VietBF - View Single Post - USA Nợ như chúa chổm, tổng chủ Phú Trọng lên đường sang Mỹ xin tiền
View Single Post
  #1  
Old  Wink Nợ như chúa chổm, tổng chủ Phú Trọng lên đường sang Mỹ xin tiền
Nợ công Việt Nam đang tăng mạnh, điều này khiến tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải lên đường tới Mỹ vay tiền. Thật vậy, nợ công cao cũng khiến cả ông thủ tướng Phúc yêu cầu tính thu nhập ngầm xã hội đen vào trong GDP.

Khi trần nợ công vẫn giới hạn 65%, điều kiên quyết khiến thủ tướng Phúc muốn vay tiếp là phải tính thêm kinh tế ngầm vào GDP. Không những thế các tập đoàn nhà nước hiện cũng đang nợ nần tới mức không thể kiểm soát. Vinashin thất thoát hơn 5 tỷ USD (100 nghìn tỷ đồng) dù có hàng loạt ưu đãi hay thua lỗ và nợ lớn, tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam nợ 25 tỷ USD (nợ đến 2017 là 487.000 tỷ đồng), Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam nợ 5 tỷ USD (nợ 100.729 tỷ đồng),Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nợ 17 tỷ USD (nợ 338.580 tỷ đồng) ....

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vay vốn ODA cho thấy, năm 2018 nợ công dự kiến lên con số 170 tỷ USD (3,5 triệu tỷ đồng), cao hơn con số 3,1 triệu tỷ đồng của năm 2017. Như vậy, từ chỗ mỗi người dân chỉ "gánh" 31 triệu đồng nợ công vào năm 2017, thì đến 2018 dự kiến con số này sẽ tăng thêm 4 triệu đồng, lên 35 triệu đồng. Nhưng, con số đó có thể chưa dừng lại. Cụ thể, năm 2019 dự kiến tăng lên mức hơn 3,9 triệu tỷ đồng và gần 4,3 triệu tỷ đồng vào năm 2020.

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, nợ công của Việt Nam đã đạt đến mức báo động và có xu hướng tiếp tục tăng. Có thể nói đây là vấn đề được chú ý nhiều nhất trong thời gian gần đây. Vấn đề Chính phủ cũng như giới chuyên môn quan tâm là công nợ của Việt Nam được tái cơ cấu như thế nào để luôn ở ngưỡng an toàn. Cùng với đó là Việt Nam cần làm gì để có khả năng trả nợ trong bối cảnh thiếu nguồn vốn cho phát triển kinh tế giai đoạn này. Theo giới chuyên gia đánh giá, nợ công của Việt Nam đã đạt đỉnh điểm, từ trước đến nay chưa bao giờ rơi vào tình trạng này.

Theo báo cáo của Bộ tài chính, nợ công của Việt Nam đạt 61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại thời điểm tháng 9/2016 và con số này tăng lên xấp xỉ 65% vào thời điểm 2017-2018. Theo các chuyên gia, Chính phủ hàng năm phải chi trả 14% tổng nợ Chinh phủ vay và nợ Chinh phủ bảo lãnh. Việt Nam đang loay hoay trong vay vốn để phát triển và vì sử dụng vốn chưa hiệu quả nên trở thành một trong số các nước có tỷ lê nợ công tăng nhanh nhất. Nhưng nếu không tiếp tục vay thì cũng không có vốn để phục vụ phát triển và để trả nợ. Theo dự đoán trong thời gian tới, Việt Nam cần huy động 39,5 tỷ đô la Mỹ để đầu tư phát triển đến năm 2020.

Tốc độ tăng nợ công tăng của nợ công gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Theo thông tin từ Bộ Tài chính, thu nhập trung bình của người lao động Việt Nam là 2.200 USD/người/năm. Theo quy định, con số trên đã cho thấy Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước nghèo và là nước có thu nhập trung bình. Vì vậy, các khoản vay với ưu đãi về lãi suất và thời hạn sẽ không còn nữa.

Như đã biết về điều khoản vay vốn, “lãi mẹ đẻ lãi con” là chính sách áp dụng tính lãi suất, nên mức độ lãi suất tăng lên nhanh chóng. Trên thực tế, Việt Nam đã phải bán trái phiếu chính phủ trong nước với lãi suất cao, khoảng 8 đến 9%/năm, nhưng chỉ đủ trả lãi của nợ cũ và trả được một phần của vốn vay. Chính vì vậy, nợ mới và nợ cũ tăng nhanh dẫn đến nợ công tăng nhanh.

Khi gặp khó khăn, Nhà nước sẽ in thêm tiền để ổn định một phần chi tiêu. Điều này kéo theo lượng tiền trong lưu thông tăng, đồng tiền mất giá. Tăng thuế là việc sớm muộn do thu nhập của Nhà nước phụ thuộc phần lớn vào các khoản thu từ thuế. Điều này tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân, khi tỷ lệ nợ công tăng, Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu Chính phủ và khoản tiết kiệm trong dân giảm dần. Khi khoản nợ quá lớn, Chính phủ buộc tăng thuế để trả nợ vay làm tổn thất xã hội. Điều này tạo thành 1 vòng luẩn quẩn không thoát được.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nợ công tăng cao: Tham nhũng tràn lan, đầu tư kém hiệu quả, các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, các dự án phát sinh tăng vốn, quản lý hệ thống công cộng hết sức trì trệ, chậm tiến độ, chưa có sự minh bạch trong sử dụng vốn vay. Nợ công ở Việt Nam phụ thuộc hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, chuyên chế và độc tài.

Khó khăn chống chất khiến tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này sang Mỹ, đặc biệt xin Mỹ một khoản vay ưu đãi. Tuy nhiên thông tin cụ thể sẽ cập nhập trong những bài tiếp theo.

Nợ công Mỹ và Việt Nam khác nhau như thế nào?


Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED) là một ngân hàng trung ương, có tổ chức độc lập với chính phủ Mỹ và độc lập với cả cơ quan lập pháp Mỹ. Nó hoạt động dựa trên luật pháp Hoa Kỳ, luật đó gọi là Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang.

Việc phát hành đồng đô la được thực hiện nghiêm ngặt theo luật pháp dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội nơi mà đại diện cho dân thực sự, họ sẽ không vì chính phủ mà phản bội lại nhân dân, họ sẽ giám sát FED vì sự thượng tôn pháp luật và vì quyền lợi nhân dân Mỹ.

Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang như là một đạo luật dành riêng cho cơ quan này. Luật này được viết ra để đảm bảo 3 mục tiêu sau: tạo việc làm tối đa cho dân Mỹ, giữ giá cả ổn định cho dân Mỹ, và giữ lãi suất dài hạn vừa phải cho dân Mỹ. Như vậy, nạn bơm tiền gây lạm phát và làm rối loạn thị trường đều phạm vào 3 mục tiêu của đạo luật này. Cho nên nạn bơm tiền vô tội vạ vào thị trường như Việt Nam làm sẽ không thể xảy ra với nước Mỹ. Đó là vì sao đồng tiền này cực kỳ ổn định.

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam là một tổ chức thuộc chính phủ Việt Nam, nó là một cơ quan ngang bộ, chức thống đốc ngang hàng với cấp bộ trưởng. Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò phát hành tiền tệ dưới sự chỉ đạo của thủ tướng. Vậy là việc bơm tiền gây rối loạn thị trường móc túi nhân dân xảy ra dễ dàng ở đây. Đến đây ta thấy sự khác nhau giữa Ngân hàng Trung ương của tư bản và Ngân hàng Trung ương của Việt Nam rất rõ ràng. Một độc lập với chính phủ, một thuộc quản lý chính phủ. Và sau đây là một sự khác biệt trong hoạt động.

Nợ công là loại nợ của chính phủ. Có 2 loại, chính phủ nợ dân bằng nội tệ và chính phủ nợ nước ngoài bằng đô la. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam không bao giờ nợ dân. Vì sao? Vì nếu nợ dân thì họ có thể in tiền bơm vào thị trường nội địa để trả cho dân xem như hết nợ. Tiền tung ra nhiều, giá cả leo thang, xã hội nghèo đi. Như vậy việc làm này cũng có nghĩa là chính phủ móc túi toàn xã hội trả nợ cho mình.

Còn phần nợ công của chính phủ Việt Nam với nước ngoài thì không thể in tiền trả được, mà phải trả bằng đô la hoặc bằng vàng. Thế là chính phủ phải lấy dự trữ ngoại tệ trả, hoặc họ tăng thuế để xén thật nhiều tài sản dân, lấy tiền thuế đó vét sạch vàng và đô la trong dân để trả nợ nước ngoài. Cuối cùng dân cũng gánh toàn bộ nợ công do chính phủ gây ra.

Còn nợ công của Mỹ cũng vậy, cũng nợ của chính phủ với dân Mỹ và khoản nợ của chính phủ Mỹ với nước ngoài. Trong đó chủ yếu chính phủ Mỹ nợ dân Mỹ, còn nợ nước ngoài ít hơn. Tổng nợ công của nước Mỹ 2016 là 19.800 tỷ đô, trong đó nợ nước ngoài là 6.200 tỷ, chủ nợ lớn nhất là Nhật 1.090 tỷ, tiếp theo là Trung Quốc 1.060 tỷ.

Tiền chính phủ Mỹ nợ dân phải thanh toán bằng nguồn thu chính phủ, tức là lấy tiền thu thuế thanh toán. Nếu chính phủ thiếu tiền phải đi vay của FED để thanh toán, hình thức vay là phát hành trái phiếu chính phủ. Như vậy chính phủ Mỹ điều hành đất nước phải vay đầu này đắp đầu kia, tính toán sao cho vẹn toàn chứ tuyệt nhiên không có chuyện bơm tiền gây lạm phát làm rối loạn thị trường để xoá mất khoản nợ của chính phủ với nhân dân như Việt Nam làm.

Còn chủ nợ nước ngoài của chính phủ Mỹ thì như thế nào? Lấy ví dụ Trung Quốc. Trung Quốc vắt kiệt sức dân với giá rẻ mạt để làm ra hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ kiếm đô la. Khi có đô la thì chính quyền Trung Quốc lại đem cho chính phủ Mỹ vay bằng cách mua trái phiếu. Mà trái phiếu chính phủ Mỹ có tỷ lệ lãi suất rất thấp, gần như bằng không. Như vậy Trung Quốc vắt kiệt sức dân mình kiếm đô la, sau đó đem đô la kiếm được cho chính phủ Mỹ mượn xài. Đúng rõ ràng Trung Quốc so với Mỹ chỉ là kẻ khôn nhà dại chợ. Bắt dân mình làm để cho Mỹ hưởng. Vậy những sự tung hô một số báo chí rằng Trung Quốc với vị thế chủ nợ lớn nhất của Mỹ, sẽ gây khó khăn cho kinh tế Mỹ là không đúng sự thật. 1.060 tỷ so với GDP 18.000 tỷ thì chưa tới 6% GDP chẳng tác động gì được tới nền kinh tế Mỹ. Vậy rõ ràng là các nước cho Mỹ vay bằng cách mua trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành nên lãi suất cũng do Mỹ ấn định nên rất thấp, gần như bằng không. Điều này ngược với việc vay nợ của Việt Nam, lãi suất do kẻ cho vay quyết định nên lãi suất cao hơn nhiều.

Như vậy, nợ công chính phủ Việt Nam đổ toàn bộ lên đầu dân, cho nên nói mỗi người dân Việt Nam gánh bao nhiêu tiền nợ công là hoàn toàn đúng. Còn nợ công của chính phủ Mỹ thì chính phủ gánh không liên quan gì đến dân, nên nói mỗi người dân Mỹ gánh bao nhiêu tiền nợ công theo kiểu chia đều đó là cách nói sai lầm.

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 03-19-2019
Reputation: 74818


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,805
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	nonhuchuachom.jpg
Views:	0
Size:	86.7 KB
ID:	1352318  
Gibbs_is_offline
Thanks: 24,935
Thanked 15,537 Times in 6,651 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 663 Post(s)
Rep Power: 42 Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
RealMadrid (03-19-2019), thangtram (03-19-2019)
 
Page generated in 0.08605 seconds with 11 queries