VietBF - View Single Post - Những khó khăn trong năm 2021 mà TG phải đối mặt
View Single Post
  #1  
Old  vnchcir Những khó khăn trong năm 2021 mà TG phải đối mặt
Trải qua năm 2020 đầy biến động, thế giới bước vào năm 2021 với những bài toán khó giải, không chỉ ở một vài quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu.
Vắc xin và cuộc chiến trường kỳ
Nhờ việc phát triển vắc xin với tốc độ nhanh kỷ lục, cả nhân loại đang kỳ vọng sẽ được tiêm chủng để an toàn trước SARS-CoV-2. Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia, dù đẩy nhanh tiến độ lẫn công suất, vắc xin Covid-19 cũng khó có thể tới tay gần 8 tỉ người trên khắp hành tinh trong năm 2021. Người dân ở các nước phát triển sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận sớm và đầy đủ hơn, trong khi khoảng 1/5 dân số thế giới có thể phải ṃn mỏi chờ đợi ít nhất tới năm 2022.
Điểm nóng địa chính trị 2021
Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương tiếp tục được dự đoán là một trong những điểm nóng địa chính trị của thế giới năm 2021. Các tranh chấp chủ quyền vẫn là mối quan tâm của các nước trong và ngoài khu vực. Đáng chú ư, năm 2021, Trung Quốc sẽ họp quốc hội và vạch ra mục tiêu kế hoạch 5 năm tới, Hội đồng lập pháp Hồng Kông bầu cử, Nhật Bản cũng bầu chủ tịch đảng cầm quyền và việc Mỹ có tổng thống mới sẽ tác động không nhỏ đến khu vực. Chưa kể, CHDCND Triều Tiên vẫn sẽ là ẩn số trong năm 2021 khi cuộc đối thoại với Mỹ rơi vào bế tắc và ông Biden có thể chọn cách tiếp cận khác với Triều Tiên.
2021 cũng là một năm đáng chờ đợi đối với châu Âu khi nước Anh hết giai đoạn chuyển tiếp rời EU. Hậu Brexit cũng là lúc EU nỗ lực giải quyết mâu thuẫn nội khối về hàng loạt vấn đề, trong đó có việc tái định h́nh vị thế trên toàn cầu, quan hệ với đồng minh Mỹ và ứng phó trước những thách thức từ Nga, Trung Quốc. Thời gian gần đây, EU đă có những chỉ dấu chủ động hơn trong vấn đề ngoài khối như biến đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân, thương mại tự do, an ninh, tự do hàng hải…
Bài toán hóc búa đặt ra cho các nhà lănh đạo thế giới là làm sao để đảm bảo phân phối vắc xin công bằng và nhanh chóng, khi số lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu, c̣n cuộc đua mua sắm lại vốn không cân sức. Các sáng kiến liên minh vắc xin đă được khởi xướng, một số tỉ phú đă lên tiếng, nhiều lời hứa hẹn đă được đưa ra, nhưng để đạt được mục tiêu trên không phải việc dễ dàng.
Và dù có phân phối được vắc xin, cuộc chiến chống Covid-19 cũng chưa thể kết thúc. Diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, đặc biệt là sự xuất hiện của những biến thể mới, càng khiến sức ép lên hệ thống y tế ngày càng lớn. Ngoài ra, việc phát triển trong thời gian ngắn cũng kéo theo những rủi ro về hiệu quả lâu dài của vắc xin. Không ai dám chắc ḿnh an toàn và an toàn được bao lâu, do đó các biện pháp pḥng dịch và sự hợp tác toàn cầu vẫn là yêu cầu cốt lơi để chiến thắng Covid-19 trong năm 2021.
Một thách thức khác được WHO nêu ra vào những ngày cuối năm 2020 là nếu không giải quyết được đợt sóng Covid-19 th́ khả năng miễn dịch của con người với các dịch bệnh khác có thể yếu đi. Đây mới là điều đáng sợ ở phía trước.

Phục hồi kinh tế
Covid-19 không chỉ gây ra cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu mà c̣n tạo ra một cơn địa chấn quá lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và các quốc gia, vùng lănh thổ nói riêng.
Những ngày cuối năm 2020, một vài tín hiệu tích cực về kinh tế đă xuất hiện, trong đó châu Á - Thái B́nh Dương được xem là điểm sáng, tuy nhiên mức độ phục hồi không đồng đều ở các nơi. Những nước kiểm soát tốt dịch bệnh có khả năng thúc đẩy kinh tế để bước qua suy thoái, trong khi những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh sẽ phải tính toán rất kỹ giữa bài toán lợi ích và sức khỏe người dân. Các nhà đầu tư rục rịch với những hy vọng mới khi có thông tin tích cực về vắc xin, nhưng họ cũng cân nhắc vào các thị trường có cơ hội “tái sinh” sau dịch.

Đối với các quốc gia, nếu duy tŕ ngân sách chi cho pḥng, chống dịch và cứu trợ quá lớn th́ nguy cơ hiện hữu có thể là bị một số nước khác lợi dụng, gây sức ép buộc các nước gặp khó khăn phải chấp nhận thua thiệt thương mại, nhượng bộ lợi ích, chủ quyền quốc gia. Điều này nếu diễn ra sẽ tác động rất lớn đến cục diện quốc tế, đồng thời là cơ hội cho chủ nghĩa bảo hộ, dân tộc cực đoan và sự tranh giành lợi ích.
Trong bài toán này, ngoài chuyện của mỗi quốc gia th́ các tổ chức, thể chế quốc tế phải thể hiện vai tṛ điều phối của ḿnh, như kêu gọi giăn nợ, cung cấp các khoản vay và trợ cấp cần thiết với các nước thiếu nguồn lực và kém lợi thế.
Bất ổn và cạnh tranh chiến lược
Trong một năm 2021 nhiều thách thức, chính sách của các nước lớn sẽ càng trở nên đáng bàn. Mỹ sẽ có tổng thống mới vào ngày 20.1 khi ông Joe Biden nhậm chức thay cho ông Donald Trump. Chủ nhân Nhà Trắng mới được dự đoán sẽ có nhiều quyết sách khác người tiền nhiệm, bao gồm các vấn đề khu vực và quốc tế. Mặc dù chưa chính thức nhưng dựa vào những tuyên bố và cách chọn nhân sự, có thể đánh giá chính quyền sắp tới của ông Biden sẽ đưa Mỹ trở lại các tổ chức, thỏa thuận quốc tế, coi trọng hợp tác với đồng minh, đối tác, đồng thời để Mỹ thực hiện vai tṛ “lănh đạo” thế giới.
Tuy nhiên, điều này được cho là không hề dễ dàng. Bởi lẽ, bài toán cốt lơi hiện nay mà ông Biden phải giải quyết chính là đối nội, khi Mỹ vẫn đang là vùng dịch lớn nhất thế giới và một nước Mỹ đă trở nên chia rẽ sâu sắc trong thời gian qua. Chính bởi vậy, khó có khả năng ông Biden ưu tiên đối ngoại hơn trong bối cảnh này.
Thêm vào đó, 4 năm cầm quyền của ông Trump đă định h́nh và định vị một nước Mỹ rất khác, do đó ông Biden không thể đảo lộn toàn bộ mà phải chọn cải cách từng phần. Trong những vấn đề khó xoay chuyển, quan hệ với Trung Quốc gần như chắc chắn nhất. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung được đánh giá sẽ tiếp tục gay gắt và quyết liệt ở năm 2021 khi ông Biden làm tổng thống. Chỉ khác là ông Biden có thể hướng chính sách của ḿnh theo thế đa phương, phối hợp đồng minh đối tác, thay v́ tập trung vào các biện pháp đơn phương chống Trung Quốc.
Mỹ - Trung, Mỹ - Nga và các mối quan hệ cạnh tranh chiến lược khác trong năm 2021 sẽ trải rộng trên nhiều khía cạnh, do đó các nước nhỏ lại tiếp tục phải đứng trước bài toán khó khăn trong cuộc so kè của các “gă khổng lồ”, ở đó bất ổn vẫn luôn ŕnh rập. Cũng cần lưu ư, những sự cạnh tranh này cùng các thách thức toàn cầu góp phần thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác mang tính chiến lược, điển h́nh là Nga - Trung.

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 01-01-2021
Reputation: 43341


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 115,800
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	22a_ygzl.jpg
Views:	0
Size:	44.4 KB
ID:	1717315  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,101 Times in 5,089 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 134 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
 
Page generated in 0.06986 seconds with 11 queries