VietBF - View Single Post - Những ký ức hạnh phúc đơn sơ thời bao cấp
View Single Post
  #1  
Old  Default Những ký ức hạnh phúc đơn sơ thời bao cấp
Nhắc đến thời kỳ bao cấp là nói đến cái nghèo, nhưng người Hà Nội chẳng chịu ngồi yên. Những người đi làm Nhà nước với cảnh lương ba cọc ba đồng nghĩ ra đủ mọi cách kiếm thêm thu nhập hàng tháng…


Người Hà Nội đi sơ tán trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Tăng gia sản xuất

Muốn có khoản tiền mua chiếc xe đạp thì chỉ còn cách nuôi lợn. Con lợn ngày ấy trở thành cứu tinh cho một bộ phận những gia đình túng thiếu, khó khăn. Phong trào nuôi lợn nở rộ, thành đề tài nóng hổi của từng ngõ xóm. Người thành phố nuôi lợn không cần chuồng, mà nơi đất chật người đông như vậy cũng lấy đâu ra chuồng, nên con lợn được… sống chung với người. Lợn cứ thế chạy loăng quăng trong bếp hay nhà tắm. Giống lợn được người ta ưa thích nhất là lợn lai kinh tế. Đó là loại lợn bạch, ăn khỏe, mau lớn, ít bệnh. Chỉ cần vỗ béo sau 1 năm là đã đạt cân nặng trên dưới một tạ, và như thế gia đình sẽ có khoản tiền lớn để trang trải công việc, mua sắm thiết bị nội thất như radio, máy khâu, giường tủ, bàn ghế, xe đạp…

Dĩ nhiên, để đạt được thành quả cũng không hề đơn giản chút nào. Hàng ngày sau giờ tan học, những đứa trẻ lớn được phân công đi vớt bèo, xin nước gạo. Hàng xóm nhà tôi hồi ấy có ông bác sĩ làm việc rất xa, chiều tan sở thì tất tưởi đạp xe về nhà. Việc đầu tiên là ông cởi quần áo ngoài, mặc chiếc may ô, quần đùi đi xách xô nước, rồi lấy bàn chải tắm cho lợn. Có những lần lợn bỏ ăn là cả 2 vợ chồng đứng ngồi không yên, cảm giác như gia đình đang có người bệnh.


Công chức thời bao cấp có thể kiếm thêm thu nhập bằng nghề sửa xe đạp trong những lúc rảnh rỗi

Nhiều người lúc bấy giờ đồng lương hàng tháng không đủ trang trải cuộc sống nên phải tính cách kiếm thêm bằng nhiều công việc khác tùy theo khả năng, nghề nghiệp. Tỉ dụ như anh công nhân sau giờ làm việc ở xí nghiệp, công xưởng, sẽ vác cái bơm, bộ cờ-lê mỏ-lết, hộp keo vá săm lốp xe đạp ra đầu đường cũng có thể kiếm thêm được vài đồng. Người ban ngày làm xí nghiệp may, ban đêm sẽ ngủ rất muộn để may thêm hàng gia công. Cậu phóng viên có thể nhận hợp đồng chụp ảnh ăn hỏi, cưới xin, ma chay. Các thầy cô giáo thì ngoài giờ dạy sẽ làm kẹo lạc, bánh cốm, đậu xanh, quy gai, sữa chua, quấn thuốc lá sợi mang giao sỉ cho các hàng nước.

Không riêng cánh nhà giáo, giới văn nghệ sĩ cũng chung cảnh ngộ. Các diễn viên múa, diễn viên kịch, nhạc công mỗi người một cách kiếm tiền. Chị em thì chạy đua với thời gian ngồi đan len tối ngày vì Tết sắp đến, ai cũng muốn có chiếc áo len đẹp để diện đêm Giao thừa hay du xuân, lễ hội. Người ít khéo tay hơn sẽ nhận dán hộp mứt cho các công ty bánh mứt kẹo, làm hoa giấy theo mẫu mã gia công, hoặc luộc nồi bánh chưng để có thêm thu nhập đóng góp cho gia đình trong 3 ngày Tết. Những việc như vậy có khi cả 3 thế hệ trong nhà cùng tham gia. Vợ chồng con cái cứ rảnh ra là ngồi cắt cắt, dán dán.

Đấy là những công việc kiếm thêm thu nhập ngoài lương bằng công sức lao động lương thiện. Nhưng cũng không ít người kiếm tiền bằng cách buôn bán các mặt hàng Nhà nước quản lý vốn được coi là hàng cấm. Ví dụ, có anh nhạc công cứ chủ nhật là lại có mặt ở chợ Giời từ sáng đến chiều để buôn bán xe máy, xe đạp. Chợ Giời Hà Nội ngày ấy luôn bị người dân ác cảm vì là điểm hội tụ đủ mọi thành phần phức tạp.

Ước mơ giản dị

Khi chiến tranh vào hồi ác liệt từ vĩ tuyến 17 trở ra thì cuộc sống người Hà Nội đã khó khăn, thiếu thốn lại càng vất vả bội phần. Hơn 3 vạn dân phải đi sơ tán, chỉ còn thanh niên tự vệ, công nhân nhà máy, xí nghiệp ở lại chiến đấu bảo vệ Thủ đô. Lương thực, nhu yếu phẩm là những thứ quan trọng mà mỗi gia đình phải chuẩn bị sẵn cho chuyến sơ tán dài ngày, nên nhà nào cũng tích gạo, mì sợi, mắm muối…

Thời đó, nhà ai có người làm trong các cửa hàng bán thực phẩm, chất đốt thì được coi là may mắn. Bởi cái sự xếp hàng từ sáng tinh mơ khi mậu dịch còn chưa mở cửa rõ là một nỗi tra tấn khi phải chờ đợi, chen chúc cả nửa ngày. Thời nay, cứ đến cuối tuần là chị em phụ nữ thảnh thơi đi du lịch, spa, shopping, mua sắm, làm đẹp, cà phê, nhà hàng, khiêu vũ… nhưng ngày ấy, thứ bảy, chủ nhật là lúc những người phụ nữ vất vả nhất. Họ phải đóng gói, cân đong gạo, mì, mắm muối chuẩn bị cho chuyến tiếp tế nơi sơ tán. Những bà mẹ xót ruột vì nơi miền quê yên bình đang có những đứa trẻ hóng mẹ từng giờ. Nên ngay khi hoàng hôn buông xuống, những chiếc xe đạp do người chồng cầm lái sẽ chở theo các bà vợ cùng "thúng mủng tùng phèo" buộc sau xe vượt vài chục cây số dưới ánh chớp bom và tiếng gầm rú của máy bay trên đầu để về với con.


Cảnh nuôi lợn trong nhà ở thời bao cấp là rất bình thường

Dù đời sống của một giai đoạn lịch sử Hà Nội khó khăn là vậy, nhưng ai cũng vất vả, cùng cảnh ngộ nghèo khó như nhau nên chẳng có sự bì tị bao giờ. Mọi nỗi thống khổ bỗng biến thành bình thường, chẳng ai kêu ca phàn nàn. Người Hà Nội cứ vui, cứ sống một cuộc đời êm trôi, hạnh phúc đơn sơ trong mỗi gia đình, dù cơm bữa nay chưa biết đến bữa mai, dù trên đầu máy bay địch quần thảo ngày đêm và nhà cửa, trường học, bệnh viện bị tàn phá cả. Vậy mà ai cũng vẫn lạc quan, chỉ ước một giấc mơ nhỏ nhoi, giản dị đến kinh ngạc.

Bà nội trợ mong sau khi xếp hàng mậu dịch sẽ nhận được miếng thịt ít mỡ hơn lần trước để kho nồi thịt mang về nơi sơ tán cho con. Ông công chức mơ đến khoản tiền bán lợn để tậu chiếc xe đạp chở lũ trẻ đi chơi ngày Tết. Còn anh bộ đội nơi chiến trường thì theo như lời nhạc sĩ Hoàng Hiệp trong bài "Đồng đội": "Bạn tôi cho hay, sau này xong chiến đấu, sẽ lên nông trường, sớm hôm trên đồng lái máy cày…". Và người ta hạnh phúc về những mơ ước ấy, bên cạnh giấc mộng tươi sáng về một ngày hòa bình.

Còn bây giờ, hình như mạng xã hội khiến người ta ít hạnh phúc hơn. Lên mạng chỉ thấy những cô gái đẹp đến từng centimet ngồi bên dãy túi hàng hiệu, những quý bà sở hữu kim cương siêu to khổng lồ, những quý ông để avatar với cây gậy đánh golf. Và kèm theo đó là những màn bóc "phốt", tố scandal, gây chiến kịch liệt bằng đấu khẩu, hoặc những hình ảnh, clip bạo lực, bạo hành… Không có sự so sánh, nhưng có lẽ thời gian khó thì đời sống tinh thần vẫn bình yên hơn chăng?!

miro1510
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 01-14-2022
Reputation: 13091


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 39,189
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	973.1.jpg
Views:	0
Size:	98.4 KB
ID:	1979693   Click image for larger version

Name:	973.2.jpg
Views:	0
Size:	132.7 KB
ID:	1979694   Click image for larger version

Name:	973.3.jpg
Views:	0
Size:	92.0 KB
ID:	1979695  
miro1510_is_offline
Thanks: 9
Thanked 1,860 Times in 1,718 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 49 miro1510 Reputation Uy Tín Level 6
miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6
 
Page generated in 0.06580 seconds with 11 queries