VietBF - View Single Post - THÁNG TƯ ĐEN : TỴ NẠN VIỆT NAM - CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO TỰ DO
View Single Post
Old 03-22-2021   #13
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



TÔI , ĐỨA CON NGƯỜI TÙ
" HỌC TẬP CẢI TẠO "







Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết của anh Lê Xuân Mỹ. Một bài viết mà khi đọc tôi đă nhạt nhoà nước mắt.

Không màu mè bóng bẩy, chỉ là hồi ức về một giai đoạn cùng khổ mà tất cả người miền nam VN chúng ta đều trải qua khi mất nước, nhưng người đọc không thể không bùi ngùi, xúc động dù đă nhiều năm trôi qua.

Đó cũng là một trong những lư do tại sao chúng ta :


- Không thể
quên, không thể tha thứ, càng không thể hoà hợp hoà giải.. hay có thể nào chấp nhận luận điệu :

- Hăy quên quá khứ để hướng về tương lai ?....

Những ngày cuối tháng Tư 1975, Sài G̣n đắm ch́m trong cơn hỗn loạn. Tin tức về một cuộc chiến kết thúc bi thảm được truyền đi kéo theo một ḍng người t́m mọi cách vượt thoát khỏi quê hương.

Không nhận được tin người đến đưa toàn bộ gia đ́nh ra đi như đă hứa, tôi cùng ba và gia đ́nh người em gái trên chiếc xe Jeep hối hả đi về Bến Bạch Đằng nơi con tàu VNTT đang ngập tràn những ḍng người từ khắp nơi đổ về… Hai vợ chồng em gái lên tàu trước. Tôi và ba chần chờ sửa soạn lên sau.

Trong cái ḍng người hoảng loạn, trong cái âm thanh cuồng nộ những ngày cuối cùng của tháng Tư, hai cha con vẫn c̣n nh́n về hướng Lăng Ông Bà Chiểu, nơi nhà tôi ở đó. Vẫn c̣n hy vọng mẹ và các em đến kịp để cùng đi. Phép lạ đă không xảy ra.

Tàu sắp nhổ neo, mẹ và các em tôi vẫn biệt tăm. Ba bảo thôi con lên trước đi, ba đợi thêm một tí nữa, ḿnh gặp nhau trên tàu. Trong mắt ba vẫn c̣n ánh lên một tia hy vọng. Nhưng tôi biết là đă hết. Thời gian không c̣n kịp nữa. Ba hối thúc tôi lên tàu, riêng ba không đành bỏ vợ và 8 đứa con con nhỏ dại, quyết định quay lại. Với tôi, ra đi hay ở phải là một quyết định trong chớp mắt. Nhưng sao đành bỏ lại ba một ḿnh với khuôn mặt và cặp mắt thất thần như vậy. Tôi lắc đầu.

Thế là tôi và ba quay ngược lại ḍng người vẫn cuống cuồng chạy về phía bờ sông, dù con tàu đă từ từ rời bến. Cùng với hàng triệu người miền Nam Việt Nam, tôi và gia đ́nh bắt đầu sống những tháng ngày đen tối nhất.






Đêm đầu tiên, khi nghe tin Đại Tướng Dương Văn Minh đầu hàng trên đài phát thanh, ngoài đường những nhóm người đội mũ cối cầm súng đi qua đi lại, cả gia đ́nh tôi chui dưới chân cầu thang, tắt đèn tối thui, ẩn trốn, và ba đă khóc.

Thế là chấm dứt một quảng đời, lịch sử đă sang trang và chúng tôi đă cảm thấy một tương lai mịt mù sắp tới.

Trong những ngày sau đó, ba tôi sống trong hoang mang, lo sợ, không dám bước ra khỏi nhà. Mặt ba lúc nào cũng căng thẳng. Riêng tôi mỗi ngày vẫn lên tŕnh diện cơ quan rồi về.

Lên để biết th́ ra có những bạn bè cùng sở làm ngày xưa, từng cùng vui chơi sinh hoạt với ḿnh bây giờ đội mũ cối, cầm súng lầm ĺ đi ra đi vào.

Có người c̣n chào hỏi tử tế nhưng có đứa mặt mày vênh váo, kênh kiệu, những nhân viên c̣n lại, không phải dân Cộng Sản nằm vùng tụm lại một pḥng trên lầu, co cụm đến tội nghiệp.

Trong những ngày đầu mất nước tháng 5 năm 1975, tôi biết ba vẫn c̣n hy vọng về một người, người em út đi “tập kết” từ những năm 1954, nghe đâu đang làm lớn và h́nh như đang có mặt tại Sài G̣n. Chính ủy chính iết ǵ đó.

Ba kể hồi nhỏ ba và chú rất thương yêu nhau, ngày chú đi vào rừng theo kháng chiến, ba là người cuối cùng gặp và đưa chú vào chiến khu. Ba vẫn nghĩ nếu có chú chắc ba sẽ không sao.

Như một người sắp sửa bị ch́m tàu, cố bám víu một chút hy vọng nào đó để sống, dù rất mỏng manh. Với riêng tôi, h́nh ảnh về chú không hiền lành như ba tưởng tượng mà là những con người tôi đă từng xem qua cuốn phim “Chúng Tôi Muốn Sống”, lạnh lùng và tàn ác.






Tôi nghĩ ba quá ngây thơ, nhưng biết làm sao được, một người lính thất trận, một vợ và 9 đứa con nheo nhóc trong một Thành phố đă không c̣n thuộc về ḿnh, chung quanh đầy rẫy những bóng đen ŕnh rập.

Có thể ba đang cố quên nhưng với tôi, kư ức về một Mậu Thân khủng khiếp ở Huế vẫn c̣n đó, không thể nào không nhớ.

Những cuộc trả thù tàn khốc chắc chắn sẽ xảy ra. Không ảo tưởng như ba, tôi chờ đợi và biết rằng ngày đó sẽ đến, không xa.

Một ngày đầu tháng Sáu, giống như ba đang mong đợi, chú tôi đi cùng một vài bộ đội cầm súng ghé nhà thăm gia đ́nh chúng tôi.

Một trung tá hính ủy thuộc đơn vị Pḥng không Không quân CS Hà Nội, ghé thăm cựu trung tá cảnh sát chế độ cũ. Hai anh em thuộc hai chiến tuyến gặp nhau tại Sài G̣n sau 20 năm xa cách.

Hai người đi hai con đường khác nhau, cuối cùng hội tụ tại một điểm. Cũng chào hỏi, cũng mừng mừng tủi tủi, cũng nhắc lại chuyện xưa, nhưng tôi biết quan hệ đă không c̣n như trước nữa, ngượng ngùng, khách sáo.

Nói thật ḷng, chú tôi nh́n bề ngoài gầy g̣ khắc khổ, ít nói và trông có vẻ hiền lành chứ không đến nỗi dữ dằn như trong tưởng tượng của tôi. Nhưng tôi vẫn không thể chuyện tṛ thân mật với chú được. Một bức tường vô h́nh đă chắn ngang trong quan hệ của chúng tôi.

Sau ngày đó thỉnh thoảng chú đến thăm ba tôi, và
cũng kể từ ngày đó những đồ đạc quư giá c̣n sót lại trong gia đ́nh cũng dần dần ra đi.

Khi th́ cái tủ lạnh, khi th́ cái truyền h́nh trắng đen hiệu Denon 4 cửa xếp. Mẹ nói riêng với tôi:

– Cho chú, thôi kệ của đi thay người, hy vọng sau này có ǵ nhờ chú giúp ba con cũng đỡ khổ phần nào.

Mẹ nghĩ vậy th́ hay vậy, chứ trong thâm tâm tôi mẹ đă không biết ǵ về Cộng sản rồi. Xin tiền th́ có thể chú sẽ cho nhưng để bảo lănh cho một sĩ quan cảnh sát như ba tôi chắc chắn là không.

Biết vậy, nhưng thôi cứ để mẹ bám víu một chút hy vọng dù rất mong manh. Nói một cách trung thực, từ ngày có chú đến thăm gia đ́nh, thái độ của các công an Cộng Sản, cán bộ phường đối với gia đ́nh tôi cũng có chút thay đổi, không giống như những ngày đầu mất nước.


Những người dân Saigon cuối cùng bỏ chạy khi nghe tin Cộng sản Bắc Việt tiến vào Saigon. Ảnh chụp ngày 30-4-1975. Nguồn ảnh: AP Photo/Matt Franjola






Nhớ lại ngay ngày Mồng 2 tháng Năm,
vừa mới sáng sớm một đoàn người đông đảo, “cán bộ” có công an có ghé vào nhà, kêu ba tôi ra tŕnh diện, ra lệnh ba tôi trong thời gian này phải ở nhà, không được đi đâu cả cho đến khi có lệnh mới.

Sau đó đi một ṿng quanh nhà tôi, ngang pḥng khách, giật đứt chiếc điện thoại để bàn, xem giấy tờ từng người và trước khi ra về, lấy luôn chiếc đồng hồ đeo tay của ba trên đầu tủ thờ. Chiếc đồng hồ kỷ niệm của ông nội mà ba rất quư. Mẹ chắc lưỡi – thôi kệ, của đi thay người.

Một ngày cuối tháng Sáu,
cái ngày tôi biết chắc chắn phải đến, cuối cùng đă đến.

Ba tôi nhận giấy đi “tŕnh diện học tập cải tạo” dành cho đối tượng sĩ quan “Ngụy quân, Ngụy quyền”.

Địa điểm tập trung :


- Trường Trung Học Chu Văn An.

- Trong giấy ghi rơ “đem theo dồ dùng cá nhân để sử dụng trong 30 ngày”. Nhận được giấy báo, ba mừng như thoát được gánh nặng canh cánh bao lâu nay. Ba bảo :

– Tôi nói có sai đâu bà, bây giờ hoà b́nh rồi
họ không trả thù như hồi Mậu Thân đâu.

Kỳ này tôi chỉ đi học có 30 ngày mà ngay tại Sài G̣n này thôi. Xong kỳ học tập này rồi ḿnh sẽ được đối xử như những người dân b́nh thường. Tôi tính gia đ́nh ḿnh sẽ về lại Đà Nẵng sinh sống. Có mắm ăn mắm có rau ăn rau. Khoẻ rồi, hoà b́nh rồi, hết chiến tranh rồi bà ơi.

Mẹ tôi, với linh cảm và yếu đuối của đàn bà, lên tận sân bay Tân Sơn Nhất xin gặp chú nhờ chú giúp đỡ. Liếc sơ qua giấy báo “tŕnh diện học tập” chú nói:

– Chị đừng lo, cách mạng khoan hồng, anh cứ đi, học tập khoảng một tháng là xong. Cứ học tập thật tốt, về sớm đúng ngày, không sao đâu.






Mẹ tôi an ḷng chuẩn bị mền, mùng, thức ăn khô cho ba. Riêng tôi, qua trực giác và qua sách báo đă đọc, tôi nghi ngờ về chữ “học tập tốt” mà chú đă nhấn mạnh. Tôi biết là mọi chuyện chỉ mới bắt đầu.

Để xóa đi kư ức của một sĩ quan cảnh sát 51 tuổi đời, 25 năm quân ngũ, và để đào tạo thành một người “công dân chế độ Xă Hội Chủ Nghĩa”, chắc chắn không thể là 30 ngày ngắn ngủi như thế.

Tôi biết là chú đă không nói thật, và ba th́ ảo tưởng hoặc có thể đă biết nhưng muốn che giấu mẹ, cố gượng vui chờ ngày lên đường tŕnh diện.

Có những đêm thức giấc giữa đêm khuya tôi thấy ba ngồi lặng lẽ và hút thuốc liên tục ngoài hiên. Đôi vai như quằn xuống, tôi chua xót nhận ra chỉ trong một thời gian quá ngắn ba đă già đi rất nhiều. Trong cái bóng tối mênh mông, tôi cảm thấy ḿnh nhỏ bé và vô dụng vô cùng.

Một ngày trước khi đi, ba dặn riêng tôi không cho mẹ biết, hai cha con ra chợ Bến Thành.

Ba nói ba c̣n để dành 2 lượng vàng, bán xong con nhớ đem về cất riêng, khi nào mẹ và các em cần tiền th́ con đưa cho mẹ. Ba không biết khi nào về, con nhớ phụ mẹ lo cho các em.

Th́ ra ba không ngây thơ như tôi tưởng, tất cả nụ cười trên khuôn mặt ba thường ngày chỉ là giả tạo. Không có mẹ bên cạnh, ánh mắt ba bây giờ mới là thực. Nh́n khuôn mặt hoang mang đến tội nghiệp của ba, tôi thấy mắt ḿnh cay cay. Thương ba vô cùng.

Cuộc mua bán 2 lượng vàng diễn ra nhanh chóng và lén lút. Tôi ngồi canh chừng Công an, ba đưa vàng, người bán đếm tiền gói lại đưa cho ba, ba đưa tôi. Liếc ngang liếc dọc, bỏ vô túi xách, ôm kè kè bên ḿnh, về nhà cất kỹ trong két khoá lại, pḥng khi bất trắc.







Sáng sớm hôm sau, không nhớ ngày, tháng 8 năm 1975, Ba từ giă gia đ́nh đi “tŕnh diện”.

Ba ôm mẹ, hôn các em. Mẹ, các em đều khóc. Bé út khóc to nhất. Tôi ráng cắn chặt răng, mắt cay xè, hối hả đạp xe chở ba đến trường Chu Văn An. Không ai nghĩ rằng, đó là lần cuối cùng mẹ và các em gặp ba.

Trước cổng trường, đông nghẹt những người đi tŕnh diện và những thân nhân lóng ngóng bên ngoài. Tay xách ba lô, ba lủi thủi đi vào, trước khi bước qua cánh cửa sắt có mấy tên công an đứng gác, ba quay lại nh́n tôi như nhắc nhở con nhớ thay ba lo cho mẹ và các em.

Khi bóng ba mờ khuất sau dăy lớp, nỗi đớn đau kềm hăm bấy lâu vỡ oà, tôi khóc ngon lành như một đứa trẻ. Tôi biết rằng ngày ba trở về c̣n xa lắc xa lơ.

Từ khi ba đi, căn nhà trở nên vắng vẻ vô cùng. Mẹ phần lo chạy gạo hằng ngày, phần lo lắng nhớ ba, gầy đi trông thấy. Tuy nhiên mẹ vẫn hy vọng 1 tháng sẽ trôi qua nhanh chóng, ba trở về và mọi chuyện sẽ trở lại như xưa.

30 ngày rồi 45 ngày trôi qua, tôi và mẹ bắt đầu sốt ruột lo lắng. Mẹ cứ mỗi ngày hết đi ra lại đi vào, hết lên Phường hỏi thăm rồi lại lên Tân Sơn Nhất t́m gặp chú. Vẫn là 1 câu trả lời:

– Chắc sắp được về thôi. Anh học tập tốt th́ cách mạng sẽ cho về, chị đừng lo.

Câu chị đừng lo càng lúc càng trở thành vô dụng khi bao tháng trôi qua, vẫn không một tin tức ǵ về ba. Vừa phải lo cuộc sống vừa phải chạy đôn chạy đáo hỏi thăm đầu này đầu nọ, mẹ già hẳn đi.

Cuộc sống càng ngày càng khó khăn cho một gia đ́nh 11 miệng ăn. Đồng lương ít ỏi của tôi không đủ nuôi sống cả gia đ́nh, mẹ bắt đầu đem đồ đạc trong nhà ra chợ bán.

Chú th́ thỉnh thoảng vẫn ghé thăm nhưng thưa thớt hơn nhiều. Có lẽ v́ bận rộn nhưng cũng có lẽ sợ không biết phải trả lời sao với mẹ.

Không lẽ đợi anh “học tập tốt, cách mạng khoan hồng”, hay là chắc mai về khi mà ngày mai của chú có thể là một ngày không bao giờ đến.






Thấm thoát rồi cũng qua một năm. Mẹ vẫn mỏi ṃn chờ đợi trong vô vọng, ba vẫn biền biệt phương nào. Không một tin tức, không một dấu vết, dù nhỏ nhoi. Những đồ vật có giá cuối cùng trong nhà cũng đă bán hết. Hai mẹ con ôm nhau khóc.

Bỗng nhiên tôi chợt nhớ đến số tiền bán 2 cây vàng giấu trên gác.
Một số tiền khá lớn thời bấy giờ. Ai ngờ khi mở gói tiền tôi sững sờ nh́n thấy nguyên bó tiền chỉ có hai tờ đầu là tiền thật, ở giữa toàn là giấy báo.

Th́ ra lợi dụng việc mua bán chui lén lút, vừa bán vừa canh chừng công an, khi đưa tiền, người bán đă tráo đổi gói tiền đang đếm bằng gói tiền gói sẵn. Cho đến khi chết chắc ba cũng không thể ngờ những đồng tiền cuối cùng ba để dành cho mẹ là con số không to tướng.

Trong những tháng năm sau đó, cuộc sống càng ngày càng khó khăn. Không c̣n cách nào khác, mẹ vẫn mỗi ngày tiếp tục ra bán chui trước chợ Tân Định.

Sạp hàng là một tấm vải ni lông, cột dây bốn góc để dễ túm lại khi có công an đến. Thời đó buôn bán trên vĩa hè là phạm pháp. Vừa mua bán vừa láo liên canh chừng công an. Nếu công an tới th́ túm tấm nilông bỏ chạy vào nhà lồng chợ.

Công an đi khỏi, đem hàng ra bày bán tiếp. Đồ bán khi th́ một đôi giày, một chiếc áo cũ hay có khi chỉ là lớp vải lông thú tách ra từ những chiếc áo lính ngày xưa.

Có ǵ bán nấy. Khởi đầu là đồ đạc trong nhà, sau đó là đồ mua lại từ những người có cùng hoàn cảnh đem bán. Cũng có khi là đồ chôm đồ chỉa, cũng lây lất qua ngày. Các em c̣n quá nhỏ, chỉ ḿnh tôi với mẹ, sĩ diện, ḷng tự trọng của một kỹ sư cũng đem chôn chặt trong ḷng.

Tôi mỗi ngày, sau giờ làm việc cũng ra phụ mẹ, cũng chạy ra chạy vào, cũng cặp mắt nh́n trước, ngó sau, vừa bán vừa mua, vừa canh chừng Công an. Trong những ngày vô cùng khốn khó đó, thỉnh thoảng chợt nhớ về thời thơ ấu cũ ḷng thật buồn. Những ngày tươi đẹp ấy đă quá xa. Những lo lắng về cuộc sống và một tương lai mù mịt, làm tôi trở nên lạnh lùng chai đá. Dù rằng cũng có đôi khi, tôi một ḿnh khóc thầm trong đêm.






Như một định mệnh, trong những ngày cùng cực khốn khó đó tôi gặp C. vợ tôi bây giờ. Người ta hay nói vợ chồng là duyên là nợ. Điều này rất đúng với chúng tôi. Trước 1975 tôi và C. cùng làm chung tại Trung Tâm Bưu Chính Viễn Thông thuộc Bưu Điện thành phố Sài G̣n. Gặp nhau thường xuyên nhưng ít khi nói chuyện.

Nàng làm thư kư cho Desai, giám đốc chương tŕnh đào tạo của Liên Hiệp Quốc. Hồi đó C. là một người đẹp, nhiều người theo đuổi.

Tôi là Kỹ sư mới ra trường. Tốt nghiệp Bách Khoa Phú Thọ, tôi chọn vào Trung Tâm v́ tại đó có học bổng đi học cao học về viễn thông.

Tôi ghét cái kênh kiệu và lạnh lùng của nàng. Nàng th́ ghét cái giọng Huế nặng trịch của tôi. Tôi càng ghét nàng khi bài thi xếp hạng để đi du học của tôi bị cộng sai điểm. Tôi khiếu nại không được. Và v́ vậy tôi bị sắp đi đợt 2 vào tháng 12 thay v́ đợt đầu vào tháng Giêng năm 1975.

Chuyến đi du học tháng 12 bị băi bỏ do biến cố 1975. Tự an ủi xem như chưa có số xuất ngoại dù trong ḷng tôi buồn và tưng tức. Có lẽ, do nợ tôi một món ân t́nh quá lớn nên sau này nàng đă phải trả lại tôi gấp nhiều lần hơn.

Cùng hoàn cảnh, cùng thuộc gia đ́nh “ngụy quân ngụy quyền”, cùng ghét Việt Cộng như nhau, chúng tôi gặp nhau thường xuyên trong những lần đi nghe các buổi nói chuyện về chính trị, về “chủ nghĩa Mac Lenin”… Chúng tôi thường chọn ngồi dưới hàng ghế cuối cùng. Để ngáp, và để ngủ không bị để ư.

Những hàng ghế cuối cùng trở thành nơi chúng tôi chia sẻ những đắng cay, những mất mát và những yêu thương. Cuối cùng chúng tôi quyết định nên vợ nên chồng. Dám yêu đứa con cảnh sát chế độ cũ, tương lai mờ mờ mịt mịt, chắc chắn chỉ có thể nàng đă quá yêu tôi.

Đám cưới được tổ chức đơn giản. Không rễ phụ không dâu phụ, không rước dâu. Lạy cha mẹ, lạy bàn thờ gia tộc hai bên, đơn giản chỉ như vậy. Chỉ một số ít bạn bè thân thiết và bà con gần. Không có ǵ phải phô trương khi ba tôi vẫn mịt mù đâu đó trong “trại cải tạo”, không biết sống chết ra sao. Em yêu tôi và tôi cũng rất yêu em. Thế là đủ.

Một ngày trước đám cưới chúng tôi nhận được giấy báo từ phường, yêu cầu gia đ́nh ra khỏi nhà trong ṿng 48 giờ.

Lư do gia đ́nh thuộc diện 28,
sĩ quan cảnh sát làm việc cho “chế độ Mỹ Ngụy”.

Giấy báo c̣n cho biết phường sẳn sàng “giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để gia đ́nh có thể lập nghiệp trên vùng “kinh tế mới”.






Kết thúc vội vàng buổi tiệc mừng đám cưới, hai vợ chồng đạp xe lên sân bay Tân Sơn Nhất xin chú can thiệp giúp đỡ. Chú nói:

– Theo chú thấy đi kinh tế mới dầu sao cũng tốt cho mẹ và các cháu. Cực khổ lúc ban đầu nhưng sau này sẽ khá hơn. Hồi chú ở ngoài Bắc cực khổ hơn gấp trăm lần, có sao đâu. Sau này ba con về c̣n có chỗ sinh sống.

Trả lời như chú vậy th́ chẳng thà nói với đầu gối sướng hơn. Hai đứa chỉ biết nh́n nhau, thầm nghĩ với t́nh thế này chắc cũng phải lên đường đi lập nghiệp trên vùng đất mới mà thôi.

Trong lúc cùng đường, vợ tôi chợt nhớ đến ông xếp cũ từ thời trước 1975, một kỹ sư tốt nghiệp từ Pháp, cựu giám đốc Bưu Điện nay là cán bộ cao cấp làm việc trong “thành ủy”.

Nghe tŕnh bày hoàn cảnh, nghĩ đến mối giao t́nh thầy tṛ ngày xưa, ông nói để ông xuống phường xem thử. Không hiểu ông can thiệp như thế nào, hai ngày sau phường gửi giấy quyết định cho gia đ́nh tạm thời ở lại cho đến khi chồng đi “cải tạo” trở về. Nói theo ngôn ngữ bóng đá bây giờ, vợ tôi đă cứu gia đ́nh tôi một bàn thua trông thấy vào phút 90.

Từ khi lập gia đ́nh, tuy có thêm đồng lương của vợ tôi, nhưng vẫn không thể nào đủ cho một gia đ́nh 11 miệng ăn. Bán chợ chạy của mẹ th́ vất vả mà thu nhập quá kém cỏi. Hai đứa bắt đầu làm thêm đủ thứ ngành nghề.

Khởi đầu là nuôi heo. Nhờ giấy giới thiệu của cơ quan, mỗi tháng vợ tôi được mua một cặp heo con với giá rẻ. Chiếc cầu tiêu duy nhất tuy nhỏ cũng được ngăn ra dành chỗ để nuôi 2 con heo mọi mới đẻ.

Mỗi ngày đi tiêu đi tiểu trong tiếng kêu ủn ỉn của chúng, mới đầu rất khó chịu, nhưng rồi nghe riết cũng quen, cũng ghiền. Nuôi 1, 2 tháng, đem ra chợ bán. Lại lên trại mua 2 con khác nuôi tiếp.

Chỉ nuôi heo không cũng chưa ăn thua. Bắt đầu nuôi thêm gà công nghiệp. Cũng xin giấy giới thiệu lên trại gà mua vài chục gà con, nuôi vài tháng hơi lớn lớn rồi đem bán. Được vài tháng xuông sẻ, gặp mùa toi dịch, gà heo chết hàng loạt, cụt vốn, hai vợ chồng nhảy qua làm bánh đậu xanh, khô, ướt.

Mẹ ngâm, đăi đậu, tôi cắt giấy, vợ tôi gói. Mỗi chiều đi làm về, hai vợ chồng đèo nhau trên chiếc xe đạp cũ kỷ đi giao bánh cho mấy tiệm ăn quanh xóm. Không phải bán đứt, kư gửi th́ đúng hơn.

Giao bánh, vài ngày sau quay lại. Bán hết th́ lấy tiền, giao bánh mới. Gặp lúc bán không hết, bị mốc, đem về không biết làm ǵ cho hết, trộn vô cám cho heo gà ăn.

Cứ vậy, những tháng ngày tiếp tục trôi. Vợ chồng ốm tong ốm teo như ma đói, nhưng cũng phải ráng chịu cực mong đợi ngày ba về.







Đến một ngày đầu tháng 2 năm 1978,
bỗng nhiên chúng tôi nhận được thư ba, lần đầu tiên. Góc thư tôi c̣n nhớ rơ địa chỉ Trại K2 Tân Lập, Vĩnh Phú. Trong thơ ba hỏi thăm mẹ và các em. Ba kể ba đang học tập cải tạo tốt.

Thư ngắn chưa đầy một trang giấy. Ba nhắc tôi ráng chăm sóc mẹ và các em. Đợi ngày ba về. Miền bắc lúc đó đối với tôi vô cùng xa lạ… Nếu có biết cũng chỉ biết qua sách vở. Vĩnh Phú ở đâu, ra sao, xa xôi như thế nào, không quan trọng, ít nhất là ba vẫn c̣n sống.

Thế là đủ. Quá mừng rỡ mẹ biểu tôi viết thư thăm ba và mỗi đứa em viết một câu cho ba. Mẹ nói tôi kể cho ba về cuộc sống ngoài này. Tôi ầm ừ cho qua chuyện, trong thư chỉ viết là nhớ ba, mong ba học tập tiến bộ để sớm về với gia đ́nh. Tôi không kể về cuộc sống gia đ́nh từ ngày ba đi.

Không lẽ cho ba hay rằng căn nhà đă bị tịch thu, gia đ́nh suưt nữa bị đi “kinh tế mới”, hay lại kể với ba rằng mẹ mỗi ngày đang bán từng chiếc áo cũ của ba ngoài lề đường. Hoặc kể cho ba chuyện 2 cây vàng.

Thôi th́ cứ để ba vui khi nghĩ rằng vợ và các con của ba dù là con của sĩ quan “chế độ Mỹ ngụỵ, vẫn được cách mạng Cộng Sản đùm bọc thương yêu”… ]Thôi th́ cứ như vậy cho ba yên ḷng và ít nhất thư cũng đến được với ba.

Kể từ hôm đó khoảng hơn mỗi tháng một lần gia đ́nh tiếp tục nhận được thư ba. Mỗi lần chỉ hơn một trang giấy, nhưng cũng mang đến cho chúng tôi một niềm vui và hy vọng. Sẽ có ngày ba trở về.






Cho đến một ngày, cũng từ K2 trại cải tạo Tân Lập Vĩnh Phú. Cũng nội dung

“ Ba đang học tập tốt, cán bộ đố xử với ba rất tốt”,
cũng khuyên “các con cố gắng học tập trở thành cháu ngoan của “Bác”, nhưng nét chữ run run, nguệch ngoạc, khó đọc và ngắn hơn rất nhiều so với các thư trước.

Mẹ và các em vẫn mừng rỡ như mọi lần, nhưng riêng tôi linh cảm một điều ǵ đó không hay đang xảy ra. Hai vợ chồng đem thư ba lên pḥng đọc đi đọc lại nhiều lần.

H́nh như chữ “tốt” (học tập tốt, sức khoẻ ba vẫn rất tốt được viết đậm hơn, to hơn các chữ khác). Chữ ba viết quá xấu so với b́nh thường. Rất bất thường. Không tốt nghĩa là xấu. Không khoẻ nghĩa là bịnh.

Quá lo lắng, tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện đi thăm ba. Lên phường xin giấy phép đi ra Bắc, bị từ chối. Phải có giấy phép thăm nuôi từ trại gửi về.

Hồi đó muốn đi Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, người dân b́nh thường như tôi phải làm đơn xin phép, phải có lư do chính đáng và phải có người bảo lănh.

Thời gian được cấp giấy phép thường rất lâu nhất là đối với những gia đ́nh thuộc diện Ngụy quân Ngụy quyền như chúng tôi.

Lên gặp chú nhờ chú can thiệp giúp đỡ, chú nói cũng y hệt như mấy “ông cán bộ” phường:

– Khi nào họ cho phép thăm nuôi th́ ba con sẽ gửi giấy tờ về.

Chú trả lời như vậy th́ kể như không nói. Thật lo lắng cho ba, nhưng không biết làm sao, đêm đêm tôi chỉ biết cầu nguyện cho ba sức khoẻ, và mong chờ một phép lạ. Và phép lạ cuối cùng cũng đă xảy ra…

Ở hiền gặp lành. Tháng 8, hiệu trưởng loan báo có đợt cho :

“ Nhân viên và giáo viên trường Bưu Điện đi thăm miền Bắc xă hội chủ nghĩa và du ngoạn tại băi biển Đồ Sơn 1 tuần”.

Tôi và vợ tôi có tên trong danh sách được đi. Lúc đó vợ tôi đang mang thai đứa con đầu được 5 tháng. Phần làm việc vất vả, phần thể trạng yếu đuối, khộng dám đi xa, vợ tôi đành ở nhà.

Tôi đi ra miền Bắc một ḿnh. Không phải v́ yêu “Hà Nội, xă hội chủ nghĩa” cũng không phải để tắm biển Đồ Sơn, mà trong ḷng tôi đang h́nh thành một kế hoạch đi t́m ba.






Cả đoàn đi ra Hà Nội bằng xe lửa. Chuyến đi gồm hai phần.

Phần đầu là phần nghe giảng về “chính trị, về chủ nghĩa Mac Lenin, về miền Bắc, xă hội chủ nghĩa” 4 ngày tại Hà Nội (phần này bắt buộc không ai được vắng mặt).

Phần sau 3 ngày là về nghỉ ngơi vui chơi tại băi biển Đồ Sơn.

Phần này kỹ luật tương đối lỏng lẻo hơn. Đa số các “cán bộ” quê miền Bắc nhân thời gian này “tranh thủ” về thăm gia đ́nh, chỉ có những người miền Nam lần đầu tiên ra Bắc là theo đoàn về Đồ Sơn.

Tôi th́ đă có kế hoạch từ trước xin trưởng đoàn ở lại Hà Nội với lư do thăm gia đ́nh ông chú ruột là “trung tá chính ủy” đơn vị Pḥng Không Không Quân Cộng sản.

Cũng phải viện một lư do ǵ đó để đơn xin có “trọng lượng”. Cũng phải cho trưởng đoàn biết là :

- “ Con ngụy
nhưng cũng có bà con là cán bộ Cộng Sản” dù trong thâm tâm tôi biết ông chú đi “cách mạng” có cũng như không, khó nhờ vả sơ múi ǵ đuợc. Hồn ai người nấy giữ.


C̣n tiếp ,



hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
cha12 ba (04-05-2021), wonderful (04-23-2021)
 
Page generated in 0.13228 seconds with 10 queries