VietBF - View Single Post - Trang của lính
View Single Post
Old 08-23-2019   #481
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default CON GÀ MÁI .



Tôi nhón chân lên cho cao , cố nhìn xuyên qua vai các bạn tù đứng trước mặt , liếc xem tấm bảng ghi tên thân nhân lên thăm . Tôi lẩm bẩm trong miệng :" Hôm nay là 23 Tết rồi , thế nào Má và Hạnh cũng lên ". Các bạn kế bên lao xao bàn tán , người tươi rói ra mặt , kẻ mặt mày ủ dột . Tôi đưa mắt lướt trên tấm bảng , từ trên xuống dưới . À , tên mình đây rồi , kế bên có chua thêm : người thăm , Mẹ và em gái .

Nhà thăm nuôi hôm nay thật đông vì là ngày 23 tết , ngày đưa ông Táo về trời . Các bà , các cô cố gắng đi thăm chồng con rồi còn phải về nhà đưa ông Táo chứ . Chúng tôi, khoảng 10 người được đưa đến một cái bàn dài có thân nhân ngồi sẳn một bên . Một tên " chèo " ngồi ở bàn giấy nhỏ ở cuối phòng để quan sát chúng tôi . Chúng tôi được liệt vào hạng "học tập" kém nên phải có người " chăm sóc " . Xung quanh nhà , la liệt những người " học tập tốt " được ra nhà thăm nuôi trước . Họ trải ny lông xuống đất , ngồi nói chuyện , ăn uống với vợ con trông rất hạnh phúc . Những người nầy được hưởng "chế độ" thăm nuôi một ngày , từ sáng đến chiều , được tự do đi lại . Còn những người ngồi ở bàn như chúng tôi , chỉ được ngồi một chổ và chỉ được gặp người nhà 2 tiếng . Bọn Việt Cộng thâm lắm , dùng chế độ phân biệt để làm đòn bẩy cho việc gọi là "cải tạo" cuả bọn chúng .

Tôi bước vào bàn , ngồi trước mặt mẹ và em tôi . Cảm thấy có một gương mặt quen thuộc . Tôi quay lại , à NCP , một sĩ quan trẻ thuộc một binh chủng nổi tiếng . Anh nhìn thấy tôi nhưng bẻn lẻn tránh ánh mắt của tôi . Gương mặt anh , tổng hợp một tình cảm pha trộn giữa nổi vui sướng và sự thẹn thùng . Tôi tế nhị làm như không thấy anh . Anh đang tiến vào phòng " hạnh phúc " . Ở trong tù , chúng tôi kháo với nhau như vậy . Đó là nơi xum họp với vợ của những người được chấm là cải tạo tốt , cải tạo tiến bộ . Thời gian được tưởng thưởng là 24 giờ , có thể là 48 hay 72 giờ tùy theo mức độ cải tạo. Nhiều người không giữ được tiết tháo , sống theo bản năng trong đó có một viên chức cao cấp từng là Tổng Trưởng , đã thụ hưởng những ân sủng nầy . Anh NCP là một sĩ quan trẻ , rất trẻ mà đã mang cấp bậc thiếu tá . Sau khi bị cùm một tháng , tôi bị chuyển vào chung đội với anh . Anh là người đầu tiên chào đón và giúp tôi mang hành lý vào . Anh sởi lởi nói chuyện vui vẽ . Tôi mến anh vì thấy anh còn trẻ mà cứng đầu và ... nghèo , không ai thăm nuôi , nghe nói vợ bỏ . Anh thường tâm sự với tôi , bọn VC dùng bẩy đàn bà ( ý anh nói vợ con ) để đánh sụp tinh thần sĩ quan QLVNCH và để mua chuộc một vài người làm ăng-ten . Anh nhấn mạnh với tôi : đi tù là mất tất cả chỉ còn lại danh dự . Tôi liếc về hướng anh , chỉ thấy tấm lưng anh đang khuất sau cánh cửa . Không biết tại sao vợ anh đổi bến , đổi lòng lên thăm anh . Tôi lắc đầu , chỉ biết thương cảm anh hơn là chê trách .

Tiếng mẹ tôi đều đều , ngắt quảng , có vẻ tức tưởi . Bà nói :" Người ta đi cải tạo 3 năm rồi về , rồi vượt biên rồi gởi quà về nuôi gia đình . Còn con , 5 năm, rồi 7 năm ,bây giờ 10 năm vẫn không thấy gì hết . Thằng công an khu vực đến nhà thăm hỏi , nói con " học tập " không tốt . Bộ con muốn ở luôn trong nầy sao ? Phải về lập gia đình , có vợ có con như người ta chớ ". Rồi bà sẳng giọng :" Tao biết mầy cứng đầu lắm . Tao nuôi mầy từ nhỏ tới lớn , tao biết mầy to gan . Đầu có 2 xoáy mà ". Tôi ngồi im thin thít , không dám hó hé . Tôi không dám tiết lộ là tôi đã trốn tù hai lần , còn sống là may lắm .

Mắt mẹ tôi hơi đỏ , giọng nói bà nhẹ như cơn gió thoảng : " Má già yếu rồi , mỗi lần đi thăm con , ngồi cả ngày , Má mệt lắm . Thức dậy từ 4 giờ sáng đến 10 giờ tối mới về tới nhà . Lần sau Hạnh sẽ đi thăm con , có thể 3 tháng , có thể 4 tháng , có thể lâu hơn nữa . Con rán dành dụm thức ăn Má cho . Anh mầy mất rồi , Má làm gì có tiền . Má già rồi ...." Tiếng già của bà nhẹ nhàng , kéo dài như tiếng chuông chùa ngân mãi bên tai tôi . Tâm tư tôi chùng xuống . Tình non , tình nước xa lơ , xa lắc đâu không thấy . Tình cảm mẹ già , sờ sờ trước mặt vẫn không nắm bắt được .

Hạnh thấy không khí có vẽ buồn , cô ấy xen vào :" Em có đem cho anh mấy quyển sách ". Hạnh biết tôi mê đọc sách nên nhập đề nói trước , rồi cô tiếp :"Chị Chi định lên thăm anh lần nầy nhưng Má không cho . Lần sau chỉ sẽ đi với em ". Thế là tôi bắt qua hỏi thăm người quen , người nầy , người nọ . Mười năm rồi , vật đổi sao dời . Một xã hội bình thường còn biến đổi , huống chi đây là xã hội bị bọn VC càn qua , quét lại . Bạn bè , người vượt biên , kẻ bỏ xác ngoài khơi , kẻ lên rừng vùng kinh tế mới . Bạn gái , người thì mất tăm hơi , kẻ ở lại tay bồng tay mang . Biết bao nhiêu chuyện mà thăm hỏi . Lật bật gần tới giờ , tên công an ra dấu còn 15 phút . Mẹ tôi nói :" Kỳ nầy , ngoài đồ ăn thường lệ , Má cho thêm một con gà giò để con ăn Tết . Thôi Má về , con rán giữ gìn sức khỏe ". Tôi theo tên công an về lại trại giam . Tôi không dám ngoáy cổ nhìn lại vì tôi biết Mẹ và em tôi đang nhìn theo tôi . Bước chân tôi bỗng nhẹ tênh . Hình như có tiếng nhạc đâu đây :
"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình , rạt rào .
Tình mẹ như dòng suối hiền , ngạt ngào ....."

Vào trại giam , tôi nằm vật ra sàn nằm , bỏ mặc đống quà một bên . Tôi nằm bất động , cảm thấy bềnh bồng , chơi vơi ở một thế giới khác . Bỗng nhiên đôi mắt tôi đập vào túi cót nhỏ . Nó động đậy và nhúc nhích . Tôi sực nhớ con gà Mẹ cho , kẻo nó chết ngộp . Tôi choàng dậy , mở túi cót ra , ôm con gà nhỏ . Nó vùng vẩy yếu ớt , miệng thè luởi ra , chứng tỏ là khát nước và mệt lắm . Tôi kiếm sợi dây nhỏ , cột vào chân nó rồi đem ra sân cột vào hàng rào dây kẻm gai. Tôi đem cho nó một chén nước . Con gà đứng dậy không được vì bị cột hai chân cả ngày . Hai cánh chưa mọc lông đầy đủ , quạt quạt xuống đất , nó cố truờn tới , chúc mỏ xuống chén nước rồi ngước lên , làm vài lần , gương mặt tái xanh bắt đầu hồng trở lại . Tôi đem ra một ít gạo rải trước mặt nó. Con gà mái tơ ngơ ngác nhìn tôi không buồn ăn . Tôi nói :" Thôi nằm đó nghĩ mệt nha ".

Trại tù VC cấm nuôi thú vật , kỷ luật rất là nghiêm ngặt nhưng mấy ngày Tết , được nới lỏng . Buổi chiều , tôi bỏ con gà vào túi cót lại , đem vào kho . Đề phòng chuột tấn công , tôi treo túi cót lên cao . Buổi sáng trước khi đi lao động , tôi đem con gà buộc vào hàng rào dây kẻm gai . Con gà yếu sức , đứng chưa vửng . Tôi để cho nó một chén nước và ít gạo . Buổi chiều về thăm , con gà xơ xác , ủ rủ đứng im , nhắm mắt hình như ngủ . Một vài bạn tù đi qua nói :" Con gà bị bịnh , sắp chết rồi làm thịt đi ".
Thật là nan giải . làm sao đây ? Tôi nhớ lại lúc còn nhỏ , khoảng mười lăm , mười sáu tuổi , nhà có giỗ , mẹ và bà chị tất bật nấu ăn . Bà già sai tôi cắt cổ gà . Tôi lỉnh kỉnh rồi trốn mất . Đến khi đi tù , tôi vẫn không biết làm gà như thế nào . Vả lại con gà là quà mẹ cho , tôi muốn giữ lấy . Thôi kệ ,tới đâu hay tới đó . Tôi lấy viên thuốc trụ sinh để dành , tetracycline , bẻ làm tư , bóp nhuyển rồi hòa một tí nước . Tôi bóp mỏ gà cho hả ra , lấy muổng cho nó uống từng hớp một . Sau đó , lấy cơm vo từng viên rồi bỏ vào miệng nó . Tôi làm y tá thú y bất đắc dĩ . Xong rồi , tôi bỏ con gà vào túi cót , treo lên ở nhà kho . Tôi lẩm bẩm :" Rán mà sống nghe ".

Sáng hôm sau , việc đầu tiên là tôi mở túi cót xem con gà như thế nào , may mắn là nó vẫn còn cử động . Tôi lại trổ tài trị bịnh gà , cho uống thuốc và ăn cơm . Tôi lại buộc vào hàng rào kẻm gai rồi đi lao động . Buổi chiều đi làm về , vội vàng chạy tất bật đến xem con gà . Tôi vui mừng khi thấy nó vửng vàng đứng trên hai chân . Tôi thưởng cho nó vài con cào cào , châu chấu bắt được . Con gà nuốt ngon lành . Tôi nghĩ đến một cái chuồng xứng đáng cho nó . . Tôi thấy một anh bạn có một cái thùng ghép bằng các thanh gỗ , đóng xen kẻ có chừa các khe hở . Tôi mặc cả với anh bằng hai gói mì . Con gà bây giờ có một cái chuồng khang trang , sạch sẽ .
Mỗi ngày, sáng sớm tôi đem cột nó ở hàng rào, chiều tối bỏ vào chuồng đem vào kho . Trong lúc đi lao động , tôi cố bắt cào cào , châu chấu đem về cho nó ăn . Con gà bắt đầu quen tôi , thấy tôi về , nó mừng , tôi rờ nó , nó không sợ hãi . Con gà mái bắt đầu mọc lông ra đầy đủ , mập mạp , hồng hào, giống như cô gái đến tuổi trăng tròn. Nhiều anh bạn mặc cả để mua , tôi chỉ cười cười . Độ nửa tháng , tôi thả con gà đi ăn tự do . Buổi chiều tôi về , nó chạy đến mừng để được tưởng thưởng cào cào , châu chấu . Chiều tối , tôi đặt cái chuồng ở gần, nó tự động vào , tôi đem cất vào kho .

Một tháng sau , con gà lớn lên to đẹp , mặt hồng hào , đỏ ửng như một thiếu nữ xuân thì , tôi vẫn nuôi bình thường , xem như con thú cưng ở nhà . Không ai bắt được con gà , chỉ trừ tôi , gọi túc , túc là nó chạy đến . Một buổi sáng , đem chuồng ra ngoài , tôi thấy một trứng gà ở bên trong , tôi biết là con gà mái đẻ . Tôi để ý chu kỳ , con gà mái đẻ liên tục 15 ngày rổi nghĩ 20 ngày sau đó lại tiếp tục chu kỳ kế tiếp . Nhờ vậy mà tôi có thực phẩm bồi dưởng .

Anh Nguyễn bá Quát , dân biểu Tuy Hòa , làm trực sinh , danh từ VC đặt cho những người không đi lao động mà ở nhà lo quét dọn phòng ốc . Anh Quát nói với tôi :" Phước, cho con gà ấp đi . Tôi thấy có trống đó ". Tôi thấy cũng vui vui , để dành 5 trứng bỏ vào ổ , lót bằng quần áo cũ rồi đem gà mái đến ấp . Tạo hóa thật diệu kỳ . Bản năng làm mẹ của con gà mái bật dậy , nó say sưa nằm ấp cả ngày , quên ăn , quên uống . Tôi phải đem nó ra ngoài cho ăn uống rồi nó cũng chạy vào nằm ấp tiếp . Vài ngày sau , nở được hai con gà con .

Ngắm gà mẹ dẩn con đi ăn cũng là thú vui của tôi lúc đó . Gà mẹ nuôi con rất kỷ , kiếm được thức ăn gì cũng gọi con đến. Trới mưa xòe cánh che chở cho con , hai gà con ấm áp, ríu rít dưới cánh mẹ thấy mà thương . Mèo đến gần nó trở nên hung dử như muốn tấn công . Riêng tôi , bắt gà rất dể dàng , tôi kêu " túc túc " là gà mẹ chạy tới , tôi đưa tay nâng bầu diều của nó lên rồi bỏ vào chuồng , các gà con chạy theo . Hai gà con lớn dần , nhưng bộ lông đen tuyền , khác hẳn với lông màu vàng của mẹ .
Ba con gà càng lớn , càng đòi hỏi thực phẩm nhiều hơn . Làm sao tôi có lúa gạo mà nuôi bọn chúng ? Ban ngày , tôi thả gà đi rong . buổi chiều đi làm về , tôi bồi dưởng chúng bằng vài con cào cào , châu chấu . Mùa hè đến , cỏ cây ngoài đồng xơ xác , sâu bọ cạn kiệt , tôi đâm lo . Tình cờ thấy một anh bạn bắt được cắc kè , rắn mối , tôi bắt chước thử . Chúng tôi mỗi lần đi lao động ra đồng , di chuyển vài cây số . Tiếng chân xào xạc trên đường làm mấy con cắc kè , rắn mối sợ hãi bò lên cây lớn mọc ở dọc đường . Đặc biệt là bọn chúng chỉ bò lưng chừng thân cây rồi ngừng lại nhìn chúng tôi . Một anh bạn lí lắc , đi vòng qua thân cây phía bên kia để con vật không thấy, rồi lấy tay choàng qua, chụp đúng ngay chổ con vật đang bám vào thân cây . Cái hay là chụp đúng vị trí con vật . Anh bạn hí hửng bỏ vào hộp , không biết để làm gì . Tôi bắt chước thử , lần đầu tiên ra tay , hơi lo , nhưng cũng trúng đích . Mấy lần sau , quen tay nghề , không trật lần nào . Chỉ cần một con rắn mối thôi là đủ bồi dưởng cho ba con gà .

Đầu tháng năm , trận mưa đầu mùa tới , trong lúc làm cỏ, tình cờ lật mấy tảng đá , vô số ếch con nhảy ra . Thế là tôi có thực phẩm cung cấp cho ba con gà . Rồi chúng tôi được phân công trồng cây mè ( vừng) . Ếch nhái cũng cạn kiệt vì lớn lên chúng nhảy đi mất tiêu . Tôi xoay sang bắt sâu mè . Đặc biệt sâu mè lớn bằng ngón tay , thân hình màu xanh giống như cây mè . Mấy ngày đầu , gà ăn sâu mè , nhưng sau đó thì... chê , tôi không biết tại sao . Cỏ bắt đầu mọc , tôi quay qua bắt cào cào , châu chấu .

Một hôm , đi lao động về, thấy trại giam có vẻ khác lạ . Mấy tên " trật tự , văn hóa " ( các chức tước mà bọn VC phong cho những người phe ta , cam tâm làm tay sai cho bọn chúng) , đang hầm hầm lục soát các dãy phòng để bắt các thú vật mà người tù nuôi . Đúng là :
Người nách thước , kẻ tay đao ,
Đầu trâu , mặt ngựa ào ào như sôi.
Tôi vội vàng cḥạy về buồng giam . Anh Quát đứng trước cửa buồng , cười cười :" Phước đừng lo , con gà mẹ khôn lắm , dẫn con chạy vào rừng rồi , tụi nó không bắt được ". Tôi chạy đến hàng rào , kêu túc túc . Độ 15 phút sau , gà mẹ dẫn con chạy về , mặt đỏ ké , ríu ra , ríu rít , hình như muốn mét với tôi là vừa bị rượt bắt . Tôi thưởng cho chúng vài con cào cào , châu chấu . Gà mẹ lại bình tâm dẫn con đi kiếm ăn .

Tôi bắt đầu lo vì bọn " trật tự , văn hóa " sẽ bố ráp liên tục, rồi có ngày nào đó , bọn chúng cũng sẽ chộp được ba con gà . Tôi phải tìm giải pháp. Nhận thấy anh Thi , trung úy Cảnh sát , trưởng Cuộc bót Lê văn Ken, được ở một căn nhà nhỏ ở bên ngoài trại giam . Anh có tay nghề thợ may rất giỏi , bọn VC ưu ái cho anh ở riêng để phục vụ việc may quần áo cho bọn chúng . Anh Thi chơi thân với anh Chung , Thiếu tá khóa 20 VBĐL . Anh Chung và tôi thường hay đến chơi với anh Hồng , Thiếu tá Hải quân khóa 14 . Do đó tôi quen với anh Chung , tôi nhờ anh Chung giới thiệu anh Thi . Tôi trình bày khó khăn về 3 con gà , anh Thi xởi lởi , vui vẽ :" Tôi có chuồng nuôi gà , cứ đem ba con gà cho ở chung".

Sáng hôm sau , trong khi các đội tập họp trước cổng trại điểm số đi lao động , tôi vội chạy đến căn nhà may giao túi cót có đựng ba con gà cho anh Thi . Buổi chiều , đi làm về , tạt qua ghé thăm . Con gà mái dẩn hai con lủi thủi đi ăn riêng, cách xa đám gà của anh Thi . Thấy tôi , con gà mái dẩn hai con chạy tới có vẽ mừng . Tôi thưởng cho mấy con cào cào , châu chấu rồi vội vàng chạy về đội để nhập trại . Con gà mái chạy theo , tôi đứng lại khoát tay thậm chí dậm chân , làm dử, biểu nó quay trở lại . Tôi bỏ chạy đi , con gà mái đứng ngơ ngác nhìn theo .

Mấy ngày sau , anh Thi gặp tôi cho biết , ngày đầu tiên đám gà của anh Thi ăn hiếp ba con gà của tôi . Anh nói :" Con gà mẹ dử lắm , để bảo vệ con , nó dám đánh lại mấy con gà khác , rồi sau đó cũng huề nhưng mấy con gà của anh dẩn đi ăn riêng ". Tình hình êm ả được mấy tháng , chiều nào đi làm về tôi cũng ghé thăm . Con gà mẹ và hai gà con cũng quen đi với đời sống mới .

Lật bật vậy mà cũng giáp năm , chỉ còn một tháng nữa là Tết . Không khí trại giam có vẽ cởi mở vì chuẩn bị ăn Tết . Tôi đem ba con gà về chổ tôi ở , bọn chúng cũng thích ứng với đời sống gọi là mới mà là cũ nầy . Rảnh rang , tôi hay quan sát đời sống của ba con gà . Tôi thích thú so sánh đời sống tình cảm của bọn chúng với con người . Một hôm , ba mẹ con dẩn nhau đi kiếm ăn , ríu ra , ríu rít , thật là hạnh phúc . Bỗng từ đàng xa , một con gà trống , loại đẹp trai , lực lưỡng sáu múi , vỗ cánh hùng dũng cất tiếng gáy :" Ò Ó O Ò O ....". Con gà mái ngẫng đầu lên nghe rồi quyết định bước về phía con gà trống . Hai gà con lẻo đẻo theo sau . Tôi nhìn thấy rõ ràng và bật cười . Con gà mẹ quay lại mổ vào đầu hai gà con , mỗi đứa một cái , hình như nó muốn nói :" Tụi bây đừng theo tao để tao đi chơi ". Hai gà con ngơ ngác nhìn mẹ , rồi không biết hiểu ý hay không tôi thấy bọn chúng lủi thủi dẩn nhau đi riêng. Tôi liếc về cặp trống mái . Con gà mái e ấp đi kế bên anh gà trống hùng dũng giống như một thiếu nữ , bẻn lẻn , âu yếm đi kế bên người tình . Con gà trống với hai chân khỏe mạnh và móng sắc vừa cào đất kiếm thức ăn vừa kêu túc túc hình như nói lời âu yếm . Con gà mái kế bên , uống tràn hạnh phúc với các con trùng mà gà trống kiếm được. Tôi bật cười , ngẫm nghĩ : Tạo hóa thật diệu kỳ , ban cho loài người và sinh vật một quà tặng vô giá là tình yêu để lưu truyền sự sống và nòi giống . Tôi tiếp tục theo dõi ba con gà . Buổi chiều , sắp sửa vào chuồng, con gà mẹ rời người tình để trở về với hai con. Bọn chúng lại ríu rít thương yêu nhau . Tôi thấy con gà mẹ hơn hẳn nàng Trác văn Quân , bỏ cha , bỏ mẹ để đi theo chàng Tư Mã Tương Như khi nghe khúc nhạc Phượng Cầu Hoàng.

Một tuần lễ sau , một trong hai gà con bị bịnh chết , chỉ còn lại gà mẹ và một gà con . Đến ngày đưa ông Táo , Mẹ tôi và Hạnh lên thăm . Tôi bỏ hai con gà vào túi cót , đem ra nhà thăm nuôi và giao cho Hạnh :" Anh nuôi mấy con gà mến tay , mến chân không nở làm thịt . Hạnh đem về nuôi tiếp dùm anh". Cuối năm đó (1987) , tôi về , chuyến tàu vét của những người mà bọn VC gọi là " có nợ máu với nhân dân".

Một buổi lể " hoành tráng " tổ chức ở hội trường có phóng viên nhà báo và nhiếp ảnh quay phim . Đức Dù và tôi ngồi phía sau , giấu mặt đi để cho các vị tổng , bộ trưởng và đại tá ngất ngưởng , hân hoan ngồi phía trước . Một chiếc xe chở chúng tôi về Sài Gòn . Mười hai năm sau , Sài Gòn không thay đổi , đường phố vắng tanh ,im lìm, chỉ thấy các lá cờ đỏ phất phới đúng như nhà thơ Trần Dần đã viết :
Không thấy phố ,
Không thấy nhà ,
Chỉ thấy mưa sa ,
Trên màu cờ đỏ .

Tôi bước chân vào nhà đúng ngày 11/11/1987, mẹ tôi đang nằm trên ghế xích đu . Trong ánh sáng mờ mờ , mẹ tôi giở kiếng ra hỏi :" Con về đó hả ?". Tôi dạ . Tôi ngồi kế bên bà , nắm bàn tay gầy rạc , nổi đầy gân . Mẹ tôi và tôi im lặng, để hạnh phúc tràn đầy ngấm vào từng sớ thịt, vào tận mỗi tế bào . Lúc đó tôi muốn la lên :" Tôi không cần lý tưởng cao xa gì hết , tôi chỉ muốn hạnh phúc tầm thường vậy thôi ". Hạnh đi làm về , mừng rỡ . Câu đầu tiên , tôi hỏi Hạnh là hai con gà của anh như thế nào . Cô em gái lúng túng , mặt đỏ bừng , ấp a , ấp úng :" Nhà chật quá , em....em.....". Tôi hiểu và không nói gì . Tôi đã trải qua những tình cảm khắc nghiệt , đây chỉ là chuyện buồn nho nhỏ trong dòng đời . Nhưng tôi cũng cảm thấy buâng khuâng , man mác và hình như trong tâm hồn , tôi cảm thấy mất đi một cái gì đó mà không bao giờ lấy lại được .

Phước cafe
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	68730173_387158365280442_2100482961886412800_n.jpg
Views:	0
Size:	56.2 KB
ID:	1440539  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
luyenchuong3000 (08-16-2020), trungthu (08-21-2020)
 
Page generated in 0.13121 seconds with 11 queries