VietBF - View Single Post - USA Nhật kư thời sự hôm nay 24 - 25/6/2022
View Single Post
Old 06-24-2022   #9
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,947
Thanks: 24,948
Thanked 15,556 Times in 6,664 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 664 Post(s)
Rep Power: 42
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Báo cáo: 23% công ty châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài việc rút khỏi Trung Quốc
Theo một cuộc khảo sát mới của Pḥng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc (EUCCC) cho thấy, gần 1/4 các công ty châu Âu hoạt động tại Trung Quốc đại lục đang xem xét chuyển hướng đầu tư, tỷ lệ phần trăm cao nhất trong một thập niên.
Pḥng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc đă công bố một báo cáo hôm thứ Hai (20/6) rằng so với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới đă dần trở lại b́nh thường sau đại dịch, các chính sách pḥng chống và kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt của Trung Quốc (ĐCSTQ) đă làm trầm trọng thêm những thách thức kinh doanh cho các công ty. Điều này đă khiến nhiều công ty thành viên của Pḥng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc bắt đầu suy nghĩ về việc họ nên đặt cược bao nhiêu tiền để ở lại Trung Quốc.
Việc Trung Quốc đóng cửa biên giới nghiêm ngặt đă được thực hiện trong hơn hai năm kể từ khi chính quyền Trung Quốc đưa ra chính sách Zero Covid và sẽ tiếp tục trong năm thứ ba. Chính sách Zero Covid đă buộc hàng trăm triệu công dân bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ và gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng trên diện rộng. Nền kinh tế Trung Quốc đứng trước bờ vực suy thoái.
Bà Bettina Schoen-Behanzin, Phó Chủ tịch Pḥng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc cho biết: “Điều duy nhất có thể đoán trước được về Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày nay là sự khó đoán trước của nó, điều này không tốt cho môi trường kinh doanh”. “Ngày càng có nhiều công ty châu Âu tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc và xem xét lại vị thế của họ trên thị trường. Các công ty đang chờ xem sự không chắc chắn này sẽ kéo dài bao lâu và nhiều người đang t́m kiếm các điểm đến đầu tư bên ngoài Trung Quốc cho các dự án trong tương lai”.
Chính sách Zero Covid của ĐCSTQ có tác động lâu dài đến các công ty quốc tế
Theo một báo cáo do Pḥng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc công bố hôm thứ Hai (20/6), khoảng 23% công ty trả lời cuộc khảo sát đă cân nhắc chuyển các khoản đầu tư hiện tại hoặc kế hoạch của họ ra khỏi Trung Quốc đại lục. Cuộc điều tra được tiến hành vào cuối tháng 4, khi Thượng Hải vẫn đang bị phong tỏa và những hạn chế ở những nơi như Cát Lâm đă làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh b́nh thường.
Báo cáo của Pḥng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc cho biết: “Hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc đang ngày càng trở nên bị cô lập do nhân viên ở Trung Quốc (cả người Trung Quốc và người nước ngoài) không thể đến trụ sở châu Âu để trao đổi thông tin, đào tạo và chia sẻ chuyên môn”.
“Các nhà hoạch định cấp cao tại trụ sở chính của (các công ty châu Âu) cũng bị thiếu kinh nghiệm trực tiếp về Trung Quốc, dẫn đến việc (họ) ít hiểu biết hơn về Trung Quốc và do đó ít khoan dung hơn đối với Trung Quốc. Việc mất đi sự đa dạng trong lực lượng lao động Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng đến sự đổi mới”, báo cáo cho biết.
Cảnh báo của Pḥng Thương mại Liên minh Châu Âu nhấn mạnh tác động lâu dài của chính sách Zero Covid của Trung Quốc đối với các công ty quốc tế, với việc phong toả nhanh chóng, đóng cửa biên giới và kiểm tra nghiêm ngặt khiến chi phí kinh tế và xă hội tăng cao.
Mặt khác, các công ty châu Âu ngày càng lo ngại về việc căng thẳng địa chính trị trở nên trầm trọng hơn khi Bắc Kinh từ chối tham gia cùng cộng đồng quốc tế lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và hỗ trợ nền kinh tế đang chịu thiệt hại của Nga.
Cuộc khảo sát cho thấy 7% các công ty châu Âu hoạt động tại Trung Quốc cho biết họ đang trực tiếp xem xét các khoản đầu tư của ḿnh do cuộc chiến ở Ukraine, và 1/3 số người được hỏi tin rằng thị trường (Trung Quốc) đă trở nên kém hấp dẫn hơn kể từ khi Moscow xâm lược vào tháng 2.
Pḥng Thương mại Liên minh châu Âu cho biết số lượng các công ty châu Âu hiện tại đánh giá lại quyết định đầu tư của họ vào Trung Quốc đại lục là con số lớn nhất trong một thập niên khảo sát; trong cuộc khảo sát tháng 2, 11% công ty châu Âu cân nhắc rút khỏi Trung Quốc, chưa bằng một nửa tỷ lệ trong cuộc khảo sát mới nhất (23%). Ngoài ra, khoảng 372 công ty đă trả lời cuộc khảo sát vào tháng 2, so với 620 công ty trong cuộc khảo sát tháng 4.
Các công ty châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài việc t́m kiếm các địa điểm đầu tư khác
Tỷ lệ các công ty châu Âu cân nhắc chuyển các khoản đầu tư hiện tại hoặc kế hoạch của họ ở Trung Quốc đại lục ra nước ngoài đă đạt mức cao nhất trong 10 năm. Các công ty đă nêu rơ những bất b́nh lâu dài như việc Trung Quốc ép buộc chuyển giao công nghệ, đối xử không công bằng so với các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc, cũng như các quy tắc và quy định mơ hồ.
Chính sách Zero Covid hiện tại của chính quyền ĐCSTQ vẫn chưa kết thúc, việc đóng cửa và kiểm soát cũng chưa có hồi kết. “Điều này khiến các trụ sở công ty ở châu Âu không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc t́m kiếm các địa điểm đầu tư khác”. Bà Bettina, Phó chủ tịch Pḥng Thương mại Châu Âu cho biết: “Thế giới sẽ không chờ đợi Trung Quốc”.
Trong số các công ty đang cân nhắc chuyển các khoản đầu tư của ḿnh, 16% cho biết họ đang xem xét chuyển đến Đông Nam Á và 18% cho biết họ đang t́m đến các quốc gia khác trong khu vực Châu Á – Thái B́nh Dương. Khoảng 19% công ty cho biết họ sẽ chọn châu Âu, 12% nói rằng họ sẽ chọn Bắc Mỹ và 11% chọn Nam Á.
Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc bất ngờ tăng trong tháng 5, trong khi chi tiêu của người tiêu dùng và thị trường bất động sản tiếp tục thu hẹp. Triển vọng cho phần c̣n lại của năm vẫn ảm đạm khi Bắc Kinh tiếp tục dựa vào các biện pháp phong toả và các biện pháp ngăn chặn khác để kiểm soát sự lây lan của virus.
Các công ty nước ngoài đă phải vật lộn để tiếp tục làm việc và sản xuất trong thời gian pḥng chống dịch. Lợi nhuận của các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc đại lục đă giảm 16,2% từ tháng 1 đến tháng 4, mức giảm lớn hơn nhiều so với mức giảm 0,6% của các công ty tư nhân Trung Quốc. Ngược lại, lợi nhuận tại các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đă tăng 13,9% trong giai đoạn đó.
Bà Bettina cho biết vẫn chưa rơ khi nào lĩnh vực bất động sản và ô tô, hai động lực chính của nền kinh tế sẽ phục hồi.
Hơn 1/4 các công ty Hoa Kỳ chuyển đổi chuỗi cung ứng
Các công ty Hoa Kỳ ở Trung Quốc đại lục gần đây cũng được đồn đoán là đang phải đối mặt với những thách thức. Một cuộc khảo sát do Pḥng Thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải công bố vào tuần trước cho thấy hơn 1/4 các nhà sản xuất Hoa Kỳ tại Trung Quốc đang chuyển việc sản xuất các sản phẩm toàn cầu của họ ra nước ngoài trong khi đẩy mạnh nội địa hóa chuỗi cung ứng của họ ở Trung Quốc.
9 trong số 10 công ty Hoa Kỳ trong lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ đă hạ dự báo doanh thu của họ đối với Trung Quốc trong năm nay.
Chỉ 31% các công ty sản xuất và dịch vụ được khảo sát cho biết họ đang hoạt động hết công suất. Trong số những công ty hoạt động không hết công suất, hầu hết cho biết nhân viên của họ gặp khó khăn trong việc đi làm.
Báo cáo của Pḥng Thương mại Châu Âu cũng cho thấy trong cuộc khảo sát tháng 4, gần 60% công ty được khảo sát đă hạ dự báo doanh thu năm nay do chính sách Zero Covid của ĐCSTQ; khoảng 78% các công ty được khảo sát cho rằng môi trường kinh doanh ở Trung Quốc đại lục đă trở nên kém hấp dẫn hơn do chính sách Zero Covid của ĐCSTQ.
Theo The Epoch Times
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Be_True (06-25-2022)
 
Page generated in 0.05584 seconds with 10 queries