cứ đưa mắt theo cái khăn đă cuộn chắc trên cổ của anh bạn kia một cách thèm thuồng .

Tôi cầm lấy chiếc khăn lông trắng nuốt của tôi căng thẳng tay ra và đưa ra trước mắt anh. Chiếc khăn có thể làm chăn đáp được thế nhưng anh ta không buồn xem. Anh ta hỏi tôi:

– Anh không có khăn à ?

– Th́ khăn đây, c̣n khăn ǵ nữa? – Tôi hơi cáu.

– Không, chiếc khăn kia ḱa.

– Trời ơi ! Chiếc khăn lông này giá trị gấp mười chiếc khăn sọc kia mà anh !

– Tôi không ham chiếc khăn nớ.

– Tại sao? Anh có thể dùng nó trong rất nhiều việc, quấn cổ rất ấm, tắm xong rồi lau, đêm ngủ đắp ấm.

Mặc dù tôi giải thích cặn kẻ như vậy, nhưng anh thanh niên vẫn lắc đầu :

– Tôi muốn chiếc khăn kia!

(Về sau tôi mới biết thêm rằng họ tắm xong đâu có cần lau chùi ǵ, họ không lạnh, cần ǵ khăn quấn cổ hoặc đắp trong lúc ngủ ?)

Thấy tôi bí lối, Thu hỏi :

– C̣n chiếc khăn của trường phát cho anh đâu rồi ?

– Anh vứt đi rồi !

– Anh thiệt!

– Mang một mảnh vải như vậy để làm ǵ ?

– Th́ để làm ǵ anh thấy đây này .

– Ai mà biết. Hằng trăm việc lớn c̣n không ngờ được, huống chi việc này.

Anh thanh niên vẫn không thay đổi ư định. Anh ta cứ nh́n khăn trên cổ anh bạn kia một cách thèm thuồng.

Th́ ra anh ta thích màu mè loè loẹt, chứ tính ra giá thành th́ cái khăn sọc kia chỉ đáng giá một phần mười của cái khăn lông.

Tôi bực quá nhưng biết rằng không thể giải thích được cho anh ta nghe. Đó là sở thích của cả một dân tộc. Tôi bèn lôi món đồ đắt giá nhất trong ba-lô tôi ra, cái áo len màu sô-cô-la giá bằng một trăm cái khăn sọc kia trao cho anh thanh niên vơ sĩ và nói:

– Tôi đổi cho anh đấy !

Nhưng anh thanh niên chỉ nhận lấy một cách miễn cưỡng. Anh nâng ngang mắt rồi căng ra giờ lên trời xem. Anh bạn kia cũng bước lại. Cả hai cùng ngắm nghía. Xong cả hai lại nói tiếng dân tộc của họ, rồi quay sang tôi, họ bảo:

– Áo rách hết !

Tôi và Thu cười:

– Áo mới mà !

– Đâu mà mới.

– Chịp! Khổ quá . – Tôi nói :

– Áo tôi mới đan để đi Nam mà. Rách đâu mà rách?

Anh thanh niên vơ sĩ nói:

– Cái áo rách nh́n thấy ông trời mà ! Đây anh chị lại đây coi.

Thu đem hết sự thông minh của nàng ra để giải thích cho hai anh hiểu rằng đó là len, nó thưa thớt như thế, nhưng nó đắt giá lắm.

Nhưng hai anh đâu có cần đến cái “áo rách” nh́n thấy ông trời đó ! Nếu tôi dè họ thích khăn sọc th́ tôi đă không mang cái áo len và cái khăn lông kia ra.

Cuối cùng anh thanh niên đành nhận chiếc khăn lông mà trao cho tôi gói đường.

Tôi biết càng đi vào càng khốn khổ, cái mồm càng khô, cái bụng càng lép, cho nên đổi cho được gói đường.

Tôi hỏi :

– Đường của anh à ?

– Của tôi, tôi không ăn !

– Tại sao anh không ăn ?

– Tôi không biết !

– Anh không ăn bao giờ à ?

– Không.

– Anh đi theo ông kia (ông bác sĩ Tàu) để làm ǵ ?

– Để dắt đường, để cơng ổng leo cái dốc, để cơng ổng qua cái suối, để mắc cái vơng cho ổng nằm, để nấu cơm cho ổng ăn.

– C̣n làm ǵ nữa hết ?

– Để giặt cái quần cái áo cho ổng mặc !

– Để che cái máy bay bắn.


- Anh thanh niên quai hàm vuông đáp :

– Máy bay bắn là phải che.


Tôi hỏi tiếp :

– Máy bay nó ở trên trời che làm sao được ?


– Nó bắn tành tành chớ !
Lúc đó ḿnh phải đưa cho ổng vô hầm rồi ḿnh ngồi ngoài miệng hầm. Nó có bắn th́ trúng ḿnh trước.

À, ra che máy bay là thế đó !







Năm Cà Dom đi đâu về, thấy tôi đang soạn đồ đạc trong ba-lô ra như người Do Thái bày hàng ra bán ở vỉa hè. Tôi chưa kịp thuật với Năm Cà Dom chuyện đổi đường vừa qua th́ Năm đă reo lên :

– À đây rồi !

– Cái ǵ ?

– Trời đất, nếu hổm rày mà tớ biết cậu có cái này th́ tớ sẽ kiếm đồ ăn lia lịa. Sao mà kính miệng quá vậy?

Năm Cà Dom vồ lấy cái máy ảnh của tôi, cái món đồ mà lâu nay tôi cũng không c̣n nhớ rằng tôi mang nó trên lưng. Lâu lâu, tôi lại thấy nó nặng nề như cục sắt, tôi muốn vứt nó đi, hay nói đúng hơn, tôi muốn đổi nó với giá một lon muối.

Tôi bao Năm :

– Nhúng nước suối, dầm nước mưa, nó hỏng mất rồi !

– Sụy t! – Năm Cà Dom xua tay lia lịa :

- Đừng nói, đừng nói!

Rồi Năm Cà Dom rỉ tai tôi :

– Làm ăn được như thường không sao đâu.

Tôi hiểu ư của Năm rồi. Đây cũng là một cái ngón nghề .

Năm Cà Dom nói:

– Cậu không biết chớ ở Hà Nội có một thằng cha bác sĩ chích ống không cho thân chủ, vậy mà không ai phát hiện được.

Ở ngoài đó, không có một pḥng mạch nào của bác sĩ làm riêng tư cả. Vậy mà hễ có bác sĩ lén làm riêng là họ chơi cái kiểu đó, làm sao bệnh nhân sống nổi ?

Năm Cà Dom tiếp:

– Có cái máy ảnh này th́ tớ bảo đảm thức ăn cho cậu hằng ngày.

– Ở xứ này có ai chụp làm ǵ ?

– Cậu không có nghiên cứu tâm lư.
Chính trong cái cảnh này người ta mới ham chụp h́nh. Có một tấm h́nh để làm kỷ niệm về cuộc đời “cách mạng” chết đói của ḿnh, hiểu không ?

Tôi nói :

– Nhưng phim đâu c̣n mà chụp ?

– Tớ đă bảo, chậc… không có cần mẹ ǵ hết. Cứ đưa cái máy ảnh đây cho tớ, tớ làm sao th́ làm miễn có ăn thôi ! Tớ đă tổng kết rồi ! Thằng lớn thằng nhỏ đều thích chụp h́nh cả.

Thật là ghê gớm. Một cái anh lương thiện như Cà Dom mà cũng sanh ngụy. Ở đây, ai làm được ǵ để sống, để khoẻ th́ cứ làm, không có kể lập trường lập ḅ ǵ cả.

Có lẽ cái con người “giữ lập trường” bền bĩ nhất là ông Chín. Và người thứ hai là ông bác sĩ Tàu đi nghiên cứu chữa bệnh sốt rét Trường Sơn.

(Nghe đâu có một ông bác sĩ khác cùng đi với ông, bị sốt ác tính đem về Hà Nội không kịp chết giữa rừng. Người ta giấu kỹ lắm)

Nếu ông Chính mà gặp ông bác sĩ Tàu vừa nói chuyện với tôi khi năy có lẽ đó là một cuộc đàm thoại vui nhất thế giới.

ôi đă bàn với Năm Cà Dom nếu c̣n ở lại đây lâu tôi sẽ đạo diễn cái màn “hát chập” đó.


C̣n tiếp ,



hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.09375 seconds with 10 queries