VietBF - View Single Post - Truyện Ngắn tuyển chọn
View Single Post
Old 04-26-2020   #66
cha12 ba
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
cha12 ba's Avatar
 
Join Date: Jan 2013
Posts: 37,973
Thanks: 81,074
Thanked 56,785 Times in 24,152 Posts
Mentioned: 430 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10758 Post(s)
Rep Power: 75
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
Default Cuộc di tản tháng Tư, 1975 – Hành tŕnh lưu vong

04/26/20

Ngày 28 tháng Tư, 1975:
Buổi sáng, đạp xe đến sân trường trung học Nguyễn Thượng Hiền, nằm ngay góc ngă tư Bảy Hiền, thuộc quận Tân B́nh tỉnh Gia Định. Những ngày qua, dù tin tức chiến tranh trên báo chí, truyền h́nh đầy tin dữ, tin buồn, nhưng học sinh trung học chúng tôi vẫn c̣n đến trường, lớp học vẫn c̣n thầy cô trên bục giảng, buổi trưa ở sân chơi vẫn đông đảo tôi và bạn bè. Vài đứa đă vắng mất, tiếng lau nhau bàn tán, chắc “nó đi rồi”.

Chúng tôi nói về tin tức những người đang được người Mỹ đưa rời khỏi Việt Nam thời gian đó, khi đạn lửa chiến tranh và tin tức quân thù phương Bắc đang tiến gần về sát gần thủ đô Sài G̣n. Tôi vẫn không nghĩ đến chuyện cá nhân ḿnh hay gia đ́nh ḿnh sẽ rời khỏi Việt Nam lúc này.

Buổi sáng tôi c̣n tụ họp với những người bạn đồng lớp 11B1. Trí óc không c̣n ghi được lời thầy cô giảng hay chữ viết bài vở trong sách tập. Mỗi đứa nghĩ ngợi về chuyện ngày mai, chuyện của một tương lai rất gần, chuyện ǵ sẽ đến?

Sân trường Nguyễn Thượng Hiền

Buổi chiều ở trong ngôi nhà trong khu cư xá không quân Tân Sơn Nhất, nơi mà tôi đă sống ít nhất 10 năm nơi đây. Tôi vừa đạp xe đi ngang qua căn nhà của cô bạn gái thương yêu tuổi ban đầu, Tường Khanh, h́nh như vắng lạnh. Thời đó không dễ có điện thoại riêng ở nhà hay điện thoại cầm tay như thời nay, để mà t́m nhau khi cần có nhau.

Vài hôm trước đó, tôi c̣n đón t́m Khanh, ở một góc phố con đường Bà Huyện Thanh Quan ngập đầy những người con gái áo dài trắng Gia Long tan trường. Vài hôm trước đó, tôi c̣n hứa với Khanh, anh viết sắp xong rồi, viết cho Khanh một tập thơ t́nh bằng mực xanh trên giấy trắng “ca rô”, để giữ lại ngày sau kỷ niệm nếu lạc mất nhau v́ hậu quả của cuộc chiến này. Cô bé ở gần nhà, cô bé ở chung cùng một khu cư xá Tân Sơn Nhất này, và mẹ nàng là một cô giáo khó tính nhất của trường tiểu học Tân Sơn. Thời đó, tôi không thấy người con gái nào ở tuổi đó, ở thế giới này, có thể đẹp và dễ thương hơn Tường Khanh.

Nữ sinh Gia Long. H́nh Tư liệu
Buổi chiều, tiếng phản lực cơ chiến đấu A37 gầm thét ngang đầu. H́nh như phải hơn hai chiếc. Tiếng bom dội từ những chiếc phi cơ vào một nơi nào đó, không xa lắm, chỉ ở trong ḷng thủ đô Sài G̣n này. Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất báo động. Tôi thấy nhiều người quân cảnh và lính không quân dàn súng ở ngay cổng ra vào căn cứ. Chuyện ǵ đó, tôi chưa kịp biết ngay lúc đó.

Hơn 10 giờ khuya, Ba tôi lái xe jeep về nhà, trong lúc cả nhà đă lên giường ngủ. Ông hối hả Mẹ và anh em tôi thức tỉnh gấp, ôm vội lấy vài bộ quần áo hay tư trang cần thiết, rồi đi ngay. Đi đâu, chúng tôi không biết. Ba tôi chỉ nói, ông đưa mọi người lên phi cơ rời Việt Nam đêm nay. Tôi bàng hoàng, tôi có định đi đâu. Tôi đang c̣n mơ mộng một t́nh cảm tuổi mới lớn dường như trải dài hạnh phúc trong tim tôi những tháng gần đây.

Tôi viết vội một lá thư ngắn vài chữ, chạy qua bên nhà Thanh Hương láng giềng trước mặt nhà tôi. Gửi cho Tường Khanh giùm Thi nhé Hương. Thanh Hương là cô bạn thân của Tường Khanh, đă từng giúp trao gửi những lá thư cho tôi và Khanh từ ngày quen nhau.

Tôi mang theo một tập thơ viết tay, mà những tháng qua đang viết và làm đẹp để là món quà cho Khanh mùa hè sắp tới.

Cả nhà lên chiếc xe jeep Ba chạy vội, rời bỏ khu xóm của một đời tuổi niên thiếu anh em chúng tôi đă sống và đă lớn lên từ nơi đây. Những con chó Nhật xinh xắn nhỏ bé nuôi trong nhà, dường như biết chuyện tai ương chia cách sắp đến giữa chúng và những người chủ, đám chó phóng lên xe jeep như đ̣i theo. Chúng tôi thả chúng vào sân nhà. Bỏ đi. Bỏ tất cả. Ở lại là những con người, cảnh vật ḿnh thương yêu gắn bó gần một đời. Mang theo là trái tim và nước mắt, cố cuốn gọn h́nh ảnh ngôi nhà, người xóm giềng, lần cuối.

Có gia đ́nh chú Trịnh Thành Tiết nhà sát bên chung vách, tiễn tay nước mắt. Có gia đ́nh bác Nguyễn Văn Hữu là nhà của Thanh Hương, cũng kéo nhau đứng chia tay bùi ngùi. Họ đă không thể ra đi.

Chúng tôi vào phi đạo sân bay khu quân sự không quân. Lính quân cảnh chận xét hỏi giấy. Ba tôi có giấy lệnh kư từ ông tướng chỉ huy. Chúng tôi lên máy bay, chiếc C130. Ba tôi đưa chúng tôi vào trong ḷng tàu, rồi bước ra. Như bao nhiêu người sĩ quan không quân khác, ông phải ở lại với tất cả những người lính, cho đến khi có lệnh cuối, cho đến khi giờ cuối (là giờ nào th́ chưa biết) xảy ra. Mẹ và anh em tôi bước vào phi cơ.

Trong ḷng tàu, đă có hàng chục hay hàng trăm người đang ngồi. Nhiều khuôn mặt xóm giềng thân quen đă nhận ra. Họ cũng đều là những gia đ́nh không quân được phép lên máy bay di tản ra khỏi Sài G̣n, trước khi một biển máu có thể xảy ra ở thủ đô này, hay trước khi căn cứ Tân Sơn Nhất sẽ thành biển lửa với đạn pháo quân thù đang bao vây khắp nơi.

Tôi nh́n qua khung cửa sổ nhỏ của chiếc vận tải cơ, buồn quá, buồn chết ngất trong tim. Trong tim, có h́nh ảnh một người con gái vẫn thường mặc áo dài trắng sóng bước bên nhau những buổi chiều sau giờ tan học, trên những chuyến xe buưt, trên những chiếc xe lam, từ con đường Phan Thanh Giản về đến cổng Phi Long Lăng Cha Cả.

Qua khỏi nửa đêm, chờ dừng bớt những tiếng đạn pháo chung quanh, chuyến bay của không lực Việt Nam Cộng Ḥa cất cánh chuyên chở những gia đ́nh người lính không quân di tản khỏi vùng nguy hiểm.

Ngày 29 tháng Tư, 1975:

Khoảng chừng 3 giờ rạng sáng. Phi cơ đáp xuống đảo Côn Sơn, xa tít ngoài khơi của Vũng Tàu. Nơi này đang có trại giam tù binh cộng sản của chính phủ VNCH. Tôi c̣n nhớ phi trường có tên Phú Hải.

Khi mọi người cùng đứng dậy để bước ra khỏi thân tàu bay, tôi bất chợt mừng rú. Tường Khanh và gia đ́nh đang ngồi ở một góc phía sau ḱa. Khanh cũng mừng quá, nàng khều Mẹ la lớn mừng vui, Thi ḱa mẹ ơi!

Phút chốc đó, là một khoảng ngắn hạnh phúc trong những điều hạnh phúc nhất của đời tôi, c̣n măi cho đến hôm nay.

Chúng tôi đến bên nhau. Tôi giới thiệu Mẹ tôi với Mẹ Khanh. Bà cũng là một giáo viên. Mẹ tôi thời đó dạy học ở Ngô Sĩ Liên, c̣n mẹ Khanh dạy học ở Tân Sơn. Khanh nói, cứ ngỡ xa anh rồi, mừng quá đi. Tôi mừng muốn khóc, trao cho Khanh cuốn tập thơ mà tôi đă mang theo. Khanh ơi, anh không mang theo hành trang nào với ḿnh, ngoại trừ cuốn lưu bút học sinh từ cấp lớp 9 có tất cả bạn bè lớp học anh thương, và cuốn thơ này cho một người con gái anh thương. Khanh mắc cỡ quá, nhận lấy cuốn tập nhỏ có ép một nhánh lá ngay trang giữa.

Trời c̣n tối lắm, chung quanh chúng tôi là biển đen, chỉ nghe tiếng sóng vỗ to. Tôi và Khanh đi dạo loanh quanh ở bờ biển, nói những điều hạnh phúc của lứa tuổi vừa lớn, c̣n nh́n thấy cuộc đời chỉ có rất xanh, rất hồng, hay màu tím.

Khoảng 7 giờ sáng, vẫn có thêm những chuyến bay từ Tân Sơn Nhất bay ra, đổ tiếp các gia đ́nh không quân đi di tản. Đưa gia đ́nh đến đảo, các ông phi công không quân lại mang phi cơ trở về, quay lại đơn vị. Có thể c̣n thêm những chuyến bay cho những gia đ́nh không quân đang chờ ở Tân Sơn Nhất.

Nhưng những chuyện kể nhau nghe của người đến sau, khiến mọi người lo lắng, không nhiều hy vọng cho những người c̣n ở lại. Kẻ thù bắn pháo nặng nề, những chuyến bay không thể đáp xuống phi đạo khi quay về từ Côn Sơn. Có những chiếc phi cơ trúng đạn nổ tan trên giữa không trung.

Khoảng 9 giờ sáng. Sân bay phi trường rất nhỏ Phú Hải ngập đầy cả chục chiếc vận tải cơ C-130, C-119, C-7, DC-6, và trực thăng. Không quân VNCH đem máy bay ra đảo để di tản, tránh đạn pháo. Sân bay nhỏ, nhiều phi công lại cất cánh bay qua Thái Lan, họ đến căn cứ không quân Utapao của Mỹ tại Thái.

Nhiều người lính không quân từ Tân Sơn Nhất đă có mặt ở đảo. Thiếu bóng dáng Ba tôi. Hỏi thăm t́m kiếm không ai biết đúng, hay những tin tức ngược chiều nhau. Một người vai Dượng của tôi – dượng Khánh là ba của Cẩm Hồng, Hùng… kể với Mẹ tôi, là ông nghe nói Ba tôi bám theo một chiếc C-7 đang rời phi đạo, nhưng lên tàu không được, rồi bị rơi trở lại…

Mẹ và anh em chúng tôi buồn lo quá.

Sau 10 giờ sáng, có xe đưa mọi người chúng tôi đến khu vực nhà nghỉ mát ở biển, nhưng tôi ở lại sân bay cố t́m đợi một chuyến bay có Ba tôi.

11 giờ. Một số sĩ quan không quân tập hợp mọi người, lập danh sách và chuẩn bị đưa ra ngoài biển nơi có tàu hạm đội hải quân Mỹ đang chờ đón chúng tôi. Những chiếc trực thăng không quân VNCH đưa một số gia đ́nh ra biển, nhưng không thấy họ quay lại đón tiếp những người c̣n lại. Những chiếc vận tải cơ, th́ các phi công chọn trong danh sách ưu tiên một số thân nhân, hay thân quen, lên tàu để bay qua Thái Lan.

Chúng tôi ở lại đảo Côn Sơn suốt ngày, đêm của 29 tháng 04 năm 1975. Nhưng không ai có thể ngủ được.

Tôi và Khanh lại đi dạo trên cát, trên những đợt sóng nhỏ, nói chuyện của một thế giới chưa biết ḷng thù hận.

Ngày 30 tháng Tư, 1975

8 giờ sáng. Các sĩ quan không quân lại họp mọi người, phân bổ theo danh sách để chọn người được lên tàu các vận tải cơ trên phi đạo, để bay qua Thái Lan. Ưu tiên cho những gia đ́nh đă có chồng cha bay ra được Côn Sơn ngày hôm trước. Những phụ nữ và con cái gia đ́nh thiếu vắng người chồng, cha th́ ở lại chưa biết hoàn cảnh sẽ xảy đến thế nào. Trong t́nh thế này, có nhiều người bất măn ngấm ngầm, dù họ là những gia đ́nh cùng chung một quân chủng.

Cậu Tú của Tường Khanh, nổi nóng trước sự thiếu công bằng, chưa chi đă đ̣i bỏ nhau của những người sĩ quan đang dùng cấp bậc của ḿnh mà quyết định danh sách, chuyện ai được lên tàu ai phải ở lại. Ông lớn tiếng, nhưng gia đ́nh cản ngăn.

Nhiều người khóc, những phụ nữ như Mẹ tôi chưa biết tin chồng giờ này ra sao, chưa biết thân phận gia đ́nh ḿnh trên đảo này sẽ thế nào. Phía bên kia núi, nghe nói trại tù đă được mở, tù binh Bắc quân đang đổ ra sau khi có tin chính thức miền Nam Việt Nam đă thất thủ, ông tổng thống một ngày đă tuyên bố đầu hàng quân thù.

Khi tiếng nói đầu hàng từ vị đại tướng tổng thống yếu hèn vang lên trên làn sóng phát thanh, tất cả mọi người chúng tôi ở đảo, lặng người chết điếng. Nhiều người lại khóc.

11 giờ sáng. Có những chiếc ca nô nhỏ đổ vào gần bờ. Họ là những thủy thủ người Phi. Họ kêu chúng tôi lội biển ra tàu nhỏ. Trời lại mưa lớn, mọi người ướt hết, nhưng vẫn gắng lội qua những cơn sóng biển để ra các chiếc ca nô đón người.

Chúng tôi, hàng trăm người đa số đàn bà và thanh thiếu niên, con cái nhỏ, được các chiếc ca nô đưa ra một chiếc tàu thương thuyền lớn mang cờ Phi Luật Tân. Tôi và Khanh lên bong tàu đứng nh́n biển, nói chuyện. Sóng lớn, mọi người mệt rủ. Khanh cũng yếu lắm, nàng bị say sóng nặng, ói mửa và chóng mặt.

Ra đến hải phận quốc tế, tàu Phi đưa chúng tôi đến một tàu chiến lớn của hải quân Mỹ. Chiến hạm thuộc hạm đội hải quân Mỹ có trách nhiệm đón vớt cứu người Việt đang bỏ nước lưu vong. Chiếc tàu này đón khoảng 1.000 người Việt chúng tôi. Họ khám xét mỗi người chúng tôi rất kỹ. Những người lính th́ hoàn toàn bị tước hết tất cả vũ khí.

Tôi đưa Mẹ tôi xuống ḷng tàu, sau đó lại phụ tay với gia đ́nh Khanh. Cầu thang đi xuống bên dưới ḷng tàu, là nơi chúng tôi được đưa xuống, hơi nhỏ hẹp, tôi d́u Khanh bước từng bậc thang. Trong ḷng tàu, hàng ngàn người nằm san sát bên nhau, không nệm không chăn. Người Mỹ phân phối súp cháo cho chúng tôi trong bữa ăn đầu tiên trên tàu. Nhưng mỗi người chỉ được một ly (cup) cháo mà thôi.

Trở lên bong tàu, tôi chứng kiến những chiếc trực thăng của không quân VNCH bay đến, khi đáp lên sân tàu và người sĩ quan phi công Việt vừa bước ra, th́ người lính Mỹ xúm nhau đẩy những thân tàu trực thăng xuống biển. Có những chiếc trực thăng không thể đáp xuống sân bay trên tàu Mỹ v́ lư do ǵ đó, người phi công bỏ trực thăng nhảy ra, rơi xuống biển, có ca nô lính hải quân Mỹ đến cứu vớt. Người lính phi công hào hùng của không quân VNCH lên tàu, bị tước hết súng ống, chỉ c̣n lại bộ đồ bay. Người Mỹ phát áo quần cho họ thay.

Những lúc đó Khanh lại mệt, tôi xin Mẹ tôi hai viên thuốc say sóng cho nàng. Mẹ tôi và mẹ Khanh nói chuyện với nhau, thân nhau hơn.

Ngày 01 tháng Năm, 1975:

Buổi sáng, mọi người thủ tục vệ sinh trên bong tàu, giặt giũ áo quần bằng nước biển. Sau đó, người Mỹ ra lệnh quay trở xuống ḷng tàu.

Buổi trưa lại ăn cháo, nhưng cũng có thêm cơm. Cơm nấu sống quá, khó ăn.

Buổi chiều, tàu lại đón thêm khoảng 4.000 đồng bào được đưa qua tàu này, từ chiến hạm Midway và các xà lan đón người trên biển.

Sau lúc đó, mọi người chúng tôi được phép tự do lên bong tàu đi lại.

Khi đêm xuống, tôi và Khanh lại đứng tựa dây cáp thành tàu, nói chuyện. Khanh chia sẻ nỗi lo trong tôi khi tin tức về Ba vẫn chưa có. Tôi lo cho Ba tôi nhiều, cứ sợ điều không may xảy đến. Mẹ tôi cứ khóc, mắt luôn đỏ hoe.

Ngày 02 tháng Năm, 1975:

T́nh cờ, trong số mấy ngàn người tỵ nạn trên tàu, tôi t́m thấy được hai ông anh họ vai vế là anh em cô cậu ruột. Anh Trịnh Bá Tùng, là thiếu tá phó trưởng pḥng quân báo bộ tư lệnh không quân, và anh rể họ Nguyễn Quang Lập là đại úy không quân. Mừng quá. Có các ông anh họ, nên Mẹ tôi có chút yên tâm.

Tường Khanh lại giúp giặt áo quần cho các em tôi Vũ, Phương. Chúng tôi có thời gian bên nhau nhiều hơn, chưa lúc nào hai đứa có cơ hội ngồi bên nhau nói chuyện nhiều như thế.

Thức ăn cũng lại là cháo trắng và cơm, cùng nước lạnh.

Khuya tối, không ngủ được, hai đứa tôi lại lên bong tàu nói chuyện. Trời gió biển lạnh, tôi cởi chiếc áo hướng đạo sinh khoác lên cho Khanh, ḿnh th́ cởi trần chịu lạnh. Bong tàu nghẹt người đứng, như không ai có thể nhúc nhích bước đi. Mỗi lần bước chen lấn, tôi nắm tay Khanh như bảo vệ nàng trong ṿng vây bởi ngàn người xa lạ.

Ngày 03 tháng Năm, 1975:

Buổi trưa, tàu cho mọi người cơ hội tắm rửa bằng nước ngọt, sạch. Xong lại ăn cháo trắng nữa.

Buổi tối, tôi nhập nhóm nói chuyện với những người bạn nhỏ cùng xóm giềng, cùng là những gia đ́nh không quân Tân Sơn Nhất. Có anh em Tuấn Anh, có Chúc, có Sĩ, có Bảo… cùng tán nhau trên bong tàu. Phạm Mai Hương, bạn tri kỷ sau này của tôi, cũng có mặt cùng chuyến đi từ Tân Sơn Nhất đến Côn Sơn, rồi đến chuyến tàu này.

Tường Khanh từ dưới bước lên, cười với đám chúng tôi. Hai đứa tôi lại rẽ riêng một góc thành tàu, nói chuyện. Tôi hôn nhẹ lên những sợi tóc Khanh bay trong gió biển. Tóc nàng, có mùi biển và mặn của chất muối. Khanh cười với tôi, hai đứa bỗng nh́n nhau thật lâu trong im lặng.

Ngày 04 tháng Năm, 1975:

Tàu cập bến Vịnh căn cứ hải quân Mỹ Subic Bay tại Phi Luật Tân. Đám thanh niên trẻ chúng tôi kéo dây tàu, giúp các phụ nữ người già chuyển đồ xuống bến. Tôi phụ gia đ́nh tôi, phụ tiếp đồ cho gia đ́nh Khanh. Tôi nắm tay Khanh, đưa nàng xuống bến. Khanh nói với tôi, thôi anh nghỉ đi, mệt lắm rồi, đừng phụ người khác nữa. Tôi mang tinh thần hướng đạo, người nghĩa sinh những ngày đi học, không thể không phụ giúp người khác.

Căn cứ hải quân Mỹ Subic Bay tại Phi Luật Tân

Hành lư gia đ́nh tôi và gia đ́nh Khanh để chung với nhau. Các ông anh họ nhập chung với gia đ́nh tôi. Trong hoàn cảnh mới, xứ người, giữa những hỗn độn không gian và thời gian đang xảy ra, vậy mà tôi thấy hạnh phúc quá. Những lúc đó, tôi quên Ba tôi vẫn c̣n đang thất lạc tin tức, không biết bị kẹt lại quê nhà hay đang trên tàu biển nào, hay đang ở Thái Lan v́ nhiều chuyến bay không quân đă bay qua Utapao.

Tôi không ngờ giờ phút đó là giờ phút cuối giữa tôi và Khanh trong thuở ban đầu cuộc hành tŕnh lưu vong xứ người. Các lính Mỹ tại Subic Bay đă đùa các nhóm chúng tôi vào một bên, vào một hangar căn cứ. Lúc này, tôi mất lạc nhóm của gia đ́nh Khanh. Sau khi làm thủ tục, được ăn uống rất ngon hơn, gia đ́nh tôi được đưa lên phi cơ không quân Mỹ bay sang đảo Guam. Nhưng tôi hoảng hốt khi không c̣n trông thấy bóng dáng Khanh hay gia đ́nh Khanh ở đâu hết.

Cuối cùng, cả gia đ́nh tôi và hai ông anh họ được đưa đến đảo Guam, nơi có gần 100.000 người Việt tỵ nạn dần dà được chính phủ Hoa Kỳ tập trung về đây. Mỗi ngày tôi lang thang các khu trại trên đảo t́m kiếm Tường Khanh.

Tôi không t́m được Khanh, nhưng đă gặp lại Ba tôi trên đảo này. Ông đă kịp leo lên một chiếc phi cơ C-47, h́nh như là chiếc phi cơ cuối cùng bay ra khỏi phi đạo Tân Sơn Nhất vào trưa ngày 29 tháng 04 năm 1975 cùng một nhóm sĩ quan không quân. Họ đă đến đảo Phú Quốc, và sau đó được đưa lên tàu Mỹ ngoài hải phận quốc tế như chúng tôi.

Gia đ́nh chúng tôi đoàn viên trong hạnh phúc. Tôi vẫn buồn, nhớ Khanh.

Ngày 20 tháng Năm, 1975:

Người Mỹ đưa chúng tôi từ đảo Guam bay đến phi trường quân sự Travis vùng phía Bắc California, rồi lên xe buưt không quân Mỹ về đến trại tỵ nạn Pendleton ở California. Xe đến trại buổi trưa. Hàng trăm người ở trại này, ra t́m đón thân nhân ở băi xe buưt đỗ người đến. Từ trong xe, tôi bất chợt nh́n thấy Tường Khanh trong đám đông đứng t́m chờ người đó, đôi mắt nàng bỗng mừng rỡ khi nh́n thấy tôi.


Có những tiếng reo vui, nhưng hạnh phúc nhất là hai đứa tôi.

Những ngày tỵ nạn hay lưu vong xứ người, thuở ban đầu kỷ niệm c̣n măi trong tôi từng phút giây, đến măi hôm nay… c̣n nhớ.
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Guam-Guam-Daily-Post-696x464.jpg
Views:	0
Size:	72.3 KB
ID:	1572019   Click image for larger version

Name:	opo_subic-gate-naval-base-696x475.jpg
Views:	0
Size:	72.0 KB
ID:	1572020   Click image for larger version

Name:	gia-long-696x498.jpg
Views:	0
Size:	71.9 KB
ID:	1572022   Click image for larger version

Name:	Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-Nguy%E1%BB%85n-Th%C6%B0%E1%BB%A3ng-Hi%E1%BB%81n.jpg
Views:	0
Size:	93.3 KB
ID:	1572023  

Click image for larger version

Name:	92812381_105322984483699_4049226953998204928_n-696x556.jpg
Views:	0
Size:	81.6 KB
ID:	1572024  
cha12 ba_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
anhhaila (04-27-2020)
 
Page generated in 0.12345 seconds with 11 queries