VietBF - View Single Post - CHUYỆN LINH TINH BUỒN VUI TRONG ĐỜI
View Single Post
Old 09-28-2019   #134
longhue
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,807
Thanks: 6,545
Thanked 3,909 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 23
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
Default

>
> V́ sao gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vào Nam, ra Bắc”?
>
>
> Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi.
>
> 1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn từ danh xưng Đàng Trong/Đàng Ngoài vào thế kỷ 17 & 18.
>
>
> Tiếng Việt chúng ta khi nói “trong” tức là trung tâm so với “ngoài”; bao giờ “trong” cũng có vai vế hơn (về mặt thực tiễn) so với “ngoài”. Ta nói “trong kinh thành, ngoài biên ải”, chớ không ai đi phân định “trong biên ải, ngoài kinh thành” hết.
>
> Trong một số trường hợp, “trong” c̣n mang tính chất mật thiết hơn so với “ngoài”. Ta nói “trong nhà, ngoài lộ”, chớ không ai đi nói “trong lộ, ngoài nhà”.
>
> 2/ Cái thuở nước Việt chưa phân chia hai miền (chúa Nguyễn, chúa Trịnh) mà Thăng Long c̣n làm kinh đô chung, người ở trong kinh kỳ khi ngó ra chốn mù khơi như B́nh Định gọi là ngó ra ngoài biên ải.
>
> Đến thời phân tranh Trịnh – Nguyễn, lấy ranh giới nơi sông Gianh (Quảng B́nh) mà phân chia đất nước. Nói “Nam hà” 南河 để chỉ lănh thổ từ phía Nam sông Gianh trở vô, “Bắc hà” 北河 để chỉ lănh thổ từ phía Bắc sông Gianh trở ra. Nhưng, danh xưng chính thức th́ không gọi Nam hà / Bắc hà, mà gọi là: Đàng Trong / Đàng Ngoài.
>
> Lạ không, lẽ ra phải gọi toàn lănh thổ phía bắc sông Gianh là “Đàng Trong” bởi nó có kinh đô Thăng Long; c̣n toàn lănh thổ phía nam sông Gianh lẽ ra phải gọi là “Đàng Ngoài” (bởi nằm quá xa ngoài biên cương luôn, vượt qua Phú Yên, vượt tới Cà Mau mịt mù) mới phải chớ?
>
> Nhưng, hoàn toàn ngược lại!
>
> Cơi phía nam được gọi là “Đàng trong”, c̣n cơi phía bắc dầu có kinh kỳ Thăng Long đi nữa nhưng lại trở thành “Đàng ngoài”.
>
> 3/ “Đàng” (Đàng Trong, Đàng Ngoài) nghĩa là ǵ? “Đàng” = “đường”, nhưng “đường” ở đây không phải là “con đường” (Nếu tưởng như vậy, không lẽ “Đàng Trong” nghĩa là… trong con đường, “Đàng Ngoài” là… ngoài con đường? Nghe xong, khỏi hiểu luôn)
>
> Trong Hán tự (nên nhớ trước khi có chữ Quốc ngữ, tiền nhân chúng ta xài Hán tự), “đường” có nhiều nghĩa. Ở đây, “đường” được viết 塘 , nghĩa là “con đê” (đê sông 河 塘 ; đê biển 海 塘)! Cách gọi này có liên quan tới Đào Duy Từ (1572- 1634), ông là người nghĩ ra cách xây lũy pḥng thủ cho chúa Nguyễn (“Lũy Trường Dục”, c̣n gọi là “Lũy Thầy”). Hệ thống lũy này nh́n như con đê.
>
> Lực lượng của chúa Nguyễn đóng phía trong con đê, thành thử gọi “Đàng (đường) Trong”, nằm về phía Nam. C̣n lực lượng chúa Trịnh ở phía ngoài con đê, thành thử gọi “Đàng (đường) Ngoài”, nằm về phía Bắc.
>
> 4/ Trong gần hai thế kỷ (thế kỷ 17, 18), cơi phía Nam sông Gianh liên tục được mở rộng và trải dài tới Cà Mau là cơi có kinh tế phồn thịnh hơn, có văn hóa cởi mở hơn so với cơi phía bắc sông Gianh.
>
> Giáo sư Li Tana ở Đại học Quốc gia Úc khi nghiên cứu về Đàng Trong, bà đánh giá công trạng của Chúa Nguyễn Hoàng tương đương với công trạng của Ngô Quyền. Nếu Ngô Quyền, vào thế kỷ 10, đă mở đầu nền tự chủ lâu dài cho một nước Việt với lănh thổ khoanh lại ở miền Bắc & phía bắc miền Trung, th́ Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng), vào thế kỷ 17, đă mở ra một thời kỳ mới cho nước Việt với lănh thổ mở rộng cho tới tận Cà Mau. Nói rơ hơn nữa, Đàng Trong của các Chúa Nguyễn trở thành một trung tâm phát triển mới, một sinh lực mới cho nước Việt.
>
> Tương lai nước Việt được nh́n thấy trên vầng trán của xứ Đàng Trong…
>
> 5/ Cách gọi Đàng Trong / Đàng Ngoài, dễ thấy đây là “hệ qui chiếu” được nh́n từ tọa độ của phía Nam. Và, danh xưng này được ghi chép vào trong sử sách cái rụp – bởi sức ảnh hưởng tự thân của nền kinh tế, xă hội của cơi phía Nam sông Gianh.
>
> Thực tiễn phát triển của mỗi miền (Nam phát triển hơn Bắc) đă ghi dấu ấn rơ rành vào trong ngôn ngữ, thể hiện qua danh xưng: cơi phía Nam mới là “Đàng trong”, cơi phía Bắc chỉ là “Đàng ngoài” thôi.
>
> (Mở ngoặc: người ngoài Bắc hiện nay xin đừng “sân si”, “tự ái” ǵ ráo, bởi đó là thực tiễn lịch sử trong thế kỷ 17, 18; ngay như tôi là… người gốc Bắc, mà tôi cũng ưng tôn trọng cách gọi “Đàng Trong” đầy hănh diện, nói cho cùng, có ích lợi chung cho toàn nước Việt)
>
> Ḍng sử Việt dù đă đi qua thời kỳ định cơi riêng biệt giữa chúa Nguyễn với chúa Trịnh nhưng dấu ấn lịch sử vẫn c̣n lưu lại trong lời ăn tiếng nói của người Việt cho tới hiện nay – gọi “trong Nam, ngoài Bắc” là bởi vậy đó đa!
>
> Và, tới đây chúng ta dễ dàng hiểu v́ sao gọi “vô (vào) Nam”, mà không gọi “ra Nam”. Bởi v́ Nam là “trong” (Đàng Trong), nên người Việt ḿnh khi nói “vô (vào)” tức là vô (vào) bên trong, chớ không ai đi nói “ra bên trong” hết.
>
> Cũng vậy, gọi “ra Bắc”, bởi v́ miền Bắc là “ngoài” (Đàng Ngoài) nên khi ta nói “ra” tức là ra bên ngoài, ra phía ngoài, chớ không ai đi nói “vô (vào) bên ngoài” hết.
>
> Thay lời kết
>
> Từ thuở tự do nơi đất mới
> Càng thương càng quư xứ Đàng Trong…
>
> Ngay cả hiện nay, dù miền Nam không c̣n như trước kia, nhưng luồng di dân từ ngoài Bắc kéo vô Nam để định cư, kiếm sống vẫn tiếp diễn hết năm này qua năm khác (c̣n số người từ trong Nam đi ra Bắc để định cư? ít hơn hẳn, đ́u hiu, không thấm tháp ǵ ráo).
>
> Ta nói, ở miền Nam, “đất lành chim đậu”. C̣n ở những nơi đất không lành th́… đất chọi chết chim.
>
> Nguyễn Chương
>
> Đăng lại từ Nam Kỳ Lục Tỉnh (Namkyluctinh.org)
> Nguồn: www.facebook.com/nguyenchuong158/
>
longhue is_online_now   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to longhue For This Useful Post:
hoanglan22 (09-28-2019), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (10-12-2019), trungthu (08-28-2020)
 
Page generated in 0.06672 seconds with 10 queries