VietBF - View Single Post - Góc Truyện Tuyển Tập
View Single Post
Old 03-21-2020   #41
cha12 ba
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
cha12 ba's Avatar
 
Join Date: Jan 2013
Posts: 37,973
Thanks: 81,074
Thanked 56,785 Times in 24,152 Posts
Mentioned: 430 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10758 Post(s)
Rep Power: 75
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
Default Danh Ná 3

-3-

Những thân chuối được chặt bớt gốc và ngọn, thẳng tắp và đều đặn. Những chiếc cọc tre nhọn hoắt một đầu, như lưỡi kiếm, đầu để chịu những nhát vồ đóng xuống lá chuối. Mỗi khúc tre dài hơn xoải tay Danh ná và to bằng cổ chân nó, chẻ đôi, vót đủ hai cọc. Bè ra sông lớn, biển rộng cơ mà. Sợ bè có thể rã, Danh ná còn kiếm ít dây dừa, sẽ buộc ngang, buộc dọc. “Đồ nghề” đã đầy đủ, nằm ngổn ngang giữa sân. Danh ná chẳng còn lo ngại gì nữa. Nó ngồi trên thân chuối nhìn xuống con kinh Chắc Cà Đao. Từ con kinh này, Danh ná sẽ ra đi. Đi tới những bờ bến nào của quê hương yêu dấu, Danh ná chưa biết. Nhưng Danh ná phải ra đi. Nó thèm đi xa lắm rồi. Làng Chắc Cà Đao càng ngày càng nhỏ bé, Danh ná càng ngày càng lớn khôn. Quê hương Việt Nam đẹp đẽ vô cùng. Dzũng Đakao đã nói thế. Có lần, Dzũng Đakao nắm chặt tay Danh ná, thủ thỉ : “Mày thử nghe tao đi, Danh ạ, mày là thằng nhóc số một tỉnh An Giang, mày mà đi xa, tụi nhóc khắp nơi sẽ bu quanh mày, khen ngợi mày. Chúng nó sẽ yêu mày hết tả. Và mày cũng sẽ yêu chúng nó. Lúc ấy, mày sẽ tin tao.”

Danh ná vùng dậy, nó lăn những thân chuối sát gần nhau. Nó chia khúc để đóng cọc. Tính toán xong xuôi, “kỹ sư đóng tầu” Danh ná gọi Chơn Chơn đạo nhơn tiếp tay. Hai ông nhóc say sưa làm việc. Mồ hôi chẩy đầm đìa trên hai khuôn mặt chất phác. Mồ hôi bóng nhẫy mình mẩy hai đứa bé quê mùa. Mồ hôi, luôn luôn phải có mồ hôi. Thiếu mồ hôi, mọi việc mất hết ý nghĩa. Nắng buổi sáng hiền hòa. Và gió đầu hạ mát rượi. Nắng gió đồng nội tăng sức mạnh cho hai đứa bé. Danh ná đưa tay vuốt mặt :

– Nếu mình cố gắng, sáng mai là phiêu lưu được rồi.

Chơn Chơn phấn khởi :

– Cố gắng chứ, anh.

– Sáng mai mình đi thật sớm.

– Đi sớm chi vậy ? Em khoái đi trễ để tụi nó nhìn anh em mình, tụi nó nhễu nước miếng thèm … phiêu lưu.

– Mày ngu lắm. Dzũng Đakao bảo rằng, không nên ồn ào, khoe khoang. Mình khoe khoang, nhỡ mình hỏng việc, mắc cở chết.

Chơn Chơn đạo nhơn nín khe. Mặt trời lên cao khoảng một cây sào thì cái bè ghép xong. Bè rộng bằng cái chiếu lớn, dài gấp rưỡi. Cọc đóng cả hai bên, nghĩa là, mỗi bên đều có đầu nhọn và đầu bằng, nên chắc lắm. Cứ tưởng tượng cái cọc giống cái đinh đi.

– Mới xong một nửa nghe, mày. Nửa sau, mình ghép chuối lớn hơn. Rồi mình đặt nửa nhỏ trên nửa lớn. Thế là có cái bè đôi vững vàng.

Chơn Chơn đạo nhơn hỏi :

– Tại sao mình không phiêu lưu bằng xuồng ?

Danh ná bĩu môi :

– Mày đóng nổi xuồng à ? Cái gì do tay mình làm được mới khoái. Phiêu lưu trên bè chuối là số một ! Tụi nhóc sẽ hỏi ai ghép bè giùm mình, mày sẽ ưỡn ngực đáp, tao đấy.

Chơn Chơn đạo nhơn cười :

– Dzũng Đakao dạy anh, hả ?

Danh ná thản nhiên :

– Ừa.

Hai ông nhóc lại hì hục khiêng chuối, đóng cọc. Có sẵn chuối và cọc, ghép bè cũng nhanh thôi. Đến trưa, Danh ná và Chơn Chơn đạo nhơn đã loay hoay bê bè nhỏ đặt lên bè lớn. Chơn Chơn đạo nhơn vươn vai :

– Xong.

Danh ná lắc đầu :

– Hỏng rồi !

– Hỏng à ? Hỏng cái nỗi gì ?

– Cái nỗi ngu. Bây giờ phải đào hầm mới đóng cọc được.

Chơn Chơn vẫn chưa hiểu “cái nỗi ngu”. Nhưng mà đào hầm thì ghê quá sức :

– Mày đói chưa ?

– Em nhịn nổi.

– Vậy làm lại.

Danh ná và Chơn Chơn đạo nhơn lấy hai thân chuối còn dư làm đồ kê. Chúng khiêng bè nhỏ đặt lên. Rồi bè lớn lại đặt lên trên bè nhỏ. Sửa sang cho thẳng hàng, đúng lối, Danh ná đóng cọc ngắn ghép hai bè thành một. Chơn Chơn đạo nhơn đã hiểu “cái nỗi ngu”.

– Đóng bè nhỏ xuống bè lớn là đóng luôn xuống đất, nghe chưa ? Có nhổ được lên thì bè cũng lung lay như răng ông lão. Rồi kéo xuống rạch làm sao ? Mũi cọc sẽ cầy đất, bè tiêu liền à…

– Dzũng Đakao dạy anh, hả.

– Tao dạy tao. Dzũng Đakao đâu biết ghép bè !

– Giờ xong chưa ?

– Chưa.

– Vậy làm tiếp.

– Còn bụng tính sao ?

– Bụng không bằng bè !

– Mày hăng dữ ?

– Em thèm phiêu lưu, thèm đi liền, đợi lâu thấy mồ luôn …

Danh ná liếm mép :

– Sáng sớm mai đi.

Chơn Chơn sướng rên :

– Cho nó biết tay.

Danh ná không chú ý câu nói của Chơn Chơn. “Nó” mà Chơn Chơn vừa dọa “cho biết tay” là con bé Ba. Chả là, tối qua, con nhà Chơn Chơn đạo nhơn trót khoe với bé Ba rằng nó sắp rời Chắc Cà Đao, đi phiêu lưu sông nước. Bé ba nhạo Chơn Chơn, bảo Chơn Chơn phiêu lưu xó bếp. Đạo nhơn ta lầm lũi bỏ về, lòng đau lắm. Tưởng “người đẹp” mếu máo can ngăn, ai ngờ “nàng” lại nhe răng sún cười nắc nẻ. Chơn Chơn mím môi kéo rít những sợi dây dừa. Bè của hai ông nhóc thật chắc và đẹp. Thế mà Danh ná còn khăng khăng “chưa xong”. Hai đứa nghỉ tay, tính chuyện ăn uống.

Buổi chiều, nhớ hẹn, bọn thằng Hai cò lần mò tới. Công việc ghép bè tạm hoãn. Danh ná dạy thêm bọn Hai cò vài đường súng cao su. Chơn Chơn đạo nhơn hậm hực mà không dám nói gì. Chừng thấy màn “thực tập” kéo dài quá, Chơn Chơn ngứa miệng :

– Học nhiều làm sao nhớ hết bài !

Hai cò bắn hoài không trúng bia cú nào, vội đồng ý ngay với Chơn Chơn đạo nhơn :

– Đúng. Mai học tiếp.

Chơn Chơn đạo nhơn vênh váo :

– Mai à ! Mai tụi tao đi phiêu lưu rồi. Bay chẳng nhìn cái bè kia sao !

Danh ná cáu lắm rồi. Nó lườm, nguýt Chơn Chơn đạo nhơn. Hai cò ngơ ngẩn :

– Phiêu lưu tận đâu lận ?

Chơn Chơn cao hứng :

– Ra sông lớn, biển cả. Đi bốn phương trời, muôn phương đất.

Tâm sún nhìn Danh ná :

– Chặt chuối ghép bè đấy. Nhất mày, Danh ạ ! Cho tao phiêu lưu với hé !

Tư thẹo, bỗng nhiên, dậy hồn viễn xứ, quên béng giàn ná :

– Tao nữa.

Hai cò hùa theo :

– Cả tao nữa !

Danh ná xua tay :

– Bè nhỏ xíu à, chỉ chứa nổi hai thằng tao thôi. Tụi tao đi lâu, bay không theo được. Ba má bây sẽ rầy đó.

Ba ông nhóc nhao nhao :

– Tao trốn nhà.

Danh ná vẫn xua tay :

– Phiêu lưu khổ thấy mồ. Bọn Dzũng Đakao của tao bảo rằng phiêu lưu thường bị nhịn đói, nhịn khát, có khi phải ăn xin, nằm sân đình, xó chợ, phải đi ở đợ, chăn bò, đẩy xe.

Danh ná phịa thế. Con nhà này bi thảm hóa chuyện phiêu lưu, cố tình làm bọn Hai cò nhụt chí khí. Quả nhiên, ba ông nhóc Chắc Cà Đao thộn mặt. Danh ná hứng chí, bồi thêm :

– Cù lao đầy cá sấu, biển đầy cá mập. Tao chưa kể những đêm mưa lạnh, ma quỷ đầy sông. Ấy, người chết đuối hóa thành ma trêu chọc khách thương hồ !

Ba ông nhóc nổi da gà. Danh ná nhún vai :

– Chưa chắc tao đã dám phiêu lưu. Bay về đi, mai vô học bắn ná.

Hai cò nói :

– Phiêu lưu về mày dạy hết tài bắn nghe, mày Danh. Ông biết mày sẽ phiêu lưu.

Nó tha thiết :

– Cần “thử thách” gì, tao giúp ?

Danh ná cầm tay Hai cò:

– Cần mày về.

Ba ông nhóc bị đuổi khéo, đành lủi thủi bước khỏi sân nhà Danh ná. Chơn Chơn đạo nhơn ở lại chịu trận :

– Mày giữ mãi cái tật khoe khoang hả, Chơn ?

Chơn Chơn đạo nhơn lúng túng :

– Em lỡ miệng.

– Mày ngứa miệng thì có. Mẹ, cứ khoe không rồi hổng làm nổi, chúng chưởi thúi đầu. Từ nay ngậm miệng lại.

– Em hứa.

Mặc dù Chơn Chơn đạo nhơn đã hứa nhưng Hai cò, Tâm sún, Tư thẹo không hứa hẹn gì với Danh ná cả. Do đó, hầu như, tất cả trẻ con trai gái ở cái làng Chắc Cà Đao nhỏ bé này đều biết Danh ná và Chơn Chơn đạo nhơn ghép cái bè khổng lồ phiêu lưu sông biển. Tin tức loan truyền thật nhanh, thật xa. Con nít giống hệt loài kiến, thông tin mau lẹ, và chính xác. Thậm chí, trẻ con bên kia tỉnh lộ thuộc làng Trà Ôn cũng kháo nhau Danh ná sắp phiêu lưu. Danh ná ghép bè phiêu lưu trở thành một biến cố quan trọng làm xáo động vùng quê. Rồi lan vào thị xã Long Xuyên. Cũng may, bây giờ, mùa hạ, hoa phượng nở đỏ ối, rụng tơi tả xuống sân các trường và cửa lớp đóng kín mít. Chứ không, học trò thị xã Long Xuyên lại có đề tài bàn tán về chuyến đi của Danh ná như, năm ngoái, chúng đã bàn tán cái tài đá bóng và bắn súng tuyệt vời của hoàng tử Danh ná.

“Danh ná sắp đi phiêu lưu”. Sáu tiếng này gây ra bao nhiêu xao xuyến, rạo rực. Khu chợ mò vào. Xóm trên kéo xuống. Xóm dưới lần ra. Trẻ con háo hức đi xem cái bè của Danh ná. Tự nhiên, sân nhà Danh ná biến thành sân chợ triển lãm ồn ào, náo nhiệt. Danh ná kẹt cứng, không còn thì giờ tô điểm cái bè và sửa soạn chuyến đi, ngày mai. Danh ná, thoạt đầu, giận Chơn Chơn đạo nhơn, chỉ muốn đá Chơn Chơn đạo nhơn một cái té nhào. Nhưng khi thấy nhô con trẩy hội sân nhà mình, đứa nào đứa ấy đều tỏ vẻ cảm tình và thán phục chuyện ghép bè phiêu lưu thì Danh ná lại khoan khoái. Danh ná sực nhớ, năm ngoái, cũng mùa này, nhô con đã tụ tập ở đây, nghe Chương Còm thổi ác-mô-ni-ca [8], nghe Dzũng Đakao hát và cùng hát theo vui vẻ, hồn nhiên. Có sao đâu ? Trẻ con tìm đến nhau. Người lớn kiếm cách xa nhau. Trẻ con cho nhau trọn vẹn tình yêu mến. Người lớn cho nhau trọn vẹn sự đố kỵ, lòng thù hận. Người lớn, tệ hại hơn, còn cho nhau cả nỗi ganh ghét sự may mắn của nhau. Người lớn vô tích sự. Người lớn chẳng bao giờ ngồi gần nhau được, huống chi là tặng nhau những chân tình.

– Mai mày đi hả, Danh ná ?

Một ông nhô niềm nở hỏi. Danh ná âu yếm đáp :

– Ừa, mai tao đi.

Cuộc “họp báo” xẩy ra thật hấp dẫn. Ký giả là quý vị nhô con, tới tấp hỏi. Danh ná, vị hoàng tử, trả lời liên miên :

– Bè thế này thôi à ?

– Còn nhiều thứ nữa tao chưa làm xong.

– Mai mày đi lúc mấy giờ ?

– Lúc gà gáy.

– Đợi mặt trời mọc hãy đi, Danh ạ ! Tao muốn tiễn mày, tội cái tao thức trễ.

– Đi muộn đi Danh.

– Ừa, đi muộn.

– Mày cần thêm món gì, tụi tao đem cho ?

– Cho gì tao cũng nhận hết.

Một “ký giả” tung một câu hỏi rất… lão thành :

– Chú mày tính tới đâu rồi mới… hồi hương ?

Danh ná bốc đồng :

– Đảo Hoàng Sa.

Tất cả nhô con há hốc miệng, trợn mắt :

– Hoàng Sa à ? Gần cù lao ông Chưởng không ? Ồ, có lẽ xem tới Làng Gù.

Chơn Chơn đạo nhơn nửa cười hãnh diện :

– Hoàng Sa phía Bắc nước ta. Bọn Ba Tàu nó chiếm mẹ nó rồi.

Danh ná giải thích thêm :

– Hoàng Sa xa lắm. Đây là hòn đảo thuộc tổ quốc Việt Nam. Bọn Tàu nó mới ăn cướp.

Lại “hội nghị Diên Hồng” diễn ra sôi nổi tại sân nhà cậu bé Chắc Cà Đao.

– Mày tới đảo Hoàng Sa đục bọn Tàu, hả ?

– Đục chứ bộ, nó ăn cướp nước mình là mình phải đục.

– Ông sẽ ra Hoàng Sa.

– Tao cũng đóng bè.

– Lát ông đục thằng Tàu già bán chạp phô ở chợ.

– Cướp cái hũ xì dầu của nó !

Danh ná đợi quý vị nhô con bớt hăng máu mới nói :

– Mình còn bé, chưa đục nổi Tàu đâu. Hễ lớn khôn là mình đục. Từ mai đến khi bè tao trôi ra biển là tao lớn rồi.

Những ông nhóc, mắt rực sáng, tóc lộng bay, gió chiều, lòng cồn cào chuyện khôn lớn. Trẻ con ở đâu, không biết, trẻ con ở Chắc Cà Đao đã nóng ruột chiếm lại Hoàng Sa. Danh ná sướng đến lịm người. Nó nhắm mắt, mường tượng Dzũng Đakao. Nơi nào đó, chắc chắn, Dzũng Đakao, Chương Còm cũng đang bàn chuyện đánh giặc Tàu, chiếm lại Hoàng Sa với bao nhiêu đứa trẻ con khác. Buổi chiều như đứng im. Buổi chiều không muốn đi vội. Trẻ con Chắc Cà Đao níu kéo chặt chân chiều. Và chiều yêu trẻ con, bảo bóng tối khoan hãy trở lại hoàng hôn. Danh ná cảm khái, rút kèn ác-mô-ni-ca chơi bài Viễn du [9]. Tiếng kèn của Danh ná, chưa điêu luyện bằng Chương còm nhưng vẫn thừa sức thu hút những tâm hồn ngọc Chắc Cà Đao. Danh ná ngưng chơi kèn, nó cất giọng hát :

– “… Hãy ghé bến bờ
Có những khóm dừa
Chiều nhuộm vàng làn tóc ngây thơ|
Viễn xứ ước thề
Xóa hết lối về
Để đẹp lòng người bước chân đi …”

Bọn nhóc vỗ tay ca ngợi Danh ná. Chúng nó thay phiên nhau hát. Rồi cả làng hát. Danh ná thổi kèn phụ họa. Rồi chiều phải đi. Chiều đi rất bâng khuâng. Bóng tối về. Giọng hát vẫn rộn ràng một xóm quê. Chuyện phiêu lưu sẽ bị lãng quên nếu một ông nhô không hét :

– Thôi tụi mình về cho thằng Danh sửa soạn mai đi.

Nó dặn dò :

– Mai tao sẽ tới tiễn chân mày, Danh ạ !

Từ từ, bọn nhóc rời khỏi sân nhà Danh ná. Bóng tối đã tràn ngập lối mòn. Trăng đầu tháng còn yếu ớt quá. Danh ná đứng im, thẫn thờ cây kèn trong tay. Chỉ còn một mình nó. Nó ngó quanh quẩn. Đệ tử Chơn Chơn đạo nhơn đang chia tay ai đầu ngõ…

– Tin chưa, hả ?

– Rồi.

Danh ná bước vào nhà. Chơn Chơn đạo nhơn hỏi :

– Còn cười không ?

– Hớt.

– Đã biểu thằng này ghét nói xạo mờ !

– Thì nói thiệt.

– Mai thằng này phiêu lưu sớm đấy. Đi lâu à, mấy năm lênh đênh lận.

– Dữ vậy !

– Phiêu lưu mờ lỵ.

– Mai tiễn chân.

– Nhớ nghe.

– Nhớ. Thôi, “dzìa”…

“Nàng” về. Chơn Chơn đạo nhơn trông theo. Bóng “nàng” xa dần và chìm vào bóng tối. “Nàng” sún bé Ba của Chơn Chơn đạo nhơn đó. Đêm nay, thể nào đạo nhơn cũng mớ !

[8] Ác-mô-ni-ca : từ tiếng Pháp ‘Harmonica’; kèn cầm tay.
[9] “Viễn du”, nhạc và lời của nhạc sĩ Phạm Duy.
cha12 ba_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.09250 seconds with 10 queries