VietBF - View Single Post - TÙ BINH VÀ H̉A B̀NH
View Single Post
Old 03-28-2021   #15
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,440 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default CHƯƠNG 16: ĐẤU P 1

Những phiên họp của Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên được thành h́nh khẩn cấp, vội vă. Phía Cộng sản dù được chuẩn bị và ở vào hoàn cảnh hoạt động thuần nhất, với những chuyên viên hội nghị từ Paris về vốn quen thuộc với sinh hoạt thương nghị, biết phát biểu những lời nói dài lê thê gồm nhiều tỉnh từ mềm mỏng nối kết đúng “tinh thần và lời văn của Hiệp Định”... Nhưng sự lúng túng đôi khi vẫn không thể tránh được v́ những người này phần lớn không nắm vững t́nh h́nh miền Nam. Các sĩ quan của hai phái đoàn Cộng sản đến Sài G̣n để giải quyết vấn đề miền Nam trên nguyên tắc, nhưng đa số là người Bắc hoặc người hoạt động ở vùng Trung Bộ, ở các quân khu miền Trung, như mặt trận B3 (Chiến trường Tam Biên), B2 (chiến trường Trị-Thiên), vùng Nam-Tín-Ngăi... Nên họ không thể nắm vững được các yếu tố địa giới, đặc dị của miền Nam dù học tập, hội ư là công việc thường xuyên liên tục của các phái đoàn Cộng sản. Họp xong, trở về trại Davis hội thảo, phê b́nh, rút ưu khuyết điểm, bổ sung ư kiến để tiếp tục lại ở phiên họp tới. Về phần phái đoàn Việt Nam Cộng Ḥa, bước đầu hội nghị quả đă là một khởi sự rối rắm, các sĩ quan trưởng ban, ba vị tướng trưởng phái đoàn như Tướng Dzu Trưởng đoàn VNCH trong Ban Liên Hợp 4B, (Tháng đầu tiên, 2-73) Tướng Hiệp - Phó Trưởng đoàn... Phần lớn là những tư lệnh, chỉ huy trưởng các đơn vị tác chiến hoặc các ngành chuyên môn không liên quan hoặc kinh nghiệm về thương thảo với đối phương tại bàn hội nghị; các vị này cũng không hề có được một chuẩn bị tối thiểu để đảm nhận công tác (Điển h́nh là trường hợp Tướng Đống - Tư Lệnh Sư Đoàn Dù, một ông tướng chuyên việc đánh giặc). Thế nên, trong những ngày của tháng hai, tháng ba 1973 các phiên họp đă diễn theo một chiều hướng kỳ lạ, các sĩ quan nghị hội chỉ nói những điều ḿnh nắm vững, đă được chuẩn bị, không cần phải trả lời những câu hỏi, những vấn đề đặt ra bởi đối phương. Điển h́nh như ṿng đối thoại sau đây của phiên họp ngày 12-2-73, Tiểu Ban Tù Binh:

Đại Tá Đắt (VNCH):
- Chúng tôi thông báo đến quí vị số lượng tù binh mà phía VNCH dự trù trao trả ngày mai, 13-2-73... Ngày mai, chúng tôi sẽ đưa hai trăm tù từ Biên Ḥa đến trao trả ở địa điểm bắc sông Thạch Hăn, hai trăm tù này sẽ được không vận từ Biên Ḥa đến Phú Bài, xong từ Phú Bài sẽ đi ra Quảng Trị bằng xe GMC... Ngày mai, chúng tôi cũng sẽ trả tại Lộc Ninh cho quí vị sáu trăm nhân viên quân sự. Sáu trăm người này sẽ được không tải từ Biên Ḥa đến Lộc Ninh...

Đại Tá Russell (Hoa Kỳ):
- Chúng tôi phản đối phái đoàn Chính Phủ Lâm Thời đă không trả tù binh Hoa Kỳ ở Lộc Ninh đúng 8 giờ 30 ngày hôm nay như đă hứa. Phái đoàn Hoa Kỳ sẽ gởi kháng thư tố cáo đến Trưởng đoàn CPLT và Trưởng đoàn của Ủy Ban Quốc Tế... Yêu cầu phái đoàn MTGP cho biết ư kiến về vấn đề này.

Đại Tá Lê Trực (MTGP):
-Về vấn đề danh sách tù binh quân sự, chúng tôi chỉ giao cho VNCH trước khi trao trả và tại địa điểm trao trả... Chúng tôi cũng nói trước là chỉ trả tù binh cho VNCH tại hai địa điểm Pleiku và Lộc Ninh. Về danh sách tù dân sự VNCH, phái đoàn chúng tôi chỉ có một danh sách 140 chứ không có danh sách hàng ngàn người như phái đoàn VNCH yêu cầu. Nghĩ rằng vấn đề thiện chí tức là trao danh sách, có bao nhiêu trao bấy nhiêu chớ không phải đợi đến con số tương xứng mới trao đổi. (Đại ư Trực muốn yêu cầu phía VCH trao danh sách 5081 Nhân viên dân sự Cộng sản cho họ v́ đă có sẵn, chứ không phải đợi lúc họ bổ sung danh sách 140 này lên đến một con số khả thể chấp thuận nào đó th́ VNCH mới trao danh sách 5081...)

Trung Tá Trần Tấn (Bắc Việt):
- Việc 100 Nhân viên Dân sự của Chính phủ Lâm Thời ở Biên Ḥa không chịu lên máy bay đi Phú Bài sáng hôm nay (12-2-1973) có một khía cạnh chính trị: Những tù binh thuần túy là của Chính Phủ Lâm Thời chứ không phải của chúng tôi, v́ Hiệp Định Ba Lê đă có thỏa thuận về vấn đề quân đội các bên ở miền Nam (Đại diện Bắc Việt muốn nói đến Điều 2 của NĐT về tù binh: Tại miền Nam Việt Nam chỉ có tù binh của hai bên miền Nam mà thôi). Chúng tôi cũng tiếc rằng sáng hôm nay không có đại diện Việt Nam Cộng Ḥa đi Hà Nội để chứng kiến cuộc trao trả đầu tiên tù binh Hoa Kỳ tại Gia Lâm...
Bốn lần phát biểu của bốn phái đoàn đă đặt lên bốn vấn đề, bốn sự kiện hoàn toàn khác hẳn nhau nhưng các sĩ quan đại diện vẫn nghiêm trọng nhắc lại khi đến lượt ḿnh phát biểu. Mỗi phái đoàn vốn dĩ lại có một tính chất rất khác biệt. Phái đoàn Mỹ, do bản chất cụ thể, do tư thế giản dị của một công tác thuần túy quân sự, hơn nữa nhiệm vụ của người Mỹ do hiệp định đặt ra cũng vô cùng đơn giản: Nhận tù, gỡ ḿn bẫy ở miền Bắc và rút quân. Đại diện phía Hoa Kỳ là những người quân nhân đánh giá công việc với một nhăn quan rất dung dị và đúng luận lư nên vấn dề đặt ra dứt khoát rành rẽ. Phái đoàn MTGP như trên đă nói, phần lớn là cán bộ Bắc hoặc Trung, thiếu hẳn thông hiểu sâu xa về t́nh h́nh miền Nam. lại không có quyền để trả lời bất cứ vấn đề ǵ dù chỉ là một đề nghị về kỹ thuật và thủ tục, họ chỉ được phát biểu những ư kiến đă được ban tham mưu hoạch định trước qua một số từ ngữ được phân tích chọn lựa không sơ hở để đối phương có thể lợi dụng, khai thác. Thế nên, khi vào đến hoàn cảnh không thể tránh né được các vấn đề do VNCH và Hoa Kỳ nêu ra th́ họ đón nhận ư kiến, đề nghị của đối phương bằng cách “ghi nhận để nghiên cứu” và câu trả lời sẽ không bao giờ có. Trong chiều hướng khắc khe chặt chẽ này, đại diện Bắc Việt cũng không có quyền rộng răi hơn để phát biểu hoàn toàn ư kiến của ḿnh về bất cứ vấn đề ǵ, v́ vị thế của Bắc Việt trong bàn hội nghị cũng như Hoa Kỳ chỉ bao gồm vài nhiệm vụ đơn giản và cụ thể nên thường thường những đại diện Bắc Việt chỉ việc lập lại ư kiến của đại diện MTGP với thay đổi chút về từ ngữ, thứ tự vấn đề để nâng đỡ, che chở đàn em.

Phái đoàn VNCH trái lại, ở vào một thế lưỡng đầu thọ địch, kèm bên cạnh người bạn vô t́nh quá thực tế đôi khi đến tàn nhẫn. Chúng ta lại có nhiều công việc phải làm, nhiều vấn đề phải giải quyết, cũng như nhiều yêu cầu cần phải được thanh thỏa nhưng vấp phải thái độ cứng rắn của đối phương, cách thúc đẩy gần như ép buộc của đồng minh, và sự hạn chế bởi thời lượng do hiệp định đề ra, kèm thêm nỗi rối rắm v́ công việc đa đoan, thiếu chuẩn bị nên hội nghị đôi lúc đă đi vào những thảo luận đối nghịch quái dị như trên, thảo luận cũng tràn theo những chiều hướng vô lư mà nguyên do cũng không ra ngoài các điểm vừa nêu rơ. Trở lại câu chuyện MTGP qua lời phát biểu, chỉ trả cho VNCH những quân nhân tại địa điểm Lộc Ninh và Pleiku, đă chứng tỏ họ không nắm vững cách phối trí và chế độ giam giữ của các trại giam cộng sản... Ở chiến trường Tam Biên tù binh VNCH được phân phối theo ba nơi, một số được để lại tại chỗ sau này trao trả tại Vơ Định (Kontum), Đức Nghiệp (Pleiku), số khác chuyển ra Bắc sau này trao trả tại bắc sông Thạch Hăn, hoặc chuyển xuống vùng Quân Khu V cũ tức Mặt trận B5, gồm Nam Ngăi - B́nh Phú của Tướng Chu Huy Mân để sau này trao trả tại Quảng Ngăi, B́nh Định... Nhưng sở dĩ Lê Trực (Đại diện MTGP) chỉ nói đến hai địa điểm đó v́ Đức Nghiệp (Đức Cơ - Pleiku) là một vị trí mẫu mà Cộng Sản Bắc Việt dự định xây dựng một thủ đô, hay một trung tâm kỹ nghệ cho chính phủ, Lộc Ninh th́ đương nhiên coi như phía Nam. Sau này phía Cộng sản phân tán tù binh ra khắp mười một địa điểm từ Quảng Trị đến Cà Mâu trong âm mưu nhờ các cuộc trao trả chứng nhận luôn với Ủy Ban Quốc Tế là họ có đất miền Nam. Điều nầy cũng có thể giải thích rằng: Khoảng thời gian tháng 2-1973 Lê Trực chưa biết được âm mưu này hay v́ Trực mới từ Pháp về không nắm vững t́nh h́nh nên phát biểu ư kiến như trên. V́ thiếu thông hiểu t́nh thế đôi khi đại diện MTGP c̣n đưa ra những đề nghị như: Nhận nhân viên quân sự của họ tại sân bay Hớn Quản tức là sân bay An Lộc. (Trong phần kiểm soát của VNCH!!) Cũng có thể giải thích cho ư kiến này là MTGP muốn lợi dụng lúc đi nhận tù binh trong vùng VNCH để ấn định một tiền lệ về hành lang di chuyển, tuyến giáp hai vùng của hai bên, một vấn đề rất gay go mà Tiểu Ban Quân Sự suốt hơn một năm thảo luận đă không có một tiến bộ. Cũng trong t́nh thế nghị hội quái gở này, đôi khi những đề nghị vô lư như “Xử dụng sân bay Ái Tử để trao trả”. (Lúc địa điểm bắc sông Thạch Hăn chưa được đề cập) đă được bốn bên đưa ra thảo luận nghiêm trọng để rút được quyết định chung: Thám sát phi trường Ái Tử để xem C130 đáp được không?!! Tất cả đại diện của bốn phái đoàn đă không biết (Hoặc làm như không biết) căn cứ Ái Tử đă bị hư hại rất nặng trong tháng 4-1972, lúc Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Bộ binh rút về thị xă Quảng Trị, phi đạo của phi trường này bị bóc hẳn lớp PSP (sắt lót phi đạo) bởi đạn trọng pháo và bom cỡ lớn. Thế nhưng cuộc thám sát cũng đă thành h́nh nghiêm chỉnh và tích cực vào ngày 11-2-1973.

Nhưng dù loạt choạc, xộc xệch, các phiên họp liên miên của thời gian hai tháng đầu tiên cũng hoàn tất và đạt được một tiến triển - Tù quân sự của mỗi bên (Theo danh sách phổ biến tại Ba Lê) được trao trả hết. Các phiên họp này tuy có những sơ hở trầm trọng trên thủ tục và cách điều hành nhưng quả t́nh đă hiện thực được một phần hiệp định.

Sau ngày 27 tháng 3 năm 1973, Ban Liên Hợp 4B rút lại c̣n 2B, Tướng Phạm Quốc Thuần về thay Tướng Dư Quốc Đống. Tướng Thuần nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, sư đoàn cứng nhất của vùng III chiến thuật, cũng là sư đoàn chịu mặt trận nặng nề liên tục nhất của chiến tranh Đông Dương; chiến khu C, D, mật khu Hố Ḅ, Bời Lời, khu Tam Giác Sắt, Bộ Chỉ Huy Ba Cục hay R, bản doanh bộ chỉ huy tối cao Mặt Trận đều đóng trên vùng trách nhiệm của Sư Đoàn 5. Tướng Thuần trong khoảng thời gian dài lănh nhiệm vụ ở vùng đất khẩn trương trọng yếu này, nơi đă có những trận chiến “quy ước” đầu tiên của thập niên 60 lúc du kích quân Cộng sản chuyển qua thế tấn công. Tuy là tướng lănh của chiến trường, nhưng ông Thuần được mọi người nh́n nhận như là một người thích hợp với bàn hội nghị, với khả năng sắc bén, ư thức chính trị cao Tướng Thuần nhập trận vào lúc t́nh h́nh nghị hội chuyển hướng, mọi người chờ đợi những thay đổi quan trọng. Nhưng nghị hội không tiến triển theo chiều hướng ḥa b́nh mà hiệp định vạch ra, Tướng Trần Văn Trà nhân cơ hội đi Hà Nội cùng phái đoàn Bắc Việt đă ở lại luôn tại đây, sau đó không hiểu về mật khu miền Nam hay đi Pháp để phối họp cùng đám cán bộ mặt trận tại Ba Lê. Lư do Tướng Trà rời khỏi chức vụ không được soi rơ, những giả thuyết được đặt ra để giải thích như, v́ Tướng Trà có thái độ mềm mỏng, cởi mở không đúng với chủ trương nhất quyết xử dụng lực lượng quân sự để tiếp tục xâm lăng miền Nam của Hà Nội... Nhưng tất cả cũng chỉ là giả thuyết, phải đến lúc hội nghị đi vào giai đoạn thảo luận gay gắt đối nghịch nhau đến cùng cực, sự ra đi bất thường của Tướng Trà mới có thể giải thích đứng đắn được - Tướng Trà sinh năm 1918 tại Quảng Nam, tham gia vào phong trào Việt Minh từ những ngày đầu tiên, Quảng Nam cũng như Nghệ, Tĩnh và gần gũi như Quảng Ngăi là đất của đấu tranh liên tục và quyết liệt, địa bàn xung đột của những đảng phái đối nghịch và cao độ hận thù. Những người Cộng sản thuần thành tích cực nhất đă phát xuất từ những nơi chốn này, nhưng đấy cũng là những nơi rèn luyện, un đúc lên những cán bộ Quốc Gia nhiệt thành mạnh mẽ nhất. Tướng Trà là một trong những người Cộng sản đầu tiên của xứ Quảng, nơi đă phát động phong trào chống sưu thuế, chống mộ phu của chính quyền thuộc địa; ông cũng là người cầm dầu lực lượng vơ trang thực hiện những vụ tàn sát thảm khốc ở Thăng B́nh, Đại Lộc trong thời gian trước và sau 1945. Từ 1945, trước khi tập kết ra Bắc theo Hiệp Định Genève, Tướng Trà được chuyển vào Nam xây dựng “sự nghiệp” cách mạng trên đầu mũi súng, chức vụ lớn nhất trong giai đoạn này là Tư Lệnh Trung Đoàn Quyết Thắng - Đồng Nai. Ra Bắc, Trà được phong quân hàm Thiếu Tướng, nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn 330, một trong hai sư đoàn chủ lực của miền Nam tập kết, sư đoàn kia là Sư Đoàn 338 do Đồng Văn Cống người Bến Tre làm tư lệnh. Năm 1960 Trà hồi kết với bí danh Trần Nam Trung trở về chiến khu Đ, giữ chức vụ tư lệnh quân khu miền đông Nam bộ, kiêm Quân Ủy Miền (Ủy viên chính trị quân đội Cộng sản miền Nam). Tháng 6-1969, chính phủ Mặt Trận được thành lập để đáp ứng với t́nh h́nh chính trị, Tướng Trà được đề cử làm Bộ Trưởng Quốc Pḥng. Với một quá tŕnh hoạt động tích cực liên tục, cùng với những chức vụ quân sự chính trị quan trọng như thế, ông không thể để sử dụng trong giai đoạn hội nghị thụ động v́ với khả năng và quyền hạn sẵn có Tướng Trà chắc sẽ có những quyết định vượt xa chủ trương gây bế tắc của phe Cộng sản. (Lẽ tất nhiên, cán bộ Cộng sản, dù cán bộ cao cấp cũng không bao giờ được phát biểu những ư kiến của riêng ḿnh, ư kiến khi nói ra là của tập thể với những từ ngữ được chọn lọc kỹ càng). Nhưng, v́ với quân hàm cũng như tư thế chính trị - quân sự quan trọng, Tướng Trà đă có những ư kiến rộng răi (phát xuất từ một quyền hành thực tế) như khi trả lời về vấn đề các tù binh VNCH c̣n bị giam giữ tại Bắc Việt, Tướng Trà đă có ư kiến:

- Sẽ làm hết sức ḿnh để giúp đỡ VNCH, được tới đâu thông báo tới đó.
Đây là ư kiến rộng răi nhất, tích cực, khích lệ nhất mà phái đoàn Mặt Trận đă phát biểu chính thức. Thời gian sau khi nhắc lại vấn đề này, Hoàng Anh Tuấn (người thay Tướng Trà) hoặc Vơ Đông Giang (Phó Trưởng Đoàn MTGP) chỉ trả lời lẫn tránh:

- Những người bị bắt ở ngoài lănh thổ miền Nam như Lào hoặc Kampuchia thuộc về quyền quản lư của lực lượng Pathet Lào và Khmer Đỏ yêu nước, c̣n theo lời quư vị: Nếu có sự kiện Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (Bắc Việt) có quản lư những người của VNCH th́ chúng tôi cũng không biết đến v́ chẳng bao giờ được thông báo sự kiện này!!
Giữa hai câu trả lời, lời của Tướng Trà quả t́nh phản ảnh được thái độ cởi mở, hợp lư nhất. Thái độ này hoàn toàn biến mất sau ngày 27-3-1973. Vậy Tướng Trà và quyền hạn của ông không thể đóng vai tṛ một búp bê gỗ được, nhiệm vụ này được trao tiếp cho Thiếu Tướng Hoàng Anh Tuấn. Để có thể hiểu rơ sự biến thể và tính chất của nghị hội, cần nói rơ hơn về con người của Tuấn và Giang (Phó đoàn MTGP từ đầu lúc c̣n Tướng Trà và sau khi Tuấn tay thế Trà). Tuấn tên thật là Hồ Xuân Anh, người Huế khoảng thời gian trước, sau 1945 Tuấn làm tiểu đoàn trưởng ở phân khu Trị-Thiên, bị Pháp bắt xong sau này được đem trả lại cho Việt Minh, tập kết ra Bắc xong hồi kết khoảng năm 1960 được phong quân hàm đại tá và tham dự hội nghị với bí danh Hoàng Anh Tuấn với quân hàm “ngụy” Thiếu Tướng. Giọng nói của Tuấn là một thứ giọng Huế chân truyền, cổ điển, đầy âm thanh của những người vùng quê Thừa Thiên mạn Hương Điền, Vĩnh Lộc. Tướng Tuấn có những cách gằn giọng thoạt đầu tưởng mạnh mẽ, uy lực nhưng nghe quen, nghe rơ th́ phát hiện được những tức giận thô thiển, của một tâm t́nh chất phác không thủ đoạn, không hiểm độc. Những từ ngữ như “chân thật, độc lập, nhân dân” khi Tướng Tuấn gằn giọng biến thành “chưng thực, đục lập, nhưng dưng...” đă mất hẳn ư nghĩa nguyên thủy cao quư, bộc lộ ra cách thụ động c̣m cơi của những chữ nghĩa “chết” được ghép vào nhau để một người học thuộc bài lập lại. Tướng Tuấn rất ít sáng kiến để nói lên những ư kiến với từ ngữ, cách thức xếp đặt thứ tự của riêng ḿnh. Chỉ với một nội dung không đầy trang giấy của phiên họp ngày 10-5-73 lúc phản đối việc “ Việt Nam Cộng Ḥa hạn chế các quyền ưu đăi miễn trừ cho phái đoàn Mặt Trận Giải Phóng yêu cầu VNCH phục hồi các quyền ưu đăi miễn trừ này để ban Liên Hợp Quân Sự 2B có thể hoạt động b́nh thường hữu hiệu được. V́ phái đoàn MTGP khi không có các quyền trên th́ hoàn toàn bị tê liệt, không thể cùng VNCH tiến hành, thực hiện công việc của BLHQS...”. Chỉ một nội dung ngắn ngủi như trên cùng với những từ ngữ quen thuộc, Tướng Tuấn cũng không nói theo cách riêng của ḿnh, mà phải đọc từ một tờ giấy soạn sẵn. Không phải v́ khả năng ăn nói kém nhưng Tướng Tuấn h́nh như không thích, không dám nói theo ư kiến riêng của ḿnh. Tuấn hiện thực đứng đắn vai tṛ một Trưởng phái đoàn, thụ động trong giai đoạn hội nghị tắt nghẽn. Bên cạnh Tuấn, Vơ Đông Giang th́ có thái độ trái lại, Giang mang quân hàm đại tá nhưng là phát ngôn viên của phái đoàn kiêm chức vụ phó trưởng đoàn ngay từ ngày đầu tiên, tức là ủy viên chính trị của đoàn, Giang người gốc Quảng Ngăi, từ trước vốn nằm trong bộ tham mưu của Trà, đặc trách về sinh viên, học sinh, báo chí... Với phương vị hoạt động rộng răi như thế Giang có đủ phong độ để vào bàn nghị hội với những thủ đoạn thần sầu nhất. Trái hẳn với Tuấn, Giang thường nói ra ngoài chủ điểm của vấn đề, bằng những lư luận móc nối, bổ túc cùng nhau với một giọng nói ḥa hoăn, nhặt khoan rất sành sơi. Ưu điểm nổi bật nhất của Giang là không gây khích động cho người nghe nhưng lôi kéo người nghe vào câu chuyện, tạo điều kiện, tạo hoàn cảnh để đối phương phải theo lời phát biểu của ḿnh, dù là lời đả kích, tấn công. Ví dụ khi VNCH tấn công sự im lặng của MTGP ở giai đoạn Trung Cộng tấn công quần đảo Hoàng Sa, th́ Tuấn trả lời theo một lập luận quen thuộc với giọng nói gay gắt:
- Quân Đội cách mạng từ nhân dân đứng lên, v́ nhân dân, v́ tổ quốc mà chiến đấu, không thể đặt vấn đề quân đội cách mạng a ṭng cùng quân xâm lược, quân cướp nước như quân đội VNCH đă theo chân quân đội thực dân Pháp trước kia và quân Hoa Kỳ sau này...

Trái lại Giang dùng một thế tránh đ̣n đặc biệt với một thái độ mềm mỏng, tính toán kỹ lưỡng. Giang mĩm cười trả lời:
- Về cái vụ Hoàng Sa, th́ tôi xin kể ra đây một câu chuyện mà hôm qua nhân cuộc họp báo, một kư giả ngoại quốc đă hỏi rằng: “Ông nghĩ thế nào khi VNCH cố t́nh thổi phồng vụ Hoàng Sa thành một chuyện lớn...” Cái từ ngữ “cố thổi phồng” này là của kư giả ngoại quốc đó chứ không phải của tôi, nên nhân buổi họp hôm nay tôi xin kể lại nguyên văn để quí vị nghe và nghiên cứu... - Giang nói thủng thẳng, nhẹ nhàng né tránh đợt tấn công theo kiểu của Tuấn như ở trên, cách thức sẽ đem lại thất bại.
Tướng Trà đi, để lại hội nghị cho hai nhân vật trên (Có một đại tá khác, Đại Tá Sĩ là phó đoàn MTGP, nhưng nhân vật này phụ thuộc nên tôi không kể vào). Nhưng dù bản chất và khả năng của họ có trái ngược cùng nhau, chủ điểm kéo dài hội nghị, ép thảo luận theo những phạm vi nhất định vẫn được thực thi tối đa nghiêm chỉnh.
Từ những phiên họp đầu tiên của hai bên (27-3-73) cho đến khi rời khỏi chức vụ, Tướng Thuần chỉ đến họp những phiên quan trọng như phiên họp sau thông cáo chung 13-6-73 của Kissinger và Thọ, phiên họp để giải tỏa bế tắc về trao trả 23-7-73, v.v.... Phần lớn ông đă để Tướng Hiệp và Đại Tá Đóa bao sân. Sở dĩ Tướng Thuần không dự các phiên họp v́ cấp bậc ông quá cách xa quân hàm của các ủy viên MT, cũng như v́ biết rơ ư đồ làm tŕ trệ hội nghị qua vai tṛ những người đại diện thiếu quyền quyết định và giải quyết các vấn đề. Sự bế tắc v́ quan điểm đối nghịch làm tất cả các buổi thảo luận trong giai đoạn này không đạt được một kết quả nhỏ nhoi nào, dù là một đồng ư về nguyên tắc và thủ tục.
Những vấn đề căn bản như ngưng bắn, khai triển các ban liên hợp cấp khu vực, tổ ở các địa phương, (Bảy khu vực chính là Quảng Trị, Đà Nẵng, Pleiku, Nha Trang, Phan Thiết, Biên Ḥa, Cần Thơ từ các cơ sở khu vực này chia thêm nhiều tổ nhỏ, ví dụ như khu vực Biên Ḥa có những tổ ở An Lộc, Vũng Tàu, v.v... Tổng cộng khắp miền Nam tất cả là ba mươi tổ). Vấn đề cửa khẩu, thay thế vũ khí, ưu đăi miễn trừ qua hàng chục phiên họp cấp trưởng đoàn cũng như cấp tiểu ban đều không đạt đến một thỏa thuận nhỏ bé nào. Điển h́nh như vấn đề ngưng bắn, phía VNCH đưa ra một đề nghị gồm bảy điểm như sau:

- Bốn phe kư kết hiệp định ra cấp tốc lời kêu gọi chung về ngưng bắn.
- Trong ṿng 48 giờ sau khi lời kêu gọi chung được phổ biến các phe đều phải ngưng bắn, ở nguyên vị trí tạm thời.
- Vạch một lằn ranh kiểm soát của mỗi bên từ cấp trung đội trở lên, ở giữa các vùng đối diện có một vùng trắng hai bên không được vào để tránh xung đột.
- Lui về vị trí cũ trước ngày 28 tháng 1 năm 1973.
- Khai triển gấp các cấp trung ương, khu vực, tổ (để kiểm soát ngưng bắn) trên toàn lănh thổ dựa theo các điều đă được Nghị Định Thư quy định.
- Áp dụng thủ tục điều tra vi phạm cho hai bên đang thảo luận có sự phối hợp giữa Ũy Ban Quốc Tế kiểm soát và giám sát.
- Sau khi thực hiện các điều khoản trên, thảo luận về cấp chỉ huy chiến trường gặp nhau.
Phía MTGP đưa ra đề nghị gồm bốn điểm chính:
- Hai bên miền Nam Việt Nam cùng đưa ra lời kêu gọi chung, cùng chung một nội dung về ngưng bắn, xử dụng tất cả phương tiện sẵn có và hữu hiệu nhất để thông báo đến các lực lượng vơ trang, bán vơ trang, chính qui, địa phương của mỗi bên...
- Ngay sau khi lời kêu gọi chung được phổ biến, hai bên chấm dứt hẳn tiếng súng, chấm dứt mọi xử dụng hỏa lực phi pháo ṿng cầu, ở nguyên tại vị trí.
- Tháo gỡ tất cả mọi chướng ngại vật, ḿn bẫy, trên đường, trên sông để dân chúng hai miền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do kinh doanh, v.v.... Cấp cơ sở hai bên ở chiến trường gặp nhau trong tinh thần ḥa giải và ḥa hợp để đi đến chỗ chấm dứt hẳn tiến súng, ấn định vùng kiểm soát của mỗi bên.

- Khai triển các cấp trung ương, khu vực tổ tùy theo t́nh h́nh mỗi địa phương, theo phương thức hai trong, năm ngoài, v.v. (Hai trong vùng VNCH, năm ở vùng giáp ranh).
Mới thoạt nh́n th́ đề nghị bảy điểm bên này hay bốn điểm bên kia cùng có chung một nội dung như kêu gọi ngưng bắn, đ́nh chỉ xung đột, cấp chỉ huy chiến trường gặp nhau, khai triển các khu vực, tổ để giám sát và kiểm soát ngưng bắn. Thật ra, đề nghị trên tuy có chung một vài từ ngữ chính yếu, cũng nhằm đạt tới “mục đích ngưng bắn” nhưng quả t́nh là những đề nghị của hai quan điểm hoàn toàn đối nghịch. Nh́n ngay đề nghị đầu tiên về lời kêu gọi chung; Phía VNCH quan niệm phải bốn phe kư kết hiệp định cùng phổ biến lời kêu gọi mới có hiệu quả và phản ảnh đúng thực tế quân Bắc Việt đă và đang tham chiến tại miền Nam. Lời kêu gọi chung cũng chỉ được phía VNCH quan niệm như là một bước đầu để tiến tới ngưng bắn chứ không cấu tạo nên ngưng bắn được mà phải đợi lúc khai triển đủ các cơ quan LHQS và UBQT đến các khu vực, tổ để giám sát, kiểm soát ngưng bắn tại mỗi địa phương, lúc ấy ngưng bắn mới có cơ thành h́nh được. Phía MTGP lại có quan niệm khác hẳn. Theo họ, lời kêu gọi chung chỉ cần do hai bên miền Nam phổ biến kịp thời đến tất cả mọi lực lượng vũ trang, bán vũ trang th́ h́nh trạng ngưng bắn ắt được thực thi toàn diện.

Chỉ mới hai đề nghị cùng chung một thứ tự, một nội dung, nhưng ư hướng của hai bên đă xây dựng trên những cơ sở khác biệt, những quan niệm nghịch chiều toàn diện. Kế đến đề nghị “cấp chỉ huy chiến trường gặp nhau (của VNCH)” và đề nghị cấp cơ sở ở chiến trường gặp nhau (của MTGP)” th́ sự dị biệt đă đến điểm cao không thể nào ḥa giải. Đề nghị của phía VNCH được giải thích rơ ràng và chính xác rằng: “Cấp chỉ huy chiến trường phải là cấp sư đoàn v́ chỉ có giới chức ở cấp đó mới có đủ quyền hạn, khả năng, phương tiện để “ra lệnh” cho cấp dưới triệt để tuân lệnh ngưng bắn. Vị Tư lệnh sư đoàn mới có chức năng trách nhiệm về lănh thổ, phối hợp với các Tỉnh trưởng về phân định vùng trú quân cho mỗi bên. Phía MTGP có quan niệm khác hẳn: “Đề nghị hai bên chiến trường gặp nhau ở cấp “cơ sở”. Nghĩa là trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, tổ trưởng, và cuối cùng là mỗi chiến sĩ!!” Đoạn đối thoại sau đây của Tướng Hiệp (VNCH) và Tướng tuấn (MTGP) là một “sen” điển h́nh của hai quan niệm đối nghịch...

Tướng Hiệp:
- Chúng tôi quan niệm rằng cấp sư đoàn trưởng là cấp chỉ huy có đủ thẩm quyền để điều động tại chiến trường cũng như để phối hợp với các binh chủng khác như pháo binh, không quân, tiếp vận. Do đó, chỉ có cấp đó mới có đủ thẩm quyền gặp gỡ cấp bậc tương đương phe bên kia để thực hiện việc ngưng bắn. Theo lập luận của quí vị, th́ các cuộc gặp gỡ hai bên chiến trường có thể thực hiện theo cấp sư đoàn cùng cấp cơ sở, vậy yêu cầu quí vị giải thích “cấp cơ sở” là cấp nào?

Tướng Tuấn:
- Cơ sở đó là cấp sư trưởng (sư đoàn trưởng), trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng, trung đội trưởng...
Tướng Hiệp:
- Như vậy dưới trung đội là không c̣n cơ sở nữa? Chúng tôi muốn hiểu “cơ sở” của quư vị có dừng lại ở cấp trung đội không và dưới nó là tiểu đội trưởng, tổ trưởng không c̣n là cơ sở nữa; nói một cách cụ thể hơn, cấp trung đội trưởng là cấp cơ sở cuối cùng có quyền ra lệnh và ở dưới phải nghiêm chỉnh thi hành không được đánh phá... Chúng tôi hiểu nghĩa “cơ sở” của quí vị như thế, quí vị có đồng ư không?
Tướng tuấn:
- Cái chữ “cơ sở” có thể hiểu rộng thêm tí nữa, chúng tôi mới tạm ngừng ngang trung đội mà thôi, chứ cơ sở cũng có thế đi tới tiểu đội trưởng, tổ trưởng.
Tướng Hiệp:
- Như vậy tổ trưởng đă hết cấp cơ sở chưa?
Tướng Tuấn:
- Chưa, cái “cơ sở” mà chúng tôi muốn nói đến phải hiểu là “cấp chiến sĩ”, v́ mỗi chiến sĩ đều nhận một mệnh lệnh, một nhiệm vụ!!
Tướng Hiệp:
- Như vậy đă hoàn toàn hết nghĩa cơ sở chưa?
Tướng Tuấn:
- Như phần mà chúng tôi vừa tŕnh bày, đó là ở phạm vi quân sự, c̣n về phần chính trị, các cấp cơ sở gặp nhau sẽ là tỉnh trưởng, phía quí vị gặp tỉnh đội trưởng của chúng tôi, quận trưởng gặp huyện đội trưởng và cứ như vậy đi dần xuống đến cấp xă trưởng, ấp trưởng...

Đoạn đối thoại ngắn trên đây đă thực hiện đủ tính chất đối kháng của hai đề nghị dù cùng mang chung một từ ngữ, cùng hướng đến một mục tiêu trên bề mặt, cách xếp đặt trước sau trong thứ tự của các đề nghị này cũng phản ảnh rơ thêm về tính đối nghịch của hai dự kiến. Phía VNCH h́nh dung ra một cuộc gặp gỡ giữa hai bên trên cấp sư đoàn theo một diễn tiến gọi là kế hoạch ba bước.
Ban Liên Hợp Quân Sự Trung Ương ấn định vùng thí điểm, chọn ngày giờ để BLHQS các cấp hai bên ra lệnh cho các đơn vị (trong vùng trách nhiệm được chỉ định) ngưng hẳn tiếng súng, ở nguyên vị trí.

Ban LHQS/TƯ gởi tức khắc một tổ LHQS đến địa điểm được lựa chọn, các thành viên sẽ là sĩ quan cấp đại tá có nhiệm vụ làm trung gian cho vị Tư lệnh sư đoàn gặp nhau lần đầu và chứng kiến cuộc gặp gỡ đó.
Hai vị Tư lệnh sư đoàn của hai bên sẽ bàn bạc vào các buổi kế tiếp về chi tiết và các biện pháp thi hành ngưng bắn và ǵn giữ lâu dài việc ngưng bắn trong vùng lănh thổ trách nhiệm của ḿnh...

Kế hoạch này chỉ được h́nh thành khi các tổ, các khu vực đă được phối trí đủ, UBQT cũng đă khai triển đủ bốn thành viên ở các địa điểm ấn định theo nghị định thư. Cuộc gặp gỡ chỉ được thực hiện ở cấp sư đoàn v́ chỉ có vị Tư lệnh sư đoàn mới có đủ quyền hạn và khả năng thực thi, phối hợp cuộc ngưng bắn.

Phía MTGP th́ lại h́nh dung cuộc gặp gỡ theo một diễn tŕnh khác:
- Sau khi phổ biến lời kêu gọi chung, hai bên miền Nam đ́nh chỉ tất cả các vụ nổ súng, ở nguyên vị trí, phá bỏ hệ thống pḥng thủ ḿn bẫy, cấp cơ sở hai bên gặp nhau từ cấp nhỏ đi lần lên cấp lớn để thực hiện ngưng bắn toàn diện, lâu dài.
Tuy cùng mang chung một số từ ngữ như ngưng bắn, đ́nh chỉ xung đột, hai bên gặp nhau trong tinh thần ḥa giải, ḥa hợp, v.v... Nhưng qua phân tách sơ khởi, ta đă nhận được toàn bộ đối nghịch của hai đề nghị, thế nên phía VNCH đă có những vấn nạn sau đây về đề nghị của MTGP:
- Cấp cơ sở tức là binh nh́ của VNCH gặp một du kích địa phương của MTGP, hai người này gặp nhau để làm ǵ, họ giải quyết được ǵ và thực hiện ngưng bắn theo phương thức nào?
- Một cuộc gặp gỡ hỗn loạn tràn khắp nơi, không có phương thức gặp gỡ với những người không được chỉ định trách nhiệm tiếp xúc, và quan trọng hơn hết khi không có các Tổ Liên Hợp Quân Sự, các Tổ Ủy Ban Quốc Tế chứng kiến, giám sát, th́ ai sẽ là “trọng tài” cho cuộc gặp gỡ đó. Thế nên, VNCH mới đề nghị khai triển gấp với các Tổ, Khu vực/Liên Hợp Quân Sự (Điểm thứ 7 của đề nghị).
Phía MTGP lại có lập luận để giải thích vấn nạn nầy:
- Cấp cơ sở, mỗi chiến sĩ, mỗi cán bộ đều lănh một nhiệm vụ, một trách nhiệm, họ là người đối mặt với nhau trên chiến trường nay phải để cho gặp nhau trước, t́m hiểu, thăm hỏi, nói với nhau nghe về “đạo lư” của hiệp định để thực hiện và củng cố ngưng bắn một cách cụ thể, xong được cơ sở này th́ tiến dần lên cấp trên.
- Phái đoàn Mặt Trận cũng quan niệm VNCH phải áp dụng đủ mười một điều ưu đăi miễn trừ (Quyền tự do đi lại, hội họp, họp báo, treo cờ, v.v...) th́ các thành viên MTGP mới có điều kiện để hoạt động. MTGP cũng luôn thể xác định: Chỉ khai triển các tổ theo phương thức “hai trong, năm ngoài” nghĩa là khai triển hai địa điểm khu vực ở trong vùng VNCH, năm địa điểm ở vùng giáp ranh.

Luận lư và lư luận đối nghịch, cả hai bên thật sự khi đưa ra đề nghị đă không có một hy vọng nào được bên kia đáp ứng. Làm sao MTGP có thể chấp thuận một cuộc gặp gỡ ở cấp sư đoàn khi toàn bộ các sư đoàn cộng sản Bắc Việt đều trấn đóng ở vùng biên giới, ba sư đoàn chủ lực của MTGP (Sư Đoàn CT 5, 7, 9) cũng chỉ bám được một số đất đai thuộc ba tỉnh Tây Ninh, Phước Long, B́nh Long dọc theo vùng biên giới. Gặp gỡ ở cấp sư đoàn CSBV là vô hiệu hóa đám cán bộ du kích địa phương, những “cơ sở chính trị” đă cấy vào nông thôn Việt Nam Cộng Ḥa nhân cơ hội lực lượng vơ trang tổng tấn công Việt Nam Cộng Ḥa trong mùa hè 1972. Cuộc gặp gỡ nếu có các Tổ Liên Hợp Quân Sự (Khai triển trong vùng VNCH theo như Nghị Định Thư) đến chứng kiến và giám sát th́ làm sao người cộng sản làm nổi bật được cái “ ranh giới giữa hai vùng ”. Chủ điểm chính của tất cả mọi dự tính của phái đoàn Mặt Trận.

Trái lại, VNCH cũng không thể chấp thuận được đề nghị toàn bộ các cấp cơ sở gặp nhau khi chưa hoàn tất được hệ thống các Tổ, Khu vực LHQS. V́ gặp gỡ trên cấp cơ sở nghĩa là đâu đâu cũng tràn ngập du kích địa phương, cán bộ binh sĩ Cộng sản. Hơn ai hết, các sĩ quan ủy viên trong phái đoàn VNCH phải toàn phần bác bỏ cách thức gặp gỡ tràn ngập này v́ họ biết binh sĩ Cộng sản đă được chuẩn bị và huấn luyện rất kỹ, thuần thục các công tác đấu tranh chính trị, xách động quần chúng, binh sĩ Cộng sản có thể tiến tới những vụ cướp chính quyền một vài cơ sở xă, thôn, quận lỵ xa xôi, nhân cơ hội lúc binh sĩ VNCH cả tin vào tinh thần “ḥa giải, ḥa hợp..”... Tràn ngập, xách động, cướp chính quyền, những diễn tiến tất nhiên trong vận động khuynh đảo của người Cộng sản.
Phía VNCH lẽ tất nhiên phải duy tŕ những điểm đề nghị của ḿnh, v́ khai triển trước các khu vực, tổ, tức là dựng được một hàng rào kiểm soát, giám sát được các cuộc tiếp xúc, điều tra vi phạm.

Mặt Trận Giải Phóng cũng thế; họ phải duy tŕ yêu cầu VNCH phải áp dụng đủ các quyền “Ưu đăi, miễn trừ để các đoàn đại biểu MTGP sẽ trương cờ trên xe đi từ vùng của MTGP sang đến vùng của VNCH và làm việc tại những vùng tiếp giáp...Nếu h́nh thành được t́nh huống này tức là hiện thực trước Ủy Ban Quốc tế, trước nhân dân, trước thế giới thực tế có hai vùng kiểm soát do hai quân đội, hai chính phủ điều khiển ”. Quan điểm chiến lược mà MTGP nhất quyết phải thực hiện cho được, bằng tất cả mưu toan, chuẩn bị, lợi dụng mọi t́nh huống. Từ viên tướng ngồi bàn hội nghị đến gă lính gác cổng ở Lộc Ninh, mà toàn lời nói, luận lư, nỗ lực chỉ cố để làm sáng tỏ thực tế này. Thực tế hai vùng kiểm soát, hai quân đội, hai chính phủ ở miền Nam Việt Nam. Những vận động đưa Fidel Castro vào thăm viếng Chủ Tịch Nguyễn Hữu Thọ của Chính phủ Lâm Thời Cộng Ḥa miền Nam Việt Nam, những h́nh thức tŕnh Ủy Nhiệm Thư ở cấp bậc đại sứ (Algérie, Đông Âu) cũng mục đích hiện thực thêm chứng cớ thực tế của “ Chính Phủ ” Mặt Trận Giải Phóng.

Lẽ tất nhiên, VNCH phải bác khước thực tế này, trên bàn hội nghị cấp trưởng đoàn hay các tiểu ban, các sĩ quan nghị hội VNCH đều xử dụng luận lư: Một chính phủ phải có những thực tế như đất đai, dân chúng, được quốc tế thừa nhận và hệ thống tiền tệ riêng. Mảnh đất đai răi rác ở những núi đồi xa xôi của cái gọi là “ Chính Phủ Lâm Thời CHMNVN ” chỉ gồm một ít dân chúng với tỷ lệ 3% nhân dân miền Nam, xử dụng đồng bạc Việt Nam Cộng Ḥa, chỉ được một vài nước ở khối không liên kết công nhận th́ làm sao có thể gọi là một chính phủ của một Quốc Gia được. Hơn nữa, từ trang đầu đến trang cuối của Hiệp Định Ba Lê, văn kiện pháp lư quốc tế cũng chỉ gọi Mặt Trận Giải Phóng là một lực lượng đối nghịch cứ không hề công nhận đây là một chính phủ ngang hàng được... Có một từ ngữ nào của hiệp định nói về chính phủ này không? Bằng lập luận dựa trên thực tế, trên văn bản hiệp định, văn kiện pháp lư độc nhất của thế giới xác định vai tṛ của MTGP, các sĩ quan chuyên viên nghị hội VNCH xử dụng tất cả mọi khía cạnh ưu thế để vạch rơ “thực tế” chính phủ này...

Quan điểm căn bản đối nghịch dẫn dắt tất cả mọi tranh luận đến bế tắc. Từ ngày đầu tiên của giai đoạn hai bên 28-3-1973 qua 13-6-1973 lúc Thông Cáo Chung của Kissinger và Thọ cố kiếm một sức đẩy hai bên miền Nam thi hành hiệp định. Ngày 15-10, Bộ Tư Lệnh tối cao các lực lượng vơ trang của MTGP ra mệnh lệnh đánh trả với phương án chỉ đạo:
- “ Đánh có miếng đừng gây tiếng...” Mệnh lệnh ngày 15-10-1973 hiện thực cụ thể Nghị Quyết 12R của Trung ương Cục miền Nam, ngụy danh Nghị Quyết 21 của Trung Ương Đảng miền Bắc. Cuối tháng 10-1973 Tướng Hiệp chính thức thay thế Tướng Thuần, nghị hội đi qua một giai đoạn khác: Giai đoạn... Đấu vơ mồm!
Sau mệnh lệnh “đánh trả” này 15-10-1973 của Trung Ương Cục miền Nam, t́nh h́nh chiến sự trở nên nghiêm trọng cực độ, 20-10-1973 một trung đoàn thuộc sư đoàn 320 cường tập tấn công bức rút trại Lệ Minh, một căn cứ của Biệt động quân ở tây-nam Pleiku. Ngày 4-11-1973 mặt trận Quảng Đức bùng nổ kéo dài trong ṿng nửa tháng với quân số tham chiến cấp sư đoàn. Đây là những trận đánh có kích thước lớn nhất kể từ ngày 28-1-1973 hiện thực đúng chủ trương “ đánh có miếng nhưng không gây tiếng ” của mệnh lệnh 15-10-1973. Trong tháng 12-1973 nghị quyết 12-R, ngụy danh chỉ thị của trung ương Đảng, đúc kết toàn thể sách lược chỉ đạo tất cả mọi phạm vi hoạt động trong phương án: “ Cuộc tấn công toàn diện ở miền Nam Việt Nam phải được thực hiện đồng loạt và tràn ngập, liên kết ba mũi, chủ động cả ba mặt, trên khắp ba vùng. Ba mũi là mũi tấn công quân sự, tấn công chính trị, tấn công binh vận; trên ba mặt chính là diện quân sự, diện chính trị, diện ngoại giao; tràn ngập đến khắp ba vùng: Vùng của MTGP, vùng tranh chấp (vùng xôi đậu), vùng VNCH. Đề án được phổ biến rộng răi đến tận một binh sĩ, mỗi cán bộ để cán binh Cộng sản ra sức học tập, giải thích và hiện thực tối đa ”.

Song song với t́nh h́nh chiến trường cùng các hoạt động vi phạm bộc phát nghiêm trọng như thế tại bàn hội nghị, MTGP áp dụng một sách lược tấn công mới, cách thức tấn công mà Đại tá Đóa, Phụ Tá Nghị Hội Trưởng Đoàn VNCH gọi là chính sách “ nhai giây thun, phun nước miếng ”... Hoàng Anh Tuấn, Vơ Đông Giang đồng loạt mở màn chiến dịch đả kích phê phán chính sách của Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa trên hai chủ đề ngưng bắn, thảo luận về trao trả. Tài liệu chính mà cấp trưởng phái đoàn MTGP thường xử dụng là bản tin chiến sự của đài phát thanh giải phóng với nội dung là thổi phồng, xuyên tạc các hoạt động của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa từ vùng I tới vùng IV... Bắt đầu MTGP tố cáo:

- Hoạt động nống lấn, cày ủi của quí vị có mục đích gom dân vào các “khu tập trung” để cướp thóc lúa, tiền của nhân dân; các lực lượng thuộc Sư Đoàn 3 Bộ Binh đă đồng loạt thực hiện ở các xă tây, tây-nam Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn (Vùng đất cực tây và tây-nam của hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín). Xong đến tố cáo Sư Đoàn 2 Bộ Binh hành quân hủy diệt, dội bom đánh phá vùng giải phóng ở tây Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ, Quảng Ngăi. Đặc biệt ở vùng này Hoàng Anh Tuấn cũng như Vơ Đông Giang đều nêu rơ từng danh hiệu các tiểu đoàn bộ binh, địa phương quân, các chi đoàn thiết giáp, chiến xa hành quân, ở những xă thôn, ấp nào. Ví dụ: Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 4 Sư Đoàn 2 bộ binh cùng Tiểu Đoàn 102 Bảo An (Địa Phương quân) có chi đoàn xe bọc thép 1/4 yểm trợ hành quân cày ủi vùng hai xă Phổ Thông, Phổ Đức thuộc huyện Đức Phổ... Sở dĩ trưởng phái đoàn MTGP thường hay chú ư đến vùng đất này cùng các chi tiết rơ ràng v́ họ biết Tướng Hiệp vốn là Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 2 Bộ binh, nguyên Tư Lệnh Thiết giáp, trấn đóng vùng Quảng Ngăi, Quảng Tín trong thời gian dài; Tướng Hiệp cũng từng là Tư Lệnh Biệt Khu Quảng Đà (Quảng Nam, Đà Nẵng) nên rất thông thuộc từng địa danh, từng đơn vị của vùng này. Trong một phiên họp, Tướng Tuấn quen thói đọc bản văn vi phạm của quân lực VNCH có nhắc tới một xă thuộc quận Ḥa Vang (Quảng Nam) sát nách thị xă Đà Nẵng cho rằng VNCH đă xử dụng một lực lượng bộ binh quan trọng cùng phi pháo tấn công, hủy diệt xă này để lùa dân vào “khu tập trung”... Lập tức, Tướng Hiệp phản pháo:
- Toàn thể quận Ḥa Vang thuộc tỉnh Quảng Nam nằm sát với thành phố Đà Nẵng, tương tợ như vùng G̣ Vấp, Tân B́nh với Sài G̣n, từ trước tới nay không hề có một xă thôn nào bị Mặt Trận Giải Phóng kiểm soát được... Hoạt động cộng sản ở vùng này là vài anh du kích đi treo cờ, rải truyền đơn, đặt ḿn, ném lựu đạn chớ không thể một đơn vị Cộng sản nào có một hoạt động quân sự khả dĩ để VNCH phải huy động những cuộc hành quân cấp tiểu đoàn... Hơn nữa dân chúng vùng Ḥa Vang đa số là đảng viên Đại Việt, một đảng phái quốc gia kỳ cựu đă có những xung đột quyết tử với phe Cộng sản từ mấy mươi năm qua. Vậy, nếu muốn xuyên tạc và tố cáo, trưởng đoàn MTGP nên chọn một địa điểm khác hợp lư hơn với lời tố cáo.

Sau lần “hớ” nêu trên, phái đoàn Cộng sản dời các nơi “vi phạm” thuộc ba tỉnh Nam-Tín-Ngăi vào sâu trong vùng cận sơn cho chắc ăn!
Sau vùng đồng bằng Nam-Tín-Ngăi, MTGP chuyển vi phạm VNCH lên vùng Tây Nguyên; nơi nào họ có hoạt động quân sự, tập trung quân để cường tập, tấn công các căn cứ VNCH và phía bên này điều động lực lượng đến để giải tỏa, th́ MTGP lại gọi đó là một hoạt động vi phạm lệnh ngưng bắn! Cấp trưởng phái đoàn MT thường có một phê phán rất hồ đồ ở vùng này:
- Phía quí vị đă tập trung hàng ba, bốn liên đoàn Biệt động quân, hai, ba trung đoàn bộ binh có xe bọc thép, phi cơ, đại pháo yểm trợ để tấn công, hủy diệt các vùng giải phóng “lâu đời” của chính phủ Lâm Thời Cộng Ḥa miền Nam Việt Nam! Vùng giải phóng “lâu đời” tức là các căn cứ Lệ Minh, Plei Morong vừa bị họ bức rút chiếm cứ và Việt Nam Cộng Ḥa tập trung quân phản công chiếm lại. Vi phạm chuyển về phía nam vùng Quảng Đức chung quanh căn cứ Đức Lập, Darksong. Đến vùng III, áp dụng chiến thuật xuyên tạc như cũ, nhưng để tránh khỏi nhàm chán MTGP úp mở tuyên bố: Lực lượng vơ trang cách mạng cương quyết đánh trả để giữ vững vùng cách mạng ở đông bắc Trăng Bàng (Hậu Nghĩa) hoặc củng cố vùng cách mạng đánh bật các chốt phía bắc đường 13 mà lính quí vị trấn đóng trái phép. Lập luận này để che tội lấn chiếm ở những xă đông bắc Trăng Bàng, bắc An Lộc nơi mà cán binh CS vừa lập xong được các chốt sau khi lấn chiếm. Tố cáo chuyển dần xuống vùng IV, qua Long An, Định Tường và kết thúc ở vùng Thất Sơn, Châu Đốc. Xen kẽ trong những tố cáo về vi phạm quân sự, Trưởng Đoàn Mặt Trận Giải Phóng thường chen vào những tố cáo khác như tham nhũng, hiếp dâm, cướp bóc. Áp dụng đúng nguyên tắc vu khống. Một sự vu khống muốn được nghe và tin th́ kèm thêm một, hai yếu tố thực tế cụ thể nào đó xong tán rộng ra và nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Điều vu khống kia sẽ đạt đến một cường độ khả thể thấm thấu và óc năo của kẻ bị tuyên truyền. Thế nên, khi tố cáo về một đơn vị VNCH ở một vùng với hoạt động rơ ràng có chỉ danh chi tiết, phía MTGP kèm theo đó vài tội vu cáo, như đại đội 2 của tiểu đoàn trên ăn cướp năm mươi con gà của ông Lê Văn Sáu ở ấp 1, xă Phổ Phong, quận... Sau một thời gian, phía CS thấy các tố cáo về ăn cắp, ăn cướp không được ăn khách; họ tăng tội ác lên độ ăn cướp kèm theo giết người và hiếp dâm...
Chủ trương tố cáo trên sở dĩ có, v́ phía VNCH trong khi tố cáo lại đối phương thường kết án hành động khủng bố, ám sát, giật ḿn của đám cán bộ hạ tầng MT (Theo đúng đề án ba mũi, ba mặt, ba vùng...) bằng dẫn chứng là bản báo cáo các hoạt động khủng bố trong ngày, được Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia đúc kết từ các Đô, Tỉnh, Thị trong toàn quốc lúc 7 giờ sáng mỗi ngày. Bản báo cáo đầy đủ các chi tiết như tên, họ, số lượng người bị bắt cóc tại ấp, xă, quận, tỉnh liên hệ. Những khủng bố quan trọng có hệ thống thường nhằm vào một khu vực, một thành phần đối tượng nào đó sẽ được phía VNCH nghiên cứu và lưu ư để xử dụng làm bằng cớ tố cáo ư định, dự mưu của phía cộng sản... Ví dụ như ở vùng Cai Lậy quả đạn cối 82 ly ngày 9-3-74 gây sát hại làm thương vong hàng gần trăm trẻ em, làm toàn thể nhân dân trong và ngoài nước sững sờ v́ một tội ác vượt quá ư niệm, nhưng đối với những ủy viên nghị hội, những người có nhiệm vụ theo dơi, đo lường những vi phạm, khủng bố của Cộng sản th́ tội ác trên chỉ là một diễn tiến “hợp lư”, một tiến bộ “cụ thể” mà người Cộng sản chắc chắn sẽ thực hiện. V́ quả đạn 82 ly ngày 9-3 vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy là “hậu quả” của những “công tác” có hệ thống. Sau đây là một báo cáo điển h́nh kể từ ngày có thông cáo chung 13-6-73 giữa hai người được giải Nobel Ḥa B́nh, tại khu vực Cai Lậy. Ngày 20-7-1973 để kỷ niệm ngày kư kết Hiệp Định Genève, phe cộng sản bắn 20 trái 82 ly vào khu đông dân cư phía đông -nam chợ Cai Lậy làm năm đồng bào bị thương vong. Ngày 24-3-73 pháo kích một quả 103 vào xóm Búng, nam quận Cai Lậy “giải phóng” một linh hồn một em bé cùng bốn đồng bào lớn tuổi khác. Ngày 17-3-1973 đặt ḿn phá chiếc cầu tại ba cây số bắc quận lỵ làm cầu hư 70%; ngày 18-9-1973 bắn hai quả B40 vào một chiếc xe be làm hai đồng bào “lao động” lấy củi tử thương tại chỗ. Ngày 8-10-1973 pháo hai hỏa tiển vào sát hàng rào quận tiêu diệt được một đồng bào, làm bị thương ba người khác. Ngày 18-11-1973 du kích Cộng sản tác xạ ba quả 60 ly vào xă Nhị Quí giải phóng cho sáu đồng bào. Ngày 5-2-1974 pháo năm quả 61 ly vào xă Mỹ Thạnh; ngày 6-2-1974 bắn xe lam trên liên tỉnh lộ 29 nối Cai Lậy (Định Tường) với Kiến Tường diệt gọn ba đồng bào; ngày 9-2-1974 bắn một B40 vào nhà một thường dân ở xă Mỹ Thạnh Trung làm ba em bé của “hàng ngũ Ngụy” bị thương. Ngày 27-2-1974 ném bê-ta vào nhà một thường dân làm hai người bị thương; ngày 4-3-1974 bắn một quả M79 vào đám nông dân ở 7 cây số đông-nam Cai Lậy làm bị thương hai người; ngày 9-3-1974 pháo kích một quả 60 ly vào địa điểm đông dân ba cây số bắc Cai Lậy làm năm thường dân bị thương.... Cùng ngày nầy, “thành công vượt bực” là quả đạn 82 ly rơi vào trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy, song song với thành quả lẫy lừng này là một quả 82 ly khác rớt vào xóm Búng với kết quả “khiêm nhường”, chỉ một đồng bào bị thương.
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
huudangdo1 (03-28-2021)
 
Page generated in 0.16393 seconds with 10 queries